Người học trò nghèo góp cho Đất nước mình núi Bút, non Nghiên

Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.

dưới đây là bài làm phân tích những người vợ nhớ chồng còn góp cho đất nước những núi vọng phu hãy tham khảo ngay với wikisecret nhé.

==>> Phân tích đất nước những người vợ nhớ chồng bài làm của học sinh chuyên văn.

Gợi ý

Đề bài:

Bình giảng đoạn thơ sau:

“Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu

Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái

Gót ngựa Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại

Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương

Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm

Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút non Nghiên

Con cóc, con gà quê hương cũng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh

Những người dân nào đã góp tên ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm

Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi

Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha

Ôi đất nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy

Những cuộc đời đã hoá núi sông ta.

1. Mở bài

Giới thiệu nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm và Đất nước.

2. Thân bài

“Núi Vọng Phu”: địa danh nổi tiếng gắn với sự tích người vợ hóa đá chờ chồng → khẳng định tình cảm thủy chung, son sắt của người phụ nữ Việt Nam.

Hòn Trống Mái: hai tảng đá xếp chồng lên nhau nằm trên một ngọn núi ở Sầm Sơn, Thanh Hóa → khẳng định tình cảm, sự gắn bó trong tình cảm gia đình, tình cảm vợ chồng.

Tổ Hùng Vương: gắn với truyền thuyết 99 con voi quây bên đền thờ các vua Hùng để phục Tổ → khẳng định niềm tự hào lịch sử vua Hùng.

Núi Bút, Non Nghiên: có hình cây bút và nghiên mực ở Quảng Ngãi, nói lên truyền thống hiếu học của người Việt Nam.

Hạ Long thành: thắng cảnh Hạ Long, một di sản thiên nhiên thế giới.

Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm: sơn danh của những người có công với nước ở Nam Bộ, tự hào về truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc.

Những ao đầm, gò bãi là sự hóa thân của những con người làm nên Đất Nước.

→ Những địa danh được cảm nhận qua những số phận, những cảnh ngộ của con người, sự hóa thân của những con người không tên tuổi như một phần máu thịt của nhân dân. Chính nhân dân bao đời đã tạo nên Đất Nước này, đã ghi dấu ấn cuộc đời mình lên mỗi ngọn núi, dòng sông.

3. Kết bài

Khái quát lại nội dung và giá trị của đoạn trích: Đoạn trích nói riêng và tác phẩm nói chung đã góp phần không nhỏ làm nên sự đa dạng, phong phú cho nền văn học Việt Nam.

Hình ảnh đất nước đã khơi nguồn cảm hứng vô tận cho biết bao thi sĩ cách mạng để sáng tạo nên những vần thơ đẹp tuyệt vời. Chế Lan Viên nhìn suốt chiều dài lịch sử oanh liệt để khẳng định “Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?”. Lê Anh Xuân đã tạc vào thơ một dáng đứng Việt Nam với hình ảnh “Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân”. Tố Hữu với hình ảnh đất nước sáng ngời “Ôi! Việt Nam từ trong biển máu. Người vươn lên như một thiên thần”. Với chương Đất Nước trong Mặt đường khát vọng [1974], Nguyễn Khoa Điềm đã nói lên những cảm nhận sâu sắc về đất nước, về nhân dân, về dân tộc và trách nhiệm lớn lao của tuổi trẻ Việt Nam trước non sông đất nước qua những vần thơ:

Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu

Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái

Gót ngựa Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại

Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương

Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm

Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút non Nghiên

Con cóc, con gà quê hương cũng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh

Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm

Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi

Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha

Ôi đất nước sau 4000 năm đi đâu ta cũng thấy

Những cuộc đời đã hoá núi sông ta

Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943 ở Thừa Thiên Huế là con nhà phê bình văn học Hải Triều, một nhà phê bình xuất sắc đã từng chủ trì lý thuyết “nghệ thuật vị nhân sinh” trong cuộc tranh luận với Hoài Thanh 1936-1939. Đất Nước được trích trong trường ca Mặt đường khát vọng [1974]. Bản trường ca viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ sinh viên các đô thị tạm chiếm ở miền Nam trước 1975 trước vận mệnh hiểm nghèo của đất nước; kêu gọi họ hướng về nhân dân mà xuống đường đấu tranh hoà nhập với cuộc kháng chiến của toàn dân tộc. Trong các nhà thơ trẻ thời chống Mỹ, Nguyễn Khoa Điềm giầu chất suy tưởng, xúc cảm dồn nén, thể hiện một chiều sâu văn hoá, đặc trưng của thế hệ các nhà thơ thời kỳ chống Mỹ cứu nước đã có một hành trang văn hoá chuẩn bị khá chu đáo trước khi bước vào chiến trường.

Chương Đất Nước khai triển có vẻ phóng túng tự do như một thứ tuỳ bút thơ, nhưng thực ra tứ thơ vẫn tập trung thể hiện tư tưởng Đất Nước của Nhân dân qua các bình diện chủ yếu, đó là đất nước trong chiều dài thời gian lịch sử, đất nước trong chiều rộng không gian lãnh thổ địa lý, đất nước trong bề sâu truyền thống văn hoá, phong tục, lối sống tâm hồn cốt cách dân tộc.

Tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” là một tư tưởng rất tiến bộ của thơ ca thời đại cách mạng. Đoạn trích bình giảng trên đây đã thể hiện một cách sâu sắc và cụ thể sự “hoá thân” của nhân dân vào đất nước muôn đời.

Để nói lên công lao to lớn của nhân dân trong quá trình dựng nước và giữ nước, nhà thơ đã nhắc đến những danh lam thắng cảnh, những tên đất tên làng trên mọi miền đất nước từ Bắc chí Nam. Nguyễn Khoa Điềm đã nhìn thấy hình sông, thế núi là sự kết tinh đời sống tâm hồn của nhân dân. Xuất phát từ quan niệm của nhà Phật [hoá thân], tác giả đã trình bày những cảm xúc suy tưởng của mình: chính nhân dân đã hoá thân thành đất nước “hoá thân cho dáng hình xứ sở”, làm nên đất nước vĩnh hằng. Những danh lam thắng cảnh không còn là những cảnh thú thiên nhiên thuần tuý nữa mà đã được cảm nhận thông qua những cảnh ngộ, số phận của nhân dân, được nhìn nhận như là những đóng góp của nhân dân, sự hoá thân của những con người không tên, không tuổi.

Với nghệ thuật sâu sắc, từ ngữ giầu hình ảnh gợi cảm, tác giả đã viết lên những hình tượng sinh động, giầu sức khái quát. Từ hình sông, thế núi, từ truyền thống, tác giả đã tạo nên những liên tưởng độc đáo thú vị, giúp người đọc cảm nhận công lao to lớn của nhân dân tròng quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân”, khiến cho những địa danh ngàn đời của Tổ quốc, qua cái nhìn sắc sảo đầy khám phá của nhà thơ chính là sự hoá thân của những con người bình dị vô danh “Những con người không ai nhớ mặt đặt tên nhưng họ đã làm ra Đất Nước”.

“Những người vợ…. hòn Trống Mái” Những địa danh, những hình sông thế núi mang hồn người, linh hồn dân tộc. Chúng là sự tượng hình, kết tinh đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân mang đậm chủ nghĩa nhân văn, nhân đạo Việt Nam. Núi Vọng Phu, hòn Trống Mái là kết tinh của tình yêu chung thuỷ của biết bao người vợ chờ chồng trong chiến tranh liên miên, của sự gắn kết muôn đời, bất chấp mọi sự bão tố của thời gian:

Không hoá thạch kẻ ra đi mà hoá thạch kẻ đợi chờ

Đợi một dáng hình trở lại giữa đơn cô

Tác giả không chỉ chiêm ngưỡng những hình ảnh núi Bút, non Nghiên mà còn nhìn ra trong đó phẩm chất, truyền thống hiếu học của dân tộc ta từ bao đời nay. Những núi Bút non Nghiên phô bày vẻ đẹp mỹ lệ giữa đất trời nước Việt hay là hình tượng những người học trò nghèo đã gửi gắm quyết tâm, ước vọng của mình vào đây?

Người học trò nghèo… non Nghiên

Nhà thơ đã tìm về cội nguồn để cảm nhận sâu sắc dáng hình đất nước. Những hình ảnh thân thuộc của non sông đất nước gợi lên quá khứ hào hùng với truyền thống đánh giặc ngoại xâm oanh liệt của nhân dân ta với truyền thuyết Thánh Gióng nhổ tre đánh đuổi giặc Ân, với sự nghiệp dựng nước đầy gian lao của Vua Hùng:

Gót ngựa Thánh Gióng… đất tổ Hùng Vương

Cho đến “những con rồng nằm im” cũng góp phần làm nên “dòng sông xanh thẳm”; con cóc, con gà quê hương cũng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh”. Và cả những địa danh thật nôm na bình dị “Những Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm”. Nguyễn Khoa Điềm đã đặt cái nhìn trân trọng của mình vào nhân dân không tên không tuổi “những người dân nào” không ai biết cũng làm nên tên núi, tên sông, và tất cả những cái bình thường trong cuộc sống hàng ngày của nhân dân cũng hoá thân thành dáng hình xứ sở.

Tính khái quát của hình tượng thơ cứ được nâng dần lên. Đó là một hình dáng của tư thế, truyền thống Việt Nam, truyền thống văn hiến của dân tộc có 4000 năm lịch sử. Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi, chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha.

Hình tượng thơ càng được nâng dần lên và chốt vào một câu đầy trí tuệ:

Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy

Những cuộc đời đã hoá núi sông ta

Đoạn thơ có kết cấu chặt chẽ, tư nhiên và được viết theo thể tự do, câu thơ mở rộng kéo dài nhưng không nặng nề mà biến hoá linh hoạt làm cho đoạn thơ giàu sức biểu hiện và sức khái quát cao. Đó là hình ảnh Đất Nước của Nhân dân – Nhân dân đã hoá thành đất nước. Bởi trên khắp ruộng đồng, gò, bãi, núi, sông đâu đâu cũng là hình ảnh của văn hoá, của lịch sử, của đời sống tâm hồn, cốt cách của Việt Nam./.

wikisecret.com

Giải chi tiết:

I. Mở bài

- Giới thiệu một số nét tiêu biểu về tác giả Nguyễn Khoa Điềm: là một trong những nhà thơ tiêu biểu của văn học thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

- Nêu khái quát chung về văn bản “Đất nước”: thuộc chương V trong bản trường ca “Mặt đường khát vọng”. Nguyễn Khoa Điềm viết tác phẩm này khi cuộc kháng chiến chống Mỹ của chúng ta đang ở thời kì cuối, rất gian khổ khốc liệt nhưng chiến thắng đã cận kề. Ở thời điểm như vậy, tác giả đã phóng tầm mắt của mình suốt chiều dài lịch sử, chiều rộng không gian địa lý để suy ngẫm về đất nước, về dân tộc. Qua tác phẩm nói chung và đoạn thơ trên nói riêng, ông muốn khẳng định một chân lý bất biến “ Đất Nước này là Đất Nước của nhân dân”

- Giới thiệu về đoạn trích.

II. Thân bài

1. Cảm nhận về đoạn thơ:

a. Tư tưởng “Đất Nước của nhân dân” thể hiện qua những địa danh, thắng cảnh ấy gắn với cuộc sống, số phận, tính cách của nhân dân:

“Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu

Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm…”

– Nghệ thuật liệt kê [liệt kê những địa danh], sử dụng động từ “góp” để diễn tả hình ảnh của nhân dân hóa thân thành những danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp cho Đất Nước. Các danh thắng ấy được nhà thơ liệt kê từ Bắc đến Nam, đâu đâu cũng mang bóng dáng nhân dân.

+ Ở miền Bắc, danh thắng ấy hiện lên với núi Vọng Phu, hòn Trống Mái biểu tượng cho vẻ đẹp của tình yêu thủy chung bền vững. Hòn Vọng Phu nay vẫn còn ở Lạng Sơn gắn liền với tích nàng Tô Thị bồng con chờ chồng hóa đá. Hòn Trống Mái ở Sầm Sơn, Thanh Hóa, tương truyền do hai vợ chồng yêu nhau hóa thân thành. Thời gian trôi qua, những vẻ đẹp thủy chung, nghĩa tình đã bất tử.

+ Đó còn là vẻ đẹp người anh hùng làng Gióng với chứng tích “ao đầm ” hình móng chân ngựa mọc đầy quanh chân núi Sóc Sơn [Hà Nội]. Đó là quần thể núi non hùng vĩ “chín mươi chín con voi” bao quanh núi Hi Cương [Phú Thọ] nơi đền thờ vua Hùng ngự trị. Đó là “con cóc con gà quê hương góp cho Hạ Long thành thắng cảnh”. Tất cả nhằm nhắc nhở chúng ta nhớ về truyền thống đánh giặc giữ nước, công cuộc xây dựng, kiến thiết đất nước của cha ông.

+ Ở miền Trung, nhà thơ đưa ta về với vùng đất Quảng Ngãi để chiêm ngưỡng “núi Bút, non Nghiên” do cậu học trò nghèo dựng nên. Đó là biểu tượng của truyền thống hiếu học của nhân dân đã góp cho đất nước bao tên tuổi.

+ Ở miền Nam, danh thắng là con sông Cửu Long hiền hòa, tươi đẹp: “Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm”. Là những người dân hiền lành, chăm chỉ góp nên “tên xã tên làng trong mỗi chuyến di dân”. Đó là “Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm”.

à Khi nói về địa lí của đất nước mình, nhà thơ đã không lặp lại một thói quen là nêu lên sự trù phú, đẹp tươi của dải đất này với “mênh mông biển lúa”, với “mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều”… Nhà thơ chú ý nhiều đến những miền đất, những thắng cảnh mà tên gọi của chúng thật nôm na, dân dã, nói với ta nhiều điều về cuộc sống của những người cần lao

- Mỗi danh lam thẳng cảnh được nhắc tới đều ẩn sau đó một câu chuyện, một điển tích thấm thía mà sâu xa: núi Vọng Phu, hòn Trống Mái,…Nó nhắc nhở mỗi chúng ta về những truyền thống, những tình cảm tốt đẹp của dân tộc: tình cảm vợ chồng, hiếu học, lòng yêu nước,…

- Cách diễn đạt gần gũi, dân dã với thể thơ tự do, gần với lời ăn tiếng nói hang ngày của nhân dân, sử dụng chất liệu dân gian và lối lập luận quy nạp

b. Sự hóa thân của Nhân Dân vào bóng hình Đất Nước:

“Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi

Những cuộc đời đã hóa núi sông ta”

– Hai câu đầu là khẳng định dáng hình của Nhân Dân trong không gian Đất Nước “trên khắp ruộng đồng gò bãi”. Bóng hình ấy của nhân dân không chỉ làm cho đất nước thêm phần tươi đẹp mà còn mang “một ao ước, một lối sống cha ông”. Nghĩa là nhân dân không chỉ góp danh lam thắng cảnh, mà còn góp vào đó những giá trị tinh thần, là phong tục, tập quán, là truyền thống văn hóa lưu dấu tới mai sau.

– Hai câu cuối, hình tượng thơ được nâng dần lên và chốt lại bằng một câu đầy trí tuệ: “Những cuộc đời đã hóa núi sông ta”. “Núi sông ta” sỡ dĩ có được là nhờ “những cuộc đời” đã hóa thân để góp nên. Nhân Dân không chỉ góp tuổi, góp tên mà còn góp cả cuộc đời và số phận mình. Ý thơ giản dị mà sâu sắc khiến ta hình dung Đất Nước thật gần gũi và thân thuộc.

è Ta nhận thấy những nét mới mẻ trong nhận thức nghệ thuật của Nguyễn Khoa Điểm về đất nước mà điểm tựa của nó chính là tư tưởng: “Đất nước của nhân dân”

2. Nhận xét về chất liệu văn học được sử dụng:

Tác giả sử dụng chất liệu văn học dân gian rất phong phú khiến cho đoạn thơ có sức sống, sự hấp dẫn đặc biệt:

- Nhiều bài ca dao, truyện cổ tích, những câu thành ngữ, tục ngữ đã được huy động:

+ Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu → sự tích núi Vọng Phu.

+ Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái → Sự tích hòn Trống Mái.

+ Truyện Thánh Gióng, truyền thuyết Hùng Vương, núi bút, non nghiên, Vịnh Hạ Long,…

→ Đóng góp của tác giả đã đưa vào thơ Việt Nam chất liệu văn hóa phong tục, tạo ra một cách nhìn mới về đất nước nhưng không đánh mất đi sự gần gũi, thân thuộc.

- Chất liệu văn hóa dân gian ở đoạn trích này gợi ấn tượng vừa quen thuộc vừa mới lạ:

+ Quen thuộc vì những hình ảnh, chi tiết trong văn hóa phong tục dân gian rất gần gũi với con người Việt Nam.

+ Mới lạ vì trong thơ nói riêng và trong văn học nói chung chưa có ai nói về đất nước bằng cách khai thác chất liệu văn hóa dân gian này.

- Cách vận dụng độc đáo, sáng tạo: 

+ Vận dụng ca dao, tục ngữ nhưng dẫn dắt khéo léo, khi lấy nguyên vẹn toàn bài khi chỉ mượn ý mượn tứ để khẳng định, tôn vinh những nét đẹp trong sinh hoạt và tâm hồn con người Việt Nam.

+ Liệt kê hàng loạt những câu chuyện từ xa xưa trong truyền thuyết, cổ tích dân tộc để làm nổi bật  vẻ đẹp trù phú của đất nước, những truyền thống quý báu của nhân dân ta đồng thời khẳng định vai trò to lớn của nhân dân trong việc "làm ra Đất Nước"

à Tác dụng:

- Chất liệu văn hóa, văn học dân gian được sử dụng đậm đặc đã tạo nên một không gian nghệ thuật riêng của đoạn trích, vừa bình dị, gần gũi, hiện thực, lại vừa giàu tưởng tượng, bay bổng, mơ mộng. Hơn nữa, có thể nói chất dân gian đã thấm sâu vào tư tưởng và cảm xúc của tác giả, tạo nên một đặc điểm trong tư duy nghệ thuật ở đoạn trích này.

- Bằng việc sử dụng đậm đặc chất liệu văn học dân gian, bên cạnh việc lí giải, định nghĩa Đất Nước ở nhiều bình diện [không gian, thời gian lịch sử, truyền thống văn hóa] nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm còn làm nổi bật một tư tưởng mới mẻ: "Đất Nước của nhân dân/ Đất Nước của ca dao thần thoại"

⇒ Sáng tạo của tác giả Nguyễn Khoa Điềm mới mẻ, độc đáo, góp phần làm phong phú cách thể hiện Đất Nước. Đem đến cho Đất Nước một cách hiện diện hoàn toàn khác nhưng lại thân thuộc, gần gũi trong trái tim quần chúng nhân dân.

 III. Kết bài:

- Khái quát lại vẻ đẹp của đoạn thơ, tư tưởng “Đất nước của nhân dân” và chất liệu văn học phong phú được tác giả vận dụng sáng tạo.

- Nêu cảm nhận của bản thân.

Video liên quan

Chủ Đề