Nghiên cứu nhu cầu sử dụng mạng xã hội

Giới thiệu về form:

Form được tạo ra dùng để khảo sát nhu cầu sử dụng mạng xã hội hiện nay củ tất cả mọi người, đặc biệt là sinh viên.

Mục Đích: 

Nắm bắt được nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên. thời gian sử dụng của họ, từ đó đưa ra giải pháp khắc phục việc nghiện sử dụng cũng như phát huy đúng vai trò hiện có của mạng xã hội hiện nay đối với sinh viên.

Link form khảo sát: 

MỞ DẦU1. Tính cấp thiết của đề tài Khi xã hội phát triển, công nghệ thông tin trở thành một nhu cầu cân thiết đối với con người, đặc biệt là sự phát triển của các trang mạng xã hội. Sự bùng nổ của các mạng xã hội đang là vấn đề thời sự đặc biệt quan trọng của mọi quốc gia, nó đã và đang trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Tuy nhiên bên cạnh tính tiện ích vốn có của nó thì việc không thể kiểm soát thông tin, hoặc đua theo những trào lưu vô cảm, đang biến các trang mạng xã hội thành những cái bẫy nguy hiểm cho người sử dụng. Mạng xã hội, hay còn gọi là mạng xã hội ảo, (tiếng Anh: social network) là dịch vụ kết nối các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian. Ở Việt Nam, mạng xã hội trở nên phổ biến từ năm 2006 khi Yahoo 360 nở rộ, sau đó là Facebook, Zing me, Govn. Giờ đây, việc kết nối bạn bè trên mạng xã hội là nhu cầu thiết yếu đối với tất cả các bạn trẻ. Mạng xã hội xuất hiện trong những năm qua đã tạo nên những chuyển biến vượt bậc trong đời sống xã hội, đặc biệt là đối với giới trẻ Việt Nam hiện nay. Trước đây các trang mạng như Yahoo 360, Yahoo plus đã từng gây nên cơn sốt trong xã hội, sau thời gian phát triển một số trang mạng ngừng hoạt động. Hiện nay, một số trang mạng xã hội lớn nhất tại Việt Nam như Facebook, Zing me đang dần thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng, đặc biệt là các lứa tuổi học sinh, sinh viên. Ưu điểm của mạng xã hội so với các phương tiện truyền thông trước đây là độ tương tác, tính trò chuyện và kết nối cao hơn hẳn. Hơn nữa, mạng xã hội đáp ứng được nhu cầu đa dạng của con người một cách dễ dàng và nhanh chóng. Con người, sau những nhu cầu thiết yếu để tồn tại (ăn, uống) thì các nhu cầu về tinh thần như kết nối với cộng đồng, thể hiện khả năng, liên lạc và cập nhật thông tin trở nên cực kỳ quan trọng trong thời đại ngày nay.Với tất cả những lợi thế nói trên cùng với khả năng lan truyền không biên giới dựa trên những mối liên hệ có sẵn (quan hệ bắc cầu), mạng xã hội phát triển một cách nhanh chống về số lượng người dùng. Điều này có thể chứng minh khi mạng xã hội “tiêu biểu” của Việt Nam mới ra đời trong vài năm gần đây là Zing me nay đã có hơn 5 triệu thành viên tham gia thường xuyên, còn với các mạng có nguồn gốc nước ngoài được không ít người Việt Nam, nhất là giới trẻ tham gia là Facebook, đã có trên 500 triệu thành viên trên toàn thế gới tham gia Theo bà Nguyễn Thị Lê Uyên (Viện Nghiên cứu phát triển TPHCM) “với các tính năng trên mạng xã hội như duy trì mối quan hệ xã hội sẵn có và phát triển thêm những mối quan hệ xã hội mới; dễ dàng kết bạn với người lạ, bất cứ nơi đâu và dễ dàng quản lý nhóm bạn bè…, mạng xã hội đã “đánh trúng” nhu cầu của nhiều người, nhất là giới trẻ nên mạng xã hội không ngừng phát triển”. Không phủ nhận vai trò của mạng xã hội, nhưng hiện nay nổi lên tình trạng giới trẻ phụ thuộc quá nhiều vào mạng xã hội, thay vì đến với nhau ngoài đời thực để thăm hỏi, nói chuyện với nhau thì giới trẻ chỉ suốt ngày dán mắt vào màn hình máy tính để nói chuyện, trao đổi, “vui chơi” trên mạng xã hội…Dần dần họ sẽ mất dần kỹ năng sống, kỹ năng xử lý tình huống, không ít ngưới trong số họ có biểu hiện “nghiện” mạng xã hội như sử dụng mạng xã hội thành thói quen, có hệ thống và tâm lý bị lệ thuộc mạnh mẽ vào mạng. Đây cũng là một bệnh lý về tâm thần của người nghiện. Nếu không sử dụng mạng xã hội để giao tiếp thì những người “ nghiện” mạng xã hội sẽ có trạng thái nôn nao, khó chịu, buồn bã…, không thể tập trung vào công việc của mình.Đặc biệt, đối với sinh viên việc sử dụng mạng xã hội đã trở thành một trào lưu và có tác động tích cực, tiêu cực đến suy nghĩ, nhận thức, thái độ của mỗi người. Việc sử dụng mạng xã hội như thế nào chính là một nhân tố quan trọng giúp sinh viên phân định ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của mạng xã hội. Từ đó có thể biết và tận dụng và phát huy những mặt tích cực mà mạng xã hội đem lại, tự hạn chế và loại bỏ những mặt tiêu cực do nó gây ra. Chính vì vậy, việc đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu sử dụng mạng xã hội và những tác động ảnh hưởng của nó đến tư tưởng và lối sống của sinh viên là vô cùng quan trọng và cần thiết…Nhận thức được tính cấp thiết của vấn đề trên, tôi mạnh dạn nghiên cứu chuyên đề: “Nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên đại học và một số ý kiến đề xuất”.2. Đối tượng nghiên cứu. Nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên.Mục đích nghiên cứu- Nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh - Đưa ra một số ý kiến đề xuất nhằm định hướng cho sinh viên trong việc sử dụng mạng xã hội3. Phạm vi nghiên cứu- Nội dung: nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên và một số ý kiến đề xuất- Địa bàn nghiên cứu: làng đại học- Thời gian: từ năm 2008 đến nay4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài nghiên cứu dựa trên phương pháp luận biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mac-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh ngoài ra còn sử dụng các phương pháp khác như: - Phương pháp nghiên cừu tài liệu- Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh- Phương pháp chuyên gia- Phương pháp điều tra xã hội học…….5. Bố cục Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo nội dung đề tài bao gồm 2 chươngChương 1: Cơ sở lý luậnChương 2 : Nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên và một số ý kiến đề xuấtCHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Nhu cầuTừ lâu nhu cầu đã là đối tượng nghiên cứu của hầu hết các ngành khoa học nghiên cứu sinh học và xã hội, cho tới nay chưa có một định nghĩa chung nhất cho khái niệm nhu cầu. Các sách giáo khoa chuyên ngành hay các công trình nghiên cứu khoa học thường có những định nghĩa mang tính riêng biệt.Ở phương tây các nhà tâm lý học quan điểm về nhu cầu cụ thể như sau: Chủ nghĩa hành vi do nhà tâm lý hoc Mỹ J.Watson (1878/1895) sáng lập. Ông cho rằng: tâm lý học không mô tả, giảng giải các trạng thái ý thức mà chỉ nghiên cứu hành vi cơ thể. Hành vi được hiểu là tổng số các cử động bên ngoài, nảy sinh ở cơ thể nhằm đáp ứng lại một kích thích nào đó, nó được thể hiện bằng công thức hành vi nổi tiếng S-R. Do vậy, theo Tâm lý học hành vi, mọi vấn đề tâm lý như ý thức, tư tưởng, tình cảm, ý chí, nhu cầu, động cơ…đều là những khái niệm mơ hồ, không ai thấy được, sờ thấy được, đo được, đếm được. Do vậy, tất cả chúng đều là phi vật chất, và không thể quyết định được một hiện tựơng vật chất. Từ đầu thế kỉ 19, các tác giả như Wkoler, Ethordike, NE.Miller đã có những thí nghiệm nghiên cứu về nhu cầu ở động vật và khẳng định: các kiểu hành vi của con vật được thúc đẩy bởi nhu cầu (bằng việc đưa ra “luật hiệu ứng” và giả thuyết về mối liên hệ kích thích – phản ứng), từ đó kết luận: Nhu cầu có thể quyết định hành vi. Xét về mặt quan điểm: các nhà hành vi không coi nhu cầu là thuộc về tâm lý, nhưng trên thực tế, nghiên cứu của họ cho thấy các thực nghiệm đã chỉ ra các nhà tâm lý học hành vi nghiên cứu khá rõ và kĩ về nhu cầu, đặc biệt là những nhu cầu cụ thể, nhu cầu sinh lý. Điểm hạn chế là: Họ quan niệm đồng nhất nhu cầu ở con người và nhu cầu ở con vật, thiếu sót này do các thực nghiệm mà các nhà hành vi dựa vào để đi đến kết luận thường là thực nghiệm trệ động vật.Clack Hull với thuyết xung năng theo hướng tiếp cận sinh học cho rằng: các nhu cầu sinh lý chi phối đời sống con người. Ông không phủ định sự có mặt của những nhu cầu, động cơ khác nhưng theo ông, chúng kết hợp và bị chi phối bởi nhu cầu thể chất, thúc đẩy hoạt động của con người.Về bản chất, thuyết xung năng đã sinh vật hoá nhu cầu của con người. Xem nhu cầu như là xung năng mang tính sinh vật, nảy sinh từ sự thiếu hụt thức ăn, nước uống, không khí, nguy hiểm…qua đó phủ nhận tính xã hội, bản chất xã hội của nhu cầu. Quy gán: nhu cầu nội tâm và nhu cầu xã hội đều do yếu tố sinh vật tạo ra.Thuyết phân tâm do Freud (1856 – 1939) xây dựng nên. Trong quá trình nghiên cứu của mình, ông cũng đã đề cập đến vấn đề nhu cầu của cơ thể trong “Lý thuyết bản năng của con người”.Erich Fromm nhà phân tâm học mới quan niệm rằng: Nhu cầu tạo ra cái tự nhiên của con người. Đó là những nhu cầu: Nhu cầu quan hệ người – người, nhu cầu tồn tại “cái tâm” con người, nhu cầu đồng nhất bản thân và xã hội với dân tộc, giai cấp, tôn giáo, nhu cầu về sự bền vững và hài hoà, nhu cầu nhận thức, nghiên cứu. Những nhu cầu này tạo là thành phần tạo nên nhân cách.Các nhà nghiên cứu tâm lý nổi tiếng của trường phái Gestal lại cho rằng nhu cầu là: W.Wertheimer, Kohler, Kolka, đặc biệt là Kutrtlevan với các nghiên cứu của ông về vấn đề động cơ và nhân cách, tâm lý học xã hội đều có đề cập đến nhân tố thúc đẩy hoạt động của con người, không chỉ có xung năng mà còn có cả nhu cầu xã hội.Tâm lý học nhân văn ra đời như một khuynh hướng đối lập với tâm lý học hành vi và phân tâm học. Tiêu biểu cho lý thuyết về nhu cầu của trường phái tâm lý học nhân văn là “Thuyết thứ bậc nhu cầu” của A.Maslow (1908 – 1970).Theo lý thuyết của ông thì nhu cầu của con người hình thành tạo nên một hệ thống và có thứ bậc từ cấp thiết đến ít cấp thiết hơn. Hệ thống đó được trình bày như sau: + Physiological: Các nhu cầu cơ thể như đói, khát, mệt, + Safety/security: Nhu cầu được an toàn, không bị nguy hiểm + Belonginess and Love: Nhu cầu sở hữu và yêu thương, liên hệ với người khác và được chấp nhận + Esteem: Nhu cầu được tôn trọng, được tán thành, được biết đến + Cognitive: Nhu cầu nhận thức, khám phá + Aesthetic: Nhu cầu thẩm mỹ, vươn tới cái đẹp + Self-actualization: Nhu cầu tự hòan thiện, tự khẳng định mình + Self-transcendence: Nhu cầu tham gia vào những mối liên hệ liên cá nhân, vượt ra khỏi cái tôi của mình, giúp người khác tự khẳng định họ và tự nhận ra những giá trị của họTheo ông, tầm quan trọng của các nhu cầu được sắp xếp theo thứ tự từ dưới lên trên theo thang nhu cầu: Từ mức thứ nhất đến mức thứ năm. Bốn mức nhu cầu đầu tiên ông gọi đó là nhóm nhu cầu thiếu hụt. Còn ở mức thứ năm, ông chia nhỏ hơn: nhu cầu thẩm mỹ, nhu cầu sáng tạo, nhu cầu hiểu biết… Ông gọi là nhóm các nhu cầu phát triển. Sự phân chia này tuy theo thang bậc nhưng nó không phải là cố định mà chúng linh hoạt, thay đổi tuỳ theo điều kiện cụ thể.- Một số quan điểm khác. Henrry Musay, khi nghiên cứu về vấn đề nhu cầu khẳng định: Nhu cầu là một tổ chức cơ động, hướng dẫn và thúc đẩy hành vi. Nhu cầu ở mỗi người khác nhau về cường độ, mức độ, đồng thời các loại nhu cầu chiếm ưu thế cũng khác nhau ở mỗi người. Ảnh hưởng của phâm tâm học, ông cho rằng nhu cầu quy định xu hướng nhân cách đều xuất phát từ nguồn năng lượng libido vô thức. Tuy nhiên, ông cũng đưa ra quan điểm tiến bộ về nhu cầu: thể nghiệm ban đầu là cảm giác băn khoăn luôn ám ảnh, con người cũng như con vật đều thiếu thốn một cái gì đó, nó là cần thiết của chủ thể cần cho hoạt động sống và do đó, gây cho chủ thể một mục đích tính tích cực nhất định. Còn các nhà tâm lý học liên xô ( cũ ) thì quan niệm về nhu cầu là:Ngay trong triết học, F.Ănghen tuy không phải là một nhà tâm lý học, nhưng khi nói về quan điểm của mình về nhu cầu. ông khẳng định: “Người ta quy cho trí óc, cho sự mở mang và hoạt động của bộ óc tất cả công lao làm cho xã hội phát triển được nhanh chóng và đáng lẽ người ta phải giải thích rằng hoạt động của mình là do nhu cầu của mình quyết định (mà những nhu cầu đó quả thật đã phản ánh vào trong đầu óc con người, làm cho họ có ý thức đối với những nhu cầu đó) thì người ta lại quen giải thích rằng hoạt động của mình là do tư duy của mình quyết định. D.N. Uznetze người đầu tiên trong tâm lý học Xô Viết nghiên cứu về nhu cầu. Ông khám phá ra mối quan hệ giữa nhu cầu và hành vi. Tương ứng theo mỗi kiểu hành vi là một nhu cầu. Ông cho rằng: không có gì đặc trưng cho một cơ thể sống hơn sự có mặt của nó ở nhu cầu. Nhu cầu, đó là cội nguồn của tính tích cực, với ý nghĩa này thì khái niệm nhu cầu rất rộng… Nhu cầu là một thuộc tính tâm lý đặc trưng giữ vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hành vi, ông quan niệm rằng: nhu cầu là yếu tố quyết định tạo ra tính tích cực, nó xác định xu hướng, tính chất hành vi. Và ông cũng cho rằng: dựa vào nhu cầu của con người để phân loại hành vi của con người. X.L Rubinstein khẳng định rằng: Con người có nhu cầu sinh vật, nhưng bản chất của con người là sản phẩm của xã hội vì thế phải xem xét đồng thời các vấn đề cơ bản của con người với nhân cách. Do đó, khi nói đến nhu cầu sẽ xuất hiện hai hệ thống là: thế giới đối tượng và trạng thái tâm lý của chủ thể. P.X. Ximonov thì cho rằng: Trong trường hợp nhu cầu cấp bách xuất hiện mà thiếu hụt thông tin về khả năng thoả mãn, sẽ nảy sinh những rung cảm âm tính, tăng năng lượng nhu cầu. A.N.Leonchiep cho rằng: Cũng như những đặc điểm tâm lý khác của con người, nhu cầu cũng có nguồn gốc trong hoạt động thực tiễn. Khi xem xét mối quan hệ giữa nhu cầu với động cơ, ông cho rằng: Khi mà đối tượng của nhu cầu xuất hiện, cái mà được nhận biết được cảm nhận, được hình dung, hoặc được tư duy thì có được chức năng thúc đẩy, hướng dẫn hoạt động, tức là trở thành động cơ. B.Ph. Lomov khi nghiên cứu về nhân cách, ông cũng đề cập khá nhiều đến nhu cầu. Ông cho rằng nhu cầu như là một thuộc tính của nhân cách. “Nhu cầu cá nhân là đòi hỏi nào đó của nó về những điều kiện và phương tiện nhất định cho việc tồn tại và phát triển”. Ông cho rằng, các nhu cầu đều có cấp độ của nó. Chẳng hạn như nhu cầu nhận thức thì đi từ sự tò mò, tới sự tìm kiếm chân lý một cách say mê, nhu cầu nghỉ ngơi đi từ việc cần phải thư giãn, ngủ cho đến cách ly tạm thời với các hình thức quen thuộc của đời sống xã hội…Nhu cầu cao nhất là nhu cầu sáng tạo. Còn tâm lý học Macxit xem xét nhu cầu theo quan điểm duy vật biện chứng, để tồn tại và phát triển, con người cần có những điều kiện và phương tiện nhất định do môi trường đem lại, sự đòi hỏi đó chính là nhu cầu của con người. Nhu cầu là sự đòi hỏi tất yếu mà cá nhân nhận thấy cần được thỏa mãn để tồn tại và phát triển trong điều kiện xã hội, lịch sử nhất định.Nhu cầu là những đòi hỏi khách quan của mỗi người trong những điều kiện nhất định đảm bảo cho sự sống, sự phát triển của con người. Nhu cầu của con người khác về bản chất so với nhu cầu của động vật, nhu cầu của động vật mang tính bản năng, nó tương đối ổn định và thường chỉ hạn chế trong các nhu cầu cơ thể như ăn, uống, sinh sản…. Điều đó cho thấy rằng nhu cầu của cơ thể sống là một hệ thống phức tạp, nhiều tầng lớp, bao gồm vô số các chuỗi mắt xích của hình thức biểu hiện và nhu yếu liên kết chằng chịt, có khả năng phát triển và đa dạng hóa.Tuy nhiên, để dễ nhận dạng, một nhu cầu riêng biệt đơn giản nhất được cấu thành bởi một nhu yếu và một hình thức biểu hiện. Hình thức biểu hiện nhất định được cụ thể hóa thành đối tượng của một nhu cầu nhất định, đối tượng của nhu cầu chính là cái mà nhu cầu hướng đến và có thể làm thỏa mãn nhu cầu đó. Một đối tượng có thể làm thỏa mãn một số nhu cầu, một nhu cầu có thể được thỏa mãn bởi một số đối tượng, trong đó mức độ thỏa mãn có khác nhau. Nhu cầu là tính chất của cơ thể sống, biểu hiện trạng thái thiếu hụt hay mất cân bằng của chính cá thể đó và do đó phân biệt nó với môi trường sống. Nhu cầu tối thiểu hay còn gọi là nhu yếu đã được lập trình qua quá trình rất lâu dài tồn tại, phát triển và tiến hóa. Nhu cầu của con người mang tính xã hội, nhu cầu của con người thay đổi và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội. Nhu cầu chi phối mạnh mẽ đến đời sống tâm lý nói chung, đến hành vi của con người nói riêng. Nhu cầu được nhiều ngành khoa học quan tâm nghiên cứu và sử dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội.* Cấu trúc của nhu cầu Aristotle đã cho rằng con người có hai loại nhu cầu chính: T hể xác và linh hồn. Sự phân loại này mang tính ước lệ lớn nhưng nó ảnh hưởng đến tận thời nay và người ta quen với việc phân nhu cầu thành nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần. Trong số các công trình nghiên cứu hiện đại có thể kể đến kết quả phân loại như K. Alderfer: tồn tại, quan hệ, nâng cao; D. Mc Clelland: thành quả, tham dự, quyền lực; V. Podmarcow: đảm bảo, khuynh hướng, uy tín; V. Tarasenko: tồn tại, phát triển; A. Maslow: sinh lý, an toàn, tham dự, được công nhận, tự thể hiện Boris M. Genkin chia nhu cầu ra hai nhóm: nhu cầu tồn tại và nhu cầu đạt mục đích sống.Cách phân loại mới dựa vào phân tích bản chất của nhu cầu. Trên quan điểm mỗi nhu cầu được hình thành từ hình thức biểu hiện và nhu yếu nên có thể thực hiện phân loại theo hai thành phần đấy.Như vậy đối tượng của nhu cầu được phân loại theo các lĩnh vực hoạt động của con người: xã hội, kinh tế, chính trị, pháp luật, môi trường, tôn giáo, y tế, văn hóa-giáo dục-khoa học, đời sống cá nhân. Ranh giới của các lĩnh vực này không hoàn toàn rõ nét vì có sự đan xen.Nhu yếu được phân loại thành nhu yếu tuyệt đối và nhu yếu phát triển. Nhu yếu phát triển được chia thành ba nhóm dựa trên những đặc điểm cơ bản nhất của hành vi. Những đặc điểm này, cũng giống như các nhu yếu tuyệt đối, không phụ thuộc vào tính chất của môi trường sống, vào thời điểm lịch sử, vào các giá trị xã hội, chúng đặc trưng cho mọi sinh vật, mọi cơ thể sống và nói lên sự tương tác qua lại của cá thể với môi trường. Những nhu yếu đấy là:• Nhu yếu nhập thế: Là sự cần thiết tiếp nhận các đối tượng có ích cho cá thể. Đặc điểm của nó là hướng nhu cầu vào những đối tượng với mục đích tiếp nhận chúng ở dạng chúng có.• Nhu yếu xuất thế: Là sự cần thiết tác động vào các đối tượng bên ngoài và đôi khi ngay chính cơ thể của bản thân. Đặc điểm của nó là hướng nhu cầu vào các đối tượng với mục đích làm thay đổi trạng thái của chúng bằng phương pháp nào đó và theo một ý tưởng định sẵn (ý tưởng định sẵn: kết quả tổng hợp của tư duy từ thông tin về những sự vật thực tế)• Nhu yếu vị thế riêng: Là sự cần thiết tạo vị trí của cá thể trong thế giới xung quanh. Đặc điểm của nó là hướng nhu cầu vào các đối tượng với mục đích củng cố vị thế mà cá thể xác định một cách có ý thức đối với những cá thể khác hoặc hoàn cảnh bên ngoài. Nói cách khác, nhu yếu này bắt chủ thể phải xác định vị trí và định hướng hoạt động của mình sao cho phù hợp với sự thay đổi của thế giới xung quanh.• Nhu yếu nhập thế và nhu yếu xuất thế phản ánh một đặc tính nổi bật của con người là sự mong muốn nhận thức thế giới.Trong đời sống thực tế một nhu cầu thường có chung ba đặc điểm kể trên, chúng bổ sung cho nhau theo mối quan hệ “mục đích – phương tiện”, nhưng một trong các nhu yếu đó nổi trội hơn cả mục đích. Và vì thế có thể gọi những nhu cầu theo tên của nhu yếu tương ứng nổi trội đó. Nhu yếu phát triển hướng tới những đối tượng mới và thay đổi dần những giá trị cũ để phù hợp với sự thay đổi thường xuyên của môi trường.Cấu trúc nhu cầu cá nhân theo cách phân loại trên cho phép hình dung một hệ thống nhu cầu được xắp xếp như một tế bào mà nhân của nó là các nhu yếu tuyệt đối, thân là các nhu yếu phát triển và vỏ ngoài cùng là các đối tượng được kết dính bởi những hệ thống giá trị. Cấu trúc nhu cầu thể hiện mối quan hệ hữu cơ và thống nhất giữa các thành phần trong hệ thống nhu cầu cá nhân.* Đặc điểm của nhu cầu - Nhu cầu bao giời cũng có đối tượng cụ thể Nói tới nhu cầu cá nhân là nói tới sự đòi hỏi của cá nhân về “ một cái gì đó ”, không có nhu cầu chung chung. Đối tượng của nhu cầu có thể là một vật thể nào đó mà cá nhân cố gắng để có được hoặc một hoặc động nào đó mà cá nhân mà con người muốn được thỏa mãn. Đối tượng của nhu cầu có thể còn mơ hồ hoặc chưa xác định rõ ràng, cụ thể. Đối tượng của nhu cầu càng được xác định cụ thể , ý nghĩa của nhu cầu đối với đời sống cá nhân và xã hội càng được nhận thức sâu sắc thì nhu cầu của cá nhân càng nhanh chóng được nảy sinh - Nội dung của nhu cầu do điều kiện và phương thức thỏa mãn nó quy định Điều kiện sống của cá nhân quy định nội dung, đối tượng của nhu cầu. Điều kiện sống vật chất và tinh thần của cá nhân thiếu thốn, rất hạn chế. Điều kiện sống của cá nhân đầy đủ, nhu cầu của cá nhân càng phong phú. Điều kiện thỏa mãn nhu cầu của cá nhân nằm trong xã hội, do đó nhu cầu của cá nhân nằm trong xã hội. Nội dung cụ thể của nhu cầu còn phụ thuộc vào phương thức thỏa mãn nhu cầu đó. Phương thức thỏa mãn nhu cầu của cá nhân khác nhau thì nội dung nhu cầu của họ cũng khác nhau. Đề cập đến vấn đề này, c. Mác viết: “Đói là đói, song cái đói được thỏa mãn bằng thịt chín với cách dung dao với nỉa, thì khác hẳn cái đói bắt buộc phải nuốt bằng thịt sống với cách dùng tay, móng và răng”. Nhu cầu của cá nhân phụ thuộc vào những điều kiện và phương thức sinh hoạt trong gia đình và xã hội. - Nhu cầu có tính chất nhu kỳKhi một nhu cầu nào đó được thỏa mãn, không có nghĩa là nhu cầu ấy chấm dứt, mà nó tiếp tục được tái diễn, nếu như cá nhân tiếp tục sống và hoạt động trong những điều kiện và phương thức sinh hoạt như trước đây. Sự tái diễn đó thường có tính chu kỳ. Tính chất chu kỳ đó là sự biến đổi có tính chất chu kỳ của hoàn cảnh xung quanh và của trạng thái cơ thể gây ra. Nhu cầu nảy sinh sau có thể lặp lại nhu cầu trước.* Các loại nhu cầuNhu cầu của con người rất đa dạng và phong phú. Dựa vào các căn cứ khác nhau, người ta có cách phân loại nhu cầu khác nhau, căn cứ vào hình thức tồn tại đối tượng của nhu cầu, người ta chia nhu thành nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần - Nhu cầu vật chất là những đòi hỏi khách quan phải được thỏa mãn về các phương tiện sinh hoạt vật chất của con người như: nhu cầu ăn, mặc, ở, công cụ lao động. đây là nhu cầu có liên quan trực tiếp đến sự tồn tại của cơ thể con người. Chúng là nhu cầu đầu tiên làm cơ sở cho hoạt động của con người. Nhu cầu vật chất đã thúc đẩy con người hoạt động lao động và sáng tạo ra của cải vật chất, tạo ra nền tảng cho sự tồn tại và phát triển của loài người. Toàn bộ lịch sử đấu tranh thiên nhiên và đấu tranh xã hội của con người là cuộc đấu tranh trước hết để thỏa mãn các nhu cầu vật chất. C.Mác đã viết: “Người ta sống rồi mới có thể tạo ra lịch sử, nhưng muốn sống thì phải ăn uống, mặc, và một vài thứ nữa. Như vậy, hành động lịch sử đầu tiên là sản xuất ra phương tiện cần thiết để thỏa mãn các nhu cầu đó, tức là sự sản xuất bản thân đời sống vật chất, một điều kiện cơ bản của mọi lịch sử, mà hiện nay cũng như hàng ngàn năm trước đây người ta phải tiến hành hàng ngày, hàng giờ cốt để con người có thể sống được”.- Nhu cầu tinh thần như: nhận thức, vui chơi giải trí, thẩm mỹ, lao động, giao tiếp, hoạt động xã hội… Đây là nhu cầu có liên quan đến sự tồn tại xã hội của con người, nhu cầu chỉ ở con người mới có.Hai loại nhu cầu trên có mối quan hệ với nhau.Nhu cầu vật chất là cơ sở để hình thành nhu cầu tinh thần.Thỏa mãn nhu cầu vật chất tạo điều kiện để nhu cầu tinh thần nảy nở và phát triển.Thỏa mãn nhu cầu vật chất trong chừng mực nhất định cũng là thỏa mãn nhu cầu tinh thần.Nhu cầu tinh thần khi đã hình thành sẽ có tác dụng chỉ đạo nhu cầu vật chất. Sự phân chia hai loại nhu cầu chỉ mang tính tương đối bởi vì trong thực tế không có nhu cầu nào của con người là không mang tính xã hội và chịu sự quy định của những điều kiện xã hội – lịch sử nhất định. Các nhu cầu của con người hình thành và phát triển thay đổi theo sự phát triển của loài người, trong đó cốt lõi là sự phát triển của phương thức sản xuất. Với mỗi cá nhân, các loại nhu cầu phát triển có sự khác nhau, ở con người bình thường thì nhu cầu tinh thần phát triển hơn nhu cầu vật chất.Theo Abraham Maslow (1908-1970) người đại diện cho tâm lý học nhân văn trong giới tâm lý học Mỹ, chia nhu cầu thành 5 mức độ được sắp xếp theo thứ tự tăng dần từ thấp đến cao. + Mức thứ nhất: nhu cầu sinh lý – đây là nhu cầu cơ bản để duy trì bản thân cuộc sống con người và khi được thỏa mãn ở mức độ cần thiết để duy trì cuộc sống thì các nhu cầu khác mới có tác dụng thúc đẩy hoạt động của con người. + Mức thứ hai: nhu cầu , an toàn- là nhu cầu cần tránh sự nguy hiểm về thân thể, sự đe dọa mất việc làm, mất tài sản… + Mức thứ ba: nhu cầu được chấp nhận và yêu thương – con người là thành viên của xã hội được người khác thừa nhận và yêu thương. + Mức thứ tư: nhu cầu được tôn trọng – muốn được người khác tôn trọng bản thân mình. + Mức thứ năm: nhu cầu tự khẳng định – đó là mong muốn thể hiện hết khả năng của mình ở mức độ tối đa để thực hiện mục tiêu nào đó. Như vậy theo A.Maslow nhu cầu của con người bao gồm cả nhu cầu sinh học và nhu cầu xã hội. Tuy nhiên, đặc điểm ở các mức độ nêu trên là không rõ ràng. A.Maslow xem xét nhu cầu cá nhân một cách trừu tượng, tách nó ra khỏi hệ thống quan hệ xã hội, đặt nhu cầu nằm ngoài mối liên hệ xã hội, không chỉ ra được trong điều kiện xã hội nào thì nhu cầu đó được thỏa mãn.* Vai trò của nhu cầu Nhu cầu là nguồn gốc bên trong tạo nên tính tích cực của cá nhân và nhu cầu là động cơ thúc đẩy cá nhân hoạt động. Nhu cầu của cá nhân được nảy sinh trong quá trình hoạt động. Khi đã hình thành nhu cầu là nguồn gốc bên trong tạo nên tính tích cực thúc đẩy cá nhân hoạt động. Bởi vì mọi hoạt động của cá nhân đều nhằm thỏa mãn những nhu cầu nhất định, nhu cầu kích thích cá nhân hoạt động định hướng vào đối tượng để thỏa mãn nhu cầu. Có thể nói nhu cầu tạo cho con người một trạng thái tâm lý tích cực thúc đẩy cá nhân hoạt động. Cá nhân trong cùng một thời điểm có thể có nhiều nhu cầu khác nhau, không phải nhu cầu nào cũng là động cơ của hoạt động, mà trong từng thời gian, từng lúc, từng nơi cá nhân có nhu cầu nào đó nổi lên bức thiết, cấp bách, thì nhu cầu đó trở thành động cơ trực tiếp thúc đẩy cá nhân hoạt động. Nhu cầu là cơ sở đầu tiên để hình thành xu hướng cá nhân. Cá nhân có nhu cầu mới có hoạt động, qua hoạt động cá nhân mới hiểu biết tự nhiên, xã hội và bản thân; mới lựa chọn cho mình mục tiêu cao đẹp, có ý nghĩa cho bản thân và vươn lên để đạt được mục đích đó, do vậy mà hình thành xu hướng. Cá nhân có nhu cầu tích cực là cơ sở để hình thành xu hướng tích cực và ngược lại, cá nhân có nhu cầu tiêu cực thì xu hướng cá nhân không tránh khỏi lệch lạc, tiêu cực.Nhu cầu là một trong những động lực phát triển nhân cách. Động lực đó được thể hiện : quá trình giải quyết mâu thuẫn giữa một bên là nhu cầu đã được hình thành ở cá nhân với một bên là khả năng thực tế để thỏa mãn các nhu cầu đó, là động lực làm cho nhân cách phát triển. Nhu cầu hình thành ở cá nhân rất phong phú, đa dạng song khả năng thực tế của bản thân để thỏa mãn nhu cầu là có hạn. Muốn giải quyết được mâu thuẫn đó đòi hỏi cá nhân phải có sự nỗ lực cố gắng để nâng cao khả năng của bản thân. Đây chính là động lực của sự phát triển nhân cách.Như vậy, nhu cầu là biểu hiện đầu tiên của xu hướng, nó có vai trò rất quan trọng với sự hình thành xu hướng cũng như sự phát triển nhân cách. Vì vậy trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường, các sinh viên cần rèn luyện tự giác bản thân để hình thành những nhu cầu tích cực đặc biệt là nhu cầu trong lĩnh vực học tập và rèn luyện, ngăn ngừa, loại bỏ những nhu cầu tiêu cực. 1.1.2. Mạng xã hộiMạng xã hội, hay gọi là mạng xã hội ảo, (tiếng Anh: social network) là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian.Mạng xã hội có những tính năng như chat, e-mail, phim ảnh, voice chat, chia sẻ file, blog và xã luận. Mạng đổi mới hoàn toàn cách cư dân mạng liên kết với nhau và trở thành một phần tất yếu của mỗi ngày cho hàng trăm triệu thành viên khắp thế giới. Các dịch vụ này có nhiều phương cách để các thành viên tìm kiếm bạn bè, đối tác: dựa theo group (ví dụ như tên trường hoặc tên thành phố), dựa trên thông tin cá nhân (như địa chỉ e-mail hoặc screen name), hoặc dựa trên sở thích cá nhân (như thể thao, phim ảnh, sách báo, hoặc ca nhạc), lĩnh vực quan tâm: kinh doanh, mua bán…Hiện nay thế giới có hàng trăm mạng xã hội khác nhau, với MySpace và Facebook nổi tiếng nhất trong thị trường Bắc Mỹ và Tây Âu; Orkut và Hi5 tại Nam Mỹ; Friendster tại Châu Á và các đảo quốc Thái Bình Dương. Mạng xã hội khác gặt hái được thành công đáng kể theo vùng miền như Bebo tại Anh Quốc, CyWorld tại Hàn Quốc, Mixi tại Nhật Bản và tại Việt Nam xuất hiện rất nhiều các mạng xã hội như: Zing Me, YuMe, Tamtay - Lịch sử ra đời của mạng xã hội Lịch sử hình thành và phát triển mạng xã hội trên thế giới gắn liền với Internet. Chỉ trong một thời gian ngắn nhưng các nhà nghiên cứu đã xây dựng thành công rất nhiều mạng xã hội, điều này đóng vai trò hết sức quan trọng cho sự phát triển các mối quan hệ cộng đồng. Năm 1971 sự ra đời của email đánh dấu “bước tiến của nhân loại”. Đây được xem là nền móng của quá trình giao tiếp của xã hội loại người: giao tiếp qua Internet. Năm 1994 một trong những những mạng xã hội trực tuyến đầu tiên trên thế giới được ra đời: Geocities. Ý tưởng thành lập của Geocities là cho phép người dùng tự xây dựng những website của riêng mình theo từng chủ đề nhất định. Năm 1995, mạng xã hội TheGlobe.com ra đời, cho phép người dùng tự do chia sẻ những trải nghiệm của cuộc sống và cùng bàn luận với những người có cùng sở thích. Năm 1997, phần mềm AOL Instant Messenger, phần mềm chat đầu tiên trên thế giới được ra mắt và trở nên rất thông dụng. Cũng trong năm nay, dịch vụ SixDegrees.com ra mắt. Đây là mạng xã hội đầu tiên cho phép người dùng tự tạo các profile và liên kết bạn bè. Năm 2002, Friendster, mạng xã hội liên kết bạn bè thực ở cuộc sống bên ngoài được ra đời. Hiện nay, Friendster vẫn là mạng xã hội kết nối và tìm kiếm bạn bè lớn nhất thế giới. Năm 2003 được xem là năm bùng nổ của mạng xã hội, khởi đầu với sự ra mắt của MySpace. Được xem như là một bản sao của Friendster, nhưng có sự đầu tư mạnh mẽ từ các công ty quảng cáo trực tuyến và công nghệ. Phiên bản đầu tiên của MySpace được lập trình và ra mắt chỉ trong… 10 ngày. Tiếp ngay sau đó, là sự ra mắt của các mạng xã hội khác như Tribe.net, LinkEdin, Classmate.com, Jaiku, NetLog…Năm 2004, Mark Zuckerberg, khi đó còn là sinh viên trường Đại học Harvard ra mắt TheFacebook, là cổng liên lạc và giao tiếp dành cho sinh viên của trường. TheFacebook đã có 19.500 thành viên chỉ trong tháng đầu tiên sau khi được giới thiệu. Năm 2006, blog Twitter được ra mắt. Được xem như cách thức đơn giản nhất để người dùng có thể dễ dàng chia sẻ trạng thái của mình với bạn bè và những ai quan tâm. Năm 2008, Facebook vượt qua MySpace để trở thành mạng xã hội lớn nhất thế giới, về cả lượng người dùng lẫn số lượng truy cập. Đặc biệt, cả Facebook lẫn MySpace đều vượt xa Friendster, mạng xã hội đã từng dẫn đầu trong một thời gian dài. Tuy nhiên, Friendster vẫn đang rất phát triển ở khu vực châu Á. Số người đến từ châu Á chiếm 90% lượng truy cập của mạng xã hội này.- Cấu thành mạng xã hội* Nút (node): Là một thực thể trong mạng. Thực thể này có thể là một cá nhân, một doanh nghiệp hoặc một tổ chức bất kỳ nào đó* Liên kết (tie): là mối quan hệ giữa các thực thể đó. Trong mạng có thể có nhiều kiểu liên kết. Ở dạng đơn giản nhất, mạng xã hội là một đơn đồ thị vô hướng các mối liên kết phù hợp giữa các nút. Ta có thể biểu diễn mạng liên kết này bằng một biểu đồ mà các nút được biểu diễn bởi các điểm còn các liên kết được biểu diễn bởi các đoạn thẳng.- Mục tiêu của mạng xã hội* Tạo ra một hệ thống trên nền Internet cho phép người dùng giao lưu và chia sẻ thông tin một cách có hiệu quả, vượt ra ngoài những giới hạn về địa lý và thời gian.* Xây dựng lên một mẫu định danh trực tuyến nhằm phục vụ những yêu cầu công cộng chung và những giá trị của cộng đồng.* Nâng cao vai trò của mỗi công dân trong việc tạo lập quan hệ và tự tổ chức xoay quanh những mối quan tâm chung trong những cộng đồng thúc đẩy sự liên kết các tổ chức xã hội.- Các mạng xã hội phổ biến+ Những mạng xã hội ảo nổi tiếng trên thế giới Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia cập nhật tháng 1/2009 thì các mạng xã hội ảo nổi tiếng có độ tương tác cao, các tính năng và dao diện ưu việt nên số lượng người tham gia vào các trang mạng xã hội ảo ở các nước trên thế giới lớn cụ thể như sau:Cập nhật tháng 1/2009Tên Miêu tả Số thành viên Windows Live SpacesBlog 120 000 000FacebookTỉ lệ truy cập cao nhất ở Canada và ở Anh, nhiều nhân vật nổi tiếng750 000 000 (tài khoản hoạt động) FriendsterRất phổ biến ở Malaysia, Indonesia và Singapore115 000 000hi5 Audiencevariée (Amériquecentrale, Mongolie, Roumanie, )80 000 000Tagged Tagged.com70 000 00Flixster Thiết kế dành cho những người yêu phim ảnh69 000 000ClassmatesGiúp mọi người tìm lại được những người bạn học cũ40 000 000Bebo BeboĐược sử dụng rộng rãi nhất ở Ireland40 000 000OrkutRất phổ biến ở Brasil và Ấn Độ 37 000 000Netlog Rất phổ biến tại Bỉ 35 000 000TwitterMạng nhắn tin nhanh, blog nhỏ100 triệu+ Những mạng xã hội ảo nổi tiếng ở Việt NamTrong năm 2007, thế giới chứng kiến hàng loạt những vụ sát nhập, mua lại trị giá hàng tỉ USD như: Google mua lại YouTube, Microsoft mua Aquantive Đồng thời các mạng xã hội ảo như Facebook, MySpace đã bắt đầu liên kết với hàng loạt các công ty công nghệ giải trí hàng đầu thế giới. Tất cả những sự kiện này đều nhằm mục tiêu "nâng" các mạng xã hội ảo lên một vị trí cao hơn, trở thành một xu hướng mạng hấp dẫn và có giá trị.Cũng trong năm này, Facebook, Myspace… những mạng xã hội ảo nổi tiếng thế giới - cũng bắt đầu được giới trẻ Việt biết đến và gia nhập nhiều hơn.Hòa cùng dòng chảy thế giới, tháng 2, tháng 5 và tháng 10 năm 2007, các mạng xã hội ảo "Made in Vietnam" như: ClipVN, YoBanbe, Cyworld đã chính thức ra mắt cộng đồng mạng trong nước. Dù mới ra mắt chưa được bao lâu nhưng những mạng xã hội này đã thu hút hàng trăm ngàn bạn trẻ tham gia, đáp ứng được phần nào nhu cầu giải trí, chia sẻ thông tin, tình cảm và nhu cầu phục vụ học tập của sinh viên nói chung và của giới trẻ hiện nay. Điều này có thể chứng minh khi mạng xã hội tiêu biểu của Việt Nam mới ra đời trong vài năm gần đây là Zing Me nay đã có hơn 5 triệu thành viên tham gia, còn với mạng có nguồn gốc nước ngoài được không ít người việt, nhất là giới trẻ tham gia vào facebook, đã có hơn 500 triệu thành viên tham gia trên toàn thế gới. Đây được xem là dấu hiệu thể hiện sự "bùng nổ" của các mạng xã hội, nơi gặp gỡ và giao lưu đầy hấp dẫn, tiện ích của giới trẻ Việt Nam thời hiện đại. Những mạng xã hội ảo này mỗi cái đều có "cá tính" riêng, hỗ trợ tiếng Việt hoàn toàn và rất dễ sử dụng hứa hẹn sẽ tạo ra một trào lưu sử dụng bùng nổ mạng xã hội ở Việt Nam. + Ở trường Đại học Theo khảo sát thì sinh viên sử dụng rất nhiều loại mạng xã hội như: facebook, yahoo, zing me, YuMe, Tamtay…nhưng số lượng thành viên tham gia vào các trang mạng lại có sự khác nhau. Theo khảo sát thì mạng facebook với số thành viên tham gia là 44%, zing me là 20%, yahoo 35% từ đó ta có thể thấy được các mạng xã hội được sử dụng phổ biến ở là: chiếm tỷ lệ cao nhất và được các bạn ưa chuộng nhất là facebook, thứ hai là yahoo, và thứ ba là zing me…từ đó ta có thể nhận xét rằng nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên ngày càng tăng và số trang mạng xã hội được sinh viên sử dụng rất phong phú và đa dạng. 1.2. Các yếu tố làm ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên . - Do sở thích, hứng thú của các nhân đối với mạng xã hộiTrong quá trình hoạt động của con người, cùng với nhu cầu, hứng thú kích thích hoạt động làm cho con người say mê hoạt động đem lại hiệu quả cao trong hoạt động của mình. Hứng thú hình thành và phát triển dẫn đến nhu cầu trong lĩnh vực đó phát triển dễ dàng hơn. Nhu cầu và hứng thú có quan hệ mật thiết với nhau, nhu cầu là tiền đề, là cơ sở của hứng thú, khi có hứng thú với một cái gì thì cá nhân sẽ hoạt động tích cực chiếm lĩnh đối tượng để thỏa mãn nhu cầu trong cuộc sống lúc đó xuất hiện nhu cầu mới cao hơn. Chính vì vậy đối với mỗi bản thân hứng thú với một cái gì đó luôn kèm theo tính hấp dẫn mà cá nhân hướng đến nhằm thỏa mãn nhu cầu của cá nhân đó. Mạng xã hội với những ưu thế của mình đã tạo ra một cuộc cách mạng trên thế gới cũng như thu hút được sự tham gia nhiệt tình của các bạn trẻ ở Việt Nam đặc biệt là các bạn sinh viên trường Đại học .Sinh viên là những người ham học hỏi, luôn năng động sáng tạo, sẵn sàng tiếp thu những tiến bộ khoa học – kỹ thuật của nhân loài. Từ khi công nghệ thông tin ra đời ở Việt Nam nó đã được rất nhiều bạn trẻ đón nhận một cách nồng nhiệt và trở thành một phần không thể thiếu đối với các bạn sinh viên trong cuộc sống ngày nay. Chính vì vậy từ khi mạng xã hội ra đời với các dao diện và tính năng của mình như: trò chuyện, chat, bộc lộ tâm trạng… và lợi ích của nó đem như: tìm hiểu thông tin, phục vụ học tập, giải trí… lại đã kích thích sự tò mò, ham tìm hiểu của sinh viên Việt Nam nói chung và các bạn sinh viên trường Đại học nói riêng.- Nhu cầu bày tỏ tâm trạng, tình cảm của các nhânDo sinh viên sống trong môi trường mang tính kỷ luật, chấp hành nghiêm quy chế điều lệnh của nhà trường, hạn chế việc ra ngoài vào giờ quy định và tiếp xúc với xã hội và hạn chế việc gặp bạn bè, xa gia đình và người yêu…nên sinh viên luôn thiếu hụt nhu cầu bộc lộ chia sẻ, tâm sự tình cảm, tâm trạng của mình với những người thân yêu của mình. Chính vì vậy việc ra đời của mạng xã hội đã giải tỏa được nhu cầu ấy cho sinh viên, chia sẻ tình cảm, tâm trạng với tất cả mọi người nhằm giải tỏa được tất cả áp lực, kìm nén về cảm xúc của sinh viên trong một thời gian dài.- Do tính hấp dẫn và lợi ích của mạng xã hội đem lạiTa có thể hiểu tính hấp dẫn của mạng xã hội được hiểu là sự thu hút, lôi cuốn của các trang mạng xã hội với các chức năng, dao diện và tính ưu việt của nó có thể đáp ứng, thỏa mãn được các nhu cầu của chính bản thân người sử dụng. Và để lý giải vì sao mạng xã hội ảo lại mang tính hấp dẫn, tạo ra được hứng thú cho người sử dụng nó và giới trẻ, giới sinh viên nói chung và đặc biệt là sinh viên trường Đại học nói riêng ta có thể điểm qua một vài lợi ích chính của mạng xã hội cụ thể như sau:+ Mạng xã hội có khả năng kết nối mọi người một cách nhanh chóng và rộng rãi vì nó có độ tương tác cao với những tính năng như chat, e-mail, phim ảnh, voice chat, chia sẻ file, blog và xã luận. Mạng đổi mới hoàn toàn cách cư dân mạng liên kết với nhau và trở thành một phần tất yếu của mỗi ngày cho hàng trăm triệu thành viên khắp thế giới. Các dịch vụ này có nhiều phương cách để các thành viên tìm kiếm bạn bè, đối tác: dựa theo group (ví dụ như tên trường hoặc tên thành phố), dựa trên thông tin cá nhân (như địa chỉ e-mail hoặc screen name), hoặc dựa trên sở thích cá nhân (như thể thao, phim ảnh, sách báo, hoặc ca nhạc), lĩnh vực quan tâm: kinh doanh, mua bán + Mạng xã hội có nhiều tính năng và lợi ích như:* Thể hiện trạng thái: trong mạng xã hội ảo, con người tồn tại, giao thiệp với nhau thông qua việc chia sẻ cảm xúc, ý nghĩ, quan niệm một cách tương đối tự do, không bị ràng buộc về không gian và thời gian mặc dù vẫn phải tuân thủ luật lệ của thế giới thực và những quy tắc ứng xử nhân văn. Mạng xã hội (MXH) nhanh chóng trở thành một hiện tượng vì nó đáp ứng nhu cầu được lên tiếng, được bày tỏ và chia sẻ của người sử dụng* Trò chuyện (qua messenger chat): Thông qua mạng xã hội, mọi cá nhân có thể trao đổi thông tin với bạn bè, người thân một cách nhanh chóng, trực tiếp dù khoảng cách thực tế của họ có thể xa hoặc gần* Gửi thư điện tử (e-mail), xem phim ảnh trên internet, điện thoại trên internet (voice chat): Đây là những tính năng đặc biệt, nó là sự tổng hợp của các phần mềm trước đây, tạo nên sự thuận tiện trong quá trình sử dụng* Chia sẻ tập tin (files): giúp người sử dụng có nhu cầu chia sẻ dù thời gian lên mạng ít hay nhiều. Và mạng xã hội với khả năng kết nối mạnh mẽ đã trở thành lựa chọn của họ để thỏa mãn nhu cầu của mình* Nhật ký điện tử (blog): Thông qua mạng xã hội, mỗi cá nhân có thể viết nhật kí của bản thân dưới hình thức các đoạn text, ngoài ra các bạn có thể chia sẻ nhật kí của mình với những người bạn khác, tạo điều kiện thiết lập các mối quan hệ trong xã hội.* Giải trí: Sự cuốn hút của mạng xã hội còn có các ứng dụng giải trí và tính cộng đồng. Có nhiều ứng dụng rất phong phú, đã chơi thì khó ngừng * Tìm kiếm thông tin bạn bè, đối tác: mạng xã hội tạo thêm cơ hội cho người dùng sử dụng để tìm kiếm thông về bạn bè, đối tác: dựa theo Groups (ví dụ như tên trường hoặc tên thành phố), dựa trên thông tin cá nhân (như địa chỉ e-mail hoặc screen name), hoặc dựa trên sở thích cá nhân (như thể thao, phim ảnh, sách báo, hoặc ca nhạc), lĩnh vực quan tâm: kinh doanh, mua bán* Phục vụ hiệu quả cho việc học tập: Với mạng xã hội sinh viên có thể truy cập tìm kiếm tài liệu một nhanh chóng và hiệu quả nhất, đỡ tốn thời gian cho việc tìm kiếm trong các thư viện và các hiệu sách, tìm hiểu các kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau….Ngoài ra với những tính năng đa dạng của mạng xã hội, việc sử dụng mạng xã hội đã mang lại rất nhiều tác dụng trên nhiều lĩnh vực khác như: Trong lĩnh vực kinh doanh, trong kết nối cộng đồng, còn có tác dụng rất lớn trong việc làm các công tác xã hội, thông qua mạng xã hội nhà nước ta cũng có thể quảng bá hình ảnh của đất nước ra thế giới.CHƯƠNG 2: NHU CẦU SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN VÀ MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT2.1. Đánh giá về nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên và dự báo tình hình sử dụng mạng xã hội trong thời gian tới 2 1.1 Đánh giá về nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên Như đã nói ở trên, việc sử dụng mạng xã hội có một vai trò quan trọng đối với sinh viên nói chung và sinh viên trường Đại học nói riêng. Để việc sử dụng mạng xã hội đạt hiệu quả cao thì mỗi sinh viên cần phải có nhận thức, thái độ và mục đích sử dụng như thế nào để phát huy những mặt tích cực và tự loại bỏ những mặt tiêu cực, hạn chế của mạng xã hội là một điều rất cần thiết. Nhưng không phải ai cũng nhận thức được một cách đúng đắn nhất việc sử dụng mạng xã hội, không phải ai cũng hình thành cho mình cách sử dụng mạng xã hội một cách hợp lý nhất, có hiệu quả nhất, hay nói cách khác là không phải sinh viên nào cũng có suy nghĩ, nhận thức nhu cầu sử dụng mạng xã hội một cách tích cực. sinh viên có nhu cầu sử dụng mạng xã hội một cách khác nhau về: mức độ sử dụng, hình thức sử dụng và mục đích sử dụng. Có sinh viên sử dụng mạng xã hội để phục vụ cho việc học tập, bộ phận khác thì để giải trí, thư giãn, một bộ phận khác thì để kết bạn, tìm hiểu thông tin người khác và có bộ phận khác thì để bày tỏ tâm trạng, tình cảm, cảm xúc của chính bản thân mình. Để hiểu được nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên trường Đại học, tác giả đã tiến hành khảo sát 100 sinh viên các trường đại học bất kỳ ở thủ đức, kết quả thu được như sau:- Mức độ sử dụngNhư đã trình bày ở trên, nhu cầu là sự đòi hỏi tất yếu mà cá nhân nhận thấy cần được thỏa mãn để tồn tại và phát triển trong điều kiện xã hội, lịch sử nhất định. Nhu cầu là những đòi hỏi khách quan của mỗi người trong những điều kiện nhất định đảm bảo cho sự sống, sự phát triển của con người. Điều đó cho thấy rằng nhu cầu của cơ thể sống là một hệ thống phức tạp, nhiều tầng lớp, bao gồm vô số các chuỗi mắt xích của hình thức biểu hiện và nhu yếu liên kết chằng chịt, có khả năng phát triển và đa dạng hóa.Tuy nhiên, để dễ nhận dạng, một nhu cầu riêng biệt đơn giản nhất được cấu thành bởi một nhu yếu và một hình thức biểu hiện. Hình thức biểu hiện nhất định được cụ thể hóa thành đối tượng của một nhu cầu nhất định, đối tượng của nhu cầu chính là cái mà nhu cầu hướng đến và có thể làm thỏa mãn nhu cầu đó. Một đối tượng có thể làm thỏa mãn một số nhu cầu, một nhu cầu có thể được thỏa mãn bởi một số đối tượng, trong đó mức độ thỏa mãn có khác nhau.Như vậy, mỗi sinh viên cần phải nhận thức và suy nghĩ rõ được mạng xã hội và việc sử dụng MXH . Phải thấy rằng mạng xã hội với dao diện, độ tương tác và các tính năng nổi bật khác đã đem đến lợi ích không nhỏ cho sinh viên, với mạng xã hội sinh viên có thể tìm kiếm thông tin phục vụ hiệu quả cho việc học tập; với tính năng của MXH sinh viên có thể giải trí, thư giãn qua các: trò chơi, đọc tin tức, sách báo, nghe nhạc…; không những thế với khả năng lan truyền không biên giới với các tính năng như chat, trò chuyện có thể giúp sinh viên có thể kết bạn với tất cả mọi người trên thế giới và bộc lộ được tâm trạng của bản thân mình với tất cả mọi người… Vậy sinh viên các trường đại học sẽ có nhận thức như thế nào về việc sử dụng mạng xã hội ? Mức độ nhu cầu sử dụng mạng xã hội như thế nào? Để trả lời cho câu hỏi trên tác giả đã tiến hành điều tra, khảo sát 100 sinh viên kết quả thu được như sau:Bảng 1: Mức độ sử dụng mạng xã hội của sinh viên trường Đại học Mức độ sử dụng MXH của sinh viên Số lượng Tỷ lệ (%) Thứ bậcRất thường xuyên 30 30 2Thường xuyên 60 60 1Bình thường 09 09 3Ít 01 01 4Từ kết quả này chúng ta có thể thấy được mức độ, nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên trường Đại học là rất cao và ta cũng thấy được sinh viên đều có nhận thức được vai trò của mạng xã hội trong việc phục vụ cho việc học tập, giải trí, tìm kiếm thông tin…. Tuy nhiên cũng có không ít sinh viêncho rằng việc sử dụng MXH là bình thường và ít quan trọng. Cụ thể là trong 100 sinh viên được khảo sát thì có đến 60% sinh viên cho rằng mức độ sử dụng mạng xã hội là thường xuyên, còn 30% sinh viên khác lại cho rằng mức độ sử dụng mạng xã hội là rất thường xuyên. Từ đây ta có thể thấy được nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên là rất cao đã chiếm đến 90% trong 100 sinh viên tham gia khảo sát. Nhưng theo khảo sát thì một số bộ phận sinh viên lại cho rằng mức độ nhu cầu sử dụng MXH của họ là bình thường và ít quan trọng, cụ thể chỉ có 9% sinh viên sử dụng mạng xã hội với mức độ bình thường và 1% sinh viên là ít sử dụng mạng xã hội. Cũng theo khảo sát trong 100 sinh viên thì mức độ truy cập vào mạng xã hội thường ngày thì có đến 40 sinh viên truy cập vào MXH là 3 lần\ngày chiếm tỷ lệ 40% , có 33 sinh viên truy cập vào mạng xã hội 2 lần\ngày chiếm tỷ lệ 33% và mức độ sinh viên truy cập vào MXH nhiều hơn 2, 3 lần\ngày chiếm tỷ lệ là 20%, cũng trong đó số sinh viên truy cập vào MXH chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ là 7% vì bộ phận này chưa thấy được tầm quan trọng của mạng xã hội đối với bản thân mình. Từ đó cho ta thấy được mức độ truy cập vào MXH ngày càng tăng với tần suất truy cập ngày càng nhiều,chỉ trong một ngày mà đã chiếm tỷ lệ là 93% trong 100 sinh viên được khảo sát.Qua những phân tích trên ta có thể kết luận: nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên có xu thế đi lên và ngày càng tăng nhanh, từ đó cho ta thấy được vai trò quan trọng của mạng xã hội đối với việc học tập, giải trí, thư giãn… của sinh viên.- Mục đích sử dụngNhư chúng ta đã biết ở trên, MXH có một vai trò quan trọng đối với đời sống sinh viên nói chung và đặc biệt là trường sinh viên trường Đại học nói riêng. Qua việc khảo sát mức độ sử dụng mạng xã hội đã cho ta thấy được nhu cầu sử dụng MXH của sinh viên là ngày càng tăng đặc biệt là trong thời gian tới với việc sử dụng mang xã hội một cách như vậy ta cũng tự đặt câu hỏi sinh viên vào mạng để làm gì? Nhằm mục đích và nội dung là để làm gì? Để làm rõ cho câu hỏi trên và làm rõ vấn đề này tác giả cũng đã tiến hành khảo sát100 sinh viên và thu được kết quả cụ thể như sau:Bảng 2: Mục đích sử dụng mạng xã hội của sinh viên trường Đại học Mục đích sử dụng mạng xã hội Số lượng Tỷ lệ (%) Thứ bậcGiải trí 0 0Học tập 0 0Kết bạn 0 0Bày tỏ cảm xúc 0 0Tìm hiểu thông tin người khác0 0Tất cả 100 100 1Qua khảo sát, ta có thể thấy được mục đích sử dụng mang xã hội của sinh viên rất đa dạng. Đa số các bạn sử dụng mạng xã hội đều chọn mục đích sử dụng là tất cả các ý kiến trên cụ thể là: giải trí, học tập, kết bạn, bày tỏ cảm xúc, tìm hiểu thông tin người khác và nó chiếm tỷ lệ đến 100%, từ đó ta thấy được rằng mục đích sử dụng mạng xã hội của các bạn sinh viên hầu hết đều để phục vụ cho nhu cầu của bản thân và các mục đích sử dụng lại rất phong phú. Và để đi sâu vào mục đích chính của việc sử dụng MXH tác giả đã khảo sát và cho được kết là có thể thấy được sự khác biệt trong mục đích của việc sử dụng mạng xã hội: ta thấy rằng mục đích phục vụ cho việc giải trí chiếm đến 30% - Hình thức sử dụngKhi nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên ngày càng tăng nhanh và mục đích sử dụng cũng khá phong phú và đa dạng và để có thể đáp ứng cho các mục đích đó thì phải có phương tiện hỗ trợ với nhiều hình thức sử dụng khác nhau, qua khảo sát tác giả thu được kết quả như sau: Bảng 3: Hình thức sử dụng để vào mạng xã hội của sinh viên Hình thức sử dụng để vào mạng xã hội Số lượng Tỷ lệ (%) Thứ bậcĐiện thoại 45 45 1Laptop 25 25 3Phòng khai thácthông tin 30 30 2Ý kiến khác 0 0 4 Qua khảo sát ta nhận thấy, phương tiện vào mạng xã hội của sinh viên rất đa dạng như: điện thoại, lap top, phòng khai thác thông tin trực tuyến. Nhưng lại có sự khác nhau về hình thức sử dụng các loại phương tiện trên, khi điện thoại di động là một phương tiện khá hữu ích và thuận tiện, có thể đem đi bất cứ đâu hay làm việc gì, từ tính tiện ích của nó mà số lượng sinh viên sử dụng loại phương tiện vào mạng xã hội chiếm tỉ lệ khá cao là 45% có thể khẳng định rằng đây là loại phương tiện được sinh viên sử dụng nhiều nhất để phục vụ cho nhu cầu của mình. Từ những phân tích trên cho phép chúng ta kết luận: Nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên hiện nay đa dạng phong phú hơn trước theo nhu cầu giải trí ngày càng tăng của thanh niên hiện nay. Họ có nhiều nhu cầu cần được đáp ứng trong đó cơ bản có những nhu cầu như học tập, tìm hiểu trao đổi thông tin, nhu cầu giải trí, bày tỏ tâm trạng…và mạng xã hội giúp họ đáp ứng được phần nào những nhu cầu đó. Mức độ truy cập vào mạng mạng xã hội của sinh viên là rất là khá cao và hình thức để vào mạng cũng rất phong phú và đa dạng như: điện thoại, lap top, phòng khai thác thông tin trực tuyến. Đa số sinh viên đều nhận thức được tầm quan trọng và ảnh hưởng của mạng xã hội đến đời sống của bản thân mình nhưng vẫn còn một số bộ phận sinh viên vẫn chưa vẫn chưa nhận thức được một cách đúng đắn nhất về vai trò của mạng xã hội và chưa sử dụng mạng xã hội vào mục đích đúng đắn cho việc học tâp, giải trí Vấn đề đặt ra phải làm thế nào để sinh viên nắm và hiểu rõ về mạng xã hội. Và từ đó giúp sinh viên phân định ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của mạng xã hội, có thể biết và tận dụng và phát huy những mặt tích cực mà mạng xã hội đem lại, tự hạn chế và loại bỏ những mặt tiêu cực do nó gây ra. - Những tác động tích cực từ việc sử dụng mạng xã hội + Mạng xã hội tạo cơ hội cho các bạn sinh viên mở rộng giao tiếp và các mối quan hệ xã hộiGiao tiếp và quan hệ xã hội đối với mỗi con người trong cuộc sống là rất quan trọng, được xem như là “món ăn tinh thần”, là nhu cầu cần thiết giúp con người tồn tại và khẳng định bản thân trong gia đình và ngoài xã hội. Đồng thời đây cũng là một trong những kỹ năng cần thiết giúp con người thành công trong cuộc sống nên mỗi người luôn tự tìm tòi và tích lũy. Giao tiếp được diễn ra bằng nhiều hình thức đa dạng và phong phú, nhưng có thể quy thành hai dạng chính là trực tiếp và gián tiếp. Và như thế, giao tiếp thông qua mạng xã hội sẽ diễn ra bằng hình thức thứ hai.Với sự ra đời của Internet và các trang MXH, giao tiếp giữa con người với con người được mở rộng, con người trong thế giới ảo được kết nối với nhau nhanh hơn. Những tính năng như thư điện tử (e-mail), nói chuyện trực tuyến (voice chat, video call),… đã dần dần chiếm vị thế so với cách thức liên lạc, trao đổi bằng viết