Nghị định 05 2023 về kiểm toán nội bộ

Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 05/2019/NĐ-CP về kiểm toán nội bộ. Theo đó, các doanh nghiệp sau đây phải thực hiện công tác kiểm toán nội bộ:

  • Công ty niêm yết.
  • Doanh nghiệp mà nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con.
  • Doanh nghiệp nhà nước là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con.

Các doanh nghiệp khác được khuyến khích thực hiện công tác kiểm toán nội bộ.

Doanh nghiệp có thể đi thuê tổ chức kiểm toán độc lập đủ điều kiện hoạt động kiểm toán để cung cấp dịch vụ kiểm toán nội bộ.

Tuy nhiên, trường hợp này phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán nội bộ quy định tại Điều 5, 6 Nghị định này.

ND 05/2019/ND-CP VỀ KIỂM TOÁN NỘI BỘ

Ngày 22 tháng 01 năm 2019, Chính phủ ban hành Nghị định 05/2019/ND-CP về Kiểm toán nội bộ. Nghị định này quy định về công tác kiểm toán nội bộ trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các doanh nghiệp.

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 4 năm 2019

Tải xuống

Nghị định 05/2019/NĐ-CP: Nghị định này quy định tổng quan tất cả các vấn đề liên quan đến tổ chức và thực hiện hoạt động kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp

Nghị định 05 2023 về kiểm toán nội bộ

Nghị định 05/2019/NĐ-CP của Chính phủ về kiểm toán nội bộ (KTNB) được ban hành ngày 22/01/2019, có hiệu lực từ ngày 01/04/2019 quy định về công tác kiểm toán nội bộ trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các doanh nghiệp.

Theo đó, trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, tất cả các đơn vị thuộc đối tượng áp dụng, trong đó có doanh nghiệp niêm yết phải hoàn thành các công việc cần thiết để thực hiện công tác KTNB theo quy định.

Giới thiệu các nội dung cơ bản của Nghị định số 05/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định về kiểm toán nội bộ

25/02/2019

Ngày 22/01/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 05/2019/NĐ-CP quy định về kiểm toán nội bộ. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/04/2019. Nghị định số 05/2019/NĐ-CP quy định cụ thể, đối với cơ quan nhà nước, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ phải thực hiện công tác kiểm toán nội bộ tại bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các đơn vị trực thuộc bao gồm cả đơn vị sự nghiệp trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

Theo đó, đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải thực hiện công tác kiểm toán nội bộ tại Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Đối với đơn vị sự nghiệp công lập, tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư, đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên: Có tổng quỹ tiền lương, phụ cấp và các khoản đóng góp theo lương của số người lao động hiện có (bao gồm: số biên chế có mặt, lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ và lao động hợp đồng chuyên môn khác) trong một năm từ 20 tỷ đồng trở lên hoặc sử dụng từ 200 người lao động trở lên phải thực hiện công tác kiểm toán nội bộ.

Việc thực hiện công tác kiểm toán nội bộ ở các đơn vị nêu trên phải đảm bảo nguyên tắc không tăng biên chế, không phát sinh đầu mối mới.

Tại Nghị định nêu trên, Chính phủ cũng quy định rõ, người làm công tác kiểm toán nội bộ phải có bằng đại học chuyên ngành phù hợp với yêu cầu kiểm toán; Có thời gian từ 05 năm trở lên làm việc theo chuyên ngành đào tạo hoặc 03 năm trở lên làm việc tại đơn vị đang công tác hoặc từ 03 năm trở lên làm kiểm toán, kế toán hoặc thanh tra; Chưa bị kỷ luật ở mức cảnh cáo trở lên do sai phạm trong quản lý kinh tế, tài chính, kế toán hoặc không đang trong thời gian bị thi hành án kỷ luật; Có kiến thức, hiểu biết chung về pháp luật và hoạt động của đơn vị…

Trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, các đơn vị thuộc đối tượng phải thực hiện công tác kiểm toán nội bộ quy định tại Điều 8, Điều 9, Điều 10 Nghị định này phải hoàn thành các công việc cần thiết để thực hiện công tác kiểm toán nội bộ theo quy định tại Nghị định này.

Ngoài ra, Chính phủ giao Bộ Tài chính chịu trách nhiệm về quản lý nhà nước về kiểm toán nội bộ và thực hiện các nhiệm vụ xây dựng, trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về kiểm toán nội bộ; Quy định về việc áp dụng các chuẩn mực chuyên môn và nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán nội bộ; Ban hành Quy chế mẫu về kiểm toán nội bộ làm cơ sở để các đơn vị xây dựng Quy chế kiểm toán nội bộ của đơn vị mình theo quy định tại Nghị định này.

Thông qua các hoạt động kiểm tra, đánh giá và tư vấn, kiểm toán nội bộ, Chính phủ kỳ vọng công tác kiểm toán nội bộ sẽ đưa ra các đảm bảo mang tính độc lập, khách quan và các khuyến nghị về Hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị đã được thiết lập và vận hành một cách phù hợp nhằm phòng ngừa, phát hiện, xử lý các rủi ro của đơn vị; Các quy trình quản trị và quy trình quản lý rủi ro của đơn vị đảm bảo tính hiệu quả và có hiệu suất cao; Các mục tiêu hoạt động và các mục tiêu chiến lược, kế hoạch và nhiệm vụ công tác mà đơn vị đạt được.