Nếu dụng Vacxin cúm của năm trước để tiêm phòng chống dịch cúm của năm sau có được không giải thích

Bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, đồng thời đây cũng là thời gian các bệnh truyền nhiễm như cúm, thủy đậu, sởi,... bước vào giai đoạn phát triển. Vì vậy, để tránh “dịch chồng dịch”, chủ động tiêm vắc xin cúm là giải pháp hiệu quả ngăn ngừa biến chứng nặng do COVID-19 gây ra.

Mối liên quan giữa vắc xin cúm và COVID-19

Theo nghiên cứu mới đây được trình bày tại một cuộc họp trực tuyến của Hiệp hội Vi sinh lâm sàng và Bệnh truyền nhiễm Châu Âu cho thấy vắc xin cúm không làm giảm số ca tử vong trên các bệnh nhân COVID-19, tuy nhiên vắc xin có thể làm giảm một số vấn đề y tế do COVID gây ra.

Cụ thể: Đối với những bệnh nhân COVID được tiêm phòng cúm trước khi nhiễm COVID-19 ít nhất 2 tuần đến 6 tháng có nguy cơ bị đột quỵ thấp hơn 42% đến 55%, khả năng phát triển cục máu đông thấp hơn khoảng 60% và khả năng bị nhiễm trùng huyết thấp hơn 55% đến 64%, họ cũng ít phải đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt và khoa cấp cứu của bệnh viện so với các bệnh nhân. [Nghiên cứu trên 75.000 bệnh nhân nhiễm COVID -19 được chia làm 2 nhóm đều nhau và tương đồng chặt chẽ về tuổi, giới, dân tộc, các vấn đề sức khỏe bao gồm bệnh đái tháo đường và bệnh phổi, các yếu tố lối sống như chế độ ăn uống và hút thuốc hay không].

Tiêm phòng vắc xin cúm giúp bảo vệ hiệu quả và ngăn ngừa được các biến chứng nặng do COVID-19

Lý giải lý do tại sao vắc xin có thể cung cấp một số biện pháp bảo vệ chống lại Virus Corona, các nhà khoa học cho rằng đó là cơ chế tăng cường hệ thống miễn dịch bẩm sinh - hệ thống phòng thủ chung của cơ thể mà không chống lại một mầm bệnh cụ thể, vì vậy ở những người được tiêm phòng sức khỏe sẽ tốt hơn những người không tiêm phòng. Thế giới đang phải chống lại đại dịch COVID-19 diễn ra hết sức phức tạp, tuy nhiên vẫn còn kẻ thù rất lớn đó là cúm luôn luôn tiềm tàng và có thể bùng phát thành dịch bất kì lức nào. Việt Nam là nước nhiệt đới, vì vậy dịch cúm có thể diễn ra quanh năm và đạt đỉnh vào mùa đông xuân [tháng 9, 10 năm nay đến tháng 3 năm sau]. Các chủng cúm lưu hành tại Việt Nam rất đa dạng, tồn tại cả các chủng cúm ở Bắc và Nam bán cầu. Vì vậy, nếu chủ quan với cúm, dịch sẽ nhanh chóng quay trở lại gây thêm gánh nặng về y tế.

Lợi ích của tiêm phòng cúm định kỳ

Chủ động tiêm phòng vắc xin định kỳ là giải pháp giúp giảm thiểu nguy cơ nhiễm cúm. Phương pháp này mang lại nhiều lợi ích:

- Tạo miễn dịch chủ động phòng bệnh cúm mùa. Hiện nay có vắc xin cúm 4 chủng A H1N1, H3N2 là các chủng gây đại dịch và các chủng cúm B Victorya và B Gamagata mặc dù ít gây thành dịch, nhưng chúng xuất hiện, gây bệnh quanh năm và cũng có thể diễn biến tương đối nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời.

Từ kết quả của nghiên cứu cho thấy vắc xin cúm làm tăng cường sức mạnh miễn dịch, làm giảm tỷ lệ phải chăm sóc y tế và biến chứng nặng khi bị nhiễm COVID-19.

Tiêm phòng vắc xin sẽ giúp ngăn ngừa dịch cúm xảy ra và giảm nặng gánh nặng cho ngành y tế

Tiêm phòng giúp ngăn dịch cúm xảy ra, đồng thời làm giảm gắng nặng cho ngành y tế đang phải gồng mình ngăn chặn đại dịch COVID-19. Tiêm phòng cúm không thể thay thế được vắc xin COVID-19, vì vậy hãy chủ động tiêm phòng khi đến lượt.

Những ai nên tiêm phòng cúm?

Vắc xin cúm được chỉ định tiêm cho trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn ở bất kì độ tuổi nào, các đối tượng đặc biệt cần ưu tiêm chỉ định gồm:

  • Trẻ em;
  • Người > 65 tuổi;
  • Phụ nữ chuẩn bị mang thai và đặc biệt là phụ nữ mang thai [vắc xin Vaxigrip Tetra - là vắc xin phòng 4 chủng có thể chỉ định cho phụ nữ mang thai ở bất kì tuần thai nào];
  • Người mắc bệnh mạn tính: Đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh phổi mạn tính, suy thận,....

Tiêm phòng vắc xin cúm cho trẻ em đủ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn ở bất kì độ tuổi nào

Lịch tiêm phòng cúm:

Tiêm chủng cúm nên được nhắc lại định kỳ hàng năm trước khi dịch có nguy cơ bùng phát từ 2 tuần - 1 tháng, cụ thể lịch tiêm chủng theo độ tuổi diễn ra cụ thể như sau:

- Trẻ em [6 tháng - < 9 tuổi], chưa được tiêm ngừa cúm sẽ tiêm 2 mũi cách nhau ít nhất 4 tuần và tiêm nhắc lại hàng năm. Nếu đã tiêm đủ 2 liều vào năm đầu tiêm sẽ chỉ tiêm 01 mũi hàng năm.

- Từ 9 tuổi trở lên và người lớn: Chỉ cần tiêm 01 mũi và tiêm nhắc lại hàng năm.

Tiêm phòng cúm ở đâu?

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cung cấp dịch vụ tiêm phòng cúm, đặc biệt là loại vắc xin cúm mùa phòng 4 chủng cúm mới nhất Vaxigrip Tetra [Pháp], ngoài ra, bệnh viện còn cung cấp đa dạng các loại vắc xin khác cho cả trẻ em và người lớn như sởi, rubella. phế cầu,..

Khi trải nghiệm dịch vụ tiêm chủng tại MEDLATEC, khách hàng hoàn toàn an tâm với những quyền lợi và lợi thế sau:

  • Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng giàu kinh nghiệm;
  • Đặc biệt với hệ thống máy móc hiện đại và Trung tâm Xét nghiệm MEDLATEC đáp ứng nhanh chóng, chính xác các xét nghiệm cần được chỉ định trước khi tiêm, ví dụ viêm gan A, B, thủy đậu, sởi... [nếu cần].
  • Vắc xin được bảo quản ở nhiệt độ 2 – 8 độ C trong suốt quá trình bảo quản, đảm bảo theo tiêu chuẩn GSP.
  • Quy trình tiêm chủng theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế.
  • Miễn phí tư vấn và cung cấp đầy đủ thông tin về vắc xin và phác đồ tiêm chủng toàn diện.
  • Miễn phí khám sàng lọc, tiêm chủng hay theo dõi sau tiêm.
  • Được nhắc nhớ miễn phí lịch tiêm chủng trước 2 - 3 ngày, giúp khách hàng tránh bỏ sót lịch và bảo đảm hiệu quả tiêm chủng.

Vắc xin cúm là vũ khí hữu hiệu nhất để bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng khỏi dịch cúm mùa. Hãy chủ động tiêm phòng vắc xin bảo vệ sức khỏe định kỳ hằng năm.

Để biết thêm thông tin chi tiết, Quý khách vui lòng gọi tổng đài 1900 56 56 56 hoặc đăng ký lịch trực tuyến tại ứng dụng MEDON để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn.

Vắc xin cúm được cho là một phương pháp hữu hiệu nhất để phòng tránh một số loại virus gây nên bệnh cúm. Tuy nhiên, nó không thể giúp bạn ngăn ngừa bệnh cúm một cách tuyệt đối. Vậy vì sao tiêm vắc xin cúm vẫn bị cúm?

1. Tiêm vắc xin phòng cúm tại Việt Nam

Cúm là một loại bệnh mà đường hô hấp bị nhiễm virus cấp tính và xuất hiện những biểu hiện như sốt, đau đầu, sổ mũi, đau họng, ho và cơ mệt mỏi. Trong tình huống nặng, tình trạng ho thường kéo dài và kèm theo các triệu chứng liên quan đến đường tiêu hóa như tiêu chảy, buồn nôn và nôn mửa. Thông thường, bệnh cúm sẽ kéo dài từ 2 - 7 ngày tùy theo tình trạng bệnh.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, việc tiêm vắc xin phòng cúm sẽ làm giảm đi 60% những loại bệnh liên quan đến chủng cúm, tỷ lệ tử vong do mắc cúm lên đến 70 - 80%. Hơn nữa, hiệu lực bảo vệ sức khỏe con người của vắc xin phòng cúm từ 80 - 90%.

Vắc xin ngừa cúm được khuyến cáo tiêm chủng mỗi năm

Tại Việt Nam hiện nay, dịch vụ tiêm chủng vắc xin cúm sử dụng vắc xin được sản xuất bởi Hà Lan, Hàn Quốc, Pháp và Việt Nam. Những loại vắc xin này có thể giúp chúng ta phòng ngừa được 3 chủng cúm nguy hiểm gây hại đến sức khỏe con người. Trong đó, các loại vắc xin cúm hiện nay có thể phòng ngừa được 2 bệnh nhóm A là A/H1N1 và A/H3N2; 1 chủng nhóm B.

Tuy nhiên, không có gì ngạc nhiên khi tiêm vắc xin cúm vẫn bị cúm, bởi vì vắc xin không thể ngăn ngừa tuyệt đối những virus gây cúm ở người.

2. Nguyên nhân vì sao tiêm vắc xin cúm vẫn bị cúm

Có bốn nguyên nhân chủ yếu để giải thích cho câu hỏi của bạn. Những lý do đó bao gồm:

Thời gian tác động của vắc xin chưa đủ

Thông thường, sau khi tiêm vắc xin thì cơ thể bạn cần mất khoảng hai tuần để khả năng miễn dịch với các loại cúm được phát triển toàn diện. Vậy nếu như bạn mắc phải bệnh cúm hoặc có các triệu chứng của cúm trong hai tuần này thì rất có thể bạn đã tiếp xúc và nhiễm virus cúm trước hoặc ngay sau khi bạn tiến hành tiêm phòng.

Việc nhiễm virus ngay trước hoặc sau khi tiêm chủng là nguyên nhân vì sao tiêm vắc xin cúm vẫn bị cúm

Ngoài ra, sau khi tiêm phòng nhiều người nhận định rằng việc tiêm vắc xin khiến họ mắc bệnh cúm. Đây là một nhận định khá sai lầm bởi vì vắc xin phòng cúm được sản xuất từ những con virus đã chết hoặc không hoạt động nhằm mục đích kích thích cơ thể bạn tạo ra kháng thể chống lại những chủng virus đó. Dựa trên nguyên tắc hoạt động ấy, vắc xin cúm ngăn chặn cơ thể bạn mắc phải bệnh cúm.

Vậy vì sao tiêm vắc xin cúm vẫn bị cúm? Vì rất có thể rằng bạn đang mắc một số chứng bệnh có chung triệu chứng với bệnh cúm như: cảm lạnh, viêm phế quản, viêm phổi,...

Bạn mắc phải chủng cúm không được ngăn ngừa trong vắc xin

Hàng năm, các virus cúm có thể tự biến đổi hoạt động phức tạp và khó lường hơn. Vì vậy, việc tiêm phòng cúm có thể làm tăng khả năng đề kháng chống lại những chủng cúm có thể xảy ra ở thời điểm các mùa trong năm chứ không thể giúp cơ thể bạn chống lại toàn bộ những chủng cúm có thể xảy ra trong suốt vòng đời của bạn.

Tiêm chủng vắc xin cúm cần được thực hiện hàng năm

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, để vắc xin cúm đạt được hiệu quả tốt nhất thì mỗi người từ trên 6 tháng tuổi nên thực hiện tiêm chủng một trong những loại vắc xin cúm được cấp phép và phù hợp với tình trạng sức khỏe thể chất hiện tại hàng năm.

Trong tiêm chủng vắc xin cúm, các loại vắc xin nắm giữ vị trí quan trọng như nhau, không có sự ưu tiên. Bạn có thể thực hiện tiêm chủng một trong những loại:

  • Vắc xin cúm bất hoạt [IIV], bao gồm nhiều chủng khác nhau như: vắc xin cúm, vắc xin cúm liều cao Fluzone, vắc xin cúm Fluad,...

  • Vắc xin cúm tái tổ hợp [RIV].

  • Vắc xin cúm sống dạng xịt mũi [LAIV4].

Cơ thể không thể đáp ứng hệ miễn dịch cho vắc xin cúm

Đây là một trường hợp rất hiếm gặp có thể xảy ra khi bạn thực hiện tiêm chủng vắc xin phòng cúm. Ở những người lớn tuổi và trẻ em, hệ miễn dịch không được ổn định khiến cho hoạt động của vắc xin có thể thay đổi dẫn đến việc dù đã tiêm vắc xin cúm vẫn bị cúm. Tuy nhiên, đối với những bệnh nhân này thì tỷ lệ xảy ra các biến chứng nghiêm trọng của bệnh cúm được giảm thiểu một cách tối đa.

Theo các nghiên cứu, phần lớn những người đã tiêm phòng cúm sẽ có các triệu chứng nhẹ hơn rất nhiều so với những người chưa thực hiện tiêm chủng khi bị mắc phải bệnh cúm.

Người trên 65 tuổi không được thực hiện tiêm chủng hàng năm

Người cao tuổi từ 65 trở lên là đối tượng thuộc vào nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh cúm và cần được thực hiện tiêm chủng hàng năm. Ở độ tuổi này, những người cao tuổi có nguy cơ xảy ra những biến chứng nặng của bệnh cúm do đó họ cần được chăm sóc y tế kỹ càng và có các sự phòng bị thích hợp để bảo vệ sức khỏe.

Người trên 65 tuổi cần được tiêm vắc xin cúm để phòng ngừa mắc các bệnh về cúm

Tuy việc tiêm vắc xin không thực sự mang lại hiệu quả cao cho lứa tuổi này trong việc ngăn ngừa mắc bệnh cúm nhưng theo những thống kê sơ bộ cho thấy rằng tiêm vắc xin phòng cúm có hiệu quả từ 40 - 70% đối với những người cao tuổi không mắc các bệnh mãn tính và không nhận sự chăm sóc một cách thường xuyên.

Đó là bốn lý do cơ bản để giải thích nguyên nhân vì sao tiêm vắc xin cúm vẫn bị cúm. Ngoài ra, không thể loại trừ một số lý do hiếm gặp khác. Vì vậy nếu như bạn gặp phải những triệu chứng nghiêm trọng của bệnh cúm thì bạn vẫn cần đến thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để nhận được sự chăm sóc chuyên nghiệp của các y bác sĩ. Và đừng quên, để vắc xin đạt được hiệu quả tốt nhất bạn cần thực hiện tiêm vắc xin ngừa cúm mỗi năm theo lịch tiêm chủng của bạn.

Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu chi tiết và thực hiện tiêm phòng cúm thì hãy đến với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để nhận được dịch vụ tốt nhất. Tại đây, chúng tôi đảm bảo cung cấp cho bạn dịch vụ tiêm chủng đảm bảo, an toàn với đội ngũ y bác sĩ chuyên nghiệp cùng với vắc xin được cấp phép đảm bảo chất lượng của Bộ Y tế. Bạn có thể liên hệ qua hotline 1900 56 56 56 để nhận được tư vấn tiêm chủng để giải đáp những thắc mắc của bản thân cũng như đặt trước lịch để tiến hành tiêm chủng.

Video liên quan

Chủ Đề