Số quản lý nội bộ hàng phi mậu dịch 7

Theo TT 38/2015/TT-BTC, từ ngày 01/04/2015, các tờ khai hàng Phi Mậu Dịch sẽ được khai báo trên Hệ thống VNACCS cụ thể như sau:

Hàng xuất PMD:

– Hàng xuất PMD cơ quan, tổ chức: Khai trên VNACCS, mã loại hình H21.
– Hàng PMD cá nhân: Làm tờ khai thủ công theo mẫu Tờ khai hàng hóa xuất khẩu HQ/2015/XK ban hành kèm TT 38 [trên mã loại hình ghi thêm H21].

Hàng nhập PMD:
– Hàng nhập PND của cơ quan, tổ chức: Khai trên VNACCS, mã loại hình H11.
– Hàng nhập PMD cá nhân: Làm tờ khai thủ công theo mẫu Tờ khai hàng hóa nhập khẩu HQ/2015/NK ban hành kèm Phụ lục 04 TT38 [trên mã loại hình ghi thêm H11].

Lưu ý khi khai báo hải quan hàng PMD cho tổ chức không có MST:

 Trường hợp các “tổ chức phi chính phủ”, Văn phòng đại diện… [Các “tổ chức” không có MST hoặc không có giấy phép kinh doanh tại VN…] khi khai tờ khai Phi Mậu Dịch phải UỶ THÁC cho 1 Cty là Đại Lý HQ [Không phải Forwarder nha hoặc chuyển tên Consignee là Mekong Logistics ] khai tờ khai Phi Mậu Dịch giùm và dùng chính CKS của Cty Đại Lý Hải quan khai và chịu trách nhiệm pháp lý tờ khai.

– Trên tờ khai thể hiện người Nhập Khẩu: chính là Cty Đại Lý HQ.
– Mục Người Uỷ Thác: nhập vào tên người Uỷ thác [không cần nhập MST].
– Ghi chú Khác: Nhập Tên Cty Uy Thác.
– Giấy Uỷ Quyền cho Cty Đại Lý HQ [nộp bản chính cho HQ]. Một số tiêu chí cần lưu ý khi khai tờ khai Phi Mậu Dịch: Về cơ bản tờ khai Phi Mậu Dịch sẽ được khai trên tờ khai VNACCS và các tiêu chí cũng giống tờ khai Kinh Doanh VNACCS. Đặc Biệt: Quan trọng nhất là tiêu chí Trọng Lượng, Số Kiện và Danh Sách Hàng.
– Số B/L hoặc AWB [Master / House]: bắt buộc phải có, hàng đã về VN thì phải có số Bill rõ ràng.
– Số INVOICE: nếu không có, DN điền vào “KHONGCO”, các tiêu chí khác trên INVOICE như: Mã Điều Kiện Giá Hoá Đơn hoặc Phương Thức Thanh Toán DN có thể điền vào nhưng trên HQ sẽ không xét các tiêu chí này. [Khuyến cáo nên điền vào: CIF và TTR].
– Mã Phân Loại Giá Hoá Đơn: nếu DN có Invoice thì tại mục này DN điền vào “B”
– Hoá Đơn Cho hàng hoá không phải trả tiền. – Mã Phân Loại Khai Trị Giá: “6”
– Áp dụng phương pháp trị giá giao dịch.
– Mã Biểu Thuế NK + Thuế VAT: giống y chang như tờ khai Mậu Dịch.

BỘ HỒ SƠ PHI MẬU DỊCH CƠ QUAN tại CCHQ SÂN BAY TÂN SƠN NHẤT [Kho TCS và Kho SCSC] GỒM [phải sắp xếp theo thứ tự nha]:
1/ Phiếu đăng ký kiểm tra hàng hoá [Phiếu Kiểm Hoá].
2/ Bản Photo Tờ Khai.
3/ Tờ Khai PMD.
4/ Giấy Giới Thiệu.
5/ Công Văn Nhập Hàng Phi Mậu Dịch.
6/ Vận Đơn Hàng Không [Master AWB hoặc Master + House AWB].
7/ Giấy tờ khác… [nếu có].
Lưu ý: Ghi rõ NGÀY, THÁNG, NĂM, HỌ TÊN, CHỨC DANH NGƯỜI KÝ TỜ KHAI.

Biểu thuế xnk 2019 PDF FULL [update]

Biểu thuế xnk 2019 full PDF [update]

Cẩm nang về C/O, giải đáp thủ tục xin C/O, quy trình xin C/O

FAQS Thủ tục giao nhận cont trên Eport

FAQS Thủ tục giao nhận cont trên Eport Câu hỏi được sắp xếp theo 4 mục: Đăng ký, Nhập liệu, Thanh toán. Xuất hóa đơn điện tử để thuận tiện cho quá trình phát sinh vướng mắc của KH

Quy tắc xuất xứ hàng hóa WO, P, RVC, CTH, CTSH....

Quy tắc xuất xứ hàng hóa, tiêu chí RVC, tiêu chí CTH, CTSH, WO, W, P,.....

Danh mục hệ thống luật xuất nhập khẩu

Danh mục hệ thống luật xuất nhập khẩu

Hội thảo hải quan - doanh nghiệp 2017

Hội thảo hải quan - doanh nghiệp 2017

Các Chi Phí Phát Sinh Khi Bị Hải Quan Mỹ Giữ Hàng

Mọi chuyện đang tiến hành như dự định của bạn. Bạn đóng hàng vào container thành công và hoàn thành hết các chứng từ. Tàu đã chạy đúng thời gian. Bạn rất ung dung và vui mừng vì hợp đồng đã được thực hiện suôn sẻ. Nhưng ngay trước khi container chuẩn bị được bàn giao cho khách hàng tại cảng đến, hãng tàu thông báo cho bạn một tin tức xấu. Container hàng của bạn đã bị giữ lại bởi Cục Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ [U.S. CBP - Customs and Border Protection] để kiểm tra. Khi một lô hàng đến một cảng tại Mỹ, hải quan Mỹ sẽ “chấm điểm” lô hàng đó. Nếu số điểm vượt quá một con số nhất định, lô hàng của bạn chắc chắn sẽ bị xem xét và có khả năng bị kiểm hóa.

Cách Chuyển Thuế Nhập Khẩu, Thuế VAT Từ Tờ Khai Huỷ Sang Tờ Khai Mới

Do 1 số lý do ví dụ như tờ khai quá hạn 15 ngày kể từ lúc được cấp số mà doanh nghiệp chưa thể mở tờ khai, chúng ta phải huỷ tờ khai quá hạn và mở tờ khai mới để nhận hàng. Vậy trường hợp chúng ta đã nộp thuế thì phải làm sao? Theo thông tư 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 doanh nghiệp làm đơn điều chỉnh thu ngân sách nhà nước theo mẫu số C1-07/NS, nộp kèm giấy nộp tiền thuế [bản sao y] + bản gốc để đối chiếu.

Chứng Thực C/O Tại Văn Phòng Kinh Tế Văn Hoá Đài Bắc

Nếu hàng của các bạn xuất đi Đài Loan và người nhận hàng yêu cầu các bạn phải chứng thực C/O form B thì bạn phải làm sao? Quy trình như sau: Chuẩn bị bộ hồ sơ chứng thực. • Đơn xin xác nhận giấy tờ [theo mẫu] • Bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu. • Bản sao giấy phép đăng ký kinh doanh.

Các mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ

Các mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ Có khá nhiều loại C/O, tùy từng lô hàng cụ thể [loại hàng gì, đi/đến từ nước nào…] mà bạn sẽ xác định mình cần loại mẫu nào. Hiện phổ biến có những loại sau đây: • C/O mẫu A [cấp cho hàng xuất khẩu đi các nước cho hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP] • C/O mẫu D [hàng xuất khẩu sang các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định CEPT]

Những Điều Cần Lưu Ý Khi Chọn Đơn Vị Vận Chuyển Hàng Sang Mỹ

Những nhà xuất khẩu xuất hàng hóa từ Việt Nam vào Mỹ cần lưu ý là nên chọn đơn vị vận chuyển có khả năng phát hành vận đơn [HBL] và phải có giấy phép [FMC license] khai thác do FMC [US Federal Maritime Commission] cấp. Đơn vị có khả năng phát hành vận đơn đó là các NVOCC và phải có FMC license. Để được FMC cấp giấy phép, các NVOCC phải tuân thủ theo 3 bước:

Hàng Xuất Khẩu Bị Trả Lại Từ Cảng Qingdao [Return Cargo]

Bạn là doanh nghiệp xuất khẩu thủy hải sản/chủ hàng [shipper] tại Việt Nam – AAA COMPANY, bạn đang không may mắn gặp phải vấn đề mà không nhà xuất khẩu nào mong muốn điều đó xảy ra, đó là bạn phải nhận lại gấp lô hàng mà bạn đã bán đi, thì điều cần thiết lúc này là sự quyết đoán và chấp nhận chịu thiệt hại [bởi tất cả các chi phí phát sinh đều thuộc về doanh nghiệp của bạn], vì thế cho nên bạn buộc phải quyết định nhanh để tiến hành các thủ tục cần thiết [tiết kiệm thời gian và chi phí].

Hóa đơn thương mại, tiếng Anh là Commercial Invoice, là một chứng từ quan trọng trong ngoại thương, và cũng quan trọng không kém trong bộ hồ sơ hải quan. Với những ai chưa quen làm chứng từ này, tốt nhất là chọn một file mẫu hóa đơn thương mại, để tham khảo, rồi dựa vào đó mà làm cho nhanh.

HS Code Là Gì? Tầm Quan Trọng Của HS Code?

HS Code là gì? “HS Code” hay “Hệ thống HS” được định nghĩa là Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa, là hệ thống được tiêu chuẩn hóa quốc tế về tên gọi và mã số để phân loại hơn 98% hàng hóa được buôn bán trên phạm vi toàn thế giới của Tổ chức Hải quan thế giới – WCO.

Khai VNACCS Cho Hàng Tại Chi Cục Hải Quan KV IV [ICD]

1. Nhập khẩu: • Cơ quan hải quan: 02IK • Phương thức vận chuyển: Hàng nguyên container chọn mã 2, hàng lẻ chọn mã 3 • Địa điểm lưu kho chờ thông quan: Hàng về tại Cảng/Cửa khẩu nào thì chọn Mã lưu kho tại Cảng/Cửa khẩu đó.

Kiểm Dịch Động Vật Trên Cạn Và Thuỷ Sản Nhập Khẩu

Động vật trên cạn, thuỷ sản và các sản phẩm của chúng khi nhập khẩu vào Việt Nam đều phải thông qua kiểm dịch của cơ quan thú y địa phương. Cụ thể tại khu vực Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận là cơ quan thú y vùng VI. Để biết được mặt hàng nào cần phải kiểm dịch và quy trình, chứng từ có liên quan chúng ta tham khảo thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT đối với động vật trên cạn và 26/2016/ TT-BNNPTNT đối với hàng thuỷ sản.

Những Lưu Ý Khi Xuất Khẩu Sang Thị Trường Qatar

QATAR [một quốc gia tại Trung Đông, sở hữu trữ lượng khí đốt thiên nhiên và dầu mỏ lớn thứ ba thế giới] là một thị trường không hề xa lạ đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu VN. Bởi vì QATAR phải nhập khẩu hầu hết lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng và sản phẩm công nghiệp từ các nơi trên thế giới. Tuy nhiên, chính phủ QATAR lại rất nghiêm ngặt trong vấn đề nhập khẩu với nhiều quy định khắt khe mà các doanh nghiệp xuất khẩu cần hết sức lưu ý để tránh các khoản phí phát sinh hay thậm chí là yêu cầu trả hàng không cho nhập cảnh vào QATAR. Cụ thể:

Đó là phiếu đóng gói hàng hóa, là một thành phần quan trọng trong bộ chứng từ xuất nhập khẩu. Nếu theo nghĩa tiếng Anh dịch đơn thuần, thì phải dịch là Chi tiết đóng gói, hay Danh sách đóng gói mới sát nghĩa.

Quy Trình Đóng Hàng Xuất Tại Bãi Cát Lái

Nếu kho công ty của bạn nằm ở vị trí mà xe container không thể vào được để đóng hàng? Vậy phải làm sao để xuất hàng đây? Giải pháp là dùng xe tải chở hàng ra cảng và đóng hàng tại cảng luôn. Quy trình như sau:

Quy Trình Kiểm Dịch Thực Vật Nhập Khẩu

Danh mục các vật thể phải kiểm dịch thực vật nhập khẩu được quy định tại quyết định số 2515/QĐ-BNN-BVTV ban hành bởi cục kiểm dịch thực vật có hiệu lực từ 01/07/2015. Nếu hàng hoá nhập khẩu thuộc danh mục này thì phải đăng ký kiểm dịch trước khi đăng ký tờ khai hải quan.

Quy Trình Nhập Khẩu Hàng Hóa Bằng Đường Biển

Muốn nhập khẩu hàng hóa thì trước tiên bạn phải có giấy phép kinh doanh nhập khẩu mặt hàng đó. Sau đó khi bạn có được nguồn hàng nhập thì ký kết hợp đồng ngoại thương, trong hợp đồng sẽ quy định cụ thể phương thức thanh toán cũng như các giấy tờ cần thiết để bạn có thể nhận hàng khi hàng về đến VN. Bộ chứng từ nhập khẩu đầy đủ gồm:

Quy Trình Xuất Khẩu Hàng Hóa Bằng Đường Hàng Không

Sau khi ký hợp đồng ngoại thương, người xuất khẩu tiến hàng chuẩn bị hàng hóa và lập một số chứng từ cần thiết về hàng hóa để giao hàng cho hãng hàng không. Thông thường, họ ủy thác cho người giao nhận hay đại lý hàng không bằng một hợp đồng ủy thác giao nhận. Người giao nhận hay đại lý này phải được hãng vận chuyển chỉ định và cho phép khai thác hàng hóa.

Quy Trình Làm Hàng Xuất Khẩu Đường Biển

1. Ký hợp đồng Sau khi chào giá, nếu khách hàng chấp nhận mức giá đã đưa ra thì hai bên sẽ kí hợp đồng dịch vụ, ủy thác cho công ty giao nhận giao hàng và làm các thủ tục có liên quan đến lô hàng xuất khẩu. 2. Đặt chỗ [Booking] Kí hợp đồng dịch vụ xong, chủ hàng sẽ gửi Booking request để xác nhận lại thông tin về hàng hóa: người gửi hàng, người nhận hàng, trọng lượng, loại container, nơi đóng hàng [đóng ở kho người gửi hay đóng tại bãi container của cảng], cảng hạ container

Tại Sao Lô Hàng Vào Mỹ Của Tôi Lại Bị Kiểm Hóa?

Thậm chí cho đến tận bây giờ, lí do một lô hàng “bị” kiểm tra bởi Cục Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ [U.S. CBP - Customs and Border Protection] vẫn là một điều bí ẩn, bởi vì lực lượng này chưa bao giờ tiết lộ lí do hay tiêu chuẩn nào liên quan đến việc kiểm tra hàng. Có một số yếu tố rủi ro được xếp loại cho tất cả các lô hàng chuẩn bị đi vào biên giới Hoa Kỳ nhưng chúng ta không biết công thức được sử dụng để xác định các yếu tố này, dẫn đến việc lô hàng bị kiểm tra.

Thủ Tục Nhập Khẩu Bơ, Phô Mai

1]. Điều cần làm trước tiên là doanh nghiệp cần vào website sau để kiểm tra xem nhà máy sản xuất sản phẩm đó có nằm trong danh sách các doanh nghiệp nước ngoài được phép xuất khẩu mặt hàng có nguồn gốc từ động vật trên cạn vào Việt Nam hay không. Nhà máy sản xuất của nước nào thì tra cứu trong danh sách của nước đó. Nếu tên nhà máy không có trong danh sách thì hiện tại không được phép nhập khẩu từ nhà máy này. Nhà máy đó phải làm việc với bộ nông nghiệp tại bản địa để được cấp code xuất khẩu vào Việt Nam.

Xin Giấy Phép Kiểm Dịch Thực Vật

Khi nhập khẩu các mặt hàng có trong danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam, doanh nghiệp cần phải tiến hành xin giấy phép kiểm dịch với cục bảo vệ thực vật thì mới được phép đăng ký kiểm dịch. 1. Cây và các bộ phận của cây còn sống được sử dụng để trồng trọt; 2. Quả tươi

Xuất Khẩu Đi Mỹ – Thủ Tục An Ninh Cần Biết

Có thể nói không có nước nào mà việc kê khai thông tin sơ lược hàng hóa cho hải quan [manifest] lại phức tạp và nghiêm ngặt như Mỹ. Nắm được các thủ tục kê khai này sẽ giúp cho các nhà xuất khẩu Việt Nam chủ động đưa hàng hóa vào thị trường Mỹ một cách nhanh chóng và dễ dàng. Cho đến nay hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ phải chịu các biện pháp an ninh sau:

5 lợi ích của đặt hàng gia công

lợi ích khi đặt gia công hàng hóa

Tổng hợp các vấn đề C/O Form E

Tổng hợp các vấn đề C/O Form E

Hướng dẫn cách khai trên C/O cà phê [ICO]

Hướng dẫn sử dụng và cách kê khai

Hướng dẫn khai báo E-MANIFEST

20 mẫu form chứng nhận xuất xứ [c/o]

20 mẫu form chứng nhận xuất xứ [c/o]

-Trong mua bán hàng hóa quốc tế, mỗi một loại sản phẩm đều có tên gọi riêng, có chất lượng xác định với một số lượng nhất định. Mua bán hàng hóa quốc tế khác với việc mua bán ở siêu thị hay cửa hàng. -Hàng hóa trong mua bán quốc tế thường với số lượng lớn và phải thông qua một quá trình vận chuyển. Do vậy, hàng hóa cần phải được đóng gói theo đúng quy cách để bảo đảm an toàn trong quá trình vận chuyển. Thế nên trong khi đàm phán, ký kết hợp đồng những vấn đề liên quan đến tên gọi, chất lượng, quy cách đóng gói và vấn đề kiểm định chất lượng hàng hóa không thể bỏ qua và phải được các bên qui định chi tiết và cụ thể.

Thủ tục nhập khẩu phụ tùng ô tô - xe tải, xe con

Thủ tục nhập khẩu phụ tùng ô tô - xe tải, xe con. Một chiếc ô tô gồm rất rất nhiều bộ phận, có thể tới hàng nghìn chi tiết. Trong đó sẽ có những phần thiết yếu [khung, gầm, động cơ], những phần phụ trợ [lốp, đèn, phanh], và cả những bộ phận đi kèm phục vụ sự thoải mái hay nhu cầu vui chơi giải trí… Khi bộ phận nào đó bị thiếu hoặc hư hỏng, bạn cần bổ sung thay thế. Do khả năng sản xuất trong nước trong lĩnh vực xe hơi khá hạn chế, nên đa số các xưởng sửa chữa, cung ứng đều nhập khẩu trực tiếp hay gián tiếp từ nước ngoài. Và đó là lý do cần phải làm thủ tục để đưa những bộ phận này vào Việt Nam.

Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập tại chỖ

Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ: 1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ gồm: a] Sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm thuộc hợp đồng gia công theo quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP; b] Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan; c] Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam. 2. Địa điểm làm thủ tục hải quan: Thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ thực hiện tại Chi cục Hải quan thuận tiện do người khai hải quan lựa chọn và theo quy định của từng loại hình. 3. Hồ sơ hải quan Hồ sơ hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ thực hiện theo quy định tại Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC. Trường hợp hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan thì người khai hải quan sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng theo quy định của Bộ Tài chính thay cho hóa đơn thương mại. 4. Thời hạn làm thủ tục hải quan Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày thông quan hàng hóa xuất khẩu và sau khi hoàn thành việc giao nhận hàng hóa, người nhập khẩu tại chỗ phải làm thủ tục hải quan.

Thủ tục giao nhận hàng xuất khẩu đường biển với hàng lẻ LCL

Đối với từng mặt hàng, hàng nguyên công FCL hay hàng lẻ LCL sẽ có quy trình làm thủ tục giao nhận có đôi chút khác nhau, cụ thể về giao nhận và người giao nhận, quyền hạn và trách nhiệm của người giao nhận, các bước cụ thể để làm thủ tục hải quan xuất khẩu đường biển đối với hàng lẻ LCL [hàng không đầy cont, hàng LCL, hàng consol].

Qui trình thu mua, qui trình mua hàng trong một chuỗi cung ứng

QUI TRÌNH THU MUA, QUI TRÌNH MUA HÀNG TRONG MỘT CHUỖI CUNG ỨNG Lựa chọn nhà cung cấp Ngay khi xác định được nhu cầu vật tư cần mua, nhân viên cung ứng tiến hành nghiên cứu, lựa chọn nhà cung cấp.  Đối với các loại vật tư đã sử dụng thường xuyên, thì điều tra thêm để chọn được nguồn cung cấp tốt nhất.  Đối với các loại vật tư mới hay lô hàng có giá trị lớn thì phải nghiên cứu thật kỹ để chọn được nguồn cung ứng tiềm năng.

CHÚ GIẢI HS CODE 2017 TẬP 4 [ CHƯƠNG 72-85]

Tập 4 với 2 phần và 13 chương, từ chương 72 đến chương 85 [không có chương 77 do đây là chương dự phòng nên không có chú giải] dự kiến sẽ là tập "Hot" nhất trong bộ tài liệu Chú giải HS 2017 mà Hải quan Cái Lân số hóa

Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam

Sách trắng cung cấp thông tin chi tiết nhất về thực trạng phát triển doanh nghiệp theo ngành kinh tế, theo loại hình doanh nghiệp và theo địa phương. Mục đích của tài liệu này giúp Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương có thêm thông tin trong hoạch định chiến lược, kế hoạch, chính sách phát triển bền vững và hiệu quả doanh nghiệp. Sách trắng 2019 gồm 4 cấu phần: Bối cảnh phát triển doanh nghiệp năm 2018; Tổng quan phát triển doanh nghiệp Việt Nam năm 2018 và giai đoạn 2016-2018; Các giải pháp phát triển doanh nghiệp và Bộ chỉ tiêu đánh giá phát triển doanh nghiệp năm 2018 và giai đoạn 2016-2018.

QUY TẮC XUẤT XỨ HÀNG HÓA [C/O FORM E]

Quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

THỦ TỤC CƯỢC CONTAINER LÀ GÌ? TẠI SAO PHẢI CƯỢC?

Video liên quan

Chủ Đề