Nên ngủ tối bao lâu

Chúng ta thường nghĩ chỉ cần ngủ khoảng 8 tiếng mỗi ngày là đủ, thế nhưng con số này lại không áp dụng cho tất cả mọi người. Thời gian ngủ bao nhiêu là đủ còn phụ thuộc vào độ tuổi của bạn nữa đấy!

Chúng ta đã nghe rất nhiều thông tin về đồng hồ sinh học của cơ thể và những lợi ích tuyệt vời của việc ngủ đủ giấc đối với sức khỏe con người. Đa số mọi người nghĩ rằng ngủ 7–8 giờ là đủ, tuy nhiên điều này không hoàn toàn đúng. Thời gian ngủ bao nhiêu tiếng là đủ của mỗi người còn tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe.

Hãy cùng tìm hiểu xem một ngày cần ngủ mấy tiếng là đủ, nếu bị thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng gì và làm như thế nào để có giấc ngủ ngon ngay sau đây bạn nhé.

Ngủ bao nhiêu là đủ? Thời gian ngủ theo từng độ tuổi

Con người chúng ta dành đến 1/3 thời gian trong cuộc đời cho những giấc ngủ. Chất lượng giấc ngủ là chỉ số quan trọng thể hiện tình trạng sức khỏe và an sinh của một người. Để kiểm tra xem hiện tại mình có ngủ đủ giấc không, bạn có thể tham khảo khuyến nghị từ Tổ chức quốc gia về hỗ trợ giấc ngủ và tự đánh giá.

Tổ chức này đã triệu tập một hội đồng gồm 18 chuyên gia để xem xét một cách có hệ thống các tài liệu khoa học về thời gian ngủ bao nhiêu là đủ và mối quan hệ của giấc ngủ với sức khỏe, hiệu suất và tuổi thọ. Các chuyên gia đã xây dựng một bảng liệt kê về yêu cầu thời gian ngủ cho tất cả các nhóm tuổi kể cả trẻ em và trẻ vị thành niên.

Tuổi tác không chỉ ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe và chức năng của các hệ cơ quan trong cơ thể. Các nhà khoa học đã thiết lập mối liên hệ giữa tuổi tác và số giờ cần thiết cho giấc ngủ ngon như sau:

  • Trẻ em từ 0–3 tháng tuổi: 14–17 giờ
  • Trẻ em từ 4–11 tháng tuổi: 12–15 giờ
  • Trẻ em từ 1–2 tuổi: 11–14 giờ
  • Trẻ em từ 3–5 tuổi: 10–13 giờ
  • Trẻ em từ 6–13 tuổi: 9–11 giờ
  • Trẻ em từ 14–17 tuổi: 8–10 giờ
  • Người ở độ tuổi 18–25: 7–9 giờ
  • Người ở độ tuổi 26–64: 7–9 giờ
  • Người trên 65 tuổi: 7–8 giờ

Khi càng lớn tuổi hơn, nhu cầu về thời gian ngủ để hồi phục giảm đi. Trẻ em từ 0–3 tháng tuổi cần nhiều thời gian để ngủ nhất. Trẻ em dưới 18 tuổi nên ngủ hơn 8 giờ mỗi đêm. Sau độ tuổi này, nhu cầu về thời gian ngủ giảm đi đáng kể và thay đổi một chút khi ở độ tuổi trên 65. Tuy nhiên, ngủ bao nhiêu là đủ cũng cần tùy theo nhu cầu của mỗi người.

Hậu quả của tình trạng thiếu ngủ

Khi biết về tác hại của việc thiếu ngủ, chúng ta sẽ có động lực để rèn luyện bản thân ngủ đúng giờ và đủ giấc. Sau một tuần làm việc mệt mỏi, nhiều người mong đợi tới cuối tuần để có thể nghỉ ngơi. Bạn không nên hy sinh thời gian ngủ quý giá để xem một video mới đang “trend” trên Internet.

Việc thiếu ngủ có ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống do gây nhiều tác động xấu tới sức khỏe của bạn. Tình trạng ngủ không đủ giấc làm suy yếu khả năng miễn dịch và có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng sau đây:

  • Kiệt sức
  • Trầm cảm
  • Khiếm thị
  • Bệnh tim mạch
  • Bệnh tiểu đường
  • Thay đổi chức năng hormone

Thêm vào đó, giấc ngủ không đảm bảo chất lượng cũng gây ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể và ngoại hình. Kết quả có thể dẫn đến tình trạng tăng cân, có quầng thâm hoặc bọng nước mắt, xanh xao và da trở nên xấu đi. Khi bạn thiếu ngủ cũng sẽ dễ bị giảm tập trung, giảm hiệu quả làm việc hàng ngày và gây ra tình trạng lão hóa sớm.

Lợi ích của việc ngủ đủ giấc

Ngủ đủ và chất lượng giấc ngủ tốt sẽ giúp bạn hưởng được nhiều lợi ích về cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần, cụ thể:

  • Tăng cường hệ miễn dịch, ít mắc phải các bệnh vặt
  • Lái xe và di chuyển an toàn hơn
  • Giảm thiểu căng thẳng và các bất ổn về tâm lý
  • Nâng cao năng suất và hiệu quả công việc
  • Duy trì cân nặng , hạn chế yếu tố gây thừa cân, béo phì
  • Cải thiện làn da
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm.

7 bí quyết giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn

Chất lượng giấc ngủ và thời gian ngủ bao nhiêu là đủ là điều cần đặc biệt chú ý. Giấc ngủ chập chờn, không sâu giấc có thể dẫn tới suy giảm sức khỏe. Hãy áp dụng các bí quyết để có giấc ngủ ngon sau đây nhé.

1. Thiết kế không gian phòng ngủ dễ chịu

Hãy tạo bầu không khí ấm cúng và thoải mái trong phòng ngủ, như chọn một chiếc giường ngủ dễ chịu và thoải mái với tông màu sắc nhẹ nhàng mà bạn yêu thích.

2. Hạn chế uống cà phê, đặc biệt vào buổi tối

Khi gặp vấn đề về giấc ngủ, bạn nên cố gắng hạn chế tối đa việc uống cà phê. Đặc biệt là bạn không nên uống cà phê vào khoảng thời gian từ 4 đến 6 giờ trước giờ đi ngủ buổi tối. Trong vòng vài ngày sau khi ngừng uống cà phê, bạn sẽ có thể thấy sự khác biệt rõ rệt và giấc ngủ của bạn sẽ được cải thiện đáng kể.

3. Hạn chế uống đồ uống có cồn

Nhiều người gặp khó khăn về giấc ngủ, cụ thể là những người cao tuổi thường dùng một đến hai ly rượu để giúp họ dễ ngủ hơn. Tuy nhiên, đồ uống có cồn làm thay đổi đặc điểm cũng như chất lượng giấc ngủ. Khi hàm lượng rượu hoặc chất cồn trong cơ thể giảm xuống vài giờ sau đó, bạn sẽ thức dậy và cảm thấy bồi hồi. Điều này làm chúng ta rất khó có thể ngủ ngon trong thời gian còn lại của đêm.

4. Điều chỉnh chế độ ăn và chỉ nên ăn nhẹ

Bạn chỉ nên ăn nhẹ vào buổi tối và nên tránh những thức ăn có thể làm dạ dày khó chịu như đồ ăn cay, mỡ và các món rán. Hãy hạn chế ăn nhiều vào ban đêm và uống các loại đồ uống bổ dưỡng trước khi đi ngủ.

Dù là ngày trong tuần hay cuối tuần thì những người dễ bị khó ngủ nên rèn cho bản thân thói quen ngủ điều độ và cố gắng duy trì. Nếu bạn cố gắng dậy đúng giờ vào 6 – 6 giờ 30 sáng thì trong vài ngày, bạn có thể ngủ được vào lúc 22 – 22 giờ 30. Thực hiện cách này có thể thiết lập lại giờ giấc cho giấc ngủ của bạn và giúp ích rất nhiều trong việc cải thiện sức khỏe.

6. Có thói quen thư giãn trước khi ngủ

Bạn cũng nên có thói quen thư giãn 30 phút đến 1 giờ trước khi đi ngủ bằng những cách phù hợp với bạn. Ví dụ như thiền 15 phút, sau đó uống một tách trà hoa cúc. Bạn có thể tắm nước ấm và sau đó nghe một vài bản nhạc nhẹ nhàng. Một số người có thói quen đọc sách 30 phút trước khi đi ngủ. Lưu ý hạn chế sử dụng thiết bị điện tử như ti vi, điện thoại di động, iPad trước khi đi ngủ 30 phút.

Nếu bạn gặp chứng mất ngủ kéo dài, ở bất kỳ độ tuổi nào bạn cũng đều có thể rơi vào trạng thái lo lắng và mệt mỏi. Do đó hãy áp dụng các bí quyết nhằm có thể ngủ đủ giấc và có giấc ngủ chất lượng. Nếu tình hình không được cải thiện thì bạn nên tìm đến những liệu pháp trị liệu giúp dễ ngủ hoặc sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ nhé.

7. Kiểm tra và điều trị các rối loạn giấc ngủ [nếu có]

Rối loạn giấc ngủ là tình trạng một người có thời gian ngủ quá dài hoặc quá ngắn và có những điều bất thường xảy ra trong khi ngủ.

Người bị rối loạn giấc ngủ thường gặp những triệu chứng như:

  • Mất ngủ hoặc ngủ nhiều hơn bình thường
  • Ngưng thở trong khi ngủ
  • Cử động bất thường ở các chi hoặc mộng du.

Rối loạn giấc ngủ thường gây ra những triệu chứng vừa kể trên. Tuy nhiên, loạt triệu chứng này cũng có thể cảnh báo một vấn đề sức khỏe khác. Vì thế, để có chẩn đoán chính xác và biện pháp khắc phục phù hợp, bạn hãy đến bệnh viện chuyên khoa tâm lý – thần kinh để được thăm khám.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc ngủ bao nhiêu tiếng một ngày là đủ. Thời gian ngủ của mỗi người phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Do đó, bạn cần xác định thời gian ngủ của mình để có được chất lượng giấc ngủ tốt nhất.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Bác sĩ Hoàng Đình Hữu Hạnh, Phụ trách Đơn vị Rối loạn giấc ngủ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM cho biết, một giấc ngủ ngon phải đảm bảo đầy đủ về mặt thời gian và chất lượng của giấc ngủ.Trong đó, thời gian ngủ thay đổi theo độ tuổi. Trẻ sơ sinh ngủ từ 16 đến 20 tiếng một ngày, trẻ em dưới 14 tuổi ngủ trung bình khoảng 10 tiếng. Người trưởng thành 18-40 tuổi ngủ 8 tiếng và người già khoảng 6 tiếng một ngày.

Giấc ngủ được chia làm 2 giai đoạn là ngủ nông và ngủ sâu.Thời gian của giai đoạn ngủ sâu càng lâu thì chất lượng giấc ngủ càng tốt. Đây làtiêu chuẩn quan trọng để đánh giá một giấc ngủ ngon.

Thiếu ngủ khiến sức khỏe bị ảnh hưởng và không thể tập trung làm việc vào ngày hôm sau. Ảnh: CD

Bác sĩ Hạnh cho biết, giấc ngủ có vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng trong cơ thể con người, giúp cơ thể tái tạo, loại bỏ và bài tiết các chất có hại trong cơ thể.Hiện nay có khoảng 60% người dân bị bệnh rối loạn giấc ngủ ở độ tuổi trưởng thành vì không đảm bảo được thời gian cũng như chất lượng giấc ngủ.

Nhiều người do đặc thù công việc nên phải thường xuyên thức khuya làm việc khiến đồng hồ sinh học trong cơ thể bị rối loạn, dẫn đến tình trạng khó ngủ vào ban đêm.Thiếu ngủ và ngủ không ngon giấc làm người bệnh nhanh già, dễ cáu giận, căng thẳng, không thể tập trung làm việc vào hôm sau và phát sinh một số bệnh khác.

Theo bác sĩ, não bộ có cách ngủ riêng, giấc ngủ của não bộ không tính theo giờ giống mà tính theo chu kỳ.Nếu ngủ đủ chu kỳ của não bộ, mọi người sẽ có một cơ thể khỏe khoắn, tràn đầy sinh lực khi thức dậy. Vì vậy, giấc ngủ có chất lượng tốt sẽ làm cho não bộ có thể nghỉ ngơi đầy đủ. Khi ngủ 5 tiếng nhưng vẫn đảm bảo sức khỏe, không bị mệt mỏi và mất tập trung vào hôm sau.

"Thông thường, người lớn cần ngủ từ 7 đến 8 tiếng vào ban đêm. Tuy nhiên nếu công việc bắt buộc phải thức khuya để hoàn thành thì cần ngủ ít nhất là 5 tiếng", bác sĩ Hạnh khuyên.

Mất ngủ là loại rối loạn chiếm đa số trong các loại rối loạn giấc ngủ. Trong cuộc sống hiện đại,con người đang phải chịu nhiều áp lực, căng thẳng trong cuộc sống sinh hoạt nên số người bị bệnh mất ngủ từ đó cũng tăng lên. Vì thếmất ngủ được xem như một "căn bệnh thời đại".

Cẩm Anh

Video liên quan

Chủ Đề