Tại sao bị sưng lợi trong cùng

Sưng lợi trong cùng rất thường gặp và gây đau sức rất nhiều, ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị đúng cách, sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng như viêm nha chu, áp xe nướu và thậm chí mất răng. Bài viết dưới đây của Docosan sẽ gửi đến bạn thông tin về sưng lợi trong cùng.

Sưng lợi trong cùng là gì?

Sưng lợi trong cùng là bệnh lý răng miệng phổ biến. Bệnh thường gây đau nhức, sưng tấy, khó chịu, ảnh hưởng đến hoạt động và sinh hoạt và việc làm hàng ngày.

Tình trạng này có thể xuất hiện ở cả hai hàm: sưng lợi trong cùng hàm trên và sưng lợi trong cùng hàm dưới. Nghiêm trọng nhất là sưng lợi ở mặt ngoài 2 bên má, vì ảnh hưởng đến quá trình nhai, gây đau và ê buốt.

Sưng lợi trong cùng: Cách điều trị sao cho hiệu quả

Nguyên nhân khiến người bệnh bị sưng lợi trong cùng

Sưng lợi trong cùng do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, trong đó thường gặp nhất là:

Do viêm nướu răng

Viêm nướu là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng sưng lợi. Việc vệ sinh răng miệng của bạn chưa đúng, kèm với vị trí lợi ở trong cùng càng khó để vệ sinh nên sẽ khiến các mảng thức ăn thừa vẫn còn bám trên răng. Tình trạng này kéo dài sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn hình thành, tích tụ và phát triển gây sưng lợi, hoặc có thể gây mưng mủ.

Do mọc răng khôn

Mọc răng khôn ngầm hoặc xiên lệch, sẽ gây ra tình trạng sưng lợi sẽ kéo dài. Khi bị mọc răng khôn ảnh hưởng sức khỏe, bạn cần phải nhờ sự can thiệp của nha sĩ để nhổ răng khôn hoặc tìm ra các biện pháp xử lý khác phù hợp. Răng khôn nếu không xử lý kịp thời có thể làm lệch xương hàm hoặc khiến tình trạng viêm nhiễm ngày càng nặng hơn.

Sưng lợi trong cùng: Cách điều trị sao cho hiệu quả

Do sâu răng

Sâu răng ở vùng trong cùng đa phần là sâu ở răng số 7. Nguyên nhân do răng số 8 mọc kẹt hoặc mọc ngang, đâm thẳng vào răng số 7, làm thức ăn dễ bị nhồi nhét và gây ra sâu răng.

Do vị trí ở trong cùng, nên việc sâu răng diễn ra âm thầm, khó phát hiện sớm, đến khi bệnh nhân đau nhức lên và đến khám thì lợi trong cùng đã sưng rất to. Tình trạng này nếu diễn tiến nặng, các nha sĩ buộc phải trám răng lấy tủy hoặc thậm chí nếu còn nhiễm trùng nhiều, răng lung lay thì đành phải nhổ răng.

Do gan bị nhiễm độc

Bên cạnh những nguyên nhân kể trên, sưng lợi trong cùng có thể do nguyên nhân gan bị nhiễm độc. Gan là cơ quan chính có chức năng giúp đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, nếu gan có vấn đề, có thể khiến các chất độc không được bài tiết, cơ thể bị nóng, nhiệt miệng và làm lợi bị sưng.

Bị sưng lợi trong cùng có biểu hiện thế nào?

Bệnh sưng lợi diễn ra từ từ, khi bộc lộ ra bên ngoài có nghĩa là tình trạng bệnh lý đã nghiêm trọng. Nếu bệnh không có biện pháp điều trị kịp thời, sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, khó kiểm soát. Sưng lợi trong cùng được phân chia thành nhiều cấp độ, tương ứng với sự tấn công của vi khuẩn. Quá trình tiến triển này cụ thể như sau:

  • Sưng lợi cấp độ nhẹ: Giai đoạn này, người bệnh ban đầu xuất hiện những triệu chứng đau nhẹ phần lợi ở nơi có vi khuẩn tấn công.
  • Sưng lợi cấp độ trung bình: Giai đoạn này vi khuẩn và mảng bám cao răng bắt đầu xuất hiện tấn công men răng, gây hôi miệng và chảy máu chân răng.
  • Sưng lợi cấp độ nặng:Sau 1 thời gian cao răng xuất hiện nhiều, lợi sưng có mủ, miệng có mùi hôi có thể biến chứng thành bệnh nha chu, viêm quanh răng, áp xe răng đặc biệt là mất răng.

Điều trị sưng lợi trong cùng tại nha khoa

Khi thăm khám tại những nha khoa, bác sĩ sẽ tìm nguyên nhân khiến bạn bị sưng lợi trong cùng để có những giải pháp chữa trị phù hợp.

Điều quan trọng để điều trị sưng lợi trong cùng là phải loại trừ các tác nhân gây viêm như là mảng bám cao răng và vi trùng gây bệnh. Vì vậy, các bác sĩ thường sẽ thực hiện các thủ thuật cạo cao răng, vệ sinh răng miệng thật sạch giúp lợi sẽ dần hồng hào, khỏe mạnh trở lại. Sau khi khoang miệng đã thật sạch thì bác sĩ sẽ phẫu thuật răng tùy theo trường hợp của những bệnh nhân. Một số phương pháp thực hiện như sau:

  • Nhổ răng khôn: Nếu nguyên do nhân gây ra việc sưng lợi trong cùng là do chiếc răng khôn mọc lệch của bạn, gây chèn ép những răng lân cận hoặc răng sâu. Bác sĩ sẽ đề xuất nhổ bỏ để tránh gây hư tổn thêm.
  • Nhổ răng sâu: Với những trường hợp bị sâu răng nặng, gây hư hại nghiêm trọng và không còn khả năng hồi phục, bác sĩ sẽ tiến hành nhổ răng để khắc phục tình trạng sưng lợi trong cùng của bạn.
  • Điều trị tủy răng: Đối với những bệnh nhân tủy viêm, tủy chết, bác sĩ sẽ thực hiện mở tủy, làm sạch và tạo hình lại những ống tủy. Sau đó, bác sĩ sẽ bơm rửa sạch nhiễm trùng, băng thuốc nhiều lần và trám bít ống tủy.

Đối với những tình trạng nghiêm trọng hơn chẳng hạn như đã viêm nha chu, thì bác sĩ sẽ phải can thiệp một số ít tiểu phẫu như ghép vạt lợi, ghép xương.

Sưng lợi trong cùng: Cách điều trị sao cho hiệu quả

Cách chữa sưng lợi trong cùng tại nhà

Bạn phải chăm sóc lợi bị sưng một cách nhẹ nhàng và thật cẩn trọng. Một số cách chăm sóc lợi bị sưng trong cùng tại nhà sẽ giúp bạn điệu trị hiệu quả :

  • Đánh răng và sử dụng chỉ nha khoa thường xuyên để làm sạch răng và nướu nhẹ nhàng. Bạn cần cẩn trọng và nhẹ tay để tránh làm kích ứng nướu. Răng và nướu sau khi được làm sạch, sẽ bớt đau và sưng hơn.
  • Súc miệng bằng nước muối sinh lý sẽ giúp khoang miệng của bạn hạn chế được nhiều vi khuẩn trùng và giảm tình trạng sưng.
  • Chườm đá lạnh lên má ngoài ở vị trí đau nhức, chườm nhiều lần trong 15-20 phút sẽ giúp giảm cơn đau nhức khá nhanh.
  • Hạn chế sử dụng những chất gây kích ứng cho răng miệng như đồ uống có cồn và thuốc lá. Ngoài ra, bạn cũng cần tránh dùng café và trà.
  • Đến nha khoa khám sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng/ lần để được kiểm tra tình trạng răng miệng cũng như có những biện pháp điều trị kịp thời các vấn đề răng miệng.
Sưng lợi trong cùng: Cách điều trị sao cho hiệu quả

Tóm lại, bạn cần chú ý nhiều hơn đến sức khỏe răng miệng của bản thân. Khi xuất hiện các triệu chứng của sưng lợi trong cùng thì hãy đi khám bác sĩ và kết hợp những cách giảm sưng đau tại nhà để điều trị được tốt nhất.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị. Để được tư vấn trực tiếp, bạn đọc vui lòng liên hệ hotline 1900 638 082 hoặc CHAT để được hướng dẫn đặt hẹn.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Phạm Thị Hiền - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng. Bác sĩ Hiền đã có trên 12 năm trong lĩnh vực Răng Hàm Mặt đặc biệt có nhiều kinh nghiệm trong điều trị bệnh lý về nha, chỉnh hình và phục hình nha khoa.

Cuộc đời của mỗi người đều ít nhất một lần trải qua quá trình mọc răng khôn đầy đau đớn. Bên cạnh những bất tiện mà răng khôn để lại, chúng ta còn phải chịu đựng nhiều bệnh lý về răng miệng đi kèm, điển hình là bệnh viêm trùm lợi.

Viêm lợi trùm được biết đến là một loại bệnh lý răng miệng, xuất hiện trong quá trình người bệnh mọc răng khôn. Đây là tình trạng phần lợi phía trong hàm bao phủ lên bề mặt răng khôn, làm cho răng khôn bị mắc kẹt lại và ngăn cản quá trình răng khôn phát triển. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, viêm lợi trùm gây nguy hiểm rất lớn đến cho sức khỏe răng miệng.

Khi bị viêm lợi trùm, người bệnh sẽ cảm thấy rất đau đớn, khó chịu có khi lên cơn sốt đến mấy ngày. Tình trạng đau đớn này sẽ diễn ra trong một thời gian dài. Viêm lợi trùm là một trong những biến chứng do hiện tượng mọc răng khôn gây ra. Ai trong số chúng ta cũng phải trải qua quá trình mọc răng khôn. Sau khi toàn bộ răng hàm đã mọc đầy đủ thì răng khôn mới bắt đầu phát triển, nó là chiếc răng mọc cuối cùng khi chúng ta bước vào tuổi trưởng thành.

Khi bị viêm lợi trùm, các vụn thức ăn, thức uống sẽ dễ dàng bám vào và tích tụ trong kẽ lợi và răng. Việc vệ sinh răng, lợi lúc này sẽ rất khó khăn. Khi các vụn thức ăn này bám lâu trong kẽ răng sẽ cùng các axit trong nước bọt tạo nên vi khuẩn gây nên những viêm nhiễm có hại cho răng, khiến lợi sưng phồng. Sau đó nó sẽ tiếp tục gây ảnh hưởng tới các răng bên cạnh.

Để tránh bệnh viêm lợi trùm gây ra những biến chứng nguy hiểm, người bệnh cần có sự tìm hiểu chu đáo và tìm đến phòng khám nha khoa để được xác định tình trạng, mức độ của bệnh.

Viêm lợi trùm là tình trạng phần lợi phía trong hàm bao phủ lên bề mặt răng khôn

Dấu hiệu nhận biết viêm lợi trùm gần như trùng khớp với những dấu hiệu mọc răng khôn. Bằng mắt thường, chúng ta có thể phát hiện ra bệnh viêm lợi trùm.

Phần lợi của người bệnh bị sưng phồng lên ở chính nơi mọc răng khôn, có màu đỏ và gây đau đớn. Một số trường hợp lợi sẽ chảy dịch mủ ra khi ấn vào. Khi bị viêm lợi trùm, người bệnh sẽ gặp khó khăn trong việc ăn uống, giao tiếp, ngay cả khi há miệng cũng sẽ cảm thấy đau đớn và khó khăn.

Không chỉ vậy, viêm lợi trùm có thể gây ra nhiều bất tiện trong quá trình sinh hoạt và làm việc của bệnh nhân. Khi bệnh phát triển nặng sẽ làm người bệnh bị sốt, khó chịu, mệt mỏi và nổi hạch ở cổ. Nếu không được điều trị dứt điểm, bệnh sẽ lặp đi lặp lại trong một thời gian dài.

Khi bạn đến gặp nha sĩ, tùy vào tình trạng người bệnh mà nha sĩ sẽ đưa ra các biện pháp để giúp người bệnh thoát khỏi những bất tiện mà bệnh gây ra.

Sau quá trình thăm khám cụ thể là tiến hành chụp X-Quang để xác định vị trí của răng, tư vấn, nha sĩ sẽ cho bạn biết về tình trạng bệnh của mình và đưa ra các giải pháp. Với sự tiến bộ của y học hiện nay, đặc biệt trong ngành Răng hàm mặt, các nha khoa sẽ đưa ra một số biện pháp điều trị hiệu quả cho bệnh viêm lợi trùm.

Cắt lợi trùm: Sau khi chụp X- Quang, nếu nha sĩ nhận thấy răng khôn của bạn mọc ở vị trí thẳng hàng so với các răng khác, nghĩa là răng khôn không mọc lệch, chèn ngang vào những răng khác, thì biện pháp điều trị sẽ là cắt bỏ phần lợi trùm. Đây được coi là trường hợp khá may mắn với người bệnh.

Các bước thực hiện khi tiến hành cắt lợi trùm là:

  • Bác sĩ tiến hành gây tê vào phần lợi trùm
  • Sau đó, cắt đi phần lợi trùm ấy để răng khôn tiếp tục phát triển bình thường
  • Bệnh nhân cần sử dụng phương pháp tiệt trùng, gìn giữ vệ sinh khoang miệng sạch sẽ, tránh để vi khuẩn xâm nhập và gây tái viêm.

Việc cắt lợi trùm không máy khó khăn nhưng có nguy cơ tái phát, vì vậy khi tái phát bác sĩ có thể cân nhắc khuyên bạn nên nhổ bỏ răng khôn ấy.

Tuy nhiên, trong trường hợp nếu răng khôn bị mọc lệch, mọc bất thường thì việc cắt lợi trùm lại không có hiệu quả. Vì khi cắt bỏ phần lợi trùm sẽ vẫn gây ra các biến chứng viêm nhiễm nguy hiểm khác như: Viêm nướu, sâu răng, viêm tủy răng, gây ảnh hưởng đến kết cấu răng xung quanh. Biện pháp được chuyên gia khuyến cáo lúc này chính là nhổ bỏ chiếc răng khôn đó.

Bác sĩ nha khoa thăm khám để phát hiện bệnh

Khoa Răng - Hàm - Mặt, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những phân ngành lớn và quan trọng của khối lâm sàng. Là một chuyên khoa phụ trách điều trị bệnh lý chuyên sâu và thẩm mỹ trên toàn bộ cấu trúc răng [răng, xương răng, tuỷ răng,...], hàm [vòm miệng, quai hàm, khớp hàm,...] và mặt [xương trán, xương gò má, xương thái dương,...].

Vì sao nên chọn khám tại Chuyên khoa Răng Hàm Mặt - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec?

  • Thủ tục đơn giản, nhanh gọn.
  • Được tư vấn và hỗ trợ nhiệt tình, quy trình khám hợp lý, thuận tiện.
  • Cơ sở vật chất toàn diện, bao gồm hệ thống các phòng khám và tư vấn, phòng lấy máu xét nghiệm, phòng ăn, khu chờ dành cho khách hàng...
  • Đội ngũ nhân viên y tế có trình độ chuyên môn cao, phong cách làm việc chuyên nghiệp, tận tình chu đáo.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề