Mùng 5 có nên đi xa không

Sáng sớm vừa xin ba mẹ đi chơi xa đã không được duyệt mà phải khăn gói quay trở lại phòng ngủ vì ngày hôm ấy là mùng 5, vậy bạn có bao giờ thắc mắc vì sao ông bà, cha mẹ thường kiêng kị ngày mùng 5 không? Thậm chí bạn đã từng nghe câu ca dao: "Mồng năm, mười bốn, hai ba. Làm gì cũng bại chẳng ra việc gì"hay: "Mồng năm, mười bốn, hai ba. Đi chơi còn thiệt, nữa là đi buôn".

Một đoạn video clip giải thích về việc kiêng kị các ngày mùng 5 - 14 - 23 mới đây đã gây chú ý trên mạng xã hội. Theo đó, nhiều người đã rất quan tâm lí do vì sao ông bà, cha mẹ ta thường kiêng kị không cho con cháu xuất hành ngày này.

Mùng 5 có nên đi xa không

Một người lý giải về việc ông bà kiêng kỵ xuất hành ngày này (Nguồn: Bình Nè)

Nếu như có tìm hiểu chắc một số người sẽ biết rằng 3 ngày được nhắc đến là ngày 5, ngày 14, ngày 23, 3 ngày này còn thường được gọi là "Ngày Nguyệt Kị". Việc ông bà kiêng kị ngày này được phân tích dựa trên nhiều yếu tố: phong thủy, tâm linh, dựa theo tích xưa,...

Ngày Nguyệt Kị bắt nguồn từ truyền thống khoa học tâm linh của người Trung Quốc, trong lịch của họ có hẳn ngày Nguyệt Kị. Họ đặc biệt không làm bất cứ việc gì trọng đại vào 3 ngày này.

Mùng 5 có nên đi xa không

Ngày Nguyệt Kỵ: Mùng 5 - 14 - 23

Còn ở Việt Nam, người dân ta cũng có quan niệm kiêng ngày này. Trước tiên có thể tạm lí giải cụ thể như sau: Ngoại trừ ngày 5, các ngày 14 hay 23 có các con số khi cộng lại đều bằng 5. Ngày 14 gồm 1 + 4 = 5; ngày 23 gồm 2 + 3 = 5.

5 được cho là con số "nửa vời, lưng chừng, không suôn sẻ, không tới nơi tới chốn, làm gì cũng đứt gãy", vì thế mà ông bà thường kiêng kỵ cho con cháu xuất hành đi xa hoặc làm việc trọng đại như khai trương, khởi công xây dựng, cưới hỏi,... trong 3 ngày này.

Mùng 5 có nên đi xa không

Nhiều gia đình cũng thực hiện cúng tất niên vào ngày mùng 5 (tức là cúng sau khi hết Tết)

Mặt khác, trong cửu cung bát quái có các phi tinh như: Nhất bạch, Nhị hắc, Tam bích, Tứ lục, Ngũ hoàng, Lục bạch, Thất xích, Bát bạch, Cửu tử. Trong số các cửu cung này thì sao ngũ hoàng được cho là xấu nhất, thường mang lại điềm rủi, xui xẻo. Thường thì phi tinh cửu cung sẽ phải quay trở về Ngũ hoàng - Ngũ hoàng tương đương với số 5, chính vì thế mà số 5 được cho là số xui xẻo.

Ngoài ra theo các yếu tố tự nhiên, ngày 5 là ngày triều cường (người miền Tây thường cho gọi là "con nước"), ngày này thường sinh ra những dòng hải lưu bất thường gây nguy hiểm cho thuyền bè đi lại, đặc biệt là bà con khu vực sông lớn.

Về góc độ khoa học, vào ngày 5, 14 và 23 là các ngày con người bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi năng lượng dao động của Trái đất và Mặt trăng. Nó làm ảnh hưởng nhiều đến đời sống, sinh hoạt, sức khỏe, dễ làm con người mất tự chủ, xảy ra sai lầm trong tính toán, hành động. Bên cạnh đó, những ngày này còn được ví như ngày "trái gió trở trời". Trước kia đã có giới chuyên môn nghiên cứu về hiện tượng gia tăng tai nạn, rủi ro vào trung tuần trăng, tức các ngày mặt trăng và mặt trời có sự chuyển biến dao động lớn.

Ngày nay, người ta ít tin vào những quan niệm dân gian này. Nhiều người vẫn làm việc quan trọng vào những ngày này mà không hề bị ảnh hưởng gì.

Mùng 5 có nên đi xa không
Các hoạt động du xuân, xuất hành, đi xa... đều tránh ngày mùng 5

Theo phong tục của người xưa, "mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy", còn mùng 4 - 5 - 6 là ngày Tết phụ. Tuy nhiên, riêng mùng 5 thì người ta ở nhà, một phần muốn được nghỉ ngơi để chuẩn bị khởi hành công việc ở ngày tiếp theo, một phần kỵ ra đường vào ngày này.

Dân gian có câu: "Mùng 5, 14, 23 – Đi chơi còn lỗ huống hồ đi buôn". Theo những người am hiểu về tục kiêng kỵ, thì quan niệm trên đã có từ rất lâu.

Những ngày trên là ngày ''con nước'' tức là ngày triều cường, thường sinh ra những dòng hải lưu bất thường gây nguy hiểm cho thuyền bè ở vùng vịnh Bắc Bộ. Theo quan niệm mê tín những ngày này thường đem đến xui xẻo cho mọi người nhất là trong hành trình đi xa, người xưa chủ yếu đi lại bằng đường thủy nên mới có câu nói trên. Xét ở góc độ khoa học, những ngày trên, con người bị tác động mạnh nhất của lực tương hỗ với mặt trăng. Nó làm ảnh hưởng tới sức khỏe, thần kinh dễ làm con người mất tự chủ dễ xảy ra sai lầm trong tính toán, hành động. Đã có nghiên cứu về hiện tượng gia tăng tai nạn, rủi ro vào trung tuần trăng. Và cũng vào những ngày trên chó sói thường tru gọi bầy, chó nhà thường hay ''cắn hóng''.

Mùng 5 có nên đi xa không
Kiêng đi xa, cưới hỏi, ma chay... vào ngày mùng 5 -14 - 23

Theo sách lịch của Trung Quốc thì ba ngày mùng 5 – 14 – 23 là ba ngày kỵ trong mỗi tháng nên được gọi là "Ngày nguyệt kỵ".

Ngày này là ngày ở Trung cung (ngôi Trung ương ở Hà Đồ) mà Trung cung lại là ngôi vua và lấy số 5 làm biểu hiệu. Số 9 là cửu cung.

Đếm từ 1 đến 5 thì số 5 nhập vào Trung cung, rồi cộng thêm vào số cửu cung (tức là số 9) nữa thì được 14 cũng nhập vào Trung cung, cộng thêm số 9 nữa thì được 23 cũng lại nhập Trung cung nữa. Như vậy là ba lần đều nhập Trung ương (mùng 5, 14, 23).

Ngôi Huỳnh sát là hung sát ở Trung ương (trung cung), mà Thái Tuế (ngôi vua) lại chồng lên ngôi Huỳnh sát, cho nên kẻ dưới phải tránh người trên. Nếu không tránh mà phạm tới bề trên phải gặp hung lai.

Theo cuốn "Trâu kiết": Các ngày kỵ đó, theo lời kinh dạy, đã do sắc của vua (Trung Quốc) bôi bỏ rồi nên chẳng phải câu nệ. Trái lại, theo sách "Hiệp kỳ" của nhà vua, xét thuyết giải trên cho là có lý nên vẫn để ý (tức là không bôi bỏ).

Nhưng thực tế thì những ngày này không phải là ngày xấu, vì đó là các ngày trong tháng mà nhà vua thường xa giá đi kinh lý hoặc tuần tra khắp hoàng thành. Trong ba lần đi của mỗi tháng thì chu kỳ của mỗi lần đi cách nhau 9 ngày.

Theo tục lệ của người Trung Quốc xưa, người dân không được phép trông thấy mặt vua. Do đó, khi kiệu của vua đi tới đâu thì thần dân đều phải đóng cửa ở trong nhà, không được lén dòm ngó hoặc đi lại ngoài đường. Nếu không tuân lệnh sẽ bị chém đầu.

Vì vậy, dân gian truyền miệng nhau, phải kiêng kỵ ba ngày này để tránh sự xui xẻo gặp lúc vua đi mà gánh lấy tai họa. Rồi lâu ngày thành quen, cùng với sự mê tín nên ba ngày này trở thành ngày xấu phải kiêng kỵ đối với các việc có tính quan trọng (hiếu hỷ, làm ăn, xây nhà, đi xa…).

Hủ tục này của nước Tàu đã truyền sang Việt Nam ta từ thời Bắc thuộc, vua chúa nước ta cũng noi theo như thế, cho nên có chuyện Trạng Quỳnh nước Nam đã dùng nguyên những quả đậu đũa thật dài xào ăn để khi ăn phải ngước mặt lên mới bỏ được trái đậu vào miệng, đó là dịp trông thấy mặt vua.

"Có thờ có thiêng có kiêng có lành", nhiều người nghĩ như vậy và thực hiện theo, kiêng ở một góc độ nào đó nó đã giúp tâm lý con người được vững tâm. Tuy nhiên, việc kiêng kỵ cũng chỉ mang tính chất tương đối. Mọi người có thể có được đức tin song không nên sa đà vào mê tín. Nhiều khi chính sự sa đà sẽ khiến họ vuột mất cơ hội tốt để thăng tiến.

Dân gian có rất nhiều quan niệm khác nhau về việc xuất hành trong những ngày đầu năm. Theo đó, mùng 5 thường là thời điểm được rất nhiều người lựa chọn để khai xuân, xuất hành đi lễ. Vậy mùng 5 Tết có nên ra đường? Nếu có thì đi đâu để cầu may cho gia đình, bản thân.

Theo quan niệm xưa kia của người Việt, trong những ngày đầu năm như mùng 5, 14, 23 mọi người không nên ra đường đi chơi hay khởi sự làm ăn. Nguồn gốc sâu xa có từ kinh nghiệm đi biển, hễ cứ ngày mùng 4, 5, 6 là những ngày triều cường, nước lớn, ra khơi khi này sẽ gặp nguy hiểm và tốt nhất là không nên đi đâu. Tuy chỉ liên quan đến chuyện sông nước nhưng ở thời xưa, việc buôn bán, làm ăn xa lại chỉ tập trung diễn ra ở trên biển, chính vì thế khởi sự, xuất hành ngày mùng 5 Tết được coi là không may.

Mùng năm, mười bốn, hăm ba

Đi chơi còn lỗ huống là đi buôn

Mùng 5 có nên đi xa không

Quan niệm mùng 5 Tết có nên ra đường không (Nguồn: hoianheritage.net)

Dưới góc độ khoa học, việc ra đường vào ngày mùng 5 cũng có ít nhiều ảnh hưởng không tốt. Cụ thể là, ở thời điểm đầu năm, con người chịu tác động lớn nhất của lực tương hỗ do Mặt trăng tác động. Ở một góc độ nào đó, hành vi, tâm lý và sức khỏe của con người sẽ có sự ảnh hưởng nhất định theo hướng không tốt. Dù không quá rõ ràng, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy, số lượng các vụ tai nạn, thương tích xảy ra trong ngày đầu năm này ngay cả những nước không đón Tết cổ truyền đều gia tăng đáng kể.

Bên cạnh đó, ở nhiều nền văn hóa láng giềng như Trung Hoa, ngày 5, 14 và 23 được gọi với cái tên là ngày “Nguyệt kỵ”.

Tuy nhiên, đó đều là những quan niệm từ xa xưa, ngày nay chúng ta được biết tới mùng 5 với tên gọi “Tết trồng cây” mọi người cũng khởi hành đi du xuân, mở cửa hàng. Ngày xuân còn lại ngắn ngủi, vậy ngại gì mà không ra đường, hành hương đến các địa điểm tâm linh nổi tiếng để cầu bình an cho cả gia đình.

Mùng 5 có nên đi xa không

Theo lời dạy của Bác mùng 5 đã trở thành nét đẹp văn hóa ươm những mầm xanh (Nguồn: baomoi.com)

2. 5 tour du lịch hành hương, xuất hành ngày Tết

Chùa Hương, Chùa Ba Vàng, Miếu Bà Chúa Xứ… từ lâu đã trở thành những địa điểm vô cùng nổi tiếng, được nhiều người dâng hương, hành lễ trong những dịp đầu năm. Vậy có gì đặc sắc tại những địa điểm tâm linh này? Dưới đây là tour du lịch hấp dẫn trong dịp Tết Kỷ Hợi 2021 để bắt đầu việc hành hương, cầu bình an và may mắn trong những ngày đầu năm.

2.1 Tour Hành Hương Châu Đốc Viếng Miếu Bà Chúa Xứ 1N1Đ

Mùng 5 Tết có nên ra đường? Tất nhiên là có nếu bạn và gia đình dành thời gian khám phá hành hương về Châu Đốc viếng miếu Bà Chúa Xứ. Tại TP.HCM, sẽ có xe đưa đón các bạn đến với Châu Đốc, An Giang. Dọc đường đi có thể nghỉ ngơi và tìm hiểu những thông tin thú vị liên quan tới tín ngưỡng thờ Bà Chúa Xứ ở Nam Bộ. Đến Miếu Bà Chúa Xứ, các bạn sẽ phải trầm trồ với lối kiến trúc độc đáo, tinh hoa của cả quần thể này. Trung bình mỗi năm, có tới hơn 5 triệu lượt khách ghé thăm và phúng viếng tại địa điểm tâm linh này. Có rất nhiều điều bí ẩn xung quanh Miếu Bà Chúa Xứ, tuy nhiên, điều khiến nơi đây hấp dẫn khách du lịch, hành hương có lẽ là nét tâm linh, sự sùng bái và nhiều điều thú vị qua bề dày lịch sử.

Trong tour du lịch này, ngoài việc tham quan địa điểm chính là Miếu Bà Chúa Xứ, các bạn cũng sẽ được ghé thăm Lăng Thoại Ngọc Hầu, công trình kiến trúc có từ thời Nhà Nguyễn bề thế, trang nghiêm nằm ngay dưới chân núi Sam ở Châu Đốc.

Mùng 5 có nên đi xa không

Xuất hành ngày mùng 5 Tết ghé thăm Miếu Bà Chúa Xứ cầu bình an (Nguồn: gody.vn)

2.2 Tour Hành Hương Thập Tự Long Thành – Vũng Tàu 1N

Tiếp tục một địa điểm hành hương, dâng lễ trong dịp Tết của Phật tử và những người quan tâm tới các tour tham quan du lịch thành phố biển Vũng Tàu. Chỉ vỏn vẹn trong thời gian một ngày, các bạn sẽ được ghé thăm tới 10 ngôi chùa khác nhau thuộc địa phận tỉnh. Có thể kể đến một vài tên gọi như: Thiền Viện Thường Chiếu, Tu Viện Phước Hải, Linh Sơn Cổ Tự, Phổ Đà Sơn Quan Âm Bồ Tát Tự… Đặc biệt, các bạn sẽ có cơ hội được ghé thăm một trong những ngôi chùa có nhiều kỷ lục nhất tại Việt Nam là Đại Tòng Lâm Tự, với nhiều tượng Phật, bộ tượng Tam Thánh bằng đá hoa cương, Chính điện lớn và điêu khắc tinh xảo.

Xuyên suốt chuyến hành hương sẽ là không khí tâm linh, trong trẻo của vùng núi Vũng Tàu. Bên cạnh đó còn các món ăn chay, ẩm thực đặc sắc khác mà các bạn sẽ có cơ hội được trực tiếp thưởng thức.

Mùng 5 có nên đi xa không

Không khí tâm linh tĩnh lặng của Đại Tòng Lâm Tự (Nguồn: youtube.com)

2.3 Du Lịch Chùa Hương 01 Ngày – Khám Phá Nam Thiên Đệ Nhất Động

Chùa Hương là địa điểm du lịch văn hóa tâm linh nổi tiếng mà gần như ai cũng đã từng ghé qua. Cách trung tâm Hà Nội khoảng 55km, các bạn có thể đặt trước các tour du lịch 01 ngày cùng gia đình tới Chùa Hương. Những ngày đầu năm mới là thời điểm đẹp nhất để tham quan địa điểm này, nơi đây có hàng chục ngôi chùa thờ Phật, thờ Mẫu và tín ngưỡng nông nghiệp. Điểm đặc biệt khác là cảnh sắc của Chùa Hương có sự hòa quyện giữa sông – núi, mây-trời. Suối Yến là con đường duy nhất để hành hương, khám phá cảnh sắc tại đây. Các bạn sẽ được chèo thuyền và ngắm cảnh ở dọc hai bên bờ sông, đặc biệt vào mùa thu có rất nhiều hoa súng nở rộ. Lên đến động chính Hương Tích, các bạn sẽ cảm nhận được không khí đậm chất tâm linh. Nếu tiến vào sâu hơn sẽ bắt gặp hang đá với nhiều cột nhũ, trầm tích, đồng thời chạm đến giới hạn được dân gian gọi là đường lên trời và lối xuống âm phủ. Bạn cũng có thể tham khảo kinh nghiệm đi chùa Hương ngày lễ Tết đầu năm để có được một chuyến hành hương suôn sẻ nhất.

Mùng 5 có nên đi xa không

Xuất hành ngày Tết thăm Chùa Hương và tận hưởng cảnh sắc thiên nhiên (Nguồn: laodong.vn)

2.4 Về nguồn Yên Tử – chùa Ba Vàng mùa lễ hội trong ngày

Quảng Ninh vốn được biết tới là một trong những cái nôi của nền Phật Giáo nước ta. Trong đó, Chùa Ba Vàng thuộc khu di tích Yên Tử là một trong những địa điểm tâm linh hùng vĩ và đồ sộ. Tọa lạc tại vị trí đắc địa, phía trước tựa sông, phía sau dựa núi, bao phủ bởi cây cối xanh ngát. Chùa Ba Vàng trước đây là Bảo Quang Tự, vì mới được trùng tu nên rất rộng nhưng vẫn giữ được nét độc đáo riêng mình.

Mùng 5 có nên đi xa không

Chùa Ba Vàng với nét kiến trúc độc đáo dù đã qua trùng tu (Nguồn: winwintravel.com.vn)

Tiếp theo trong cuộc hành trình về nguồn Yên Tử, các bạn thăm khu di tích Phật Giáo tồn tại hơn 700 năm “trên đỉnh Phù Vân” – Trúc Lâm Thiền Viện, nơi vua Trần Nhân Tông đã dừng chân trước khi lên Yên Tử tu hành. Cao nhất là Chùa Đồng, hay còn gọi Thiên Trúc Tự, mờ ảo giữ lại nguyên sơ những nét tâm linh, độc đáo như những Tu viện cổ kính nằm treo leo trên dãy Himalaya của Bhutan.

Mùng 5 có nên đi xa không

Thiên Trúc Tự trên đỉnh núi Yên Tử (Nguồn: baomoi.com)

2.5 Tour Chùa Ba Vàng 2N1Đ Lạc Lối Bình Liêu Mùa Cỏ Lau

Khám phá nét kiến trúc độc đáo Chùa Ba Vàng và thiên nhiên Bình Liêu tuyệt đẹp. Trước khi đến Bình Liêu, các bạn sẽ được dừng chân và tham quan khu di tích Chùa Ba Vàng. Từ đây, có thể ngắm nhìn toàn bộ khung cảnh dãy Bạch Hổ, biển Đồ Sơn xa xa. Cùng hành hương dâng lễ tại địa điểm tâm linh nổi tiếng và đẹp nhất cả nước. Bình Liêu đồi cỏ lau cũng là một trong những địa điểm du lịch được rất nhiều người quan tâm sau Chùa Ba Vàng. Cột Mốc 1305 ở Bình Liêu là điểm tận cùng của ranh giới Việt – Trung, địa thế nơi đây cũng vô cùng thu hút. Những dãy núi trùng điệp, hễ vào mùa là phủ trắng cỏ lau, không gian vút tầm mắt với thửa ruộng bậc thang xếp chồng lên nhau kế bên là những mái nhà của đồng bào dân tộc. Bình Liêu còn được biết tới với rất nhiều loại đặc sản hấp dẫn du khách, có thể ghé lại và mua về làm quà.

Mùng 5 có nên đi xa không

Vẻ đẹp mê mẩn của những vạt đồi cỏ lau ở Bình Liêu (Nguồn: gsv.com)

Với những thông tin hữu ích trên, Blog Useful đã giúp các bạn giải đáp thắc mắc về quan niệm mùng 5 Tết có nên ra đường và những địa điểm xuất hành, đi lễ đầu năm phù hợp cho bạn. Ngoài ra, nếu dự định của bạn là các tour du lịch nước ngoài, chắc chắn xứ chùa Vàng bạn không nên bỏ qua, tìm hiểu ngay 25 địa điểm du lịch đền chùa, chợ nổi và tắm biển tại Thái Lan hấp dẫn với nhiều nét tín ngưỡng, văn hóa độc đáo bằng việc đặt mua trọn gói tour du lịch Thái Lan dịch vụ cao cấp giá tốt trên Useful.vn nhé!

#Xem thêm một số bài viết về :Mùng 5 Tết có nên ra đường, kiêng kỵ gì để không gặp vận xui đầu năm