MSCI công bố nâng hạng thị trường

Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.

Nguyên nhân Tổ chức MSCI vẫn đang nói không với việc nâng hạng của thị trường Việt Nam, bao gồm: Giới hạn sở hữu nước ngoài, room ngoại còn lại, quyền bình đẳng của nhà đầu tư nước ngoài, mức độ tự do trên thị trường ngoại hối, đăng ký đầu tư và mở tài khoản, các quy định về thị trường, luồng thông tin, thanh toán bù trừ và khả năng chuyển nhượng. Đáng nói, các điểm trừ giống với báo cáo của MSCI trong năm 2021.

Trước đó, khi đánh giá về thị trường chứng khoán Việt Nam, MSCI đã đưa ra những quan điểm mới theo hướng kém tích cực hơn. Cụ thể, MSCI cho rằng các vấn đề về room nước ngoài đang tác động tới hơn 10% cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Ông Kevin Snowball - nguyên Giám đốc Điều hành quỹ PXP Vietnam Asset Management đánh giá: “Vẫn là vấn đề giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại nhiều nhóm ngành trọng điểm. Nếu Việt Nam không tạo điều kiện hơn cho người nước ngoài mua cổ phần thì họ bắt buộc phải chọn các thị trường khác".

Chia sẻ thêm về vấn đề này, Giám đốc Phân tích CTCP Chứng khoán Yuanta Việt Nam Nguyễn Thế Minh nhận định: “Chúng ta vẫn giới hạn room ngoại ở các ngành nghề kinh doanh có điều kiện như: Ngân hàng, logistics, cảng biển… Đồng nghĩa, nhà đầu tư nước ngoài sẽ bị giới hạn nếu muốn mua vào cổ phiếu các ngành này. Đây toàn là những câu chuyện cũ về việc nới room nước ngoài, đối xử công bằng của nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, vấn đề về ngoại hối…".

Ngoài ra, theo ông Nguyễn Thế Minh, thị trường chứng khoán Việt Nam còn thiếu nhiều yếu tố khác, đó là chưa có một sở giao dịch, thiếu một trung tâm thanh toán độc lập, chưa thống nhất các quy chuẩn về công nghệ, luật chơi.

Xây dựng thị trường chứng khoán thực chất hơn

Nâng hạng thị trường có ý nghĩa rất quan trọng, giúp thị trường chứng khoán Việt Nam được đánh giá cao hơn, qua đó, thu hút dòng vốn quốc tế. Gần đây, vấn đề nâng hạng thị trường cũng thu hút sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ Việt Nam.

Thời gian gần đây, Việt Nam có nhiều động thái mạnh nhằm thanh lọc thị trường chứng khoán, nâng cao năng lực hệ thống giao dịch được Chính phủ chỉ đạo quyết liệt. Việc nâng cao chất lượng thị trường nhằm bảo vệ nhà đầu tư, mở ra cơ hội cho chứng khoán Việt Nam nâng hạng từ cận biên lên mới nổi.

 

"Hiện, Bộ Tài chính đang phối hợp với tổ chức quốc tế triển khai các giải pháp để sớm nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam theo lộ trình đã đặt ra vào năm 2025" - Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc.

Trong chuyến công du tới Mỹ của Thủ tướng Phạm Minh Chính, UBCKNN Việt Nam đã hợp tác với sàn NYSE về hỗ trợ nâng hạng thị trường, xây dựng cơ chế để các nhà đầu tư tham gia thị thị trường. Tuy vậy, chặng đường nâng hạng của Việt Nam có vẻ vẫn còn xa. Theo dự báo của ông Phạm Lưu Hưng - Phó Giám đốc SSI Research cho biết, ít nhất phải đến năm 2025, chứng khoán Việt Nam mới có thể chính thức nâng hạng trên thị trường mới nổi.

Để giải quyết những nút thắt nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam, ông Nguyễn Thế Minh cho rằng, có hai hướng là phát hành NVDR (chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết) và đẩy mạnh phát hành sản phẩm ETF. Ở giải pháp phát hành NVDR, Luật Chứng khoán sửa đổi mới đã đưa NVDR vào định nghĩa, nhưng chưa có thông tư cụ thể. Với phương pháp này, thị trường Việt Nam có thể nhanh chóng khắc phục được câu chuyện room ngoại như cách Thái Lan đã giải quyết.

Với hướng đẩy mạnh phát hành sản phẩm ETF, ông Nguyễn Thế Minh cho rằng, cần thành lập công ty chỉ số trực thuộc Sở Giao dịch chứng khoán, ví dụ như Sở Giao dịch chứng khoán Đài Loan sở hữu 100% công ty Taiwan Index Plus Corpration (TIP) và giao một số chức năng liên quan đến kinh doanh chỉ số cho TIP. Đồng thời, Sở Giao dịch chứng khoán có thể liên kết hợp tác với FTSE hoặc MSCI làm các đơn vị cung cấp các chỉ số.

Chuyên gia tài chính Lê Phan Thành Long nêu quan điểm, thị trường chứng khoán chịu ảnh hưởng rất lớn bởi dòng tiền. Sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán phụ thuộc nhiều vào câu chuyện tiền vào hay ra. Do vậy, cần xây dựng thị trường thực chất hơn. Điều này mang lại lợi ích to lớn cho thị trường chứng khoán Việt Nam và tất cả thành viên tham gia thị trường chứng khoán được hưởng lợi. Thị trường tăng trưởng phải về chất, giá trị DN tăng và hút được dòng tiền lớn từ các quỹ đầu tư lớn trên thế giới. Đó mới là mục đích lớn của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Đúng như dự báo, tháng 6 năm nay thị trường chứng khoán (TTCK) VN lại tiếp tục đón nhận tin buồn. Thêm một lần nữa chúng ta không được tổ chức xếp hạng uy tín thế giới Morgan Stanley Capital International (MSCI) đưa vào danh sách xem xét việc nâng hạng từ thị trường cận biên lên mới nổi.

“Thất vọng” là cụm từ chung mà nhà đầu tư chia sẻ, bàn luận rất nhiều bởi đây không phải lần đầu. Vấn đề nâng hạng đã được Chính phủ đưa ra từ hơn 10 năm trong chiến lược phát triển TTCK đến năm 2020.

MSCI công bố nâng hạng thị trường

Thị trường chứng khoán VN cần quyết tâm nâng hạng để phát triển mạnh mẽ hơn

Linh Linh

Về xếp hạng có thể hiểu, hiện nay trên thế giới, các thị trường tài chính xếp 3 nhóm: cao nhất là thị trường phát triển, tiếp đến là thị trường mới nổi, và thấp nhất là thị trường cận biên. Có 3 tổ chức lớn về xếp hạng thị trường bao gồm MSCI, FTSE Russell, và S&P Dow Jones. Theo tiêu chuẩn của cả 3 tổ chức xếp hạng, VN đang được xếp vào nhóm thấp nhất (thị trường cận biên). Và ngày 24.6 vừa qua, MSCI tiếp tục duy trì mức xếp hạng này cho kỳ đánh giá năm nay. Thậm chí MSCI đánh giá, VN không những không được xem xét nâng hạng mà thị trường còn thay đổi theo hướng kém tích cực hơn.

Trong số 17 tiêu chí xếp hạng, MSCI đánh giá VN có tới 9 tiêu chí không đạt, còn kém hơn so với năm ngoái. Cụ thể, về mức độ mở cửa cho nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN), tổ chức này cho rằng các công ty sở hữu ở một số ngành có điều kiện và lĩnh vực nhạy cảm bị giới hạn về sở hữu nước ngoài. Thứ hai, thị trường cổ phiếu chịu ảnh hưởng lớn từ vấn đề “room” ngoại. MSCI nhấn mạnh có đến 242 cổ phiếu của các doanh nghiệp VN, tương đương 15% toàn thị trường hoặc đã cạn “room”, hoặc bị khóa “room” nên nhà ĐTNN không thể mua được nữa.

“Theo đánh giá, TTCK VN đủ quy mô nhưng chúng ta lại hạn chế giao dịch của nhà ĐTNN rất nhiều. Do đó, rất nhiều cổ phiếu đáng ra được lọt vào tiêu chí của MSCI thì lại không có đủ tiêu chí đủ room để khối ngoại giao dịch”.

Ông Đỗ Bảo Ngọc, Phó tổng giám đốc Công ty chứng khoán Kiến Thiết

Thứ ba, quyền bình đẳng của nhà ĐTNN cũng chưa được khắc phục, đơn cử như việc không có thông tin, báo cáo tài chính bằng tiếng Anh. Về mức độ dễ dàng luân chuyển vốn, MSCI cho biết VN chưa có thị trường giao dịch tiền tệ ở nước ngoài, còn trong nước thì hạn chế. Đối với mức độ hiệu quả của khuôn khổ hoạt động, tổ chức này tiếp tục đánh giá tiêu chí thứ 5 về các thông tin thị trường không có bản tiếng Anh, hoặc thỉnh thoảng có nhưng không đủ chi tiết.

4 tiêu chí còn lại, MSCI phân loại vào cho nhóm hạ tầng thị trường cần phải cải thiện: Không có công cụ vay thấu chi và các giao dịch cần ứng tiền trước; giao dịch ngoài sàn và chuyển nhượng hiện vật cần được Ủy ban Chứng khoán chấp thuận trước; cho vay chứng khoán và bán khống.

Trong 9 tiêu chí trên, điều mà MSCI đặc biệt lưu ý là vấn đề “room” ngoại, quyền bình đẳng của nhà ĐTNN và hạ tầng giao dịch.

Phụ thuộc ý chí và vai trò của nhà quản lý

Vấn đề xếp hạng không phải chúng ta không nhìn ra, TTCK VN đã có quá trình phát triển mạnh mẽ nhưng rõ ràng sự quyết tâm, ý chí và cách làm chưa đúng khiến chúng ta bỏ lỡ đi rất nhiều cơ hội. Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, thị trường vốn (trong đó có chứng khoán) có tốc độ tăng trưởng bình quân trên 28,5%/năm giai đoạn 2016 - 2021, riêng năm 2021 là 33,2%. Tính đến cuối quý 1/2022, quy mô thị trường vốn đạt 134,5% GDP năm 2021 với 5,2 triệu nhà đầu tư mở tài khoản. Chứng khoán trở thành kênh dẫn vốn dài hạn quan trọng của nền kinh tế.

Song với 9 tiêu chí cần phải cải thiện trên cùng với biến cố năm 2022 khi hàng loạt lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM… bị xử lý, kỷ luật khiến chúng ta khó lại càng thêm khó. Cùng với đó là hành vi thao túng, thổi giá cổ phiếu càng làm giảm sút niềm tin của nhà đầu tư.

Đặc biệt, những hành vi đó đã khiến các nhà ĐTNN - những người luôn mong muốn sự minh bạch, bình đẳng cũng rời bỏ thị trường. Thống kê cho thấy, từ đầu năm đến hết tháng 6.2022, khối ngoại đã bán ròng hơn 11.000 tỉ đồng.

\n

Trao đổi với Thanh Niên, ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc FiinGroup, nhiều lần bày tỏ sự trăn trở đối với việc nâng hạng TTCK. Điều mà ông tiếc nhất là việc nâng hạng không khó ở vấn đề kỹ thuật mà nằm ở chính ý chí và vai trò của nhà quản lý.

Chuyên gia này so sánh, hiện tại quy mô vốn hóa TTCK VN không thua kém so với các nước trong khu vực ASEAN, mà còn có thể nằm trong phân hạng thị trường mới nổi theo tiêu chuẩn của MSCI. Nếu xét về chất lượng thị trường cũng không kém về số lượng DN và rất nhiều tiêu chí khác về quy mô. “Việc nâng hạng, giống như việc chúng ta đưa hàng hóa của VN lên một siêu thị trên thế giới để nhà đầu tư có thể thoải mái phân bổ tiền vào. Dù có một số điểm cần phải cải thiện, nhưng về cơ bản do ý chí của chúng ta nhiều hơn và với sự chỉ đạo của Chính phủ, VN sẽ sớm thực hiện được mục tiêu nâng hạng thị trường”, ông Thuân nói.

Ý chí ở đây, theo chuyên gia này, là VN hoàn toàn có thể khắc phục các vấn đề công nghệ, minh bạch và “room” cho nhà ĐTNN. Câu chuyện còn lại là Chính phủ quyết tâm làm đến đâu. Trong khi việc nâng hạng lên thị trường mới nổi (quy mô vốn toàn cầu khoảng 6.800 tỉ USD), chỉ cần 1 - 2% phân bổ vào VN, TTCK VN đã có thể đón hàng chục, thậm chí hơn 100 tỉ USD.

MSCI công bố nâng hạng thị trường

Thị trường chứng khoán VN cần quyết tâm nâng hạng để phát triển mạnh mẽ hơn

Ngọc Thắng

Cần xây dựng một thị trường thực chất hơn

Theo ông Thuân, việc nâng hạng không chỉ phục vụ nhà ĐTNN mà chúng ta còn phục vụ chính 5,2 triệu tài khoản nhà đầu tư chứng khoán. Nếu nhìn vào TTCK Qatar, Pakistan, có thể thấy mặt bằng định giá sau khi nâng hạng thường gấp rưỡi hoặc gấp đôi, kể cả về mặt chỉ số lẫn thanh khoản…

Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia cũng khuyến nghị, VN cần tập trung vào 3 yếu tố quan trọng. Đó là thanh toán bù trừ, tình trạng nghẽn lệnh, giao dịch T+0. Thứ hai, về độ mở thị trường đối với nhà ĐTNN, cần giảm bớt ngành nghề trong danh mục ngành nghề hạn chế tiếp cận thị trường. Cuối cùng, khả năng tiếp cận các văn bản, thì các công ty đại chúng niêm yết cần thực hiện công bố thông tin bằng hình thức song ngữ.

MSCI công bố nâng hạng thị trường

Chuyên gia tài chính Phan Lê Thành Long, Giám đốc Văn phòng VN Viện Kế toán quản trị công chứng Úc (CMA Australia), chia sẻ: “Chúng ta cần phải xây dựng một thị trường thực chất hơn, khi thị trường không có hành vi thao túng hay bán chui, khi chúng ta thay đổi về chất của TTCK thì việc nâng hạng mới thực hiện được. Điều đó mang lại giá trị vô cùng to lớn cho toàn bộ TTCK VN và tất cả những đối tượng, đối tác tham gia thị trường mới là những người được hưởng lợi. Giá trị đó mới lớn”.

Tại Hội nghị phát triển thị trường vốn an toàn, minh bạch, hiệu quả, bền vững nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương triển khai các biện pháp cần thiết để nâng hạng TTCK VN từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi, nhằm thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là vốn ĐTNN.