Một ngày nên đeo tai nghe bao lâu

1. Giảm thính lực Đeo tai nghe nhiều khiến cho các tế bào thần kinh trong ốc tai phải làm việc quá sức, gây ra suy giảm thính lực hay thậm chí có thể bị điếc. Suy giảm thính lực sẽ xảy ra nếu bạn hằng ngày tiếp xúc âm thanh có cường độ 85 – 90db liên tục trên 2h đồng hồ và kéo dài trong 1 – 2 năm. Hiện nay, các máy nghe nhạc đeo tai đều có công suất mở cực đại lên đến 120db gây ra áp lực âm thanh lớn trực tiếp đến tế bào thần kinh. Khi đeo tai nghe, tai nghe của bạn cũng phát ra sóng điện từ gây tổn thương não. Điều này đã được chứng minh trên chuột và thực vật. Chuột bị ảnh hưởng từ các sóng bức xạ dẫn đến tình trạng tổn thương não bộ.

Nguy hiểm hơn là bệnh nhân không cảm thấy giảm thính lực ngay, mà phải mất vài năm mới nhận ra. Quá trình giảm thính lực diễn tiến âm thầm, đến khi bệnh nhân phát hiện tai mình nghe không rõ thì đã muộn. Nếu bạn dùng tai nghe để thư giãn trước khi đi ngủ và sau đó quên không tắt, não sẽ bị kích thích suốt trong thời gian ngủ. Điều này sẽ làm bạn căng thẳng, mệt mỏi, nhức đầu, mất tập trung... trong ngày hôm sau.

[Nguồn: Internet]

2. Viêm nhiễm tai

Đút tai nghe ra vào quá nhiều hoặc giữ tai nghe quá lâu trong tai sẽ khiến chất bẩn bị đẩy vào trong, hoặc do ống tai bị tổn thương tạo điều kiện cho các thể loại vi khuẩn cứ thế tiến sâu vào trong tai bạn. Nếu tai nghe đã dính chất nhờn ẩm có trong tai, nó sẽ trở thành môi trường cho vi khuẩn phát triển. Khi bạn chia sẻ tai nghe của mình với bạn bè hay người thân của mình lượng vi khuẩn sẽ được truyền từ tai này sang tai khác. Nếu đã bị viêm tai, thói quen này khiến tai càng bị ngứa, nhiễm trùng nặng hơn. Có nhiều loại tai nghe khác nhau, nếu như Headphones ốp hẳn bên ngoài tai, thì Earbuds lại là loại nút tai nghe nhét sâu vào trong tai. Chính vì cách sử dụng như vậy, Earbuds có thể gây nhiễm trùng tai nếu việc vệ sinh nút tai không sạch sẽ, dùng chung tai nghe...

SỬ DỤNG TAI NGHE NHƯ THẾ NÀO CHO AN TOÀN?

  • Tránh để âm lượng quá lớn, giữ cường độ âm thanh không vượt qua 60% so với mức cao nhất.
  • Chọn các loại tai nghe vừa với lỗ tai để không cần điều chỉnh tăng volume do nhiễu của tiếng động từ ngoài.
  • Tốt nhất là đeo những loại tai nghe ôm cả tai.
  • Không nên đeo tai nghe quá 2h/ngày
  • Không nên chia sẻ tai nghe hoặc cho người khác mượn tai nghe của mình.
  • Vệ sinh tai nghe thường xuyên cẩn thận bằng cách lau sạch lớp chất bẩn bên ngài. Có thể dùng chất diệt khuẩn lau nhẹ nhàng tai nghe.
BS Vũ Chu Bích Thuỷ - Chuyên khoa Tai Mũi Họng
Bệnh viện Columbia Asia Gia Định

Hiện nay, việc sử dụng tai nghe để thưởng thức âm nhạc đã cực kỳ phổ biến và giúp ích cho cuộc sống của con người. Giúp bạn có không gian riêng để tận hưởng âm thanh một cách tốt nhất mà không làm phiền đến người khác. Nhưng nếu quá lạm dụng thì sẽ để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng về thính giác cũng như hệ thần kinh của con người.

Cách âm thanh truyền vào tai con người

Trước khi đi vào những nguyên nhân gây hại của tai nghe, hãy cùng tìm hiểu cách âm thanh truyền vào tai chúng ta như thế nào.

Đối với cách tiếp nhận âm thanh bình thường, sóng âm sẽ truyền vào vành tai sau đó truyền vào trong tai, đi qua ống tai, vào màng nhĩ khiến cho các xương ở tai giữa bị kích thích, âm thanh được đưa vào ốc tai và truyền đến não. Trong ốc tai của mỗi người có những tế bào lông phụ trách âm thanh. Mỗi tế bào phụ trách cho một tần số âm thanh khác nhau. Còn khi nghe qua tai nghe, âm thanh sẽ được truyền thẳng qua ống tai, dẫn đến sự gia tăng áp lực bên trong tai.

Nếu bạn cảm thấy biểu hiện như: chóng mặt, ù tai, hoa mắt, nhức đầu, tức ngực, mệt mỏi,… Rất có thể bạn đã bị chấn thương âm thanh cấp tính. Các biểu hiện này có thể mất đi sau vài giờ nhưng thậm chí kéo dài đến vài ngày hoặc để lại di chứng về thính lực hoặc thần kinh.

Nếu thường xuyên nghe thấy âm thanh khác lạ trong tai mình, bạn cần đi khám bác sĩ ngay.

Hậu quả của đeo tai nghe quá nhiều

Bịt kín lỗ tai quá lâu

Để nghe được âm thanh rõ ràng với chất lượng tốt nhất, bạn phải bịt kín ống tai. Điều này sẽ làm không khí khó lưu thông, từ đó xuất hiện nhiều ráy  tai, có thể viêm nhiễm hoặc thậm chí mất thính giác.

Gây viêm tai ngoài

Đây là trường hợp xấu nếu bạn mắc phải. Vùng da quanh ống tai của bạn sẽ dần dần bị bào mòn và tạo ra 1 loại chất lỏng chảy vào bên trong tai. Tình trạng này tương đối phổ biến với những người thường xuyên đi bơi nhưng nếu bạn sử dụng tai nghe quá nhiều thì cũng có thể bị.

Và nếu tai nghe của bạn có nút tai không vừa cũng sẽ gây áp lực lên vùng da bên trong ống tai. Làm da bên trong mòn dần và có thể dẫn tới hoại tử.

Gây nhiễm trùng

Sử dụng tai nghe không đúng cách rất dễ gây ra nhiễm trùng tai hoặc các bệnh về tai. Thông thường nếu sử dụng nhiều hoặc không được vệ sinh  thì tai nghe của bạn dễ bị ẩm, bụi bẩn tích tụ. Qua đó các vi khuẩn, nấm có điều kiện phát sinh trong ống tai và gây viêm nhiễm.

Gây ảnh hưởng đến màng nhĩ

Trong ốc tai sẽ có nhiều tế bào thính giác để chịu trách nhiệm nghe các tần số khác nhau. Nếu bạn mở nhạc quá lớn trong suốt thời gian dài sẽ gây ra trạng thái kích thích liên tục vào các tế bào này, dẫn đến thính giác bị mệt mỏi và ảnh hưởng đến màng nhĩ. Ngoài ra còn gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương.

Trường hợp nặng hơn còn làm mất thính lực tạm thời. Đây cũng là cơ chế tự bảo vệ của tai do những sợi lông bé li ti bên trong khi bị tổn thương sẽ tiết ra chất để làm giảm độ phân giải của âm thanh.

Gây suy giảm thính giác

Các tế bào thần kinh nằm trong ốc tai thường xuyên phải làm việc quá sức sẽ gây ra suy giảm thính lực hoặc nặng hơn là điếc. Nếu hằng ngày bạn nghe nhạc với cường độ 85 – 90dB [Decibel] với thời gian 2h đồng hồ trong suốt thời gian dài… sẽ rất dễ bị hiện tượng này.

Người quá lạm dụng tai nghe sẽ không cảm thấy giảm thính lực ngay mà phải 1 thời gian dài sau mới nhận ra. Bởi vì các tế bào thần kinh thính giác tần số cao sẽ bị ảnh hưởng trước rồi mới đến các tần số trung bình và thấp.

Tiếng ồn hay âm nhạc quá lớn sẽ tổn thương trước tiên các tế bào thần kinh thính giác tần số cao, sau đó sẽ đến các tần số trung bình và thấp. Như vậy, sẽ ảnh hưởng đến sự nghe với tần số trung bình của tiếng nói bình thường.

Hãy sử dụng tai nghe đúng cách

Đeo tai nghe với mức âm lượng vừa đủ, khoảng dưới 60% so với mức cao nhất của thiết bị. Không sử dụng quá lâu, tốt nhất trong khoảng 2h/ngày và đặc biệt không đeo tai nghe lúc ngủ bởi rất dễ ngủ quên.

Sử dụng nút tai vừa vặn với tai của bạn để không bị đau tai hoặc điều chỉnh âm lượng lớn mới nghe được. Và nếu nghe với volume bật càng lớn thì thời gian nghe sẽ cần phải giảm đi.

Tốt nhất nên sử dụng dạng tai nghe trùm đầu để ngăn âm thanh từ bên ngoài hiệu quả mà không phải nhét nút bịt tai sâu vào trong. Tuy có giá thành đắt và cồng kềnh hơn nhưng để giảm thiểu độ nguy hại thì đây là sự lựa chọn tốt nhất.

Lưu ý trong sinh hoạt hàng ngày:

  • – Khi bạn học tập, làm việc… không nên mở volume quá lớn. Tốt nhất nên sử dụng loa ngoài.
  • – Nếu tai nghe không có tính năng chống ồn chủ động, tránh sử dụng chỗ đông người vì sẽ phải mở mức âm lượng lớn.
  • – Người có vấn đề về tai không nên đeo tai nghe lâu vì sẽ dễ làm bệnh tái phát hoặc trầm trọng hơn.
  • – Khi cảm thấy có hiện tượng ù tai, chóng mặt, nhức đầu, hoa mắt, nghe kém… Hãy đến các bệnh viện lớn có chuyên khoa Tai – Mũi – Họng để kiểm tra và điều trị hiệu quả.

==> Xem 5 mẫu Tai nghe Sony tốt nhất 2020

Video liên quan

Chủ Đề