Sau sinh bao lâu thì có bầu

Nếu bạn vừa mới sinh con, có lẽ tâm trí bạn đang tràn ngập vô số câu hỏi về cuộc sống làm mẹ mới của bạn, từ cách biết liệu con bạn có bú đủ sữa hay không cho đến khi nào bạn sẽ được ngủ đủ giấc như trước.

ISOFHCARE | Ngày đăng 16/08/2021 - Cập nhật 15/11/2021

Tham vấn y khoa:

BS.Dương Thị Hạnh

Chuyên khoa Phụ Sản - KHHGĐ,Chuyên khoa Phụ khoa,Chuyên khoa Phụ sản,Chuyên khoa Ngoại sản,Chuyên Khoa Đa Khoa

Khi đã chào đón con chào đời an toàn và khỏe mạnh, rất nhiều cặp vợ chồng đều muốn lến kế hoạch sinh đứa thứ hai. Tuy nhiên không phải ai cũng biết sau sinh bao lâu thì có thai lại là thích hợp. Để giúp bạn tìm ra lời giải đáp, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của phòng khám sản phụ khoa Ana Củ Chi – TPHCM chúng tôi nhé!

Sau sinh bao lâu thì có thai lại?

Theo Bộ Y tế và dịch vụ nhân sinh Hoa Kỳ, thời điểm mang thai lại sau sinh thích hợp nhất là 12 tháng. Còn với Tổ chức Y tế Thế Giới lại khuyến cáo rằng khoảng 24 tháng sau sinh mới nên có thai bé tiếp theo.

Đối với trường hợp là những sản phụ bị băng huyết, sinh mổ hoặc sảy thai thì nên đợi lâu hơn để giúp cơ thể hồi phục trước khi mang thai lại.

Mặt khác, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ sản khoa về tình trạng sức khỏe của mình và dựa vào đó để xem xét liệu mang thai lại khi vừa sinh xong có ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé hay không.

Sau sinh bao lâu thì nên có thai lại

Có thai quá sớm sau sinh có ảnh hưởng gì không?

Dù sinh mổ hay sinh thường, việc có thai lại quá sớm đều gây ra những ảnh hưởng nhất định tới sức khỏe của bé trong bụng, bé sơ sinh và người mẹ. Nếu mang thai lại dưới 12 tháng sau khi sinh có thể đem tới những hậu quả như:

Thai nhi phát triển chậm, sảy thai

Sau sinh thì các cơ quan, hệ thống nội tiết và tử cung trong cơ thể cần phải có thời gian để hồi phục. Hơn hết bạn còn phải chăm sóc em bé nên rất dễ khiến sức khỏe bị suy giảm. Nếu thời gian này mang thai có thể khiến thai nhi phát triển không ổn định, thậm chí là sảy thai.

Dễ bị biến chứng thai kỳ

Sau sinh bao lâu thì có thai lại? Như đã nói ở trên, thời điểm tốt nhất mang thai lại sau sinh là trên 12 tháng. Trường hợp mang thai quá sớm sẽ tăng nguy cơ bong nhau, sinh non, nhau tiền đạo hoặc một số biến chứng khác.

Đặc biệt với những người sinh mổ, mang thai lại trước 18 tháng có khả năng khiến vở tử cung, rách vết mổ…vô cùng nguy hiểm.

Tham khảo thêm:

Tâm lý bị ảnh hưởng

Chăm sóc con nhỏ đã mệt, vừa chăm sóc con nhỏ vừa phải chú ý trong việc chăm sóc thai kỳ càng vất vả hơn. Nhất là sự cân bằng về tài chính và tâm sinh lý của bạn có thể ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của em bé trong bụng.

Những cách phòng tránh việc có thai quá sớm sau sinh

Sau sinh nên kiêng cữ quan hệ vợ chồng trong vòng 6 tuần đầu để tầng sinh môn, tử cung và âm đạo có thời gian phục hồi. Nếu sinh mổ thì cần phải kiêng ít nhất trên 2 tháng.

Thời gian sau sinh để có thai lại phải ít nhất 12 tháng

Một số biện pháp tránh thai bạn có thể sử dụng như:

  • Sử dụng bao cao su: Có thể nói đây là phương pháp phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay.
  • Cho con bú: Nghe có vẻ vô lý nhưng đây cũng là một cách tránh thai tự nhiên nhưng hiệu quả sẽ không cao.
  • Đặt vòng tránh thai: Sử dụng dụng cụ có hình chữ T vào tử cung để ngăn chặn sự gặp nhau của tinh và trứng.
  • Tính ngày rụng trứng để quan hệ: Thường vong kinh của phụ nữ rơi vào khoảng 28 – 35 ngày và ngày rụng trứng sẽ từ ngày thứ 14 – 15. Bạn có thể chọn thời gian quan hệ vào ngày thứ 18 đến ngày đầu tiên của kỳ kinh kế tiếp.
  • Dùng thuốc tránh thai: Có thể sử dụng thuốc tránh thai nhưng không nên quá thường xuyên vì sẽ gây nên tác dụng phụ.

Với những chia sẻ của phòng khám Ana Củ Chi – TPHC về sau sinh bao lâu thì có thai lại trong bài viết trên. Hi vọng đã giúp bạn biết được thời điểm thích hợp nào nên mang thai và sớm chủ động hơn trong việc chăm sóc tốt sức khỏe cho bản thân.

Ngoài ra, hiện phòng khám Ana đang cung cấp một số dịch vụ bạn có thể tham khảo như: điều trị khí hư bất thường, rối loạn kinh nguyệt, viêm niệu đạo, viêm phụ khoa, viêm âm đạo,…

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:

PHÒNG KHÁM SẢN PHỤ KHOA ANA Củ Chi – TPHCM

– Địa chỉ: 246 Tỉnh Lộ 8, Củ Chi, TPHCM

1226 tỉnh lộ 10, Tân Tạo, quận Bình Tân, TPHCM

– Hotline: 098 367 88 72

– Email:

Chào bác sĩ:

Tôi đã sinh được 3 tháng, sinh thường. Sau sinh được 7 tuần, vợ chồng tôi sinh hoạt tình dục trở lại lần đầu, và với tần xuất khoảng 2 lần/ tuần. Tôi đang trong thời gian cho con bú nên hai vợ chồng quan hệ không sử dụng biện pháp tránh thai nào. Nhưng sau đó, mỗi lần quan hệ, vợ chồng tôi vẫn dùng BCS. Nhưng kể từ ngày sinh đến nay tôi vẫn chưa có kinh nguyệt trở lại. Tôi sợ mình mang thai nên có mua que thử thai về thử nhưng chỉ hiện 1 vạch. Những ngày gần đây, tôi thường thấy người mệt mỏi, và có các dấu hiệu giống như tôi mang thai lần đầu. Mặc dù chưa đi siêu âm cũng như làm các xét nghiệm nhưng tôi sợ là mình đang mang thai lần 2 trong khi cho con bú. Với những dấu hiệu đó, có thể tôi đã mang thai rồi hay không? Và phụ nữ sau sinh bao lâu thì có thai được? Mong các bác sĩ giải đáp giúp tôi! Xin chân thành cảm ơn!

[Linh Nga]

Trả lời:

Sau khi sinh em bé thì mẹ có thể có kinh lại sớm nhất là 1 – 2 tháng nếu không cho con bú thường xuyên. Hoặc có kinh trở lại vào khoảng 4 – 6 tháng nếu cho con bú hoàn toàn. Hay có người đến hàng năm.

Chị hãy tính lại ngày quan hệ với chồng một cách chính xác để tính xem mức độ an toàn là bao nhiêu nhé! Bởi vì từ khi có thai, kể từ lúc bào thai đã làm tổ [ngày thứ 7 sau thụ tinh], lượng bêta HCG tăng lên rất nhanh và chị có thể dùng que thử thai để biết được mình có thai hay không từ sau ngày thứ 9 sau khi thụ tinh.

Xem thêm  Chăm sóc mẹ sau sinh khoa học nhất

Tính từ ngày thứ 9 trở đi, cứ 3 ngày lượng hCG sẽ tăng lên gấp đôi và đạt mức cao nhất vào tuần thai thứ 15 – 16 [trên dưới 150.000 đơn vị quốc tế/lít], sau đó ổn định dần cho đến tuần thứ 18. Chính vì vậy, nếu bạn muốn kết quả thử thai được chính xác nhất, hãy để đến thời điểm từ 15-20 ngày sau khi thụ thai.

Chị em hoàn toàn có thể mang thai ngay sau khi sinh nếu có quan hệ tình dục mà không có biện pháp bảo vệ. Bởi trứng vẫn có khả năng rụng mặc dù chưa hình thành chu kỳ kinh nguyệt trở lại. Tuy nhiên, nếu đang cho con bú, bé vẫn còn nhỏ mà chị em mang thai thì điều này sẽ không tốt cho sức khỏe của chị em và sức khỏe của bé.

Lưu ý:  Nếu mẹ cho con bú bằng sữa mẹ hoàn toàn thì xác xuất mang thai sau khi sinh sẽ giảm xuống.

Nếu đã lỡ mang thai trong thời gian đang cho con bú, mà điều kiện sức khỏe và  kinh tế cho phép thì mẹ hoàn toàn có thể sinh con tiếp theo.

Nhiều sản phụ cho rằng sau khi sinh con, kinh nguyệt chưa xuất hiện trở lại là hai vợ chồng có thể “thả cửa” mà không lo dính bầu. Nhưng sự thật là mới sinh xong quan hệ có thai không? Nếu có thì làm sao để phòng tránh khi mẹ vẫn đang cho con bú?

Sinh xong bao lâu thì được quan hệ?

Sau khi sinh con, kể cả sinh mổ hay sinh thường thì cơ thể người mẹ đều phải chịu rất nhiều tổn thương. Do đó cần mất một khoảng thời gian nhất định để các vết thương này phục hồi, sau đó mới nên quan hệ vợ chồng.

Trước đây, người ta cho rằng sau sinh 6 tháng người mẹ mới được quan hệ, vì lúc đó các vết thương đã lành, nhưng sự kiêng cữ quá lâu này là không cần thiết.

Theo các bác sĩ, chỉ cần hết sản dịch là người mẹ đã có thể quan hệ trở lại. Thời gian hết sản dịch ở mỗi người không giống nhau, nhưng đa số dao động từ 1 tuần đến 1 tháng. Ngay cả với các mẹ sinh mổ cũng có thể quan hệ sau khi hết sản dịch, chứ không cần chờ đến khi vết mổ lành hẳn.

Chỉ cần hết sản dịch là người mẹ có thể quan hệ trở lại

Khi mới bắt đầu quan hệ trở lại, lúc này niêm mạc âm đạo khá mỏng, kém đàn hồi và âm đạo cũng khá khô nên người mẹ có thể cảm thấy hơi rát. Lúc đó, hãy nhắc khéo ông xã của mình nhẹ nhàng một chút để mẹ không bị tổn thương nhé.

Mới sinh xong quan hệ có thai không?

Để trả lời cho câu hỏi “mới sinh xong quan hệ có thai không?”, chúng ta hãy cùng đến với câu chuyện của mẹ Phạm Uyên Linh đến từ Bắc Giang.

Hồi mới sinh xong tập 1 mình cũng không biết là mới sinh xong quan hệ có bầu không, nhưng cứ nghĩ chưa có kinh nguyệt thì chưa có bầu. Thế là hai vợ chồng cứ thả phanh thôi, lúc đó mình sinh bé được 1,5 tháng.

Sau đó 2 tháng, mình thấy trong người khác khác, không nghĩ là có bầu đâu, vì vẫn chưa thấy kinh nguyệt mà. Nhưng để chắc ăn, mình vẫn ra hiệu thuốc mua que thử thai thì thấy hai vạch đỏ lòm. Hôm sau, hai vợ chồng gửi Giun [tên ở nhà của bé nhà mình] cho bà nội để đi khám thì bác sĩ bảo có thai rồi.

Như vậy là Giun mới hơn 3 tháng mà đã có em. Bác sĩ nói may mà tập 1 mình sinh thường nên không phải lo lắng nhiều, chứ sinh mổ thì có thể bị nứt sẹo mổ cũ, thậm chí là vỡ tử cung nếu cố tình giữ bé.

Bác sĩ có dặn mình về nhà nghỉ ngơi và ăn uống nhiều vào, vẫn cho Giun bú mẹ bình thường được, nhưng chắc là sẽ phải cai sữa sớm khi mẹ bầu được 8 tháng vì sợ co bóp tử cung. Nếu chẳng may thấy ra huyết hay động thai thì phải đi khám ngay.

Bây giờ mình sinh xong bé Dâu [là em của Giun] được 2 tháng rồi, trộm vía hai mẹ con đều khỏe. Giun thì được hơn 14 tháng chút, mặc dù ăn dặm tốt và rất ra dáng anh trai, nhưng vẫn được mẹ cho bú chung với em. Cưng lắm!

Quan hệ không an toàn sau sinh hoàn toàn có thể dính bầu nhé các mẹ!

Qua câu chuyện của mẹ Linh, chúng ta cũng có thể khẳng định rằng mới sinh xong nếu quan hệ không an toàn thì nguy cơ dính bầu cũng rất cao, ngay cả khi người mẹ chưa có kinh nguyệt trở lại. Trên thực tế, không chỉ riêng mẹ Linh mà có rất nhiều mẹ khác cũng lâm vào tình trạng tương tự, nhưng không phải mẹ nào cũng may mắn và có thể giữ thai nhi.

Nguyên nhân bởi vì sự rụng trứng diễn ra trước kỳ kinh nguyệt khoảng 2 tuần, nhưng người mẹ lại không nhận biết được điều này. Khi trứng rụng, nếu gặp tinh trùng thì sẽ thụ thai, như vậy kinh nguyệt sẽ không xuất hiện nữa.

Chúng ta không thể xác định được chính xác thời gian rụng trứng trở lại là bao lâu, vì nó còn tùy thuộc vào cơ địa của từng mẹ. Cách tốt nhất để không mang thai khi mẹ và gia đình chưa sẵn sàng là sử dụng biện pháp tránh thai.

Cách tránh thai an toàn khi đang cho con bú

Sự tiết sữa mẹ chịu ảnh hưởng của 4 hormone là Estrogen, Progesterone, Protactin và Oxytocin.

Trong đó Estrogen và Progesterone giúp bầu vú phát triển trong thời kỳ mang thai. Sau khi sinh con và nhau thai bong ra, các hormone này sẽ giảm xuống để cơ thể biết rằng đã đến lúc tạo sữa. Nếu hai hormone này tồn tại ở hàm lượng cao sẽ ức chế sự sản xuất sữa.

Còn hormone Prolactin giúp sản xuất sữa và Oxytocin giúp giải phóng sữa khỏi bầu ngực. Hai hormone này tăng lên sau khi người mẹ sinh con và tiết ra nhiều hơn khi mẹ cho con bú.

Trong thời gian cho con bú, mẹ không nên tránh thai bằng thuốc chứa Estrogen, vì chúng có thể khiến mẹ bị ít sữa. Các biện pháp tránh thai có hormone khác cũng không nên dùng.

Không dùng thuốc hay các biện pháp tránh thai chứa hormone khi đang cho con bú

Lúc này, biện pháp tránh thai an toàn nhất cho mẹ và con là dùng bao cao su, phương pháp vô kinh khi cho con bú, đặt vòng tránh thai, sử dụng màng ngăn âm đạo, mũ cổ tử cung hoặc thuốc diệt trinh trùng.

Nếu dùng thuốc ngừa thai, người mẹ có thể dùng Progestin, que cấy Implanon hoặc thuốc tiêm DMPA, chúng không chứa hormone và được phép sử dụng trong thời gian cho con bú. Mẹ nên đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để được tư vấn cụ thể

MẸ LƯU Ý:

Sử dụng thuốc tránh thai chứa Estrogen là nguyên nhân khiến mẹ bị ít sữa, mất sữa sau khi sinh. Mẹ cần lượng sữa ổn định để trẻ có thể bú mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời. Bên cạnh đó việc tăng chất lượng sữa giúp sữa sánh đặc, thơm hơn, mát hơn sẽ giúp bé phát triển toàn diện cũng như giúp mẹ chủ động bổ sung các vitamin cần thiết cho trẻ.

Có một SỰ THẬT mà nhiều mẹ cần biết đó là:

Sữa mẹ chỉ có thể tiết ra nhiều hơn khi hàm lượng hoocmon Prolactin [hooc môn sản xuất sữa] trong cơ thể tăng lên và chất lượng sữa tăng lên chỉ khi cơ thể mẹ chuyển hóa dinh dưỡng tốt nhất.

➡ Nếu mẹ không thể ăn ngon, ngủ ngon, càng lo lắng vì không có sữa cho con. Hàm lượng Prolactin trong cơ thể càng giảm.

➡ Nếu cơ thể mẹ không thể hấp thụ hoặc chuyển hóa chất dinh dưỡng vào sữa thì có ăn bao nhiêu chất lượng sữa mẹ cũng không được cải thiện.

Thay vì nhồi nhét mình ăn những món ăn lợi sữa như móng giò hầm, cháo chân dê, canh đu đủ,… với ý nghĩ là “chỉ cần ăn sữa sẽ về” sao mẹ không tìm cách để tăng cường hoocmon Prolactin cũng như giúp cơ thể hấp thu dinh dưỡng và trao đổi chất tốt hơn.

Viên uống lợi sữa Mabio sẽ giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đến sữa cho mẹ.

Cơ chế 4 tác động có trong Mabio giúp mẹ tăng số lượng, chất lượng sữa mẹ, phục hồi sức khỏe nhanh chóngthon gọn vóc dáng sau sinh. Sản phẩm được bào chế từ 100% thảo dược thiên nhiên, an toàn cho sức khỏe mẹ và bé. Đã được kiểm chứng an toàn bởi Viện kiểm nghiệm thuốc Trung Ương, chứng nhận bởi cục ATTP [số cấp phép 5553/2020/ĐKSP].

💮 Cơ chế 1: Tăng số lượng sữa

Mabio kích thích cơ thể tiết hoocmon Prolactin giúp sữa mẹ tràn trề, sữa đặc và thơm mát. Lượng sữa về nhiều giúp thông tuyến sữa, hỗ trợ điều trị mất sữa ở mẹ sau sinh.

✅ Sau 5 – 7 ngày: ngực căng tức nhiều hơn, cảm giác sữa về, số lượng sữa tiết ra bắt đầu nhiều hơn hoặc sữa đặc [hoặc đục] sánh hơn.

✅ Sau 10 – 15 ngày: Lượng sữa về nhiều, thơm.

✅ Sau 30 ngày: Sữa về nhanh, về đều, mỗi cữ bé bú no nê, lượng sữa ổn định.

💮 Cơ chế 2: Tăng chất lượng sữa mẹ: Cơ thể mẹ sẽ hấp thụ dinh dưỡng và tăng cường chuyển hóa trong cơ thể, giúp cơ thể tổng hợp chất dinh dưỡng vào sữa, làm tăng chất lượng sữa mẹ. Sữa mẹ sẽ sánh đặc, thơm hơn và mát hơn. Mẹ có thể chủ động bổ sung các vitamin [C, D,…] cho con qua dinh dưỡng hàng ngày giúp bé hấp thu, phát triển tốt hơn.

💮 Cơ chế 3: Rút ngắn thời gian phục hồi sức khỏe sau sinh, hạn chế các bệnh hậu sản: Cao biển súc, cao tàu bay, cao ích mẫu giúp điều hòa khí huyết, đẩy hết sản dịch ra ngoài và hạn chế tối đa viêm nhiễm sau sinh.

Cao hương phụ giúp mẹ ăn ngủ ngon hơn, giảm căng thẳng stress trong những ngày đầu nuôi con [lo lắng, stress trong việc nuôi nấng, chăm bẵm bé].

💮 Cơ chế 4: Thon gọn vóc dáng sau sinh: Thành phần cao chè vằng với hàm lượng thích hợp không chỉ kích thích tăng tiết sữa mà còn giúp mẹ giảm cân hiệu quả.

Video liên quan

Chủ Đề