Vợ ông lê thanh hải là ai

SÀI GÒN, Việt Nam [NV] – Bà Trương Thị Hiền, vợ cựu Bí Thư Thành Ủy ở Sài Gòn Lê Thanh Hải, đang bị “đưa vào tầm ngắm” vì gói thầu hàng trăm tỷ đồng tại Học Viện Cán Bộ Thành Phố được công bố là “có dấu hiệu sai phạm.”

Bà Hiền được bổ nhiệm làm hiệu trưởng Học Viện Cán Bộ Thành Phố từ Tháng Ba, 2008, và nghỉ hưu đầu năm 2015.

Dự án xây dựng Học Viện được khai thác trên diện tích hơn 7.1 hécta tại đường Chu Văn An, quận Bình Thạnh] với tổng mức đầu tư hơn 850 tỷ đồng [hơn $36.2 triệu]. Công trình được khởi công ngày 1 Tháng Mười, 2010, và được chia làm ba giai đoạn đầu tư.

Hôm 21 Tháng Mười Một, báo Zing cho hay: Thanh tra vừa có kiến nghị Ủy Ban Nhân Dân thành phố ở Sài Gòn “làm rõ, xử lý một số dấu hiệu nghi vấn sai phạm trong việc chọn nhà thầu xây dựng tại Học Viện Cán Bộ Thành Phố.”

Một số sai phạm trong vụ này được liệt kê gồm: “Lựa chọn nhà thầu không đúng quy định; tư vấn đấu thầu cố ý báo cáo sai, làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu; có dấu hiệu thông đồng trong lựa chọn nhà thầu…”

Một số báo Việt Nam khi đưa tin về vụ này tránh nhắc tên bà Hiền.

Báo VNExpress hôm 21 Tháng Mười Một nói trách nhiệm trong vụ này thuộc về Công Ty Tư Vấn Đầu Tư Xây Dựng Nam Long, Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Thiết Kế Công Nghiệp và Dân Dụng, giám đốc học viện [bà Hiền] và người phó của bà, tại thời điểm phát sinh sự việc.

Trong mắt đa số người dân Sài Gòn, Học Viện Cán Bộ Thành Phố là công trình bề thế nhưng vô cùng hoang phí vì được xây dựng chỉ cho mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng chính trị XHCN đối với cán bộ đảng viên và mở các lớp “đối tượng đảng” hoặc khóa đào tạo mang tính tuyên truyền.

Buổi tối, khi đi ngang qua Học Viện, những gì người ta nhìn thấy là nơi phóng uế của người đi đường và là “bãi đáp dã chiến” cho các cặp đôi “hành sự” ngay trên xe máy trong bóng tối trên lề đường phía trước.

Trước khi vụ bê bối của bà Hiền được công bố, ông Lê Tấn Hùng [em trai ông Lê Thanh Hải], tổng giám đốc Tổng Công Ty Nông Nghiệp Sài Gòn [Sagri], bị Ủy Ban Nhân Dân thành phố  ra quyết định cảnh cáo hôm 3 Tháng Mười Một, 2018, và quyết định này được ghi nhận là “nặng hơn” mức khiển trách hồi Tháng Ba, 2018.

Mức cảnh cáo đối với ông Hùng gây bàn tán rôm rả trên mạng xã hội vì một quan chức bị kết luận “sử dụng sai mục đích tới 1,900 hécta đất cùng những sai phạm trong quản lý điều hành cả nhiều tỷ đồng” mà sau tám tháng cân nhắc vẫn theo kiểu “giơ cao đánh khẽ.”

Gần đây nhất, ông Nguyễn Hữu Tín [đệ tử ruột của ông Hải], cựu phó chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân thành phố ở Sài Gòn, bị bắt tạm giam và khởi tố do sai phạm quản lý đất đai. Các báo Việt Nam đồng loạt đăng bài công kích ông này nhưng né “trùm cuối” Lê Thanh Hải, người mà công luận cho rằng là quan chức cấp cao nhất phải chịu trách nhiệm chính trong vụ cướp đất ở Thủ Thiêm. [T.K.]

Lưu ý: Để mở âm thanh, xin bấm vào nút

phía góc phải bên dưới của khung video.

Thanh tra Chính phủ vừa có văn bản phúc đáp các kiến nghị của cử tri các địa phương được gửi tới trước kỳ họp 10, Quốc hội khóa 14.

Theo đó, gửi kiến nghị tới Thanh tra Chính phủ, cử tri tỉnh Long An khẳng định rất quan tâm đến công tác phòng, chống tham nhũng mà Đảng, Nhà nước đã và đang thực hiện thời gian qua. Việc phòng, chống tham nhũng góp phần củng cố niềm tin trong nhân dân, làm cho bộ máy nhà nước ngày càng trong sạch, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Tuy nhiên, cử tri tỉnh này cho rằng: Vẫn còn một số vụ án tham nhũng có liên quan đến cán bộ cấp cao chưa được xử lý nghiêm minh, quyết liệt; trong đó có vụ ông Lê Thanh Hải, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy TP.HCM, sai phạm liên quan tới dự án Khu đô thị Thủ Thiêm nhưng chỉ bị cách chức nguyên Bí thư Thành ủy TP.HCM.

“Đề nghị T.Ư xử lý quyết liệt hơn trong công tác phòng, chống tham nhũng trong thời gian tới, đáp ứng được lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước”, cử tri Long An kiến nghị.

Cử tri TP.Hà Nội, Quảng Trị, Hải Phòng, Bình Thuận, Đắk Lắk, TP.HCM và Đà Nẵng cũng kiến nghị tiếp tục tăng cường, quyết liệt, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các cán bộ tham nhũng, tiêu cực.

Cựu bộ trưởng Trương Minh Tuấn nói lời sau cùng trong phiên xét xử vụ án tham nhũng cuối tháng 12.2019: "Bản án như vết chém theo suốt cuộc đời tôi" - Thực hiện: Anh Vũ

Kỷ luật 21 ủy viên, nguyên ủy viên T.Ư, 22 tướng công an, quân đội

Giải đáp các kiến nghị nêu trên, Thanh tra Chính phủ khẳng định, với quyết tâm chính trị của Đảng cùng sự tham gia của Nhà nước và toàn xã hội, công tác phòng, chống tham nhũng đã đạt được những kết quả tích cực. 

“Những kết quả đó đã củng cố niềm tin của nhân dân vào công cuộc phòng, chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước”, báo cáo của Thanh tra Chính phủ khẳng định.

Bên cạnh đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tăng cường kiểm tra, thanh tra, kiểm toán các lĩnh vực có nhiều nguy cơ và dư luận về tiêu cực, tham nhũng như: các dự án đầu tư lớn; quản lý, sử dụng đất đai; cổ phân hóa, thoái vốn, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước; việc mua bán, chuyển nhượng tài sản công; các dự án mua sắm lớn từ tài sản nhà nước...

Cùng đó, tập trung kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, xử lý dứt điểm những vấn đề tồn đọng kéo dài gây bức xúc mà cán bộ, đảng viên, nhân dân quan tâm.

Cựu bộ trưởng Nguyễn Bắc Son nói lời sau cùng, hứa bán nhà trả hết 3 triệu USD nhận hối lộ - Thực hiện: Anh Vũ

Theo Thanh tra Chính phủ, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, qua thanh tra, kiểm toán, đã phát hiện vi phạm, kiến nghị thu hồi, xử lý tài chính 135.816 tỉ đồng và hơn 897 ha đất; kiến nghị xử lý hành chính đối với 1.967 tập thể và nhiều cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý 98 vụ việc, 121 đối tượng...

Thanh tra Chính phủ cũng thông tin, thời gian qua, Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham nhũng trực tiếp chỉ đạo hàng loạt các vụ án lớn, đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp được điều tra, làm rõ và xử lý nghiêm minh, nhiều vụ án tồn đọng từ những năm trước đã được giải quyết, số vụ án khởi tố mới năm sau cao hơn năm trước.

Đặc biệt, đã phối hợp xét xử nghiêm minh các vụ án tham nhũng, trong đó có bị cáo từng là cán bộ cao cấp, qua đó khẳng định quyết tâm của Đảng là “không có vùng cấm”, “không có ngoại lệ”, “bất kể người đó là ai” trong công tác phát hiện, xử lý tham nhũng.

Theo Thanh tra Chính phủ, từ đầu nhiệm kỳ tới nay, đã thi hành kỷ luật hơn 90 cán bộ thuộc diện T.Ư quản lý, trong đó có 21 ủy viên T.Ư Đảng, nguyên ủy viên T.Ư Đảng [2 ủy viên Bộ Chính trị], 22 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang.

Thanh tra Chính phủ cho biết, trong thời gian tới, Đảng, Nhà nước sẽ thực hiện đồng bộ các quy định của luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, trong đó có Nghị định 130 năm 2020 về Kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện thể chế về quản lý kinh tế - xã hội và phòng, chống tham nhũng, tiếp tục hoàn thiện cơ chế phòng ngừa tham nhũng. Trong đó, có đề án về xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; và sửa đổi, bổ sung các luật và các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, nhằm tiếp tục hoàn thiện cơ chế phòng ngừa, bảo đảm “không thể tham nhũng”.

Thanh tra Chính phủ cũng khẳng định, sẽ tăng cường kiểm tra, thanh tra, kiểm toán các lĩnh vực có nhiều nguy cơ và dư luận về tiêu cực, tham nhũng như: các dự án đầu tư lớn; quản lý, sử dụng đất đai; cổ phần hóa, thoái vốn, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước; việc mua bán, chuyển nhượng tài sản công; các dự án mua sắm lớn từ tài sản nhà nước...

Bên cạnh đó, tăng cường phối hợp, tập trung lực lượng để kết thúc điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, xử lý các vụ việc tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp theo đúng kế hoạch của Ban Chỉ đạo T.Ư; khắc phục các khó khăn, vướng mắc trong công tác giám định, định giá tài sản.

Ngoài ra, sẽ hoàn thiện các quy định xây dựng nền công vụ minh bạch, liêm chính, phục vụ; tăng cường chỉ đạo, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, hiệu quả hơn nữa trong công tác phòng, chống tham nhũng ở địa phương, cơ sở; tiếp tục thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng trong nội bộ các cơ quan có chức năng phòng, chống tham nhũng, không để cán bộ, công chức có hành vi tham nhũng, tiêu cực làm nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng; tập trung xử lý nghiêm khắc, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp trong giải quyết công việc.

Tin liên quan

Ông Lê Thanh Hải - nguyên Bí thư Thành ủy TP.HCM

Tại kỳ họp thứ 42, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM.

Theo đó, Ban Thường vụ Thành ủy và Ban cán sự Đảng [BCSĐ] UBND TP.HCM đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc, thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong quá trình thực hiện dự án đầu tư Khu đô thị mới Thủ Thiêm, gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm thiệt hại lớn tiền và tài sản của Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của một bộ phận nhân dân thành phố, gây bức xúc trong xã hội.

Kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương chỉ rõ, ông Lê Thanh Hải, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy TP.HCM chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Thành ủy.

Ông Lê Thanh Hải sinh ngày 20/2/1950, tại xã Tam Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho [nay là tỉnh Tiền Giang]. Năm 1966, ông lên Sài Gòn tham gia vào Đội võ trang tuyên truyền thuộc Khu Đoàn Sài Gòn Gia Định với bí danh Hai Nhựt. Đến ngày 17/4/1968, ông được kết nạp vào Đảng, khi ấy ông mới 18 tuổi.

Từ năm 1968 đến tháng 4/1975, ông Hải là Phó Bí thư Đoàn ủy Liên phường, Ủy viên Ban Chấp hành Thành Đoàn Sài Gòn – Gia Định, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Học sinh, Phó Văn phòng Thành Đoàn, Phó Ban thường trực Ban Thanh niên Công nhân Thành Đoàn, Ủy viên Ban cán sự quận Phú Tân Sơn.

Từ tháng 5/1975 đến tháng 10/1986, ông Hải từng đảm nhiệm các chức vụ như Quận ủy viên quận Tân Bình kiêm Bí thư xã, Chủ tịch xã, Bí thư Quận Đoàn; Ủy viên Ban Thường vụ Thành Đoàn kiêm Trưởng ban Công nghiệp Thành Đoàn; Phó Bí thư Đảng ủy Cấp trên cơ sở kiêm Chỉ huy trưởng Lực lượng Thanh niên Xung phong Thành phố Hồ Chí Minh.

Sau đó, ông được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Khóa IV, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Thành phố, Ủy viên Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh.

Đến tháng 1/1990, ông Lê Thanh Hải là Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Khóa V, Bí thư Quận ủy Quận 5, Đại biểu Hội đồng Nhân dân Thành phố Khóa V, Ủy viên Ủy ban Nhân dân Thành phố, Ủy viên Ban Thường vụ Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Khóa VI, Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban nhân dân Thành phố kiêm Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình Xóa đói giảm nghèo của thành phố.

Vào ngày 18/5/2001, ông Hải được HĐND TP.HCM bầu làm Chủ tịch UBND thành phố trong kỳ họp bất thường. Đồng thời, từ 15/8/2001 đến ngày 12/7/2006, ông Hải còn giữ các chức vụ như Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Bí thư Thành ủy, Đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố Khóa VI.

Vào tháng 4/2006, tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt nam toàn quốc lần thứ X, ông được bầu vào Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Đến tháng 6/2006, ông được bổ nhiệm làm Bí Thư Thành ủy TP.HCM, sau đó, ông tái đắc cử chức vụ này nhiệm kỳ 2010-2015. Ngoài ra, ông còn là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII, Đảng ủy viên Đảng ủy Quân khu 7, Bí thư Đảng ủy Bộ Tư lệnh TP. HCM.

Tháng 10/2015, Đại hội đại biểu Đảng bộ TP.HCM lần thứ 10 bầu khuyết chức vụ Bí thư Thành ủy. Ông được Bộ Chính trị phân công chỉ đạo Thành ủy. Tại Đại hội XII Đảng Cộng sản Việt Nam, ông không tái cử Ban Chấp hành Trung ương Đảng, vì vậy cũng kết thúc nhiệm kỳ tại Bộ Chính trị.

Video liên quan

Chủ Đề