Mới đặt vòng có tập thể dục được không

(SKGĐ) Nếu tuân thủ đúng nguyên tắc khi đặt vòng tránh thai thì hiệu quả ngừa thai có thể đạt 99%.

1. Cơ chế hoạt động của vòng tránh thai

Vòng tránh thai là một dụng cụ làm bằng nhựa, có thể có phủ thêm đồng bên ngoài để làm tăng hoạt tính. Vòng đặt vào lòng tử cung, mục đích kích hoạt hoạt động của bạch cầu và các hoạt chất có liên quan phản ứng viêm.

Hoạt động này giúp tiêu diệt hoặc làm suy yếu tinh trùng trên con đường quá cảnh từ âm đạo qua buồng tử cung vào vòi trứng, đồng thời cũng ngăn cản trứng làm tổ, một khi trứng đã được thụ tinh bởi các tinh trùng còn sót lại và đi vào buồng tử cung.

2. Cần khám phụ khoa trước khi đặt vòng

Nếu không khám phụ khoa trước khi đặt vòng mà chị em đang có bệnh lý viêm, nhiễm thì thủ thuật đặt vòng sẽ tạo điều kiện cho vi trùng xâm nhập sâu bên trong, gây nhiễm trùng vùng chậu, gây viêm dính vòi trứng, dẫn đến vô sinh sau này.

3. Tác dụng phụ khi đặt vòng

Đối với vòng có progesterone sẽ gây ra những tác dụng phụ như nhức đầu, buồn nôn, đau vú, rậm lông, mụn trứng cá, tăng tỷ lệ xuất hiện các nang chức năng của buồng trứng, rong huyết kéo dài, vô kinh, thiểu kinh (tương tự như tác dụng phụ của que cấy tránh thai).

Mới đặt vòng có tập thể dục được không

Ảnh minh họa

4. Đau và ra máu có bất thường?

Tác dụng bất lợi thường nhất của vòng tránh thai là đau và ra máu âm đạo. Đau có thể gặp lúc đặt, khi đang sử dụng hay lấy vòng; đau lúc hành kinh hay ngoài thời điểm hành kinh nhưng những biểu hiện này thường hết sau vài tháng đầu mới đặt vòng.

Nếu chị em thấy đau bụng âm ỉ, huyết dịch hôi, xuất huyết nhiều và kéo dài thì nên đi khám ngay vì đây có thể là biểu hiện của việc bị nhiễm trùng hoặc lệch vòng, thậm chí là thủng tử cung…

5. Biến chứng có thể gặp khi đặt vòng tránh thai

Nếu người đặt vòng thiếu kinh nghiệm, làm không đúng kĩ thuật, quá mạnh tay, không lường trước được tư thế và kích thước tử cung (tử cung nhỏ quá mà vẫn cố đặt vòng) sẽ dẫn đến hai tình huống: vòng sụt xuống thấp, đặt không đúng vị trí dẫn đến “vỡ kế hoạch”; vòng đâm thủng cơ tử cung rồi rơi ngay vào ổ bụng, hoặc sau vài tuần, vài tháng, thậm chí vài năm sau mới từ từ chui vào ổ bụng.

Chú ý: Với những người mới sinh, cơ tử cung mềm, nhão; hoặc tử cung có vết sẹo cũ do sinh mổ thì người thực hiện đặt vòng phải là bác sĩ có kinh nghiệm.

6. Việc “vỡ kế hoạch” khi đặt vòng có ảnh hưởng đến thai nhi?

Các nghiên cứu cho thấy, có 1-3 trường hợp có thai xảy ra trong một năm ở 100 phụ nữ sử dụng vòng tránh thai. Trong đa số trường hợp thì thường không gây ảnh hưởng đến sức khỏe em bé vì vòng nằm ngoài túi thai.

Tuy nhiên, có một số ít trường hợp khi thai lớn, vòng có thể sẽ chạm vào túi ối, gây vỡ ối sớm, sinh non hoặc sẩy thai. Bởi vậy, cách tốt nhất là đến bệnh viện khám, điều trị ngay.

7. Vòng tránh thai - Thủ phạm gây thai ngoài tử cung?

Vòng tránh thai trong trường hợp này đã “bị oan”. Thực tế, chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh điều này. Ngược lại, theo một phân tích về hiệu quả các biện pháp tránh thai của American Journal of Public Health (một trong những tạp chí khoa học hàng đầu tại Mỹ), trong 100 trường hợp thai ngoài tử cung xảy ra trên những người dùng biện pháp ngừa thai, chỉ có 3 người có dùng vòng tránh tahi nhưng lại có đến 15 trường hợp dùng que cấy hay thuốc tiêm.

8. Vòng tránh thai làm tổn thương “thằng nhỏ”?

Nhiều phụ nữ khi đặt vòng tránh thai thấy huyết trắng nhiều hơn bình thường. Thật ra đó chỉ là tình trạng tăng tiết, huyết trắng lúc này là sinh lý bình thường, không gây rát, ngứa và cũng không cần điều trị.

Chưa kể, nhiều ông chồng lo ngại dây vòng sẽ làm tổn thương “của quý” hay làm giảm bớt “sự sung sướng”. Điều này không có cơ sở khoa học. Thực tế, dây vòng chỉ bằng nhựa, nhỏ bằng sợi cước và không ảnh hưởng nhiều đến việc “yêu”.

9. Những trường hợp không nên đặt vòng tránh thai

Tuyệt đối:

- Có thai hay nghi ngờ có thai.

- Viêm nhiễm đường sinh dục.

- Xuất huyết tử cung bất thường chưa rõ nguyên nhân.

- Viêm niêm mạc tử cung sau khi sinh hay sau phá thai nhiễm trùng trong 3 tháng gần đây.

- Bệnh ác tính đường sinh dục.

Tương đối:

- Chưa có con.

- Tiền sử thai ngoài tử cung, tái tạo tai vòi.

- Rối loạn đông máu.

- Bất thường về tâm thần cản trở việc theo dõi vòng.

- Bệnh van tim.

- Lạc nội mạc tử cung.

- U xơ tử cung.

- Sa sinh dục độ II, III.

- Nguy cơ mắc bệnh lây truyền qua đường sinh dục cao.

- Tiền sử dị ứng đồng, bệnh Wilson, bất thường trong hấp thu chuyển hoá đồng.

Cách tự kiểm tra vòng còn hay rớt

- Sau khi đặt vòng, bạn sẽ được hẹn tái khám trong vòng 1-3 tháng sau đó nhằm xem tính ổn định và an toàn của vòng. Người dùng cũng cần biết cách tự kiểm tra xem vòng còn trong cơ thể không.

- Cách tự kiểm tra đơn giản nhất là ở tư thế ngồi xổm, nửa nằm nửa ngồi hay đứng gác chân trên một ghế thấp, cho ngón tay vào âm đạo, đi sâu tay vào đến khi chạm cổ tử cung (vùng chắc như cánh mũi), nếu chạm vào dây vòng thì vòng vẫn còn. Nếu không chạm dây vòng, hoặc sờ chạm cả vòng thì nên đi kiểm tra lại.

 Ngân Hà

Bạn đọc T.T.C. (nữ, 27 tuổi, quận 8, TP HCM), hỏi: Chào bác sĩ, tôi năm nay 27 tuổi, vừa sinh 1 con trai đầu lòng được 5 tháng tuổi. Do điều kiện kinh tế, công tác, tôi dự định tránh thai khoảng 5-7 năm mới sinh cháu thứ 2. Chị tôi khuyên tôi nên đi đặt vòng tránh thai. Nhưng tôi cũng nghe nhiều trường hợp vòng tránh thai bị tuột khỏi vị trí, có trường hợp vòng bị gãy vỡ, đâm vào cơ tử cung... nên tôi khá lo lắng. Tôi còn trẻ, là người tập gym thường xuyên, "chuyện ấy" cũng đều đặn (chồng tôi bằng tuổi) nên lo không biết có khi nào vận động mạnh hay "chuyện ấy" quá mạnh, tư thế không phù hợp... có thể làm vòng tránh thai bị tuột hay gãy không?

Mới đặt vòng có tập thể dục được không

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thông, Khoa Sức khỏe sinh sản, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM, trả lời:

Vòng tránh thai (IUDs) là một biện pháp tránh thai có hiệu quả cao (tỷ lệ thất bại – có thai trong năm đầu sau đặt vòng chỉ là 0,8/100 ca), tiện lợi vì có tác dụng lâu dài sau một lần đặt (vòng TCu 380 được 10 năm ). Tuy nhiên, vẫn có một số tác dụng phụ gây khó chịu như đau bụng và ra kinh nhiều hơn trong vài tháng đầu, một số nhỏ bị rong kinh, cảm giác vướng dây vòng khi quan hệ tình dục …

Các biến chứng ít gặp của việc đặt vòng gồm có:

- Một số ít sau một thời gian đặt thì vòng bị tuột thấp, không còn đúng vị trí khi đặt (sát đáy tử cung) khiến vòng mất khả năng ngừa thai dẫn đến mang thai ngoài ý muốn. Vòng tuột thấp chỉ gây ra việc ngừa thai thất bại chứ không gây nguy hiểm gì khác, hay gặp ở những người có cơ địa co thắt cơ tử cung khi hành kinh hoặc những trường hợp tử cung có sẹo mổ cũ, khó đặt vòng. Nếu đã đặt thay vòng khác mà vẫn bị tuột thấp thì người phụ nữ nên đổi sang biện pháp tránh thai khác để ngừa thai an toàn hơn.

- Biến chứng vòng xuyên cơ, lạc chỗ : Biến chứng này khá hiếm nhưng thường gặp ở những trường hợp để vòng quá lâu trong tử cung sau khi hết hạn sử dụng (thông thường từ 5-10 năm tùy quy định của nhà sản xuất), sau khi đã mãn kinh. Toàn bộ vòng tránh thai hoặc một phần (nhánh vòng) bị xâm lấn dần qua cơ tử cung xuyên vào ổ bụng hoặc vào bàng quang gây đau bụng, cần phẫu thuật để lấy ra.

Như vậy, việc vận động mạnh hoặc quan hệ tình dục với nhiều tư thế như bạn nói không phải là nguyên nhân làm vòng tuột, gãy hoặc xuyên thủng tử cung như bạn lo lắng. Để phòng ngừa các biến chứng do nguyên nhân khác (như đã nêu trên), sau khi đặt vòng bạn cần tuân thủ hướng dẫn tái khám để kịp thời phát hiện và xử lý. Cần lưu ý thời hạn đặt vòng để lấy vòng ra.

Vòng tránh thai là biện pháp phù hợp với hoàn cảnh gia đình bạn hiện nay, vì vậy bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn và thực hiện đặt vòng.

Theo Anh Thư (Người lao động)


Vòng tránh thai là một trong những biện pháp tránh thai được nhiều phụ nữ lựa chọn. Tuy nhiên, có một số vấn đề phổ biến mà phụ nữ thường hay thắc mắc khi sử dụng vòng tránh thai. Chúng tôi hy vọng những kiến thức dưới đây sẽ phần nào giúp ích cho các bạn.

Mới đặt vòng có tập thể dục được không

MỘT SỐ LƯU Ý KHI ĐẶT VÒNG TRÁNH THAI

Những người cần tránh thai luôn mong muốn tìm kiếm cho mình các phương pháp tốt nhất.

Vòng tránh thai là một trong những biện pháp tránh thai được nhiều phụ nữ lựa chọn. Tuy nhiên, có một số vấn đề phổ biến mà phụ nữ thường hay thắc mắc khi sử dụng vòng tránh thai. Chúng tôi hy vọng những kiến thức dưới đây sẽ phần nào giúp ích cho các bạn.

Vòng tránh thai là gì?

Vòng tránh thai là dụng cụ nhỏ có hình chữ T, làm bằng nhựa dẻo được các chuyên viên y tế đặt  vào tử cung của phụ nữ để tránh thai.

Mới đặt vòng có tập thể dục được không

Các Vòng tránh thai ParaGard bằng đồng có hiệu quả trong 12 năm. Ảnh: Inmagine

Các Vòng tránh thai ParaGard bằng đồng có hiệu quả trong 12 năm.

Vòng tránh thai Mirena có hiệu quả trong 05 năm.

Vòng tránh thai hoạt động như thế nào?

Cả ParaGard và Mirena đều tác động đến sự di chuyển của tinh trùng, ngăn ngừa chúng kết hợp với trứng, quá trình mang thai sẽ không thể xảy ra.  Hai loại vòng này cũng làm thay đổi niêm mạc tử cung. Một số người cho  rằng phương pháp này ngăn trứng đã thụ tinh làm tổ trong  niêm mạc tử cung. Nhưng không có bằng chứng chứng minh điều này xảy ra.

Các progestin trong vòng tránh thai Mirena ngăn chặn sự rụng trứng. Trứng không thể kết hợp với tinh trùng và khả năng mang thai sẽ không thể xảy ra. Progestin cũng tiết nhiều chất nhầy ở cổ tử cung ngăn cản tinh trùng kết hợp với trứng.

Vòng tránh thai hiệu quả như thế nào?

Hiệu quả là mối quan tâm quan trọng và phổ biến khi bạn lựa chọn cho mình bất cứ phương pháp tránh thai nào. Vòng tránh thai là một trong những phương pháp tránh thai hiệu quả nhất. Mỗi năm có chưa đến 1 trong số 100 phụ nữ sẽ có thai nếu họ sử dụng vòng ParaGard hoặc Mirena để tránh thai.

Hãy nhớ rằng các vòng tránh thai không bảo vệ bạn trước các bệnh lây qua đường tình dục. Do đó nên sử bao cao su dành cho nam hoặc nữ kết hợp vòng tránh thai để giảm nguy cơ mắc các bệnh này.

Vòng tránh thai ParaGard có thể được sử dụng như phương pháp tránh thai khẩn cấp để tránh mang thai sau khi giao hợp không được bảo vệ. Nó có thể giảm nguy cơ mang thai đến 99,9 % nếu bạn đặt trong vòng 120 giờ (năm ngày) sau khi giao hợp không được bảo vệ.

Mới đặt vòng có tập thể dục được không

Tham vấn bác sĩ để biết vòng tránh thai có phù hợp với bạn hay không? Ảnh: Inmagine

Vòng tránh thai an toàn như thế nào?

Hầu hết phụ nữ có thể sử dụng vòng tránh thai hiệu ParaGard hoặc Mirena an toàn. Nhưng phương pháp nào cũng có một số rủi ro nhất định. Do đó, an toàn luôn là mối quan tâm hàng đầu khi lựa chọn bất cứ phương pháp ngừa thai nào. Có một số trường hợp làm tăng nguy cơ phản ứng phụ. Hãy tham vấn bác sĩ để biết vòng tránh thai có an toàn cho bạn hay không. Có rất nhiều phương pháp ngừa thai khác an toàn cho bạn nếu bạn không thể sử dụng vòng tránh thai.

Bạn không nên sử dụng Vòng tránh thai nếu có một trong những biểu hiện sau:

    * Đã nhiễm trùng vùng chậu sau khi sinh con hoặc phá thai chưa đến 3 tháng     * Đã hoặc có thể mắc bệnh hoa liễu, hay các bệnh phụ khoa khác     * Nghi ngờ mang thai     * Mắc bệnh ung thư cổ tử cung mà không được điều trị     * Mắc bệnh ung thư tử cung     * Chảy máu âm đạo bất thường     * Lao xương chậu

    * Bị thủng tử cung khi đặt vòng tránh thai

Bác sĩ có thể biết được kích cỡ, hình dáng, hoặc tình trạng tử cung của người phụ nữ có cho phép đặt vòng tránh thai ở vị trí cố định hay không.

Bạn không nên sử dụng Vòng tránh thai ParaGard nếu bạn gặp phải những trường hơp sau đây:

    * Đã từng hoặc có thể dị ứng với đồng hay có bệnh Wilson’s – một căn bệnh di truyền làm tê liệt khả năng loại bỏ đồng ra khỏi cơ thể.

Bạn không nên sử dụng Vòng tránh thai Mirena nếu bạn:

    * Bị bệnh gan nặng

    * Đã hoặc nghi ngờ có thể bị ung thư vú

Nếu bạn không thể sử dụng vòng tránh thai, đừng lo lắng. Có rất nhiều phương pháp tránh thai khác an toàn và phù hợp cho bạn.
 

Tuy nhiên, có một số vấn đề phổ biến mà phụ nữ thường hay thắc mắc khi sử dụng vòng tránh thai. Chúng tôi hy vọng những kiến thức dưới đây sẽ phần nào giúp ích cho các bạn.

Lợi ích của vòng tránh thai là gì?

Hiện nay vòng tránh thai ParaGard và Mirena là hai trong số các phương pháp tránh thai rẻ tiền và có hiệu quả kéo dài nhất dành cho phụ nữ. Nó có rất nhiều lợi ích khác như:

    * Vòng tránh thai có thể cải thiện chất lượng đời sống tình dục của bạn. Bạn không cần đặt bất cứ thứ gì vào âm đạo trước khi giao hợp để tránh mang thai. Một số phụ nữ nói rằng họ cảm thấy tự nhiên hơn vì không phải lo lắng về việc mang thai.

Mới đặt vòng có tập thể dục được không

Vòng tránh thai là phương pháp an toàn cho bạn (ảnh minh họa)

 * Vòng tránh thai ParaGard không làm thay đổi hàm lượng kích thích tố của cơ thể phụ nữ.     * Vòng tránh thai Mirena có thể làm giảm đau bụng và làm cho kỳ kinh của bạn nhẹ nhàng hơn. Trung bình, lưu lượng kinh nguyệt giảm 90%. Đối với một số phụ nữ, họ có thể bặt kinh hoàn toàn.     * Vòng tránh thai có thể được sử dụng trong khi cho con bú.

    * Khả năng mang thai trở lại nhanh chóng một khi vòng tránh thai được lấy ra.

Một số phụ nữ có thể lo lắng họ đang mang thai do không có kinh thường xuyên. Nhưng vòng tránh thai rất hiệu quả. Nếu quá lo lắng,  bạn có thể thử thai để biết kết quả.

Nhìn chung, hầu hết phụ nữ nhận đã đặt vòng tránh thai đều hài lòng với sự lựa chọn của họ. Có đến 99% số người sử dụng thấy thoải mái, tự tin và hài lòng khi sử dụng phương pháp tránh thai này.

Nhược điểm của vòng tránh thai là gì?

Suy nghĩ  về các tác dụng phụ khi sử dụng vòng tránh thai là vấn đề rất quan trọng đối với sức khỏe. Bạn có thể bị:

    * Đau nhẹ đến vừa phải khi đặt Vòng tránh thai vào     * Đau bụng hay đau lưng trong một vài ngày     * Rong kinh giữa các kỳ kinh trong 3-6 tháng đầu     * Có kinh không đều trong 3-6 tháng đầu khi dùng vòng Mirena

    * Có kinh và đau bụng kinh nhiều hơn nếu dùng vòng ParaGard

Thuốc giảm đau thông thường có thể làm giảm chảy máu, đau bụng và các biểu hiện khó chịu khác. Nếu các biểu hiện này không giảm mà có biểu hiện trầm trọng hơn, hãy báo với bác sĩ của bạn.

Mới đặt vòng có tập thể dục được không

Hãy gặp bác sĩ nếu có những biểu hiện bất thường. Ảnh: Inmagine

Rủi ro nghiêm trọng xảy ra khi sử dụng vòng tránh thai là rất hiếm. Có ba vấn đề chính cần cẩn thận khi sử dụng vòng tránh thai:

    * Vòng tránh thai đôi khi có thể trượt ra khỏi tử cung. Đối với phụ nữ trẻ và những người chưa bao giờ sinh con nó có thể xê dịch hoàn toàn ra ngoài hoặc chỉ di chuyển một chút. Nếu Vòng tránh thai rời khỏi vị trí, bạn có thể mang thai. Nếu nó xê dịch sang một phần đường đi vào tử cung thì nên lấy vòng ra.

Một số những trường hơp hiếm hoi, người sử dụng vòng có thể mắc bệnh hoa liễu nếu có vi khuẩn xâm nhập vào tử cung khi đặt vòng. Đa số các triệu chứng bệnh sẽ phát ra  trong vòng ba tuần khi vòng tránh thai được đặt vào. Nếu không được điều trị, nó có thể ảnh hưởng đến khả năng mang thai của người phụ nữ trong tương lai.

    * Trường hợp hiếm gặp hơn, vòng tránh thai có thể xuyên qua niêm mạc của tử cung khi đặt nó vào. Điều này nghe có vẻ đau đớn, nhưng không thường xuyên xảy ra. Thông thường, khi điều này xảy ra, bác sĩ sẽ phát hiện ra và điều chỉnh lại ngay. Nhưng nếu không, các vòng tránh thai có thể di chuyển và làm tổn hại các bộ phận khác của cơ thể. Có thể bạn sẽ cần đế một cuộc  phẫu thuật để lấy vòng ra.

Thông thường, nếu biến chứng xảy ra, có thể dễ dàng điều trị bằng thuốc hoặc phương pháp điều trị khác. Điều quan trọng là phải quan tâm đến bất kỳ triệu chứng bạn có thể gặp sau khi đặt vòng. Hãy đi khám ngay lập tức nếu bạn gặp phải một số biểu hiện sau đây:

    * Cảm thấy thấy chiều dài của dây ngắn hơn hoặc dài hơn lúc ban đầu khi dùng tay để kiểm tra     * Không thể chạm vào dây khi bạn kiểm tra     * Cảm thấy đáy nhựa cứng của phần chữ T của vòng tránh thai tỳ vào cổ tử cung khi bạn kiểm tra     * Nghi ngờ mang thai     * Kinh nguyệt nhiều hơn hoặc kéo dài hơn hơn bình thường     * Bị đau bụng kinh nhiều hơn, hoặc đau vùng bụng     * Bị đau hoặc chảy máu trong quá trình quan hệ tình dục     * Bị sốt bất thường và/hoặc ớn lạnh     * Có các triệu chứng giống bị cúm như đau cơ hoặc mệt mỏi     * Tiết chất nhầy âm đạo bất thường     * Bị mất kinh, trễ kinh, hoặc kinh không đều     * Chảy máu âm đạo bất thường

Điều gì xảy ra khi tôi đặt vòng tránh thai?

Để đăt vòng tránh thai, bạn cần đến gặp bác sĩ và trả lời những câu hỏi về tiền sử bệnh cũng như cách sinh hoạt của bạn. Đừng ngại khi nói về đời sống tình dục của mình với bác sĩ ,bởi vì vòng tránh thai có thể không phù hợp với bạn. Nhưng đừng lo lắng, có rất nhiều phương pháp ngừa thai khác để lựa chọn nếu bạn không thể sử dụng vòng tránh thai.

Nếu Vòng tránh thai là một sự lựa chọn tốt cho bạn, bác sĩ sẽ kiểm tra âm đạo và nội tạng, làm xét nghiệm các bệnh hoa liễu hoặc các bệnh nhiễm trùng khác để đảm bảo an toàn cho bạn khi đặt vòng. Nếu bạn bị nhiễm trùng vùng chậu ở bất cứ dạng nào, cần điều trị trước khi đặt vòng.

Vòng tránh thai có thể đặt vào bất kỳ lúc nào trong tháng. Nhưng sẽ thoải mái hơn nếu bạn đặt vào giữa chu kỳ kinh nguyệt lúc đó cổ tử cung mở rộng nhất.

Vòng tránh thai có thể được đặt vào sau khi mang thai hay phá thai.

Bạn có thể đặt vòng tránh thai.

    * Đến 48 giờ sau khi sinh hoặc chờ ít nhất bốn tuần sau khi sinh. Phụ nữ đang cho con bú nên chờ bốn tuần trước khi đặt vòng Mirena.     * Ngay sau khi hút, phá thai.     * Bốn tuần sau khi nong và bài xuất thai.

    * Khi phá thai xong bằng thuốc uống phá thai. Bác sĩ có thể tư vấn khi nào nên đưa vòng vào.

Bác sĩ sẽ là người đăt vòng tránh thai vào tử cung thông qua cổ tử cung bằng cách sử dụng dụng cụ đặc biệt. Cảm giác bị thốn khi đặt vòng là điều bình thường. Nhiều phụ nữ chỉ cảm thấy hơi khó chịu. Cơn đau sẽ hết sau khi bạn nghỉ ngơi hoặc uống thuốc giảm đau. Một số bác sĩ cho rằng phụ nữ uống thuốc giảm đau trước khi đặt vòng sẽ giảm đau bụng. Họ thường tiêm thuốc tê xung quanh cổ tử cung để giảm sự khó chịu.

Khi đặt vòng tránh thai, một số phụ nữ có thể cảm thấy chóng mặt.  Rất hiếm trường hợp bị ngất xỉu. Bạn nên đi đặt vòng cùng người thân để  không phải lái xe đi hoặc về nhà một mình. Lên kế hoạch nghỉ ngơi ở nhà cho đến khi cảm thấy thoải mái hoàn toàn.

Khi Vòng tránh thai đã được đặt, một sợi dây khoảng 2,5-5cm sẽ treo trong âm đạo.

Tôi nên làm gì sau khi đặt Vòng tránh thai?

Bạn cần phải kiểm tra sau kỳ kinh đầu tiên của mình. Đừng để quá ba tháng kể từ khi đặt vòng mới kiểm tra xem nó có đã cố định hay chưa. Khi sử dụng vòng cần phải kiểm tra thường xuyên để đảm bảo rằng mọi chuyện vẫn ổn. Điều này có thể được thực hiện cùng với lần khám phụ khoa định kỳ. Hãy nhớ thời điểm đặt vòng vào để báo với bác sĩ khi nó cần được thay thế. Vòng tránh thai ParaGard nên được thay thế sau 12 năm. Loại vòng Mirena nên được thay thế sau 5 năm.

Mới đặt vòng có tập thể dục được không

Cần kiểm tra vòng tránh thai thường xuyên. Ảnh: Inmagine

Làm thế nào để kiểm tra vòng tránh thai của tôi?

Trong vài tháng đầu, và kể cả thời gian sử dụng sau đó, vòng tránh thai có thể  trượt ra khỏi vị trí xác định. Nó cũng có thể trượt ra khỏi vị trí trong kỳ kinh của bạn. Hãy kiểm tra băng vệ sinh, tampon, hoặc ống giác để xem vòng có rơi ra không. Nếu có, bạn phải đến bác sĩ kiểm tra. Trong thời gian này, hãy sử dụng bao cao su dành cho nam hoặc nữ để tránh thai.

Giữa kỳ kinh, bạn có thể kiểm tra phần dây của vòng. Kiểm tra vài ngày một lần trong những tháng đầu là cực kỳ quan trọng.

Để kiểm tra phần dây …

    * Rửa tay. Sau đó ngồi hoặc ngồi xổm xuống.     * Đặt ngón trỏ hoặc ngón tay giữa vào trong âm đạo của bạn cho đến khi bạn chạm vào cổ tử cung. Bạn sẽ cảm thấy cổ tử cung chắc và đàn hồi, giống như đầu mũi của bạn.

    * Hãy tìm phần dây của vòng. Nếu bạn tìm thấy có nghĩa là vòng nằm đúng vị trí và đang hoạt động. Nhưng nếu dây dài hơn hoặc ngắn hơn ban đầu, hoặc nếu bạn cảm thấy phần cứng của vòng tỳ vào cổ tử cung của có nghĩa là nó đã di chuyển và cần phải được bác sĩ đặt lại chỗ cũ. Bạn không nên cố chỉnh lại. Hãy sử dụng một phương pháp tránh thai khác cho đến khi nó được cố định lại.

Không được kéo vòng vì có thể làm cho nó di chuyển ra khỏi vị trí hoặc thậm chí đi ra tử cung.

NHỮNG LƯU Ý KHI ĐẶT VÒNG TRÁNH THAI

Vòng tránh thai là một dụng cụ bằng nhựa hoặc bằng đồng được đặt vào trong tử cung của người phụ nữ nhằm ngăn trứng làm tổ trong tử cung. Vòng tránh thai có tác dụng ngăn không cho tinh trùng gặp trứng cũng như ngăn trứng làm tổ trong tử cung để phát triển thành bào thai. Vòng tránh thai không làm ảnh hưởng đến quá trình giao hợp. Lợi ích của vòng tránh thai là có hiệu quả tránh thai với tỷ lệ từ 98 đến 99%, hiệu quả tránh thai có thể đạt được ngay sau khi đặt vòng và kéo dài từ 5 năm đến 10 năm. Dụng cụ tử cung dùng tương đối bền, thoải mái, dễ sử dụng và không tốn kém. Vòng tránh thai là một biện pháp tránh thai tương đối lâu dài. Vì vậy, nếu người phụ nữ còn trẻ hoặc có dự định sinh con trong một vài năm tới thì nên sử dụng một biện pháp tránh thai khác.

Những phụ nữ có nhiều bạn tình cũng không nên sử dụng biện pháp tránh thai bằng dụng cụ tử cung vì vòng tránh thai không có khả năng ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Việc đặt vòng tránh thai cần được thực hiện tại các cơ sở y tế chuyên khoa vì người phụ nữ sẽ được khám phụ khoa trước khi đặt vòng để bảo đảm chắc chắn không bị viêm nhiễm phụ khoa vì theo nguyên tắc không thể đặt vòng tránh thai nếu người phụ nữ đang bị viêm nhiễm phụ khoa. Thủ thuật đặt vòng tránh thai rất đơn giản, chỉ mất một khoảng thời gian từ 5 đến 10 phút. Thời gian đặt vòng tránh thai tốt nhất là ngay sau khi người phụ nữ hết kinh nguyệt, 6 tuần sau khi sinh hoặc ngay sau khi nạo hút thai. Trong và sau khi đặt vòng tránh thai, người phụ nữ có thể có cảm giác hơi bị chuột rút (vọt bẻ). Vòng tránh thai có thể làm cho chu kỳ kinh nguyệt dài hơn, ra máu nhiều hơn và bị đau bụng khi hành kinh và cũng có thể ra khí hư nhiều hơn. Đồng thời có thể xảy ra một số phản ứng nhẹ ảnh hưởng tới sức khỏe như hơi đau bụng hay đau đầu. Khi muốn sinh con, người phụ nữ chỉ đến cơ sở y tế, tại đây sẽ được bác sĩ hay nữ hộ sinh có kinh nghiệm tháo vòng tránh thai. Hầu hết tất cả các phụ nữ sau khi tháo vòng tránh thai đều có khả năng có thai trở lại. Vòng tránh thai không ảnh hưởng đến lần mang thai về sau.

.

Trạm Y tế huyện Vũng Liêm (Vĩnh Long) trao tiền hỗ trợ cho gia đình của khách hàng đặt vòng bị vỡ kế hoạch.

Thắt ống dẫn trứng cũng chỉ đạt hiệu quả 99%, sử dụng viên tránh thai cũng đạt 98%, còn vòng tránh thai cũng chỉ đạt từ 90 – 97%.


Đặt vòng có tác dụng tránh thai ngoài ý muốn. Nhưng cho đến nay vẫn có khoảng 10 – 15% phụ nữ đặt vòng tránh thai mà vẫn có thai ngoài ý nuốn.


Vòng tránh thai là một dụng cụ nhỏ bằng nhựa được đặt vào tử cung. Gọi là “vòng” nhưng vòng có nhiều loại như hình chữ S, chữ T… Hai loại thông dụng hiện nay là vòng hình chữ T và hình cánh cung, có quấn đồng. Đuôi vòng có hai dây nhỏ thò ra âm đạo độ 2 -3 cm, giúp kiễm tra vòng  còn ở đúng vị trí không. Vòng có tác dụng ngăn không cho trứng làm tổ ở niêm mạc tử cung, đồng thời cũng cản trở sự gặp gỡ giao duyên của trứng và tinh trùng,  biện pháp này dạt hiệu quả khoảng 98%.

Những điều cần chú ý sau khi đặt vòng :


- Sau khi đặt vòng chị em nên nghỉ ngơi hai ngày, và trong vòng một tuần tránh làm việc nặng.


- Định kỳ phải đi bệnh viện kiểm tra. Thông thường sau khi đặt vòng một tháng, sau khi sạch kinh nguyệt nên đến bệnh viện kiểm tra lần đầu và 3 tháng sau nên tái khám lần nữa.


- Sau này căn cứ theo tình hình mà nên cách 1 – 2 năm đi kiểm tra lại


Theo thống kê của khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản của Trung tâm Y tế Vũng Liêm, năm 2011 có trên 3.000 khách hàng đặt vòng tránh thai, có 15 trường hợp mang thai ngoài ý muốn do đặt vòng chiếm tỷ lệ 0,5%. 15 trường hợp này đều do bị tuột vòng tránh thai, các chị em được khoa xử trí an toàn và tất cả chi phí đều hoàn toàn miễn phí. Đây là một vấn đề thể hiện rõ nét tính nhân văn của chính sách Dân số - KHHGĐ của Đảng và Nhà nước ta.


Nguyên nhân của việc đặt vòng mà vẫn có thai có thể do: vòng bị rơi ra mà không hay biết, vòng trong khoang tử cung ở vị trí thấp gần cửa cổ tử cung, không khống chế được vai trò phát triển vá quá trình đưa phôi vào tử cung, kích cỡ của vòng không phù hợp với kích thước của tử cung hoặc do vòng đã bị biến dạng làm mất đi tác dụng tránh thai. Nội mạc tử cung không thích ứng với vòng tránh thai cho nên cũng không đạt được hiệu quả tránh thai mong muốn.

Tuột vòng là nguyên nhân chính dẩn đến mang thai ngoài ý muốn dù đã đặt vòng. Tỉ lệ tuột vòng cao nhất là trong 3 tháng đầu sau khi đặt, đặc biệt là trong chu kỳ kinh nguyệt miệng tử cung luôn mở để cho kinh nguyệt chảy ra ngoài nên vòng cũng dể bị tuột theo. Thời gian lâu dần về sau khi vòng đã thích ứng trong tử cung nên tỉ lệ bị tuột vòng cũng giảm dần.

(st)