Mất biên bản vi phạm giao thông làm sao nộp phạt

Trường hợp làm mất biên bản vi phạm giao thông, để nộp phạt và giấy phép lái xe người vi phạm phải làm đơn cam đoan có xác nhận của chính quyền địa phương.

  • Trường hợp nào phải lập biên bản vi phạm giao thông?
  • Mất biên bản vi phạm giao thông, nộp phạt và lấy giấy tờ xe thế nào?
  • Mẫu đơn cam đoan về việc mất biên bản vi phạm giao thông

Mất biên bản vi phạm giao thông làm sao nộp phạt

Câu hỏi: Mất biên bản vi phạm giao thông, tôi phải viết giấy cam đoan thế nào? Tôi cảm ơn!

Trường hợp nào phải lập biên bản vi phạm giao thông?

Căn cứ theo quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người tham gia giao thông bị lập biên bản vi phạm giao thông trong trường hợp sau:

- Vi phạm giao thông không thuộc trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức (khoản 1 Điều 57 Luật Xử lý vi phạm hành chính);

- Vi phạm giao thông khác được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ (khoản 1 Điều 56 Luật Xử lý vi phạm hành chính);

- Tại thời điểm kiểm tra, xử lý vi phạm giao thông, người điều khiển phương tiện giao thông không có hoặc không xuất trình được một, một số hoặc tất cả các giấy tờ gồm Giấy phép lái xe, Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (khoản 3 Điều 82 Nghị định 100/2019).

Theo đó, biên bản vi phạm giao thông phải được lập thành ít nhất 02 bản và phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký;

Về thời điểm lập biên bản vi phạm giao thông, theo Luật Xử lý vi phạm và các Nghị định hướng dẫn, người có thẩm quyền tiến hành lập biên bản vi phạm giao thông “kịp thời” kể từ khi có hành vi vi phạm.

Tuy nhiên, thời gian này đã được ấn định cụ thể là trong vòng 02 ngày làm việc, áp dụng chính thức từ năm 2022 theo Nghị định mới số 118/2021/NĐ-CP.

Mất biên bản vi phạm giao thông làm sao nộp phạt

Đơn tường trình làm mất biên bản vi phạm giao thông (Ảnh minh họa)

Mất biên bản vi phạm giao thông, nộp phạt và lấy giấy tờ xe thế nào?

Theo quy định, người vi phạm giao thông trước khi đi nộp phạt sẽ đến Phòng/ Đội Cảnh sát giao thông nơi làm việc của đồng chí Cảnh sát giao thông đã lập biên bản xử phạt bạn theo đúng ngày hẹn trong biên bản để nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Khi đi, bạn mang theo CMND/CCCD và biên bản xử phạt.

Trường hợp làm mất biên bản xử phạt, để nộp phạt và lấy lại giấy phép lái xe thì người vi phạm phải làm đơn cam đoan (ghi rõ tên, tuổi, địa chỉ và ngày, giờ mất biên bản) có xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú.

Lưu ý, người vi phạm có thể phải nộp thêm 0,05% tính trên tổng số tiền phạt chưa nộp nếu nộp chậm. Cụ thể, theo khoản 39 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2020:

“1. Trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều 68 hoặc khoản 2 Điều 79 của Luật này, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt theo quy định tại khoản 2 Điều này. Nếu quá thời hạn nêu trên sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp tiền phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% tính trên tổng số tiền phạt chưa nộp.”.

Mẫu đơn cam đoan về việc mất biên bản vi phạm giao thông

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày ... tháng ...năm…

ĐƠN TƯỜNG TRÌNH

V/v: Mất biên bản xử phạt vi phạm giao thông

Kính gửi: .......................................................................................

Tôi tên là: ......................................................................................  

CMND số: ........................ cấp ngày: ..................... tại .................

Cư trú tại: ......................................................................................

Nay tôi làm đơn này trình bày vụ việc như sau:

.......................................................................................................

.......................................................................................................

.......................................................................................................

.......................................................................................................

.......................................................................................................

          Tôi xin cam đoan những lời trình bày nêu trên là đúng sự thật và xin chịu mọi trách nhiệm nếu có gian dối.

Trân trọng!

Xác nhận của chính quyền địa phương

Người làm đơn

(Ký và ghi rõ họ tên)


Trên đây là mẫu Đơn tường trình làm mất biên bản vi phạm giao thông? Nếu còn thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ 

Mất biên bản vi phạm giao thông làm sao nộp phạt
 19006199 để được hỗ trợ.

Mất biên bản vi phạm giao thông làm sao nộp phạt
 - Khoảng gần 1 năm trước, khi lưu thông tôi rẽ tại ngã tư không bật đèn tín hiệu, bị CSGT yêu cầu dừng lại xử phạt, giữ GPLX. Nhưng sau đó tôi mất biên bản nộp phạt nên đã không lên lấy. Giờ tôi muốn đóng phạt để lấy lại GPLX mà mất biên bản cách đây gần 1 năm thì có được không?

Mất biên bản vi phạm giao thông làm sao nộp phạt
Ảnh minh họa

Căn cứ Điều 57 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định về xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính:

“1. Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không thuộc trường hợp quy định tại 2. Việc xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản phải được người có thẩm quyền xử phạt lập thành hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính. Hồ sơ bao gồm biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt hành chính, các tài liệu, giấy tờ có liên quan và phải được đánh bút lục.

Hồ sơ phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.”

Căn cứ Khoản 3 Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 về lập biên bản vi phạm hành chính: “Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 2 bản, phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký; trường hợp người vi phạm không ký được thì điểm chỉ; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào biên bản; trường hợp biên bản gồm nhiều tờ, thì những người được quy định tại khoản này phải ký vào từng tờ biên bản. Nếu người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.

Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính 1 bản; trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản phải được chuyển ngay đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt.”

Như vậy, khi lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính thì biên bản này được lập thành 2 bản và giao cho cá nhân vi phạm hành chính 1 bản và 1 bản sẽ được cơ quan có thẩm quyền lưu trữ. Bạn tới nộp phạt kèm theo giấy tờ trình bày về việc mất biên bản thì có thể tiến hành nộp phạt và lấy lại giấy tờ xe.

Khoản 1 điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của KBNN được ghi trong QĐ xử phạt.

“Nếu quá thời hạn nêu trên sẽ bị cưỡng chế thi hành QĐ xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.

Số ngày chậm nộp phạt bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ theo chế độ quy định và được tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp tiền phạt đến trước ngày cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nộp tiền vào KBNN hoặc ngân hàng thương mại nơi KBNN ủy nhiệm thu phạt.

Đối với trường hợp bị tạm giữ giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc nhưng người vi phạm chưa tới giải quyết mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện tham gia giao thông sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ”.

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội.

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)

Ban Bạn đọc