Master host là gì

Domain Controller là khái niệm không quá xa lạ đối với những doanh nghiệp sử dụng website. Tuy nhiên, khái niệm này vẫn chưa được sử dụng rộng rãi và có nhiều người vẫn thắc mắc Domain Controller là gì? Trong bài chia sẻ dưới đây, BKNS sẽ giúp bạn có được đáp án chi tiết nhất.  

Domain Controller là gì?

1. Domain Controller là gì?

1.1 Domain là gì?

Domain mô tả về một tập hợp gồm người dùng, mạng, ứng dụng, hệ thống, máy chủ dữ liệu và các tài nguyên khác được quản lý theo quy tắc chung. 

1.2 Domain Controller là gì?

Domain Controller [DC] là máy tính của  máy chủ [server] được thiết lập với mục đích quản lý Domain. Một Domain Controller là một máy chủ chịu trách nhiệm quản lý vấn đề an ninh mạng, nó giống như một “người gác cổng” làm nhiệm vụ xác thực và ủy quyền User.

Khái niệm Active Directory hình thành dựa trên mối liên hệ với các mạng Windows NT cũ, được giới thiệu lần đầu bởi Microsoft. Domain Controller đáp ứng nhu cầu về một giải pháp hữu hiệu để kiểm soát quyền truy cập vào các tài nguyên trong một Domain.

Một Server muốn trở thành Domain Controller phải cài đặt và khởi tạo Active Directory [“AD”]. Domain Controller quản lý Domain thông qua Active Directory đã khởi tạo trước đó.

Domain Controller là hệ thống Server được thiết lập với mục đích quản lý Domain

2. Domain Controller gồm những loại nào?

Domain Controller bao gồm 2 loại cơ bản sau đây:

  • Primary Domain Controller [PDC]: Thông tin bảo mật và tài nguyên của Domain được lưu trữ trong thư mục chính [Windows server].
  • Backup Domain Controller [BDC]: Một BDC mới có thể được đẩy lên PDC khi PDC đó bị lỗi. BDC còn có khả năng cân bằng khối lượng công việc lúc mạng bị nghẽn.

3. Domain Controller được sử dụng như thế nào?

Toàn bộ Request của User sẽ được chuyển đến Domain Controller để được xác thực và ủy quyền. Trước khi truy cập theo Request tương ứng thì người dùng cần xác nhận danh tính bằng cách dùng Username và Password của mình. Trong hầu hết phòng máy chủ của các tổ chức, Domain Controller được sử dụng và chiếm vị trí quan trọng. Nó được tích hợp và trở thành thành phần cơ bản của các dịch vụ Active Directory.

4. Domain Controller có vai trò gì?

Domain Controller đóng vai trò là Global Catalog Server và Operation Master.

4.1 Global Catalog Server

  • Domain Controller thực hiện việc lưu trữ đối tượng cho Domain được cài đặt.
  • Domain Controller có thể được chỉ định để làm Global Catalog Server, lưu trữ các đối tượng từ các Domain trong Forest. Đối tượng nào không nằm trong Domain sẽ được lưu trữ trong một phần bản sao của Domain. Domain Controller đầu tiên trong Forest sẽ được khởi tạo tự động, sau đó, Domain Controller khác có thể được chỉ định làm máy chủ danh mục chung khi cần thiết.

Domain Controller có thể được chỉ định để làm Global Catalog Server, lưu trữ các đối tượng từ các Domain trong Forest

4.2 Operation Master

  • Domain Controller đóng vai trò là Operation Master để thực hiện tác vụ đảm bảo tính nhất quán, loại bỏ khả năng xung đột giữa các Entry trong cơ sở dữ liệu Active Directory. Operation Master có 5 vai trò chính được Active Directory chỉ định đó là sơ đồ tổng thể, RID, tên miền Master, PDC và cơ sở hạ tầng. 
  • Operation Master thực hiện các hoạt động trên một Domain Controller gồm Schema Master và Domain Naming Master.
  • Operation Master thực hiện các thao tác trên một Domain Controller gồm PDC, Infrastructure Master và Relative Master.

Domain Controller đóng vai trò là Operation Master

Như vậy, Domain Controller đóng vai trò quan trọng và là một giải pháp hữu hiệu nhằm kiểm soát quyền truy cập vào các tài nguyên trong một Domain. Domain Controller thường được dành cho các IT Admin. Tại phòng máy chủ của các tổ chức, Domain Controller được tích hợp giống như các dịch vụ Active Directory. Hi vọng, những thông tin mà BKNS cung cấp trên đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về Domain Controller và các lợi ích mà nó mang lại.

Đừng quên truy cập website bkns.vn thường xuyên để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích khác nhé!

>> Có thể bạn quan tâm: 

Host là gì - là một máy tính được kết nối với một mạng máy tính và được xác định bằng một loại định danh nào đó. Hãy tham khảo ngay thông tin về điều này trong bài viết sau của Bizfly Cloud nhé!

1. Host là gì? 

Network host [hay thường được gọi là host] là một máy tính được kết nối với một mạng máy tính và được xác định bằng một loại định danh nào đó. Hay nói cách khác, bất cứ một máy tính nào kết nối tới một mạng máy tính, có địa chỉ xác định thì máy tính đó được gọi là host. 

8 máy tính đều được gọi là host

Tất cả mọi host đều là node mạng [Network node] nhưng không phải tất cả node mạng được gọi là host.

Trong mạng máy tính sử dụng bộ giao thức TCP/IP, các host sẽ được định danh bằng địa chỉ IP. Đặc biệt trong chính giao thức TCP/IP chỉ rõ các host với nhau sẽ trao đổi với nhau ở tầng Transport trở lên, vì vậy tất cả các thiết bị trao đổi dữ liệu ở các tầng Transport Application được gọi là host, còn các thiết bị trao đổi ở 2 tầng thấp còn lại là Internet Link không được gọi là host.

Theo định nghĩa trên, một số router, modem, switch, hub đều không được gọi là host mà chỉ được coi là node mạng [Network node].

Tuy nhiên hiện nay, nhiều router có thể trao đổi dữ liệu ở tầng Transport trở lên nên không chắc chắn được router có thể gọi là host hay không. Lưu ý rằng tất cả các thiết bị như router, modem theo định nghĩa đều là máy tính.

Host sẽ có tên gọi khác nhau tùy thuộc vào kiểu kết nói giữa các host với nhau. Với mô hình kết nối client-server,host sẽ được chia ra làm hai loại là client server. Trong khi đó với mô hình peer-to-peer [P2P], các host sẽ được gọi là peer.

Client, Server, Peer đều là host

Tất cả mọi server đều là host nhưng điều ngược lại không đúng, không phải tất cả host đều là server.

2. Hosting là gì?

Nếu như có một dịch vụ nào đó được cung cấp trên một host, ta sẽ gọi dịch vụ đó được host. Mặt khác, bất cứ thứ gì cung cấp dịch vụ được gọi là server nên host đó lúc này chính là server. Vì vậy, host hay server có rất nhiều trường hợp được dùng tương đương nhau.

Để tránh việc nhầm lẫn về định nghĩa của host, nếu như host cung cấp dịch vụ nào đó, dịch vụ sẽ được nói rõ và dùng server thay vì host. Ví dụ một web host/web server là một host cung cấp dịch vụ về truy cập trang web, một mail host/mail server là một host cung cấp dịch vụ mail. 

Mở rộng ra với định nghĩa các host cung cấp dịch vụ, chúng ta có thêm định nghĩa hosting. Hosting có nghĩa là "cung cấp việc host". Các định nghĩa về hosting đầy đủ phải là hosting service, nhưng thông thường được viết tắt là hosting.

Ví dụ: Web hosting service [hay Web hosting] là một dịch vụ mà một tổ chức cung cấp tài nguyên của server [tổ chức này được gọi là hosting company, tạm gọi là B] cung cấp cho một tổ chức khác [tạm gọi là A] sử dụng tài nguyên đó làm host cho trang web của mình.

Web hosting cung cấp host cho Web Server

Lúc này, sẽ có hai nhà cung cấp dịch vụ: B cung cấp dịch vụ web hosting cho A và A cung cấp dịch vụ web cho người dùng. Nói cách khác, B cung cấp tài nguyên để A chạy web server và A dùng Web server đó để cung cấp dịch vụ cho người dùng.

Tóm lại để tránh nhầm lẫn, trong hai cách gọi web host/web server và mail host/mail server, thường thì web server và mail server sẽ được sử dụng nhiều hơn, còn web hosting, cloud hosting, email hosting sẽ dùng để chỉ những nhà cung cấp dịch vụ host.

Nếu như search "web host" trên google, các kết quả trả về đều là các kết quả của "web hosting".

3. Lý do nên sử dụng hosting?

Đối với những người đã biết tới máy chủ lâu năm thì ngoài hosting sẽ dùng VPS, Cloud Server... Tuy nhiên, với những người mới thì hosting giúp lưu trữ nội dung của website, các dịch vụ mail, FTP... Website sẽ không thể chạy và hiển thị trên mạng Internet, chỉ có bạn mới nhìn thấy được website của mình. 

Thông qua domain, hosting thì bất cứ ai cũng có thể tìm kiếm, truy cập vào website và đọc các thông tin trên chính website của bạn.

4. Hosting hoạt động như thế nào?

Các đơn vị dịch vụ hosting sẽ cung cấp cho khách hàng một server lưu trữ, khi website hoạt động trên internet sẽ giúp truyền tải các nội dung, tập tin từ phía server lên trình duyệt giúp người dùng đọc và hiểu được thông tin trên website. 

Tùy vào mức độ gói cước đăng ký, nhà cung cấp sẽ cấu hình theo thông số hosting để khách hàng sử dụng. Dựa theo nhu cầu nâng cấp hay giảm xuống gói hosting, nhà cung cấp sẽ điều chỉnh lại những thông số này. 

Về phía người dùng chỉ cần upload các files và cấu hình các thông tin cần thiết. Người dùng có thể truy cập vào quản lý hosting thông qua FTP hay truy cập địa chỉ tên miền hoặc địa chỉ IP của hosting.

5.  Những thông số cần biết khi dùng Hosting

Khi hiểu những thông số dưới đây sẽ giúp người dùng lựa chọn được gói hosting phù hợp nhất cho website.

  • Dung lượng lưu trữ: Thông thường có hai loại ổ cứng HDD và SSD. SSD có tốc độ xử lý nhanh hơn HDD, đồng thời giá bán SSD sẽ cao hơn HDD.
  • Hệ điều hành: Hai hệ điều hành sử dụng nhiều nhất là Windows và Linux. Website của bạn đang dùng là wordpress thì hãy lựa chọn Linux để được ổn định. 
  • Phụ thuộc vào ngôn ngữ lập trình
  • Băng thông: Mỗi gói hosting sẽ có một mức độ băng thông nhất định, băng thông chỉ lưu lượng dữ liệu được truyền trong một giây. Nếu như trong thời gian sử dụng hết băng thông, khách hàng có thể liên hệ dịch vụ để nâng cấp.
  • PHP: Phiên bản PHP hỗ trợ
  • Upload Max file: Số lượng file tối đa có thể upload lên host
  • Ram: Bộ nhớ xử lý
  • Addon domain: Số lượng domain cho phép trỏ tới hosting
  • Subdomain: Số lượng subdomain tạo trên mỗi tên miền
  • Park domain: Số lượng tên miền có thẻ parking
  • FTP account: Sử dụng FTP account giúp bạn upload dữ liệu lên hosting một cách nhanh chóng. 
  • Apache: Đây là một phần mềm mã nguồn mở miễn được cài đặt trên các máy chủ web server giúp xử lý các request tới máy chủ dưới giao thức HTTP
  • Nginx: Thường được sử dụng làm proxy ngược, cân bằng tải, proxy mail và bộ nhớ đệm HTTP.

Nguồn: Bizfly Cloud chia sẻ

>> Có thể bạn quan tâm: Toàn tập hướng dẫn trỏ tên miền về host

BizFly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.

BizFly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.

Độc giả quan tâm đến các giải pháp của BizFly Cloud có thể truy cập tại đây.

DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud

Video liên quan

Chủ Đề