Mang thai ăn rau má có tốt không

“Ăn rau má có tốt cho bà bầu không?” Đây hẳn là câu hỏi làm đau đầu những người sắp lần đầu làm mẹ. Hôm nay các mẹ hãy cùng Beauskin đi tìm câu trả lời nhé!

Xem thêm: TÁC DỤNG TUYỆT VỜI CỦA RAU MÁ ĐỐI VỚI LÀN DA CỦA BẠN

Xem thêm: ĐẮP RAU MÁ BAO LÂU THÌ HẾT SẸO? KHẢ NĂNG TÁI TẠO DA CỦA RAU MÁ

Xem thêm: ĐẮP MẶT NẠ RAU MÁ CÓ TÁC DỤNG GÌ?

Rau má vốn là loại rau quen thuộc và dân dã trong ẩm thực của người Việt. Một vài nơi người ta dùng rau má để chế biến các món ăn từ nội tạng động vật vô cùng hấp dẫn. Loài rau này còn được dùng để ăn sống hoặc say lấy nước uống rất tốt cho sức khỏe. Bởi trong rau má có tính hàn để giải độc cơ thể, giải nhiệt hiệu quả vào mùa nắng nóng. Công dụng của loài rau này là không thể phủ nhận, tuy nhiên, ăn rau má có tốt cho bà bầu không?. Các mẹ đang mang thai cần phải nắm rõ công dụng cũng như cách sử dụng loại rau này nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất, tránh các tác hại không mong muốn của rau má cho bà bầu và thai nhi.

NỘI DUNG CHÍNH

  1. Công dụng tuyệt vời của rau má
    1. Chữa bệnh trĩ
    2. Hạ sốt
    3. Chữa táo bón
    4. Lợi tiểu, chữa bệnh tiết niệu
    5. Đẹp da, giảm mụn nhọt
  2. Ảnh hưởng xấu của rau má

Công dụng tuyệt vời của rau má

  • Chữa bệnh trĩ

Khi mang bầu, cơ thể phụ nữ sẽ thay đổi đáng kể bởi  hoocmon tiết ra nhằm hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Các loại hoocmon này chính là thủ phạm làm hệ tiêu hóa của bà bầu hoạt động chậm lại, hạn chế quá trình đào thảo các chất cặn bã ra ngoài dẫn tới tình trạng táo bón lâu ngày thành trĩ. Đặc biệt tình trạng này còn xuất hiện phổ biến ở những mẹ bầu ít vận động, làm việc văn phòng nên thường xuyên phải ngồi nhiều một chỗ. Tính hàn trong rau má giúp thanh lọc cơ thể, hỗ trợ hệ tiêu hóa làm phân mềm hơn, giúp giảm thiểu những cơn đau mỗi lần đi vệ sinh gây ra.

Mang thai ăn rau má có tốt không
Ăn rau má chữa bệnh trĩ
  • Hạ sốt

Phụ nữ mang thai thường kiêng kỵ với việc dùng thuốc vì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé trong bụng. Khi chẳng may mẹ bầu bị sốt, nước rau má say chính là giải pháp hữu hiệu để hạ sốt hiệu quả cho bà bầu. Ngoài ra, nước rau má cũng khiến hạ nhiệt cho trẻ em rất hữu hiệu, đặc biệt với các bé sợ uống thuốc tây vì đắng. Đây là phương thuốc dân gian từ tự nhiên, rẻ tiền, không độc hại và rất dễ chế biến thay vì sử dụng các loại thuốc giải cảm thông thường.

Mang thai ăn rau má có tốt không
Ăn rau má hạ sốt
  • Chữa táo bón

Bệnh táo bón vốn là nỗi lo âu của nhiều phụ nữ mang thai khi mỗi lần đi ngoài rất khó khăn, thậm chí ra nhiều máu tươi. Biện pháp chữa trị đơn giản và hữu hiệu nhất cho mẹ bầu chính là uống nước rau má xay. Uống đều đặn và thường xuyên với một lượng vừa phải, bạn sẽ nhanh thoát khỏi cơn ác mộng táo bón này.

Mang thai ăn rau má có tốt không
Ăn rau má chữa táo bón cho mẹ bầu
  • Lợi tiểu, chữa bệnh tiết niệu

Khi em bé lớn dần sẽ tạo ra áp lực xuống bàng quang của mẹ bầu. Khiến việc tiểu tiện trở lên khó khăn. Thậm chí đái buốt và thường xuyên đái rắt. Rau má sẽ giúp mẹ bầu lợi tiểu. Và giảm thiểu những căn bệnh liên quan đến đường tiết niệu. Chỉ cần bà bầu xay rau má lấy nước. Uống liên tục từ 7- 10 ngày, ngày uống 3 lần sẽ thấy sự thay đổi đáng kể.

Mang thai ăn rau má có tốt không
Lợi tiểu, chữa bệnh đường tiết niệu cho mẹ bầu

  • Đẹp da, giảm mụn nhọt

Một vài mẹ bầu kể từ khi mang thai do quá trình thay đổi hoocmon mà làn da trở lên khô sạm, nổi mụn nhọt rất khó coi. Uống nước rau má, thậm chí sử dụng bã rau má để đắp mặt có tác dụng thanh nhiệt. Giải độc cơ thể đem lại cho mẹ bầu một làn da mịn màng. Tạm biệt hoàn toàn mụn nhọt.

Mang thai ăn rau má có tốt không
Trị mụn nhọt cho mẹ bầu

Ảnh hưởng xấu của rau má

Bên cạnh những lợi ích tuyệt vời của rau má với phụ nữ mang thai vừa kể trên thì rau má cũng gây một vài ảnh hưởng tiêu cực với thai nhi. Một vài quan điểm cho rằng, với những mẹ bầu có tiền sử sảy thai. Động thai, sức khỏe yếu không nên uống nước rau má. Đặc biệt là phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu. Thường xuyên uống nước rau má có thể tăng nguy cơ sảy thai.

Ngoài ra loại rau này có tính hàn, dễ gây lạnh bụng. Nếu uống nhiều bạn có nguy cơ bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa. Với những người lạm dụng rau má hay có lượng đường trong máu cao. Thì uống nước rau má thường xuyên sẽ dẫn tới nguy cơ mắc bệnh tiểu đường suốt thời kỳ mang thai.

Chính vì lý do này, bà bầu cần phải cân nhắc. Tránh lạm dụng sử dụng rau má để không gây ảnh hưởng tới thai nhi và mẹ bầu.

Tại sao bà bầu không được ăn rau má?

Bà bầu ăn hoặc uống nước rau má lâu dài có thể bị lạnh bụng, đầy hơi và bị tiêu chảy. Nếu rau má còn có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật thì mẹ còn có nguy cơ ngộ độc. Các mẹ có tiền sử sảy thai, động thai, hệ tiêu hóa yếu thì không nên uống nước rau má, tránh để ảnh hưởng đến thai nhi.

Bầu bao nhiêu tháng được uống rau má?

Vì thế, để đảm bảo an toàn, phụ nữ mang thai dưới 3 tháng không nên ăn rau má, đặc biệt đối với những thai phụ có tiền sử động thai, sảy thai, khó giữ thai… Từ tháng thứ 4 trở đi, những bà bầu bị táo bón có thể uống 1-2 ly rau má mỗi tuần để hỗ trợ việc lợi tiểu, nhuận tràng, trị táo bón và trĩ.

Ăn quả gì bị sảy thai?

1 Mướp đắng. Mướp đắng rất giàu vitamin B, kali, sắt, magie, axit,... ... .
2 Đu đủ xanh. Đu đủ xanh là một trong những thực phẩm làm tăng nguy cơ sảy thai rất cao. ... .
3 Dưa chuột (Dưa leo) ... .
4 Rau sam. ... .
5 Rau ngót. ... .
6 Rau răm. ... .
7 Mận. ... .
8 Nhãn..

Rau răm có tác dụng gì cho bà bầu?

Trong khoảng thời gian này, thai phụ tuyệt đối không ăn rau răm, vì các chất trong loại rau này thể kích thích thành tử cung, khiến tử cung co bóp mạnh làm tăng khả năng sẩy thai. Trong khi mang thai nếu ăn rau răm rất dễ mất máu do tính nóng vốn , thậm chí gây nên tình trạng băng huyết dẫn đến thiếu máu.