Lập vi bằng tiếng anh là gì năm 2024

The translation tool support: Afrikaans, Albanian, Amharic, Arabic, Armenian, Azerbaijani, Basque, Belarusian, Bengali, Bosnian, Bulgarian, Catalan, Cebuano, Chichewa, Chinese, Chinese Traditional, Corsican, Croatian, Czech, Danish, Detect language, Dutch, English, Esperanto, Estonian, Filipino, Finnish, French, Frisian, Galician, Georgian, German, Greek, Gujarati, Haitian Creole, Hausa, Hawaiian, Hebrew, Hindi, Hmong, Hungarian, Icelandic, Igbo, Indonesian, Irish, Italian, Japanese, Javanese, Kannada, Kazakh, Khmer, Kinyarwanda, Klingon, Korean, Kurdish (Kurmanji), Kyrgyz, Lao, Latin, Latvian, Lithuanian, Luxembourgish, Macedonian, Malagasy, Malay, Malayalam, Maltese, Maori, Marathi, Mongolian, Myanmar (Burmese), Nepali, Norwegian, Odia (Oriya), Pashto, Persian, Polish, Portuguese, Punjabi, Romanian, Russian, Samoan, Scots Gaelic, Serbian, Sesotho, Shona, Sindhi, Sinhala, Slovak, Slovenian, Somali, Spanish, Sundanese, Swahili, Swedish, Tajik, Tamil, Tatar, Telugu, Thai, Turkish, Turkmen, Ukrainian, Urdu, Uyghur, Uzbek, Vietnamese, Welsh, Xhosa, Yiddish, Yoruba, Zulu, Language translation.

Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020.

Giá trị pháp lý của vi bằng

- Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.

- Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Lập vi bằng tiếng anh là gì năm 2024

Vi bằng do thừa phát lại lập (Ảnh minh họa)

09 trường hợp thừa phát lại không được lập vi bằng

Thừa phát lại không lập vi bằng trong các trường hợp sau đây:

- Trong trường hợp liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người thân thích của mình, bao gồm: Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Thừa phát lại, của vợ hoặc chồng của Thừa phát lại; cháu ruột mà Thừa phát lại là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.

- Vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng bao gồm: Xâm phạm mục tiêu về an ninh, quốc phòng; làm lộ bí mật nhà nước, phát tán tin tức, tài liệu, vật phẩm thuộc bí mật nhà nước; vi phạm quy định ra, vào, đi lại trong khu vực cấm, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn của công trình an ninh, quốc phòng và khu quân sự; vi phạm quy định về bảo vệ bí mật, bảo vệ công trình an ninh, quốc phòng và khu quân sự.

- Vi phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật Dân sự; trái đạo đức xã hội.

- Xác nhận nội dung, việc ký tên trong hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định thuộc phạm vi hoạt động công chứng, chứng thực; xác nhận tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt; xác nhận chữ ký, bản sao đúng với bản chính.

- Ghi nhận sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu đất đai, tài sản không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.

- Ghi nhận sự kiện, hành vi để thực hiện các giao dịch trái pháp luật của người yêu cầu lập vi bằng.

- Ghi nhận sự kiện, hành vi của cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân đang thi hành công vụ.

- Ghi nhận sự kiện, hành vi không do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến.

- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Căn cứ pháp lý: Điều 2, 36, 37 Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại.

\>>> Xem thêm: Pháp luật quy định các trường hợp nào không được lập vi bằng? Thủ tục lập vi bằng được quy định như thế nào?

Lập vi bằng mua bán nhà đất khác gì với hợp đồng công chứng? Vi bằng có thể thay thế giá trị hợp đồng công chứng không?

Quý Nguyễn

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

(TBKTSG Online) – Những ai coi phim nhiều ắt từng có lần chứng kiến cảnh này. Một cặp vợ chồng gần ly hôn vì ông chồng cứ lăng nhăng bên ngoài. Một hôm vừa ở nhà cô tình nhân bước ra bỗng có một người lạ mặt đến hỏi: "Ông có phải là ông A không?" Vừa mới nói phải thì ông chồng bị người kia nhét vào tay một phong bì giấy tờ, miệng nói: "You're served! – Ông bị tống đạt rồi nhé!".

Nhân vật đó chính là thừa phát lại, tiếng Anh gọi là "process server", cũng mơ hồ khó hiểu không kém tiếng Việt. Dù sao "process server" không gây hiểu nhầm theo kiểu "một trời một vực" như tiếng Việt.

Chữ "lại" trong cụm từ "thừa phát lại" có nghĩa gốc là một viên quan bậc thấp, thư ký của quan như dùng trong cụm "quan lại", "thư lại"… Còn "thừa phát" là thừa lệnh [của tòa] để tống đạt, trao các văn bản cho người liên quan.

Thử nghĩ mà xem, ông A kiện ông B ra tòa. Tòa thụ lý và gởi giấy cho ông B để thông báo về vụ kiện chẳng hạn. Nếu gởi qua bưu điện ông B nói không nhận được thì sao? Giao cho các cơ quan hành chính nhà nước, kể cả công an khu vực hay tổ dân phố thì không được vì đây đâu phải là chuyện hành chính nhà nước. Thế là nảy sinh nhu cầu một nhân vật chuyên làm các công việc như "Thông báo, giao nhận các văn bản theo yêu cầu của Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự" và đó là lý do ra đời nghề "thừa phát lại".

Trong cuộc sống đôi lúc nảy sinh những tình huống cần có một bên thứ ba ghi nhận một cách khách quan. Ví dụ ông A cứ ngày nào cũng lăng mạ, chửi rủa ông B. Để có bằng chứng kiện ông B ra tòa ông A khó lòng nhờ chính quyền địa phương vì đó là chuyện dân sự, ông phải cậy nhờ một thừa phát lại lập "vi bằng", tức "văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác".

Đó là hai công việc chủ yếu trong bốn công việc mà thừa phát lại được quyền làm. Hai công việc còn lại là "xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự" và "Trực tiếp tổ chức thi hành án các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự". Nên nhớ để làm thừa phát lại, một trong những điều kiện là phải tốt nghiệp cử nhân luật.

Thế tự nhiên sao tuần này Thường vụ Quốc hội lại bàn đến chuyện thừa phát lại?

Đó là bởi cho đến nay nghề thừa phát lại chỉ mới được làm thí điểm, đầu tiên tại TPHCM, sau đó mở rộng thí điểm thêm ở 12 tỉnh thành phố khác. Hiện nay cũng chỉ có hai văn bản quy định quy trình tổ chức và hoạt động của thừa phát lại là Nghị định 61/2009 và Nghị định 135/2013.

Theo lộ trình thì việc thí điểm này phải chấm dứt, đầu tiên là vào ngày 1-7-2012 và sau đó được tiếp tục gia hạn đến ngày 31-12-2015. Để chuẩn bị cho việc chấm dứt thì phải tổng kết và phải chuẩn bị ban hành Nghị quyết cho phép thực hiện định chế thừa phát lại trên toàn quốc và sau đó phải có Pháp lệnh hay Luật Thừa phát lại.

Theo Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường, tính đến ngày 31-7-2015, các Văn phòng Thừa phát lại đã tống đạt được 834.734 văn bản, lập 39.027 vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án 781 việc, trực tiếp tổ chức thi hành án 322 vụ việc, đạt tổng doanh thu là trên 107 tỉ đồng.