Lãi suất ngân hàng mb hôm nay mới nhất năm 2022

Qua thời kỳ tiền rẻ, lãi suất cho vay tăng dần

Sau một thời kỳ “tiền rẻ” kéo dài, hiện nay, lãi suất tiền gửi tại các ngân hàng đang có xu hướng tăng. Cụ thể, thời gian gần đây đã có một số ngân hàng thương mại tăng lãi suất huy động [tiền gửi tiết kiệm] 0,2-1,1%/năm so với trước đó. Nổi bật nhất trong nhóm tăng lãi suất, Ngân hàng SCB đã điều chỉnh tăng lãi suất huy động lên tới mức cao nhất là 7,6%.

Hiện lãi suất huy động kỳ hạn 3-5 tháng tại ngân hàng này đang ở mức 4%/năm, sáu tháng ở mức 5,9%/năm và từ một năm cho đến ba năm cùng có mức lãi suất là 7%/năm. Đáng chú ý, với những khách hàng có số tiền gửi tiết kiệm từ 500 tỷ đồng trở lên và chọn kỳ hạn gửi hơn một năm thì sẽ được hưởng mức lãi suất lên tới 7,6%/năm - mức lãi suất cao nhất thị trường hiện nay. Tương tự, VPBank tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn sáu tháng thêm 0,3%, lên mức 4,8%/năm. Riêng kỳ hạn một năm tăng tới 0,8%, lên mức 5,6%/năm.

Lãi suất huy động có xu hướng tăng.

Đặc biệt, khách hàng gửi từ 50 tỷ đồng trở lên với kỳ hạn một năm sẽ được hưởng lãi suất lên tới 6,4%/năm, tương đương tăng tới 1,1%/năm so với biểu lãi suất công bố trước đó. Ngoài ra, một số ngân hàng khác như MSB, ACB, Techcombank, MB, SHB cũng điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi nhưng mức tăng thấp hơn và chỉ ở một vài kỳ hạn.

Không chỉ lãi suất trên thị trường 1 tăng lên, mà theo số liệu thống kê của Công ty Chứng khoán Bảo Việt [BVSC], tuần qua, lãi suất liên ngân hàng các kỳ hạn qua đêm, 1 tuần và 2 tuần có chung diễnbiến tăng trở lại, lần lượt ở mức 0,08%; 0,07% và 0,43% lên 2,19%; 2,22% và 2,74%/năm. “Lãi suất liên ngân hàng thời gian qua đã thiết lập một mặt bằng mới, mặc dù vẫn thấp hơn so với giai đoạn trước đại dịch COVID-19 nhưng đã cao hơn 2 năm 2020-2021. Trong năm 2022, nền kinh tế mở cửa trở lại kéo theo nhu cầu về vốn tăng cao; trong khi các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới đã bắt đầu có những động thái tăng lại lãi suất, lãi suất liên ngân hàng năm 2022 khó có khả năng sẽ quay về mặt bằng thấp như 2 năm trước”, các chuyên gia BVSC nhận định.

Có cùng quan điểm, các chuyên gia đến từ SSI Research cho rằng nhiều khả năng mặt bằng lãi suất đang thiết lập mặt bằng mới, cao hơn nhiều so với bình quân trong năm 2021 dưới áp lực của tín dụng hồi phục. Dẫn số liệu từ Ngân hàng Nhà nước [NHNN], đến ngày 10/3, tăng trưởng tín dụng đạt 3,11%, cao hơn khoảng 2 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm ngoái và 0,6 điểm phần trăm so với mức tăng trưởng ghi nhận vào 25/2; cùng với kỳ vọng của các tổ chức tín dụng ước tính tín dụng tăng 5,3% trong quý I và 14,1% cả năm 2022 so với cuối năm 2021, SSI cho rằng sự phục hồi mạnh mẽ của tín dụng trong giai đoạn đầu năm 2022 phản ánh nhu cầu tín dụng tăng dần của doanh nghiệp sau khi bị giãn đoạn do dịch bệnh và cùng với nỗ lực hỗ trợ bơm vốn rẻ của hệ thống ngân hàng thông qua các chương trình cho vay ưu đãi.

Doanh nghiệp lo lãi vay tăng

Lãi suất huy động tăng, dĩ nhiên ảnh hưởng đến mặt bằng lãi suất cho vay. Với một nền kinh tế phụ thuộc 70-80% vốn ngân hàng nên khi hệ thống ngân hàng vừa "hắt hơi", hàng loạt doanh nghiệp đã "bệnh nặng". Việc lãi suất huy động tăng khiến cho nhiều doanh nghiệp hoạt động bằng vốn vay ngân hàng cảm thấy lo lắng. “Sau thời gian dài cố gắng cầm cự vì dịch bệnh, chúng tôi đang rất kỳ vọng sớm phục hồi trở lại sau mở cửa. Tuy nhiên, khó khăn vẫn tiếp tục ập đến, đặc biệt là khi giá xăng dầu - đầu vào của nền kinh tế tăng cao, khiến cho doanh nghiệp lao đao. Hiện nay, giá nguyên vật liệu, cước phí vận chuyển đều đã tăng 30%-50% so với năm ngoái; giờ, nếu lãi suất cho vay lại nối đà tăng tiếp sẽ là “đòn chí mạng” vào sức khỏe doanh nghiệp. Hiện tại đã có một số ngân hàng tăng lãi suất cho vay khoảng 0,5%/năm so với mức lãi suất năm ngoái. Trong điều kiện kinh tế bình thường, mức tăng lãi suất như vậy không đáng lo ngại nhưng trong bối cảnh hiện nay sẽ gây thêm áp lực cho nhà sản xuất, kinh doanh. Với một loạt khó khăn như vậy, các DN đang rất cần sự chung tay hỗ trợ từ phía ngân hàng để vượt khó”, anh Nguyễn Việt Anh, Giám đốc Công ty Xây dựng Việt Thủy [Hà Nội], bày tỏ lo lắng.

Từ phía cơ quan quản lý, đại diện NHNN mới đây khẳng định phấn đấu giảm lãi suất cho vay khoảng 0,5-1% trong hai năm 2022 và 2023, nhất là đối với lĩnh vực ưu tiên. Trong thời gian tới, cơ quan này sẽ tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng cố gắng tiết giảm chi phí hoạt động để tiếp tục giảm lãi suất cho vay. NHNN khẳng định mục tiêu xuyên suốt và nhất quán của chính sách tiền tệ là phải đảm bảo kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ và an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng. Bình luận về vấn đề này, chuyên gia kinh tế- PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh – Giảng viên Học viện Tài chính nhìn nhận, thực tế sức ép từ việc tăng lãi suất lên thị trường tài chính tiền tệ Việt Nam từ quý I/2021, song với sự điều hành linh hoạt của NHNN cùng quyết tâm thực hiện mục tiêu cố gắng để giảm lãi suất cho vay hỗ trợ doanh nghiệp của các ngân hàng, mặt bằng lãi suất cho vay sẽ được kiềm chế. Năm 2022, mục tiêu ưu tiên của Chính phủ là hỗ trợ phục hồi kinh tế nên phải làm sao để giữ mặt bằng lãi suất ổn định, kịch bản xấu nhất là không để tăng lên. Còn kỳ vọng giảm sâu, theo ông Thịnh là khó, vì nguồn lực của từng ngân hàng cũng chỉ có giới hạn. Đồng quan điểm, các chuyên gia kinh tế tại BVSC dự báo trong thời gian tới áp lực lạm phát sẽ cao hơn khi giá nhiều loại nguyên vật liệu đã và đang có xu hướng tăng mạnh, đặc biệt là xăng dầu, cùng triển vọng mở cửa lại toàn bộ nền kinh tế. Áp lực này sẽ khiến một số ngân hàng buộc phải tăng lãi suất huy động sau một thời gian liên tục điều chỉnh giảm. Do đó, lãi suất cho vay dự báo sẽ duy trì ở mức cao tương đối chứ khó có thể giảm.

  • Hỗ trợ lãi suất 2%/năm với những đối tượng được vay ưu đãi

Hà An

Cập nhật: 10:29 | 15/02/2022

Khảo sát ngày 15/2 tại Ngân hàng MBBank, biểu lãi suất tiền gửi tiết kiệm dành cho khách hàng cá nhân điều chỉnh giảm ở một số kỳ hạn. Vì vậy, lãi suất huy động sau khi điều chỉnh sẽ nằm trong khoảng 2,5%/năm - 6,9%/năm dành cho kỳ hạn 1 - 60 tháng.

Lãi suất tiết kiệm Ngân hàng Quân đội [MB] mới nhất tháng 2/2022

Trong đó, tại kỳ hạn 1 tháng và 2 tháng, lãi suất tiền gửi của cả hai kỳ hạn này vẫn được niêm yết ở mức lần lượt là 2,5%/năm và 2,6%/năm.

Tiền gửi tại kỳ hạn 3 tháng và 4 tháng, Ngân hàng MB quy định lãi suất cùng mức 3,2%/năm; và tại kỳ hạn 5 tháng lãi suất là 3,3%/năm.

Tại kỳ hạn 6 tháng, lãi suất ngân hàng áp dụng với hình thức trả lãi trước là 4,3%/năm, còn lãi suất cho hình thức trả lãi sau có khoản tiết kiệm phải từ 200 tỷ đồng trở lên là 5,9%/năm.

Tại kỳ hạn 7 tháng và 8 tháng, lãi suất tiết kiệm được Ngân hàng MB niêm yết cùng mức 4,4%/năm. Tương tự, lãi suất tại kỳ hạn 9 tháng là 4,6%/năm và lãi suất 4,7%/năm cho kỳ hạn 10 tháng và 11 tháng.

Đối với kỳ hạn 12 tháng, lãi suất áp dụng cho hình thức trả lãi trước vẫn ở mức 4,9%/năm và hình thức trả lãi sau mà khoản tiết kiệm từ 200 tỷ đồng tới dưới 300 tỷ đồng là 6,8%/năm.

Trong khi, lãi suất Ngân hàng MBBank tại ba kỳ hạn 13, 15 và 18 tháng được áp dụng ở mức lần lượt là 5,1%/năm, 5,4%/năm và 5,5%/năm.

Tháng 2 này, tại kỳ hạn 24 tháng, lãi suất áp dụng cho hình thức trả lãi trước giảm 0,1 điểm % từ 5,4%/năm xuống mức 5,35%/năm, những lãi suất cho hình thức trả lãi sau vẫn giữ nguyên ở mức 6,9%/năm.

Tại ba kỳ hạn 36, 48 và 60 tháng, lãi suất tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng MB đồng loạt ấn định ở mức 6,2%/năm.

Đối với khách hàng tham gia gửi tiền ngắn hạn từ 1 tuần đến 3 tuần, thì sẽ được hưởng lãi suất ở mức 0,2%/năm và tiền gửi không kỳ hạn là 0,1%/năm.

Lãi suất Ngân hàng MB mới nhất tháng 2/2022 dành cho khách hàng cá nhân

Kỳ hạn

Lãi suất

Ghi chú

1 tuần

0.2%

2 tuần

0.2%

3 tuần

0.2%

1 tháng

2.5%

2 tháng

2.6%

3 tháng

3.2%

4 tháng

3.2%

5 tháng

3.3%

6 tháng

4.25%

Lãi suất áp dụng với hình thức trả lãi trước

7 tháng

4.4%

8 tháng

4.4%

9 tháng

4.6%

10 tháng

4.7%

11 tháng

4.7%

12 tháng

4.85%

Lãi suất áp dụng với hình thức trả lãi trước

13 tháng

5.1%

15 tháng

5.4%

18 tháng

5.5%

24 tháng

5.35%

Lãi suất áp dụng với hình thức trả lãi trước

36 tháng

6.2%

48 tháng

6.2%

60 tháng

6.2%

Không kỳ hạn

0.1%

Lãi suất tiết kiệm áp dụng lãi trả sau với kỳ hạn 6 tháng, 12 tháng và 24 tháng

Kỳ hạn

Lãi trả sau [%/năm]

Điều kiện

6 tháng

5,9%

Các khoản tiết kiệm từ 200 tỷ đồng trở lên

12 tháng

6,8%

Các khoản tiết kiệm từ 200 tỷ đồng tới dưới 300 tỷ đồng.

24 tháng

6,9%

Các khoản tiết kiệm từ 200 tỷ đồng tới dưới 300 tỷ đồng.

Sang tháng 2, biểu lãi suất tiết kiệm của khách hàng Tổ chức kinh tế tiếp tục duy trì ổn định so với tháng trước. Do đó, lãi suất huy động tại các kỳ hạn gửi từ 1 tháng đến 60 tháng vẫn nằm trong khoảng 2,3%/năm - 5,6%/năm.

Theo khảo sát, lãi suất cao nhất vẫn niêm yết ở mức 5,6%/năm dành cho khách hàng có khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 24 - 60 tháng.

Lãi suất tiền gửi của khách hàng Tổ chức kinh tế tại MBBank

Kỳ hạn

Lãi trả sau [% năm] VNĐ

KKH

0.1%

1 tuần

0.2%

2 tuần

0.2%

3 tuần

0.2%

1 tháng

2.3%

2 tháng

2.4%

3 tháng

3%

4 tháng

3%

5 tháng

3%

6 tháng

3.9%

7 tháng

4%

8 tháng

4%

9 tháng

4.3%

10 tháng

4.3%

11 tháng

4.3%

12 tháng

4.7%

13 tháng

4.7%

18 tháng

5.4%

24 tháng

5.6%

36 tháng

5.6%

48 tháng

5.6%

60 tháng

5.6%

Linh Đan [TH]

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề