Hướng dẫn học laravel framework

Chào những người tò muốn học Laravel!


Có thể, bạn ở đây vì bạn đã nghe nói Laravel là một framework cực kỳ mạnh mẽ và tiện dụng để lập trình web.


Hôm nay mình sẽ cho bạn biết mình đã học Laravel như thế nào.. Và mình nghĩ nó có thể là lộ trình cho những người muốn học lập trình web PHP từ con số 0.





[Một lưu ý nhỏ dành cho các bác Chuyên gia Laravel: Đây là kinh nghiệm cá nhân, mình rất muốn nhận được thêm nhiều đóng góp từ cách bạn học Laravel thành công. Và mình tin rằng hướng dẫn này sẽ đủ cho những người mới bắt đầu làm quen với Laravel.]


1. Kiến thức bắt buộc phải học trước khi học Laravel



Có lẽ là bạn cũng biết, Laravel là bước sau của lập trình web với PHP. Do đó, để bắt đầu học PHP bạn phải biết lập trình web với PHP đã.


Nói chung bạn không phải học quá kỹ về nó. Nhưng nắm bắt được những điều cơ bản, kỹ thuật cần thiết là tối quan trọng.



  • Học ngôn ngữPHP và HTML [bạn có thể dễ dàng học qua W3schools]
  • Kiến thức cơ bản về MySQL hoặc MongoDB.
  • Hiểu đượcđược cấu trúc Model-View-Controller [Mình sẽ hướng dẫn bạn ở bài học này..... đang update nha :D]
  • Biết cách sử dụng Composer. [Hãy học qua bài viết: Updating...]


Mình biết bạn băn khoăn về nền tảng của bạn và mình có khác nhau khi bắt đầu không?


Thú thật với bạn, tại thời điểm học laravel thì mình là sinh viên CNTT năm 3. Nếu bạn cũng khoảng năm 2, 3 thì cũng không khác mình là mấy.


Còn nếu bạn là sinh viên năm 1 hoặc người mới chuyển nghề thì mình nghĩ là cần cố gắng hơn một chút.


PHP khá dễ và khi đã hiểu Laravel thì nó lại càng làm việc lập trình trở nên đơn giản hơn nữa. Thế nên có lẽ bạn cũng không cần phải lo lắng quá, cứ chăm chỉ một chút là ổn thôi.



2. Học Laravel cơ bản



Trước hết, mình khuyên bạn nên tạo môi trường phát triển phù hợp của riêng bạn cho Laravel.


Mình đề nghị bạn sử dụng Homestead hoặc Valet, do Laravel đề xuất
.


Tất nhiên, tài nguyên tốt nhất để học Laravel cũng như kiến ​​thức của tất cả người dùng Laravel là tài liệu chính thức của Laravel. Laravel Docs là hướng dẫn chi tiết, đầy đủ mà bạn có thể tìm thấy tất cả những thứ cần tìm.


Nhưng mình nghĩ bạn nên bắt đầu với một hướng dẫn bằng Video. Trong trường hợp này, bạn có thể truy cập Laracast, và bắt đầu với hướng dẫn từ cơ bản://laracasts.com/series/laravel-6-from-scratch


Laracast có rất nhiều video trả phí và miễn phí. Tuy nhiên, với những người mới bắt đầu thì chỉ những video miễn phí là đủ.


Một phương án nữa cũng không kém phần chất lượng, bạn có thể học tất cả những thứ cơ bản về Laravel với chuyên gia của Freecodecamp tại đây:





Laravel PHP Framework - Khóa học đầy đủ cho người mới bắt đầu


Khi bạn đã nắm được những kỹ thuật cơ bản, tùy theo nhu cầu lập trình bạn có thể google và tìm hiểu thêm.


Nếu bạn muốn bắt đầu với vị trí thực tập sinh thì đã hoàn toàn đủ khả năng.


> Khóa học LẬP TRÌNH PHP [Full Stack] này sẽ giúp bạn đi từ con số 0 đến tận đây. Nếu bạn tiếp thu tốt thì hoàn toàn có thể tìm kiếm việc làm [hoặc tối thiểu xin thực tập tại công ty nào đó]


> Hoặc nếu bạn đã có kiến thức về lập trình PHP thì có thể đăng ký HỌC LARAVEL luôn.


3. Học Laravel nâng cao



Laravel có rất nhiều Pre-package mã nguồn mở hỗ trợ tốt công việc. Học nó có thể giúp bạn triển khai dự án dễ dàng hơn, tạo ra các tính năng mạnh mẽ hơn.


Đôi khi bạn có thể thấy hàng chục Package được viết cùng một chủ đề và trong trường hợp đó, mình khuyên bạn nên nhắm đến package có số sao cao nhất, bởi có thể bạn sẽ muốn đảm bảo khả năng hỗ trợ, bảo trì, nâng cấp của package đó.


Laravel cũng đi kèm với một số sản phẩm phụ tính phí như Forge, Envoyer, Spark. Tất nhiên, Taylor cũng phải kiếm tiền mà :].


Nhưng nó thực sự xứng đáng được trả tiền để sử dụng. Chúng giúp quá trình triển khai và bảo trì của bạn dễ dàng hơn nữa.


Ngoài ra bạn cũng nên theo dõi một số nhà phát triển khác như Spatie. Họ có chất lượng khá tốt. Mình nghĩ cũng đáng để xem xét.


Ngoài ra, nếu bạn nên followLaravel News hàng ngày để không bỏ lỡ những thay đổi, định hướng của Laravel. Và mình chắc chắn rằng bạn sẽ tìm thấy các package khá là hay ho.


Ngoài ra, Laravel liên tục phát triển các sản phẩm / package mới cho hệ sinh thái của mình như Vapor, Sanctum, v.v.


Tất cả các package chính thức và các sản phẩm của hệ sinh thái Laravel:


  • Cashier: Nó là một gói hỗ trợ chức năngthanh toán
  • Dusk: Nó là một gói được sử dụng để kiểm thử trình duyệt và tự động hóa
  • Horizon: Nó là một gói có thể được sử dụng để theo dõi hàng đợi của bạn
  • Passport: Giúp dễ dàng triển khai OAuth2
  • Sanctum: Cung cấp một hệ thống xác thực đơn giản và hiệu quả cho các SPA, ứng dụng di động và các API đơn giản dựa trên token.
  • Scout: Một gói tìm kiếm hoạt động với Algolia hoặc các trình điều khiển khác.
  • Socialite: Xác thực Oauth
  • Telescope: Một trợ lý gỡ lỗi toàn diện
  • Vapor: Nền tảng không máy chủ
  • Forge: Công cụ quản lý máy chủ [Việc Deploy quá dễ dàng với nó.]
  • Envoyer: Zero Downtime Deployment
  • Nova: Admin panel được cài đặt sẵn và có thể quản lý
  • Echo: Bạn có thể tạo các sự kiện thời gian thực với nó và phát cho các websockets.
  • Lumen: Framework rất nhẹ
  • Homestead: Một môi trường phát triển. Vagrant box được đóng gói sẵn. [nó tiện dụng cho người dùng Windows]
  • Spark: Khung cho cácứng dụng Saas
  • Valet: Môi trường phát triển cho người dùng Mac
  • Mix: Hỗ trợ các bước xây dựng Webpack
  • Tinker: REPL


Một số package này được cài đặt sẵn với Laravel, một số package bạn cần tự cài đặt. Ngoài ra, trong khi một sốpackagevà công cụ là miễn phí, một số package sẽ tính phí.


Bạn chắc chắn nên học cách sử dụng các package này, dùng thử ít nhất là một lần bởi vì chúng thực sự mang đến các giải pháp tuyệt vời.


Và nên lưu ý, Taylor Otwell không bán rẻ những sản phẩm trí tuệ này. Và cũng không chắc sẽ có hỗ trợ tốt sau khi mua. :D [Dù sẽ ít gặp].


Vì thế, tốt nhất là khi đã có kinh nghiệm, bạn cần học để hiểu cơ chế của chúng. Sau đó tự sửa chữam, phát triển [hoặc thay mới] nó sau này.


Cuối cùng, hãy tìm một ai đó để giúp bạn hoành thành lộ trình học Laravel nhanh hơn và giải đáp những vướng mắc khi học.


Bởi nhiều khi tự học, một lỗi cài đặt đơn giản cũng có thể làm bạn mất cả ngày để khắc phục [Mình đã từng như thế rồi :v].


Chúc bạn học Laravel thành công!



---

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO CNTT NIIT - ICT HÀ NỘI

Học Lập trình chất lượng cao [Since 2002]. Học làm Lập trình viên. Hành động ngay!

Đc: Tầng 3, 25T2, N05, Nguyễn Thị Thập, Cầu Giấy, Hà Nội

SĐT: 02435574074 - 0914939543

Email:

Website://niithanoi.edu.vn

Fanpage: //facebook.com/NIIT.ICT/

#niit #niithanoi #niiticthanoi #hoclaptrinh #khoahoclaptrinh #hoclaptrinhjava #hoclaptrinhphp #java #php #python

Video liên quan

Chủ Đề