Cách nhận biết niên đại đồ cổ

Cùng với những món đồ cổ bằng gốm sứ đắt tiền, đồ đồng cổ cũng được xem là món đồ có giá trị. Nhận biết những đồ đồng Thật và Giả thông qua các dấu hiệu cơ bản. Hãy cùng chúng tôi theo dõi các thông tin sau đây nhé!

Thân cổ tân họa – thân hình thì cổ nhưng được trang trí mới

Thường gặp đồi với cổ vật vớt biển hay đào từ lòng đât, Trãi qua 1 thời gian dài dưới điều kiện không tốt ấy sẽ làm hiện vật mất đi vẻ đẹp, những trang trí ban đầu không còn nữa hoặc phai màu… Gặp trường hợp này những kẻ giả mạo sẽ cố tình vẽ lại mới hoặc họa theo những trang trí cũ còn mờ mờ… Mục đích là để nâng cao giá trị món đồ trong mắt của người mua. Sự vẽ lại đó có thể đánh lừa người mua tưởng mình mua được 1 cổ vật hoàn hảo. Nhưng nếu để ý kỹ, chúng ta có thể phát hiện ra được. Vì phần trang trí vẽ thêm rất khó đồng bộ với thân thể hiện vật [body] và màu sắc sử dụng giả mạo có những gam màu mà cổ vật thời ấy không dùng. Ngoài ra họa pháp, nét bút của người vẽ xưa và nay khác nhau xa nên cũng là 1 căn cứ nhận biết đồ Thật Giả.

Đáy cũ nhưng thân mới

Trường hợp này có thể nhận ra bằng sự xuất hiện của lằn tiếp giáp. Cần để ý khi thấy món đồ có phần đáy cổ xưa mà phần thân trên lại bóng loáng không có vết trầy xước hay lạc tinh nào. Vậy là đáng nghi ngờ. Lúc này ta cần xem kỹ coi có sự ghép nôi chắp vá gì hay không. Thường thì việc Giả mạo này cần phun 1 lớp men phủ để che đậy lằn giáp nối, nhìn kỹ bằng mắt thường thì vẫn thấy được.

Thường thì chúng ta muốn xem 1 món đồ cổ thì lật đít lên xem thật kỹ, sau đó chủ quan khẳng định 99% là cổ xưa. Vịn vào sự chủ quan này mà bọn Giả mạo rất thích dùng kỹ thuật đáy cũ – thân mới bất cứ khi nào có thể. Nhất là những món đồ có hiệu đề nổi tiếng, đồ lành quá ít, trong khí những món bể nát chỉ còn trơ đáy thì không đáng tiền.

Giả mạo trầm tích biển

Việc ngày càng nhiều con tàu đắm được phát hiện và những cổ vật của nó ngày càng có giá trên thị trường, khiến nhiều người tin rằng hễ có hào bám, rong rêu, trầm tích bám trên hiện vật thì đảm bảo rằng chúng là đồ cổ đã nằm sâu dưới biển hàng mấy trăm năm về trước.

Sự thật là bọn Giả cổ chỉ cần ngâm đồ mới xuống dưới biển, dưới ao hồ, bùn lầy khoảng vài tháng là khi vớt lên thì đã đầy những trầm tích, hào bám khá chắc. Cho nên chúng ta đừng quan trọng việc có trầm tích, có vết hào bám bên ngoài hay không, mà cần xem bản thân hiện vật [nét vẽ, cốt, dáng, men…]

Ngâm axít và làm lạc tinh

Men càng lạc tinh càng làm tăng niềm tin nơi người mua rằng món đồ đó đã rất lâu đời, được người xưa sử dụng, chùi rửa nhiều lần đến men cũng bị mòn. Nhất là đồ biển và đồ đào cũng cần phải lạc tinh vị bị nước biển và đất cát ăn mòn ngoài men.

Ngày nay đồ Giả cổ hoàn toàn có thể làm cho lạc tinh bằng nhiều cách như phun cát [sablage], chà sát bằng giấy nhám… nhưng hiệu quả nhất là cách ngâm trong axít. Đồ Giả mạo kiểu này có được một bề mặt men mờ, đục, chỉ cần thêm vài công đoạn xử lý [chà sát, bôi trét chất dơ…] là nhìn giống như đã lạc tinh qua hàng thế kỷ !

Nhận biết: Nếu toàn bộ món đồ đã được ngâm trong axít thì ngay cả những phần ít hao mòn nhất của nó như lòng trong [bầu lọ], khu đáy không tráng men… cũng sẽ bị ảnh hưởng ăn mòn bởi axít. Mà điều này thì không thể đồi với cổ vật tự nhiên. Ngoài ra chúng ta cũng có thể nhận biết đồ đã ngâm qua axít bằng cách… ngửi chúng !

Bọt khí và lỗ kim gút

Khi mà tay nghề của người chơi ngày càng lên, thì tay nghề của bọn giả cổ càng phải “đi trước một bước” ! Người chơi rỉ tai nhau: đồ cổ la phải có bọt khí, kim gút… Thế là không lâu sau đồ giả cổ cũng có bọt khí và kim gút luôn! Đừng bao giờ xem thường bọn giả cổ. Chúng rất tinh vi và nhanh nhạy với thị trường.

Cũng có vài cách để nhận biết những bọt khí giả tạo của chúng:

Xem hướng của bọt khí

Như ta cũng biết là dưới kính phóng đại, ta có thề nhìn thấy những bọt khí dưới lớp men 1 món đồ cổ.  Nó có thể sắp thành từng chuỗi ngang hay dọc theo chu vi món đồ. Về lý thuyết là khi món đồ nung trong lò được sắp theo phương thẳng đứng thì nó sẽ có những bọt khí hương lên. Còn những món đồ dùng khuôn hàng loạt rồi để vào lò theo phương ngang thì nó sẽ cho ra chuỗi bọt khí ngang. Và đó là cách nhận biết 1 món đồ giả cổ làm bằng khuôn so với 1 món đồ chuẩn.

Nhưng không áp dụng được khi đồ giả cổ sản xuất không khuôn, số lượng ít.

Kích thước bọt khí

Với phương pháp sản xuất thủ công xa xưa, cổ vật thường có bọt khí kích thước không đều nhau [có thể nhìn thấy bằng kính lúp bọt khí lớn và nhỏ khác nhau trên cùng 1 hiện vật]. Nếu bọt khí vắng mặt hoặc tất cả đều đồng nhất và nhỏ, điều này có thể là một dấu hiệu của phương pháp sản xuất hiện đại – đốt bằng lò gas, lò điện thì nhiệt độ rất ổn định.

Như vậy, với những thông tin trên về cách phân biệt đồ đồng cổ Thật và Giả, hy vọng bạn sẽ có những thông tin chuẩn xác hơn nữa để nhận biết đồ đồng cổ Thật Giả.

Nối tiếp những bài viết về cách nhận biết đồ cổ Thật Giả, Thatgia.com xin giới thiệu đến các bạn 8 cách để nhận biết tiếp theo. Hãy theo dõi các thông tin sau nhé!

Hư hỏng nước men ngoài

Các sản phẩm gốm sứ thường được vẽ tay các họa tiết trên nhiều lớp khác nhau. Những hình vẽ dưới lớp men bảo vệ có thể trường tồn hàng thế kỷ. Các họa tiết vẽ bên ngoài nước men [gọi là nước men ngoài] dễ trôi hơn vì nó tiếp xúc trực tiếp với bên ngoài.

Những đồ tạo tác có lớp men trong và lớp men ngoài sẽ trông như mất đi cái hồn của nó một khi lớp men ngoài biến mất.

Những đồ gốm cổ thường là Thật nếu lớp men ngoài có dấu hiệu bị trôi.

Gốm sứ cổ

Sự biến dạng

Các sản phẩm gốm sứ thời cổ chỉ được sản xuất bởi những người thợ điêu luyện qua một quá trình cực nhọc. Sau quá trình dài dằng dặc đó, sẽ có những sản phẩm không đạt hình dáng mong muốn. Có 2 cách xử lý: quăng chúng đi, hoặc, bán chúng cho những khách hàng dễ tính hơn.

Các gốm sứ hoàng gia thường được sản xuất cho hoàng tộc hay quan lại. Là dân tộc tiên tiến nhất vào thời cổ, các sản phẩm của họ đòi hỏi phải tinh xảo đến từng chi tiết.

Gốm thương mại, được sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu người dân vùng Châu Á như gốm sứ Bát Tràng cổ, gốm sứ Phù Lãng nên không yêu cầu quá tinh xảo như gốm sứ hoàng gia.

Vì vậy, gốm thương mại thỉnh thoảng có sự biến dạng, vì thế tạo nên đặc trưng và tính chất xác thực cho sản phẩm. Một cách kiểm tra đơn giản sự thành thật và kiến thức của người bán là tìm một sản phẩm biến dạng và hỏi họ đó có phải gốm sứ hoàng gia không. Nếu câu trả lời là “Đúng”, bạn đã hiểu vấn đề rồi đấy.

So bám

Sinh vật biển sống bám vào những thứ chìm lâu dưới nước. Hầu hết các tàu buôn hàng hóa chìm luôn có một phần hoặc toàn bộ hàng hóa bị sò bám.

Phải mất một thời gian rất dài sinh vật biển mới bám được vào những vật chìm dưới biển và chủ yếu là ở các khu vực nhiệt đới. Vì vậy, đây có thể xem là một dấu hiệu nhận dạng đồ cổ. Nếu một tạo tác bị nhiều hơn một loài sinh vật biển bám vào, nó rất có thể là đồ cổ.

Vết sò bám rất dễ được gỡ ra khỏi đồ gốm. Chì cần nhúng và ngâm đồ gốm vào axit [dấm cũng được].

Một số phương pháp cao cấp xác định đồ cổ Giả cổ kỹ thuật đòi hỏi phải luyện tập

Dưới đây là một số kỹ thuật mà những nhà sưu tập chuyên nghiệp cần biết khi xác định đồ cổ. Cần phải luyện tập nhiều để sử dụng thành thục những kỹ thuật này.

Một khoảng thời gian, màu sắc không đúng

Thời kỳ đầu của ngành sản xuất gốm sứ men trắng xanh, những người thợ tạo tác của Trung Quốc mua chất nhuộm màu xanh co-ban từ các thương lái Ả Rập,, gọi là màu xanh Mohamadan. Màu xanh này có ánh tối và hầu hết sản phẩm được sản xuất thời kỳ này được trang trí màu xanh đậm. Vài thế kỷ sau đó, người Trung Quốc tìm ra cách tự sản xuất ra chất nhuộm màu xanh, có ánh tươi hơn. Vì vậy, các họa tiết trên các sản phẩm thời kỳ này có độ nhạt hơn và cũng đa dạng hơn về mức độ đậm nhạt trên họa tiết trang trí.

Ngoài ra, các nghệ nhân không sử dụng một số màu sắc cho mãi đến đời nhà Thanh và công nghệ sản xuất lúc bấy giờ không có.

Một khoảng thời gian, họa tiết trang trí không đúng

Gốm sứ

Ở những khoảng thời gian khác nhau, có những họa tiết thông dụng khác nhau. Ví dụ, chum nho là mo-tip trang trí quen thuộc trên các sản phẩm vào cuối đời nhà Nguyên và đầu đời nhà Ming nhưng sau đó trở nên lỗi thời và ít thấy xuất hiện. Một ví dụ khác là do mắt thẩm mỹ của người thợ mỗi thời mỗi khác nên cũng tạo ra các hình dạng khác nhau.

Có những khoảng thời gian, hoàng đế Trung hoa là người quyết định họa tiết nào được trang trí trên đồ gốm sứ. Những con rồng có 5 vuốt là biểu tượng chỉ hoàng đế, vì thế, hầu hết đồ gốm hoàng gia được trang trí hình rồng.

Đồ cổ có đế là cổ, thân là mới

Vào thế kỷ trước, số lượng khổng lồ gốm sứ đã bị đập vỡ. Đặc biệt, trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa, rất nhiều hang gốm sứ cao cấp đã bị đập bể.

Ngày nay, những người sản xuất và bán gốm sứ thường tìm kiếm đế bình trong các mảnh vỡ đó và tạo tác các sản phẩm mới trên mảnh đế đó. Vì hiện có rất nhiều công trình xây dựng ở Trung Quốc, thật dễ dàng phát hiện ra những mảnh vỡ gốm sứ cổ được chất đống để tìm những mảnh đế như thế. Đây là một ý tưởng thông minh vì nhiều nhà sưu tập thường nhìn vào đế bình để xác định niên đại và nếu đó là đồ cổ.

Phân tích khoa học

Hầu hết các nhà sưu tập/ nhà giám định chuyên nghiệp tự xác định đồ gốm sứ cổ [hoặc lý tưởng hơn cả là nhờ những nhà sưu tập có kiến thức giúp đỡ].

Có những công nghệ để xác định đồ gốm cổ nhưng không được sử dụng rộng rãi. Một lý do chính yếu là chi phí – thường là rất cao.

Công nghệ nhiệt quang

Công nghệ nhiệt – quang là phương pháp phổ biến nhất để xác định đồ gốm cổ. Điểm yếu của phương pháp này là để thực hiện, phải tách một lượng lớn nguyên liệu dùng tạo ra đồ gốm.

Gần đây, những người sản xuất đồ giả cổ đã bắt kịp công nghệ này. Họ có thể giả xác định tuổi của đồ cổ dùng công nghệ nhiệt – quang bằng cách dùng máy x-quang bệnh viện để lừa những nhà sưu tập.

Phân tích quang phổ

Phân tích quang phổ là một kỹ thuật khác để xác định đồ cổ. Tuy nhiên, những người làm đồ cổ giả đã biết cách đánh lừa những kỹ thuật viên, bằng cách đính những dấu hiệu nhận biết giả lên đồ giả cổ.

Một vấn đề khác là ở thị trấn Cảnh Đức, nơi chuyên sản xuất gốm sứ Trung Hoa thời cổ, ngày nay đã trở thành nơi chuyên sản xuất đồ giả cổ. Đất sét cao lanh ở đây vì thế có cấu tạo hóa học rất giống [gần giống] loại dùng để sản xuất hầu hết đồ gốm Trung Quốc từ hơn 6 thế kỷ qua.

Như vậy, bạn hãy ghi nhớ thật kỹ và chính xác những thông tin đó để nhận biết đồ cổ Thật và Giả nhé! Chúc bạn sớm sở hữu cho mình một món đồ cổ có giá trị nhé!

Video liên quan

Chủ Đề