Kiến thức xã hội học giúp gì cho các ảnh chỉ trong công việc và cuộc sống

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa: Công dân học tập là thành tố hạt nhân, yếu tố cơ bản của gia đình học tập, dòng họ học tập, cộng đồng học tập

Tham dự hội thảo có đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; GS.TS. Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam và lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, hội khuyến học 63 tỉnh, thành phố, các chuyên gia, nhà khoa học giáo dục…

Trong những năm qua, Việt Nam đã chú trọng đến việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, tuy nhiên, hiện nguồn nhân lực chất lượng cao trong nước vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu. Theo thống kê, tỉ lệ lao động có bằng cấp chứng chỉ của Việt Nam mới đạt được 30%, năng suất lao động chất lượng cao còn thấp so với nhiều nước trên thế giới. Do đó, xây dựng mô hình "Công dân học tập", "Đơn vị học tập" là một trong những giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực tại chỗ.

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa khẳng định, nguồn nhân lực là yếu tố cơ bản quan trọng nhất trong sự phát triển. Trong bối cảnh kinh tế số, hội nhập quốc tế, yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực tại chỗ cần phải được đẩy mạnh. Tuy nhiên, chất lượng đào tạo nguồn nhân lực phụ thuộc vào đầu tư phát triển nền giáo dục hiện đại, giáo dục mở thời đại số, tạo ra sự bình đẳng ai cũng có thể học hành. Do vậy, mỗi tổ chức, cơ quan, cần có biện pháp phù hợp để thúc đẩy với chủ trương mô hình công dân học tập, học tập suốt đời trong nhân dân. Đặc biệt là đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại chỗ cho các cấp quản lý, cán bộ trong các đơn vị hành chính sự nghiệp.

Các đại biểu cho rằng việc chuyển đổi mô hình đào tạo giáo dục cần phải được chú trọng ngay từ các cấp cơ sở, để thuận lợi nhất và tạo điều kiện cho mọi người đều có thể học tập - Ảnh: VGP/Đình Nam

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh: "Ban Tuyên giáo Trung ương sẽ chỉ đạo hệ thống tuyên giáo phối hợp chặt chẽ với Bộ GD&ĐT, Hội Khuyến học và các cơ quan có liên quan cùng nhau chắt lọc những kết quả nghiên cứu, cung cấp cơ sở khoa học thực tiễn tham mưu với Đảng, Nhà nước về các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để nâng cao ý thức học tập, ý thức tự học thường xuyên, học suốt đời… học mọi nơi mọi lúc, để nâng tầm trí tuệ, trình độ kỹ năng của từng công dân học tập, thành tố hạt nhân, yếu tố cơ bản của gia đình học tập, dòng họ học tập, cộng đồng học tập".

Các đại biểu tại hội thảo đã tập trung làm rõ thực trạng về chất lượng nguồn nhân lực theo mô hình "Công dân học tập" ở các ngành, các lĩnh vực, các nhóm đối tượng lãnh đạo, quản lý, người lao động, nhất là chất lượng nhân lực đội ngũ cán bộ trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, đội ngũ nhà giáo trong các cơ sở giáo dục và đào tạo.

Để cụ thể hóa việc thúc đẩy học tập suốt đời, xây dựng "Xã hội học tập" từ cơ sở, nâng cao nguồn nhân lực tại chỗ, các đại biểu cho rằng, việc chuyển đổi mô hình đào tạo giáo dục cần phải được chú trọng ngay từ các cấp cơ sở, để thuận lợi nhất và tạo điều kiện cho mọi người đều có thể học tập. Đồng thời triển khai đồng bộ các mô hình học tập phù hợp từng ngành, từng lĩnh vực làm nòng cốt lan tỏa tới "Công dân học tập" .

Thực tế cho thấy, những khó khăn về công nghệ lạc hậu, cơ sở hạ tầng yếu kém, môi trường bị ô nhiễm... sẽ được giải quyết nếu biết sử dụng, bồi đắp, làm giàu nguồn vốn là lực lượng nhân lực dồi dào và đầy ắp trí thông minh - những người đủ năng lực làm cho đất nước phát triển nhanh, bền vững.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Cần chú trọng hơn nữa các giải pháp xây dựng xã hội học tập ở bên ngoài nhà trường - Ảnh: VGP/Đình Nam

Phát biểu tại hội thảo, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: Đổi mới giáo dục là một quá trình, có những việc phải 10 năm sau mới có kết quả. Trong quá trình đổi mới giáo dục từng bước một, khi chưa hoàn thành thì vẫn còn điểm này, điểm kia. Nhưng điều quan trọng là khi nghị quyết của Trung ương, những nghiên cứu khoa học đủ chắc chắn, phù hợp với xu thế thế giới thì phải có kiên định chiến lược, kiên nhẫn thực hiện. Đồng thời, phải gắn chặt với điều kiện trong nước về hệ thống chính trị, truyền thống văn hoá, trình độ phát triển kinh tế-xã hội.

"Khi người dân, xã hội còn quan tâm, góp ý thì đó là may mắn cho những người làm công tác giáo dục có động lực để sửa mình, để phát triển", Phó Thủ tướng chia sẻ.

Theo Phó Thủ tướng, nhìn lại suốt mấy chục năm qua, đặc biệt từ khi có Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, giáo dục tiếp tục có những bước phát triển vững chắc, toàn diện. Các bậc học [mầm non, phổ thông, dạy nghề, đại học] đều có bước tiến bộ. Các giải pháp đổi mới đã theo xu thế rất tốt.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Nghị quyết 29-NQ/TW đề ra rất nhiều giải pháp toàn diện. Bên cạnh việc tập trung vào các nhiệm vụ đổi mới trong nhà trường, thì liều lượng dành cho các giải pháp xây dựng xã hội học tập ở bên ngoài nhà trường cần được chú trọng hơn nữa.

Qua các ý kiến tại hội thảo, Phó Thủ tướng nhận định các cấp, các ngành đang tích cực thực hiện Quyết định 1373/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030".

Trong thời gian tới, cả hệ thống chính trị, chính quyền, đoàn thể cần vào cuộc, bằng các giải pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức về sự cần thiết phải học tập suốt đời. Không chỉ người dân mà từng cơ quan, đơn vị cũng thấy rằng phải học tập để duy trì, đáp ứng được yêu cầu công việc, nhiệm vụ.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng để xây dựng xã hội học tập, công dân học tập thì phải làm sao để người dân thấy cần thiết phải học, thích học và có điều kiện học tập thuận lợi - Ảnh: VGP/Đình Nam

Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng cho rằng phải làm sao để mỗi người thích học, thông qua nhiều giải pháp như xây dựng phong trào vận động xây dựng xã hội học tập, tôn vinh những người có kiến thức, hiểu biết, khơi dậy sự sáng tạo, đóng góp của người dân trong mọi hoạt động của đời sống văn hoá, xã hội.

Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành làm tốt hơn nữa việc tạo điều kiện thuận lợi để người lớn học tập, từ xây dựng hành lang pháp lý, cơ chế chính sách để hệ thống giáo dục mở thực sự, phát huy tối đa các cơ sở giáo dục, đào tạo nghề, cho đến chương trình để người lao động được học tập thuận lợi, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin.

Đồng thời cần lưu ý đến những nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội như người khuyết tật, người có khó khăn, đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa.

Đình Nam


Xã hội học làm nghề gì

Xã hội học là ngành có tính ứng dụng cao trong cuộc sống. Ngành học này có liên quan mật thiết đến các vấn đề xã hội, hành vi con người. Tuy nhiên nhiều người lại chưa hiểu rõ về ngành này và không biết xã hội học làm nghề gì khi ra trường. Vậy bạn đã biết gì về ngành học này? Cùng Blog TopCV tìm hiểu kĩ hơn qua bài viết sau nhé! 

Ngành xã hội học là gì?

Khái niệm ngành xã hội học là gì

Xã hội học có tên tiếng anh chuyên ngành là Sociology. Sociology được định nghĩa là một bộ môn khoa học về các quy luật và tính quy luật xã hội chung. Môn học sẽ nghiên cứu về sự phát triển, vận hành của hệ thống xã hội trong suốt chiều dài lịch sử. Đồng thời đào sâu về cơ chế tác động cũng như hình thức biểu hiện của các quy luật trong hoạt động của mỗi cá thể, nhóm xã hội, các giai cấp và các dân tộc. 

Ngành xã hội học hướng đến đào tạo nguồn nhân lực có kiến thức, kỹ năng phân tích các vấn đề xã hội. Cụ thể là phân tích các sự kiện – hiện tượng xã hội cấu thành nên hành vi của con người. Xa hơn là hình thành năng lực tư vấn, xây dựng các chính sách xã hội đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước. 

Đối tượng nghiên cứu và mối quan hệ với các ngành khoa học xã hội khác

Xã hội là một tổng thể rộng lớn. Ngành xã hội học hướng đến nghiên cứu các vấn đề giữa con người với con người; con người với xã hội; hành động xã hội với cơ cấu xã hội; mối quan hệ vi vô – vĩ mô… Các đối tượng trên có thể chia thành hai nhóm là Con người [và hành vi của con người] và Xã hội [cơ chế]. Xã hội học sẽ nghiên cứu mối quan hệ giữa hai nhóm đối tượng này. 

Bất kỳ ngành nào cũng sẽ có sự liên kết với ngành khác để đem đến những giá trị phục vụ cho đời sống của con người. Qua việc nghiên cứu ngành xã hội học, bạn có thể hiểu được những vấn đề thuộc các ngành liên quan khác. Ví dụ như triết học, sử học, tâm lý học, kinh tế học, chính trị học… Kiến thức của ngành này có thể vận dụng ở ngành kia và ngược lại. Khi đó, bạn sẽ nhìn nhận vấn đề sâu hơn, toàn diện hơn là chỉ học một cách đơn lẻ. 

Vai trò của ngành xã hội học 

Ngay từ tên ngành, ta đã nhận thấy được giá trị của ngành này tạo ra chính là từ xã hội và quay lại phục vụ xã hội. Ngành học trước hết giúp con người nhận thức được sức mạnh, vị trí của mình trong hệ thống xã hội. Ta hiểu được một cách đúng đắn cuộc sống của từng giai đoạn, từng thời kỳ, hay hoàn cảnh khác nhau đã hình thành nên hành vi, nhận thức của họ ra sao. 

Thứ hai, nghiên cứu xã hội học giúp đánh chính xác hơn tính hiệu quả của các chính sách xã hội. Các chính sách thực tiễn mà không được dựa trên một sự nhận thức có hiểu biết về những lối sống của con người thì những chính sách đó ít có cơ may thành công.

Thứ ba, nguồn nhân lực ngành Xã hội học sẽ là những người có khả năng thay đổi xã hội. Nhờ kiến thức và kỹ năng chuyên ngành của mình, họ có thể phân tích, nhận định và đưa ra những giải pháp phù hợp nhất. Từ đó cải thiện đời sống xã hội của chúng ta tốt đẹp hơn. 

Xã hội học là ngành nghiên cứu về con người và các mối liên hệ trong xã hội

Ngành xã hội học học những gì? 

Như đã nói phía trên, xã hội học sẽ đào tạo những kiến thức và kỹ năng liên quan đến việc nghiên cứu, phân tích các quy luật xã hội. Trong đó chủ yếu xoay quanh đối tượng là hành vi con người và các cơ chế xã hội xoay quanh đó. Để làm được điều này, sinh viên ngành xã hội học sẽ được đào tạo các môn học từ nền tảng. Sau đó đến các môn theo khối ngành, nhóm ngành và chuyên ngành. 

Một số các môn học đặc trưng của ngành như Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lê nin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; Cơ sở văn hóa Việt Nam; Tâm lý học; Lịch sử văn minh thế giới; Pháp luật đại cương… Bên cạnh đó là các môn học nghiên cứu về kinh tế học, chính sách xã hội, phát triển cộng đồng, truyền thông đại chúng và dư luận xã hội… 

Chương trình đào tạo của các trường có thể khác nhau đôi chút. Bạn có thể trực tiếp tra cứu khung chương trình đào tạo ngành xã hội học trên website của các trường. Mới nhìn qua bạn có thể thấy ngành học này quá khô khan, trừu tượng. Thậm chí hoang mang không biết ngành xã hội học làm nghề gì. Tuy nhiên, đây là môn học vô cùng thiết thực và có tính ứng dụng cao. Bạn chỉ cần linh hoạt xem xét và nhìn với nhiều góc nhìn khác nhau sẽ thấy có rất nhiều công việc cần đến kiến thức của ngành này. 

Rất nhiều kiến thức thiết thực được giảng dạy trong ngành

Xã hội học làm nghề gì sau khi ra trường?

Sau khi ra trường, sinh viên ngành xã hội học có thể đảm nhận nhiều công việc khác nhau. Thậm chí là rất linh hoạt các nhóm ngành chứ không chỉ làm về xã hội. Vì vậy đừng lo lắng về việc học xã hội học làm nghề gì! 

Công việc về nghiên cứu và tư vấn xã hội

Đây cũng là một trong những vai trò nổi bật của ngành học. Bạn sẽ được vận dụng kiến thức về nghiên cứu hành vi xã hội đã được học. Từ đó đưa ra những tham vấn chính sách cho các đơn vị tổ chức Nhà nước và doanh nghiệp trong ngành. Đặc biệt là các doanh nghiệp đôi khi chỉ chú trọng phát triển kinh doanh. Họ rất cần những người am hiểu về xã hội – hành vi để hỗ trợ công việc tư vấn hoặc nghiên cứu khách hàng. 

Một số công việc cụ thể như: Nghiên cứu, tư vấn chính sách phát triển bền vững; Nghiên cứu thị trường; Nghiên cứu và tư vấn truyền thông, quảng cáo; Điều tra dư luận xã hội. 

>>> Xem thêm: Chuyên viên nghiên cứu thị trường là gì? Mô tả chi tiết công việc

Công việc dịch vụ cộng đồng

Ngành xã hội học làm nghề gì liên quan đến con người chắc chắn sẽ rất phù hợp. Kiến thức về tâm lý học, phát triển cộng đồng,.. sẽ là cơ hội để bạn có thể làm các công tác về chăm sóc và bảo vệ lợi ích cho con người. Ví dụ như làm nhân viên công tác xã hội; điều phối viên, chuyên viên cho các quỹ phát triển, hoạt động tài trợ của nước ngoài tại Việt Nam, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức từ thiện… 

Hoạt động cho các tổ chức hỗ trợ cộng đồng được rất nhiều bạn trẻ lựa chọn

Công việc về hành chính nhà nước

Việc có năng lực phân tích con người và cơ chế xã hội giúp bạn có cơ hội đóng góp quan trọng vào việc giám sát và phát triển chính sách. Đây là lĩnh vực quan trọng của khối cơ quan Nhà nước. 

Bạn có thể làm chuyên viên trong các cơ quan hành chính sự nghiệp [văn hóa, lao động, dân số, giáo dục, y tế, thống kê, dân tộc, dân vận, tuyên giáo], cơ quan đảng và đoàn thể, cơ quan an ninh và phòng chống tệ nạn xã hội… 

Việc làm giáo dục và đào tạo

Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng; Giảng dạy, tập huấn các khóa ngắn hạn cho các tổ chức, cộng đồng có nhu cầu… là những cơ hội việc làm cũng rất hấp dẫn cho sinh viên ngành xã hội học. Việc theo học chuyên ngành và quay trở lại giảng dạy, tiếp tục nghiên cứu sâu hơn không còn là điều quá mới mẻ trong bối cảnh hiện nay nữa. 

Việc làm truyền thông

Việc làm thuộc nhóm ngành truyền thông thường bị nhiều người hiểu sai là chỉ có PR – Marketing mới có thể đảm nhận. Tuy nhiên bạn có giỏi quảng cáo tiếp thị đến đâu mà không hiểu được khách hàng của mình thì cũng sẽ thất bại. Việc truyền thông đúng đối tượng không phải là việc đơn giản. Điều này đòi hỏi sự phân tích hành vi, kỳ vọng và cả hoàn cảnh của từng nhóm đối tượng. Mà những nghiên cứu này hoàn toàn nằm trong khả năng của nhân sự ngành xã hội học. 

Việc làm gợi ý cho bạn như Biên tập viên, Phóng viên; Quảng cáo; Tổ chức sự kiện; Quan hệ công chúng… 

>>> Xem thêm: Ngành quan hệ công chúng làm gì sau khi ra trường?

Công việc kinh doanh quản lý

Bạn có nền tảng vững chắc về kinh tế học cũng như am hiểu về hành vi tiêu dùng và các mối quan hệ sản xuất trong xã hội. Nếu vậy đừng ngại ngần theo đuổi các công việc thuộc nhóm ngành kinh tế. Bạn có thể làm Quản trị nhân sự; Quan hệ khách hàng; Thống kê; Bán hàng và quản lý khách hàng… Đương nhiên nếu muốn phát triển hơn, bạn vẫn cần trau dồi thêm kiến thức về quản trị – quản lý liên quan. 

Kiến thức xã hội học cũng rất hữu ích cho việc làm kinh doanh – quản lý

Các trường đào tạo ngành xã hội học tốt nhất hiện nay

Hiện nay có rất nhiều trường đào tạo ngành Xã hội học tốt trên cả nước. Dưới đây là một số gợi ý cho bạn tham khảo với điểm chuẩn được thống kê tại năm 2020. 

Miền Bắc

  • Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội [17.5 – 25.75]
  • Học viện Báo chí và Tuyên truyền [22.85 – 23.85]
  • Học viện Nông nghiệp Việt Nam [15]

Miền Trung 

  • Đại học Khoa học Huế [15.75]
  • Đại học Hồng Đức [15]

Miền Nam

  • Đại học Mở TPHCM [24 – 25]
  • Đại học Tôn Đức Thắng [29.25]
  • Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TPHCM [19.5]
  • Đại học Cần Thơ [24]

Nhiều trường đào tạo ngành xã hội học tốt trên cả nước

Cơ hội việc làm cho sinh viên ngành xã hội học

Để tìm kiếm cơ hội việc làm ngành xã hội học, các bạn sinh viên có rất nhiều cách. Bạn có thể thông qua bạn bè, người thân giới thiệu; lên các hội nhóm tìm việc trên mạng xã hội; xem các tin tuyển dụng trên website công ty… 

Tuy nhiên các phương án tìm việc trên đều có những điểm bất tiện. Cụ thể như dễ gặp phải lừa đảo, mất thời gian tìm hiểu thông tin, chờ đợi phản hồi từ nhà tuyển dụng… Vì thế, bạn có thể truy cập nền tảng tuyển dụng số như TopCV để đơn giản hoá việc ứng tuyển. Không chỉ cập nhật tin tuyển dụng hot nhất, nhanh nhất, TopCV còn đảm bảo xác minh rõ ràng thông tin các nhà tuyển dụng. Đồng thời, rất nhiều tính năng thông minh như tự động tìm việc, tạo CV và hồ sơ online… cũng sẽ hỗ trợ người dùng tối đa trong việc gặp được công việc “chân ái” của đời mình! 

Hy vọng rằng những thông tin trên đã giúp bạn biết xã hội học làm nghề gì sau khi ra trường. Đồng thời có lộ trình để học tập, theo đuổi ước mơ của mình trong tương lai! 

Nguồn ảnh: Sưu tầm

Video liên quan

Chủ Đề