Điểm đại học tăng năm 2022

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 tại Hà Nội.

Điểm chuẩn các trường đại học Y có thể hạ từ 0,25 đến 2,5 điểm

Sau công bố điểm thi tốt nghiệp THPT 2022 của Bộ GD&ĐT, các chuyên gia đánh giá điểm sàn trúng tuyển ngành Y có thể giảm từ 0,25 đến 2,5 điểm tùy từng ngành.

Trả lời Tiền Phong, ông Nguyễn Thành Công, giáo viên môn Sinh học trường THPT chuyên Sư phạm Hà Nội cho rằng, số điểm 10 môn Sinh giảm hơn 100 lần so với năm 2021. Nếu lấy mốc 28,85 là điểm chuẩn của Y khoa – Y Hà Nội năm 2021 với tổng số thí sinh đạt được vào khoảng 500 thí sinh thì với mốc 27,5 năm nay có tổng số thí sinh đạt là 465.

Theo thầy Công, nhiều khả năng điểm chuẩn của Y khoa Y Hà Nội sẽ nằm trong khoảng từ 27,25-28,0. Với Y khoa phân hiệu Thanh Hóa có thể giảm 1,0 điểm so với Y khoa tại cơ sở chính. Năm nay, điểm trúng tuyển xét kết hợp với chứng chỉ IELTS có thể thấp hơn trong khoảng 1 điểm.

Cũng theo thầy Công, về phía Y khoa của trường Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh, do vấn đề học phí cao hơn nên các thí sinh miền Trung, thậm chí là Nam bộ có thể chuyển hướng ra Hà Nội nên điểm trúng tuyển của Y dược TP HCM có thể thấp hơn Y Hà Nội khoảng 0,5 điểm.

Điểm chuẩn khối A00 sẽ tăng 0,5 - 2 điểm

Theo ông Hồ Quang Khánh, Trưởng phòng tuyển sinh, Đại học Xây dựng Hà Nội, phổ điểm thi tốt nghiệp THPT một số tổ hợp năm nay cao hơn năm trước: tổ hợp A00 [Toán, Lý, Hóa], tổ hợp A01 [Toán, Lý, Anh], dự báo những ngành học, trường xét tuyển bằng các tổ hợp này điểm chuẩn sẽ tăng. Tuy nhiên mức độ điểm tăng rất nhẹ, không đáng kể và không ảnh hưởng đến nguyện vọng của thí sinh.

Trong khi đó, các chuyên gia cũng dự báo nhiều tổ hợp xét tuyển sẽ không có biến động quá lớn về điểm trúng tuyển.

GS-TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng Ban Đào tạo - ĐHQG Hà Nội, cho rằng qua phân tích phổ điểm, kết quả kỳ thi năm nay không có sự thay đổi lớn so với năm 2021, giữ ở mức ổn định. Phổ điểm các khối thi vẫn từ 21-26 nên điểm thi của các khối tuyển sinh, không có quá nhiều biến động so với năm ngoái. Tuy nhiên, tổ hợp nào có môn lịch sử thì điểm chuẩn sẽ nhỉnh lên một chút. Tổ hợp nào có môn tiếng Anh thì điểm chuẩn sẽ giảm đi.

Không xảy ra hiện tượng 30 điểm vẫn trượt đại học

Trả lời Vietnamnet, Thạc sĩ Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Truyền thông, Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM cũng cho rằng với phổ điểm năm nay, có thể thấy với nhiều tổ hợp xét tuyển không có biến động quá lớn về điểm trúng tuyến so với năm 2021.

Ông Sơn nhận định các tổ hợp có môn Ngoại ngữ sẽ có mức điểm chuẩn giảm rõ rệt, còn tổ hợp có môn Lịch sử điểm chuẩn sẽ tăng rất rõ rệt.

Đa phần điểm chuẩn các tổ hợp xét tuyển sẽ nằm trong khoảng 19-25 điểm. Với các ngành có nhu cầu xã hội cao, điểm chuẩn sẽ vẫn cao nhưng khó xảy ra hiện tượng 30 điểm vẫn trượt đại học như năm trước" - ông Sơn dự đoán.

Với riêng Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, theo ông Sơn, điểm trúng tuyển các ngành Công nghệ thông tin, Công nghệ thực phẩm, Quản trị kinh doanh... sẽ tăng nhẹ so với năm trước, ở mức từ 23-25 điểm. Các ngành như Cơ khí, Điện tử, Công nghệ sinh học, Công nghệ hóa học... điểm chuẩn nằm trong khoảng 16-18, tương đương năm trước".

Trước kiến nghị của các trường đại học về việc tăng câu khó trong đề thi tốt nghiệp THPT năm 2022 nhằm phục vụ mục đích tuyển sinh khiến nhiều thí sinh trở nên vô cùng lo lắng. Đứng giữa vô vàn chọn lựa, liệu các sĩ tử của chúng ta đã chọn lựa được phương án đúng đắn hay chưa? Bài viết này sẽ giúp thí sinh trả lời câu hỏi.

Thí sinh mệt mỏi trước mùa tuyển sinh

1. Tăng độ khó đề thi tốt nghiệp, tăng áp lực lên thí sinh

Trong những năm gần đây, đặc biệt là năm 2021 và 2022 điểm chuẩn đại học tăng cao, một số thí sinh đạt 30 điểm vẫn trượt ngành học đăng ký. Lý giải cho điều này xuất phát từ việc đề thi tốt nghiệp THPT có phần dễ hơn, tính phân hóa giảm. Do tình hình dịch bệnh, các trường trong 2 năm qua cũng giảm dần chỉ tiêu dựa vào điểm thi tốt nghiệp.

Trước những bất cập từ kỳ thi tốt nghiệp THPT, năm 2022 nhiều trường đã mở rộng thêm nhiều phương thức xét tuyển, giảm chỉ tiêu xét bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT. Tuy vậy, dù chỉ tiêu có giảm thì phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp vẫn chiếm phần lớn chỉ tiêu vào trường. Nhằm tăng chất lượng đầu vào nhiều trường đại học đã có kiến nghị tăng độ khó đề thi, tăng độ phân hóa thí sinh bằng việc tăng số lượng các câu hỏi khó để các trường top vẫn có thể tận dụng kết quả này khi tuyển sinh.

Theo khảo sát, chỉ có 24% phiếu bầu dành cho ý kiến giảm độ khó đề thi, chủ yếu dùng để xét tốt nghiệp còn lại chiếm phần nhiều dành cho kiến nghị tăng tính phân hóa đề thi để phù hợp với tuyển sinh đại học [76%].

Kết quả phiếu bầu về nội dung đề thi tốt nghiệp THPT 2022

Đối diện với thông tin này, nhiều thí sinh đang rất hoang mang và lo sợ, đặc biệt là những thí sinh đang mải miết vừa ôn thi theo tổ hợp, vừa ôn thi đánh giá năng lực. Áp lực lại càng áp lực hơn lên “đôi vai nhỏ” của các sĩ tử khi đối mặt với mùa thi nhiều thay đổi này.

Xem thêm: Áp lực của thí sinh trong “ma trận” phương thức tuyển sinh đại học

2. Nguy cơ trượt đại học tăng cao

Tưởng chừng như mùa tuyển sinh năm 2022 là mùa tuyển sinh đem đến cho thí sinh nhiều cơ hội bước vào đại học nhất khi các trường đa dạng phương thức tuyển sinh vào trường. Thực tế cho rằng, điều này đem đến nhiều khó khăn hơn cho thí sinh đặc biệt là những thí sinh không xác định rõ ràng đâu là phương thức xét tuyển chính của mình.

Cho đến thời điểm này, những thí sinh nào đang “ôm đồm” muốn sử dụng cả hai kết quả kỳ thi tốt nghiệp và đánh giá năng lực cần nên xem xét lại. Một kỳ thi có tính phân hóa cao, một kỳ thi cần ôn tập kiến thức tổng hợp chắc chắn sẽ làm thí sinh “phân tán” năng lực nếu theo đuổi cả 2 kỳ thi này. Thí sinh không nên coi nhẹ bất kỳ kỳ thi nào mà nên tập trung xác định kỳ thi chính để sử dụng làm điểm xét tuyển tránh việc thí sinh thi cả 2 kỳ thi nhưng đều trượt đại học.

Không kể đến trường hợp, trong bối cảnh dịch bệnh Covid -19, việc tự tổ chức các kỳ thi riêng diễn ra không đồng đều, việc tổ chức các kỳ thi gây khó khăn cho nhà trường và thí sinh. Khác hẳn so với kỳ thi tốt nghiệp THPT do Bộ Giáo dục và Đào tạo ra đề và chủ trì, luôn tạo điều kiện cũng như có nhiều giải pháp để kỳ thi được diễn ra trôi chảy và hằng niên.

Nhiều thí sinh xác định kỳ thi đánh giá năng lực là kỳ thi chính của mình nên kỳ thi tốt nghiệp THPT chỉ dùng để xét tốt nghiệp. Việc tăng độ khó của kỳ thi tốt nghiệp THPT cũng mang đến nhiều bất lợi cho những thí sinh này.

3. Thí sinh cần làm gì để tăng xác suất trúng tuyển đại học

Trước vấn đề tăng độ khó đề thi, kỳ thi riêng diễn ra không đồng đều,…Thầy Vũ Khắc Ngọc – chuyên gia tư vấn tại Học Mãi có lời khuyên dành cho các em như sau: Thí sinh nên ôn thi theo công thức “Tốt nghiệp +1”: Ôn thi tốt nghiệp với khối thi truyền thống làm chủ đạo. Sau đó chọn thêm phương thức thi phù hợp với năng lực của mình nhất như ĐGNL, chứng chỉ quốc tế, đánh giá tư duy,…Ôn thi theo cách này, thí sinh có thể tận dụng xét tuyển nhiều phương thức mà không cần ôn thi nhiều và tràn lan. Thí sinh cần xác định phương thức xét tuyển trọng tâm của mình.

Xem thêm: Sai lầm lớn nhất khi thí sinh chuyển từ thi tổ hợp môn sang thi ĐGNL

Thí sinh cần kiên định và theo đuổi một cách nghiêm túc kỳ thi mà mình chọn lựa, đừng vì những thay đổi nhỏ bên ngoài mà bị tác động tới con đường đã chọn của mình. Những thí sinh chắc chắc sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển vào đại học thì dù đề có tính phân hóa cao hơn cũng không làm các bạn hoang mang và hoảng loạn. Hãy cứ tập trung và dồn lực vào một kỳ thi để đem lại được hiệu quả cao nhất.

Hy vọng rằng, các sĩ tử của chúng ta luôn giữ vững được “phong độ” trước những thay đổi của kỳ thi năm 2022.

Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2022 vào ngày 24/7, các chuyên gia tuyển sinh đã đưa ra dự báo về điểm chuẩn vào các trường đại học năm nay.

 PHỔ ĐIỂM ĐỦ XÉT TUYỂN SẼ TRONG KHOẢNG 21-26

Qua phổ điểm thi tốt nghiệp THPT 2022, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban Đào tạo, Đại học quốc gia Hà Nội cho rằng với nhiều tổ hợp xét tuyển sẽ không có biến động quá lớn về điểm trúng tuyển. 

Mức phân hóa của đề thi năm nay ổn định cơ bản như 2021. Tổ hợp đạt điểm tối đa 3 môn giảm đi rõ rệt. Tổ hợp điểm nằm trong khoảng 24-26 điểm không có biến động lớn. Các tổ hợp có Ngoại ngữ, Sinh học khả năng giảm nhẹ. Ngược lại những tổ hợp có môn Lịch sử, Giáo dục công dân sẽ tăng rất rõ rệt. Phần lớn phổ điểm đủ để xét tuyển sẽ nằm trong khoảng 21-26. Với các ngành có nhu cầu xã hội cao, điểm vẫn cao nhưng khó xảy ra hiện tượng 30 điểm vẫn trượt đại học như năm ngoái.

Còn PGS.TS Nguyễn Việt Hà, Trưởng phòng Truyền thông Đại học Mỏ-Địa chất cho rằng điểm chuẩn các trường đại học phụ thuộc rất nhiều vào quá trình thí sinh đăng ký, lựa chọn nguyện vọng. Với phổ điểm thi như đã biết thì không nhiều biến động so năm 2021, do đó dự báo riêng điểm chuẩn vào các ngành tại Đại học Mỏ-Địa chất sẽ tương đối ổn định, một số ngành có xu hướng nhích lên nhưng không đáng kể.

Trong khi đó, GS.TS Hoàng Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn đưa ra ý kiến rằng điểm thi tốt nghiệp THPT của các môn vừa qua không quá nhiều biến động. Những ngành nào có điểm xét tuyển bằng phổ điểm môn tiếng Anh sẽ có điểm chuẩn giảm so với năm trước.

“Phổ điểm về cơ bản đẹp và thuận lợi cho các em xét tuyển ở tất cả các tổ hợp. Trong đó có môn đã cải thiện hơn như môn Lịch sử. Tổ hợp khối A hay khối C, tôi nghĩ sẽ có sự ổn định. Các tổ hợp khối D có các môn ngoại ngữ về căn bản cũng tốt”, Hiệu trưởng Hoàng Anh Tuấn nói.

Chia sẻ thêm, TS. Lê Đình Nam, Phó trưởng Phòng Tuyển sinh Đại học Bách khoa Hà Nội, cho biết phổ điểm các môn thi năm nay có phần nhích hơn so với năm 2021. Năm 2022, chỉ tiêu xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT tại Trường đại học Bách khoa Hà Nội giảm mạnh, phổ điểm lại cao hơn, do đó dự báo là điểm trúng tuyển vào các ngành sẽ tăng nhẹ.

CÒN PHỤ THUỘC VÀO QUÁ TRÌNH ĐĂNG KÝ, ĐIỀU CHỈNH NGUYỆN VỌNG

Với điểm ngành Y, PGS.TS Lê Đình Tùng, Trưởng phòng Đào tạo Đại học Y Hà Nội, cho biết các ngành top đầu như Y khoa, Răng hàm mặt tổng chỉ tiêu không đổi so với các năm trước, trong khi số điểm cao ở tổ hợp 3 môn khối B00: Toán, Hóa, Sinh lại có xu hướng thấp hơn năm ngoái. Cụ thể, năm nay chỉ có 4 thí sinh đạt trên 29 điểm khối B00, số lượng thí sinh đạt trên 27,5 điểm khoảng 700 em, do đó mức điểm chuẩn có thể giảm nhẹ so với năm 2021. Song PGS.TS Lê Đình Tùng đưa ra ý kiến, điểm chuẩn chính xác sẽ còn phụ thuộc nhiều vào quá trình đăng ký và điều chỉnh nguyện vọng của thí sinh.

Theo PGS.TS Lê Đình Tùng, hiện một số trường đại học top trên đã thông báo dự kiến năm 2023 sẽ không xét tuyển “thuần” theo điểm thi tốt nghiệp THPT, về phía Trường đại học Y Hà Nội, lâu nay trường không xét theo điểm học bạ nhưng vẫn dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT. Thí sinh trúng tuyển bằng phương thức này không có nhiều khác biệt so với các phương thức khác.

Trao đổi tại ngày hội tuyển sinh tổ chức hôm 24/7, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học Nguyễn Thu Thủy thông tin, theo quy chế, thí sinh được đăng ký, điều chỉnh, bổ sung nguyện vọng xét tuyển không giới hạn số lần từ nay tới 17h ngày 20/8. Vì vậy thí sinh cần tìm hiểu kỹ để tránh sai sót, nhầm lẫn nhưng không nên để quá sát thời gian hệ thống đóng lại. Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học đặc biệt lưu ý thí sinh phải đăng ký tất cả các nguyện vọng xét tuyển của mình trên hệ thống xét tuyển của Bộ Giáo dục và Đào tạo, theo thứ tự ưu tiên. Sau khi hệ thống lọc ảo, thí sinh sẽ chỉ trúng tuyển 1 nguyện vọng cao nhất trong số các nguyện vọng đủ điều kiện trúng tuyển.

Được biết đến thời điểm này, nhiều địa phương đã công bố tỷ lệ tốt nghiệp THPT năm 2022 đạt cao như tỉnh Phú Thọ có tỷ lệ tốt nghiệp 99,71%, Hòa Bình 99,37%, Sóc Trăng 99,24%, Long An 99,6%, Bình Dương 99,7%... Riêng TP. Hà Nội, Sở Giáo dục và Đào tạo cũng có thông tin sơ bộ về kết quả công tác xét tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2022. Theo đó, tỷ lệ tốt nghiệp của TP. Hà Nội đạt 99,1% [năm 2021 đạt 98,9%]. Trong đó, tỷ lệ tốt nghiệp hệ trung học phổ thông đạt 99,46%; hệ giáo dục thường xuyên đạt 96,28%.

Video liên quan

Chủ Đề