Doanh nghiệp FDI tiếng Anh la gì

  • Doanh nghiệp FDI hiểu theo định nghĩa Tiếng Anh là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài [Foreign Direct Investment]. Tuy nhiên, hiện nay, trong các văn bản pháp luật của Việt Nam, việc định danh loại hình doanh nghiệp này chưa thực sự rõ ràng.

    Theo đó, Luật Đầu tư 2005 [đã hết hiệu lực] phân loại: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam; doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại.

    Tuy nhiên, theo quy định của Luật Đầu tư 2014 không đề cập trực tiếp loại hình doanh nghiệp này mà chỉ định nghĩa một cách khái quát tại Khoản 17 Điều 3 Luật Đầu tư 2014 như sau:

    Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.

    Như vậy, theo quy định này, đối chiếu với khái niệm doanh nghiệp FDI theo định nghĩa Tiếng Anh, pháp luật Việt Nam hiện hành ghi nhận hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế nước ta ở một phạm vi rộng hơn [tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài] so với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

    Do đó, trong phạm vi này, ta có thể hiểu một cách cơ bản, doanh nghiệp FDI là các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, không phân biệt tỷ lệ vốn của bên nước ngoài góp là bao nhiêu.

    Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài bao gồm:

    – Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

    – Doanh nghiệp liên doanh giữa nước ngoài và các đối tác trong nước.

    Trên thực tế, trong bối cảnh hội nhập kinh tế, loại hình doanh nghiệp này ngày càng phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, thông qua hình thức đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, chúng ta đã tiếp thu được những công nghệ hiện đại trong các lĩnh vực viễn thông, khai thác dầu khí, hoá chất, điện tử,. phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước. Một số ngành sử dụng nhiều lao động, nguyên liệu trong nước như dệt, may, sản xuất giầy dép cũng có công nghệ thuộc loại trung bình tiên tiến ở khu vực. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài cùng các phương thức kinh doanh mới đã tạo ra sự cạnh tranh ngay tại thị trường trong nước, thúc đẩy doanh nghiệp trong nước phải đổi mới chất lượng sản phẩm và áp dụng phương pháp kinh doanh hiện đại. Có thể nói, bộ phận doanh nghiệp FDI đã đóng góp không nhỏ đối với sự tăng trưởng nền kinh tế nước ta trong những năm qua.

    Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về khái niệm doanh nghiệp FDI. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Luật Đầu tư 2014 và các văn bản pháp luật liên quan.

    Trân trọng!

  • FDI [Foreign Direct Investment], có nghĩa là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và trong các hoạt động kinh doanh luôn sử dụng thuật ngữ này. Thực ra, luật pháp Việt Nam vẫn chưa có quy định rõ ràng với loại hình doanh nghiệp này.

    Theo khoản 22 Điều 3 Luật Đầu tư 2020, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông. Doanh nghiệp FDI theo quy định của Luật Đầu tư 2020 được coi là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

    Một số đặc điểm của Doanh nghiệp FDI:

    - Hình thức đầu tư để trở thành doanh nghiệp FDI:

    + Thành lập doanh nghiệp có 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài;

    + Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của doanh nghiệp khác;

    + Thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam;

    + Đầu tư theo hình thức hợp đồng BBC.

    Lưu ý: Hợp đồng hợp tác kinh doanh [hợp đồng BCC] là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế.

    - Hình thức doanh nghiệp:

    + Công ty TNHH 1 thành viên;

    + Công ty TNHH 2 thành viên trở lên;

    + Công ty cổ phần;

    + Công ty hợp danh.

    - Quyền và nghĩa vụ: Có quyền và nghĩa vụ theo pháp luật Việt Nam, hưởng các chính sách ưu đãi riêng cho doanh nghiệp FDI.

    - Mục đích hoạt động: Hợp tác với các tổ chức kinh tế Việt Nam, Mở rộng thị trường kinh doanh đa quốc gia.

    Điều kiện để trở thành doanh nghiệp FDI [Ảnh minh hoạ]
     

    Cần điều kiện gì để trở thành doanh nghiệp FDI?

    1. Thành lập hoặc có phần vốn góp sở hữu bởi nhà đầu tư nước ngoài

    Theo khoản 19 Điều 3 Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

    Doanh nghiệp FDI phải có ít nhất một trong những đối tượng là nhà đầu tư nước ngoài như trên đứng ra thành lập hoặc góp vốn.

    2. Kinh doanh ngành, nghề không bị cấm

    Để trở thành doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp không được kinh doanh những ngành nghề bị cấm theo quy định tại Điều 6 Luật Đầu tư 2020, bao gồm:

    - Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật này;

    - Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật này;

    - Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này;

    - Kinh doanh mại dâm;

    - Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;

    - Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;

    - Kinh doanh pháo nổ;

    - Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.

    3. Xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

    Theo điểm c khoản 1 Điều 22 Luật Đầu tư 2020, trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

    Theo khoản 1, 2 Điều 39 Luật Đầu tư 2020, thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được quy định như sau;

    - Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

    - Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

    4. Thành lập doanh nghiệp

    Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, cá nhân, tổ chức tiến hành chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp để nộp lên Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

    Hoàn thành xong bước này, doanh nghiệp được coi là doanh nghiệp FDI và được hưởng các ưu đãi của một doanh nghiệp FDI.

    Như vậy, điều kiện quan trọng nhất của để trở thành doanh nghiệp FDI là được thành lập hoặc góp vốn từ nhà đầu tư nước ngoài và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

    Nếu có thắc mắc về vấn đề này, độc giả vui lòng gọi đến tổng đài 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

    >> Nhà đầu tư nước ngoài có được góp vốn bằng tiền mặt không?

    Sự phát triển của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài [tiếng Anh: Foreign Invested Enterprise, viết tắt: FIE] được xem như nhân tố quan trọng thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế, xã hội của Việt Nam.

    Hình minh họa [Nguồn: //www.chinabankingnews.com]

    Khái niệm

    Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong tiếng Anh là Foreign Invested Enterprise; viết tắt là FIE.

    Dựa trên qui định của pháp luật thực định, và hoạt động thực tiễn của chủ thể kinh doanh này, có thể hiểu một cách chung nhất: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài [Foreign Invested Enterprise] là doanh nghiệp được thành lập tại Việt Nam trong đó có sự tham gia của các cá nhân mang quốc tịch nước ngoài, tổ chức được thành lập ở nước ngoài với tư cách là chủ sở hữu sở hữu toàn bộ hoặc một phần vốn trong doanh nghiệp.

    Đặc điểm

    Về chủ đầu tư

    Một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bắt buộc phải có sự có mặt của nhà đầu tư nước ngoài với tư cách là chủ sở hữu hoặc đồng chủ sở hữu của doanh nghiệp.

    Nhà đầu tư nước ngoài được hiểu là các cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức được thành lập ở nước ngoài, họ chịu sự chi phối lớn của quốc gia mà họ mang quốc tịch. Nhưng khi thực hiện đầu tư vào một tổ chức kinh tế ở Việt Nam, cụ thể là doanh nghiệp có vốn nước ngoài, thì các nhà đầu tư nước ngoài này phải đáp ứng được các điều kiện về chủ thể kinh doanh theo qui định của pháp luật Việt Nam.

    Về hình thức tổ chức

    Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam phải được tổ chức dưới các hình thức doanh nghiệp theo qui định của pháp luật Việt Nam. Hiện nay, khi chúng ta xây dựng sân chơi chung, không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư thì các nhà đầu tư nước ngoài có quyền lựa chọn một loại hình doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu của mình để thực hiện hoạt động kinh doanh ở Việt Nam. Do đó, bản thân họ sẽ chủ động hơn trong việc tìm hiểu và lựa chọn hình thức tổ chức. 

    Căn cứ theo pháp luật doanh nghiệp về mỗi loại hình doanh nghiệp, nếu như doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài do nhà đầu tư nước ngoài đầu tư 100% vốn, thì hình thức tổ chức có thể là doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần. 

    Nếu doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ dưới 100% vốn thì hình thức tổ chức là các loại hình công ty: công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.

    Về tư cách pháp lí

    Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam có tư cách pháp nhân hoặc không có tư cách pháp nhân tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà họ đăng kí thành lập theo pháp luật Việt Nam.

    Trừ trường hợp nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn loại hình doanh nghiệp tư nhân [không có tư cách pháp nhân], các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thành lập theo các hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh đều có tư cách pháp nhân.

    Trong quan hệ kinh doanh thương mại, yếu tố được dặc biệt chú trọng đó chính là sự độc lập về mặt tài sản. Với yếu tố này, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mới có thể hạn chế được rủi ro và có thể mở rộng hoạt động của mình thông qua một số những quan hệ đặc thù như góp vốn, mua cổ phần của các tổ chức kinh tế khác.

    Về trách nhiệm tài sản

    Trách nhiệm tài sản được hiểu là sự phân chia trách nhiệm đối với các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác của doanh nghiệp, chỉ được đặt ra khi doanh nghiệp đó phá sản hoặc giải thể.

    Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thành lập dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân, chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp, không có sự phân định xem tài sản đó có đưa vào kinh doanh hay không.

    Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thành lập dưới hình thức là các loại hình công ty [có sự tham gia của nhiều cá nhân, tổ chức], do có tư cách pháp nhân, nên trách nhiệm tài sản của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ được phân tách rõ ràng: trách nhiệm tài sản của doanh nghiệp và trách nhiệm tài sản của  các nhà đầu tư là thành viên hoặc cổ đông của doanh nghiệp đó.

    [Tài liệu tham khảo: Luật Kinh tế chuyên khảo, năm 2017, NXB: Lao động]

    T.H

    Video liên quan

    Chủ Đề