Khổng Tước và Phượng Hoàng khác nhau như thế nào

Chu Tước [tiếng Trung: 朱雀 Zhūquè] là một trong tứ tượng của Thiên văn học Trung Quốc và cũng là một khái niệm rộng trong phong thủy, thuyết âm dương, và triết học phương Đông.

Chu Tước

Hình Chu tước trên một tác phẩm điêu khắc

Tên tiếng TrungTiếng Trung朱雀Nghĩa đenChim sẻ đỏPhiên âmTiếng Hán tiêu chuẩnBính âm Hán ngữTiếng Quảng ChâuYale la tinh hóaViệt bínhTiếng Mân NamTiếng Mân Tuyền Chương POJ
Zhū Què
jyu1 jeuk3
zyu1 zoek3
chu-chhiok
Tên tiếng TháiTiếng Tháiหงส์ไฟTên tiếng Triều TiênHangul

주작

Hanja

朱雀

Phiên âmRomaja quốc ngữ
Ju-jak
Tên tiếng NhậtKanji朱雀Hiraganaすざく hoặc しゅじゃくChuyển tựHepburnKunrei-shiki
Suzaku hoặc Shujaku
Suzaku hoặc Syuzyaku

Chu Tước thời cổ còn gọi là Chu Điểu [朱鳥, con chim màu đỏ] là linh vật thiêng liêng có tượng là hình con chim sẻ [tước 雀], có màu đỏ [chu, 朱] là màu của hành Hỏa. Chu Tước đại diện cho yếu tố Hỏa, hướng Nam và mùa hạ.

Nó còn được gọi là Vermilion Bird trong tiếng Anh, Suzaku trong tiếng Nhật, và Jujak trong tiếng Hàn. Nó được mô tả là một con chim màu đỏ có ngoại hình giống chim trĩ với bộ lông năm màu và được bao phủ trong ngọn lửa. Nó thường bị nhầm lẫn với Phượng Hoàng, do ngoại hình giống nhau, nhưng chúng thật ra là những sinh vật khác nhau. Phượng Hoàng là sinh vật cai trị huyền thoại của các loài chim được liên kết với Hoàng hậu Trung Quốc giống như rồng được liên kết với Hoàng đế, trong khi Chu Tước là một sinh vật thần thoại trong Thiên văn học Trung Quốc.

Trong thiên văn, Chu Tước chỉ cung gồm 7 chòm sao phương nam trong Nhị thập bát tú, đó là:

  • Tỉnh Mộc Hãn [sao Tỉnh]: Bệ ngạn.
  • Quỷ Kim Dương [sao Quỷ]: Con dê.
  • Liễu Thổ Chương [sao Liễu]: Con cheo cheo
  • Tinh Nhật Mã [sao Tinh]: Con ngựa.
  • Trương Nguyệt Lộc [sao Trương]: Con nai.
  • Dực Hỏa Xà [sao Dực]: Con rắn.
  • Chẩn Thủy Dẫn [sao Chẩn]: Con giun

Trong đó Tỉnh tượng hình mỏ chim, Quỷ tượng hình mào chim, Liễu tượng hình diều chim, Tinh tượng hình cổ chim, Trương tượng hình bụng chim, Dực tượng hình cánh chim, Chẩn tượng hình đuôi chim.

3 sao Liễu, Tinh, Trương có vị trí gần nhau nhất trong cung Chu Tước thường xuất hiện cùng lúc trên bầu trời tạo thành một đường thẳng.

Đối chiếu với văn minh phương Tây, Chu Tước thường được so sánh với Phoenix, phượng hoàng lửa có sự trường sinh.Tuy nhiên hai hình tượng và khái niệm tương ứng không giống nhau, Chu tước phương Đông không phải Phượng Hoàng.

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Chu Tước.
  • Bài Nhị thập bát tú Lưu trữ 2008-09-15 tại Wayback Machine trên trang web của Câu lạc bộ Thiên Văn Học Trẻ Việt Nam [VACA].
  • Thiên văn
  • Chòm sao Lưu trữ 2005-11-24 tại Wayback Machine
  • Sự tích chim lửa[liên kết hỏng]

  Bài viết liên quan đến Trung Quốc này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Chu_Tước&oldid=65271882”

Khổng Tước là tên Hán Việt của loài công để chỉ một trong các loại chim thuộc họ Trĩ [tên Latin là Pavo cristatus hoặc Afropavo congensis]. Ngoài ra tên gọi Khổng Tước còn dùng để chỉ một số loài thuộc chi Polyplectron [tên gọi thuần Việt là gà tiền].

Khổng Tước và những điều cần biết

Khổng Tước có nguồn gốc ở vùng Nam Á, nhất là Ấn Độ. Những loài chim công ở châu Âu cũng là do đươc đưa sang từ đây trong quá trình lịch sử, buôn bán hay xâm chiếm thuộc địa.

Khổng Tước được chia làm 2 nhóm chính: Chim công Trung Quốc [chim công màu lục hay Xipsxoongbanna phân bố ở tỉnh Vân Nam và Đông Nam Á] và chim công Ấn Độ [chim công màu lam].

Tuy đều có vẻ ngoài không khác nhau bao nhiêu nhưng kích thước chim công Trung Quốc nhỏ hơn môt chút. Điểm phân biệt rõ nhất chính là mào lông trên đầu chúng.

Chiếc đuôi dài ấn tượng.

Mào lông của chim công Trung Quốc như lưỡi liềm nhô cao khác với mào lông xòe ra như chiếc quạt xếp của chim công Ấn Độ.

Trái với vẻ ngoài đẹp lộng lẫy của chim công trống, chim công mái lại rất bình thường, khi đứng cạnh có thể nói là sự tương phản với vẻ đẹp của chim trống.

Một con công trắng rất hiếm.

Lông vũ trên người công mái có màu nâu xám, giống như cô gái Lọ Lem khi đứng cạnh anh chàng hoàng tử rực rỡ với cái đuôi xòe ra những họa tiết phức tạp cùng con mắt màu ngọc xanh vậy.

Chúng có thể bay.

Mặt lông của chim trống còn có màu hoàng kim và màu lam [còn gọi là lông vũ của thiên sứ] với độ dài 6 tới 7 cm. Khi ánh sáng chiếu vào sẽ tỏa ra màu vồng óng ánh rực rỡ như cầu vồng. Bộ lông vũ ấn tượng của chim trống chính là phương tiện giúp có chinh phục cô nàng công mái, điệu múa ve vãn khi nó xòe lông sẽ giúp nó ghi điểm trong mắt bạn tình.

Chú chim trống nào có bộ cánh ấn tượng hơn sẽ được chim mái chọn là bạn tình suốt mùa sinh sản [tháng 4 và 5 hàng năm].

Dù bay không xa nhưng giúp chúng thoát khỏi tình huống nguy hiểm.

Ngoài cái đuôi rực rỡ điểm những con mắt xòe ra để thu hút bạn tình, nó còn là vũ khí tự vệ cho chim công khi gặp kẻ thù. Chúng sẽ thị uy và mê hoặc kẻ thù.

Kích thước to hơn nhờ xòe lông cùng những con mắt như mê hoặc kẻ thù sẽ giúp chim công an toàn. Nếu gặp tình huống khẩn cấp, chim công còn có thể bay dù không cao và xa, nhưng đủ để thoát khỏi nanh vuốt kẻ thù.

Vẻ đẹp lộng lẫy cao quý của chim Khổng Tước còn được dùng để đặt tên cho một loại đá quý hiếm: Đá khổng tước [Một loài đá có màu lục, rất dễ biến sắc dựa theo ánh sáng].

Truyền thuyết Phật Giáo về Khổng Tước - Phật Mẫu

Loài Phật Mẫu trong Phật giáo.

Đây là loài chim mang vẻ đẹp cao quý và có ý nghĩa trong Phật Giáo. Theo truyền thuyết Phật Giáo, hai thần điểu có sức mạnh và khả năng khai thiên lập quốc là đại bàng Kim Sí Điểu và Khổng Tước.

Cả 2 đều được sinh ra từ Phượng Hoàng. Thân hình khổng tước luôn rực cháy khiến bất cứ sinh vật nao tới gần cũng bị thiêu rụi.

Nó là loài chim kiêu hãnh và rất hung ác, từng nuốt Phật tổ Như Lai vào bụng. Phật tổ định rằng sẽ lấy tính mạng nó để phổ độ chúng sinh, ngăn ngừa sự ngang tàn hung ác của nó làm hại thế gian.

Tuy nhiên các vị tiên đã khuyên can vì cho rằng nếu giết nó chẳng khác giết cha mẹ mình. Từ đó loài chim này được phong làm Phật Mẫu.

Khổng Tước ở Việt Nam

Vẻ đẹp cao quý của loài chim.

Khổng Tước được xếp vào nhóm 1B [động vật đặc biệt quý hiếm, nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại]. Nếu muốn nuôi tại nhà, người chủ phải được giấy phép nuôi từ cơ quan chức năng và không được sử dụng với mục đích kinh doanh, giết thịt.

Tại nước ta, Khổng Tước phân bố chủ yếu ở Nam Trung Bộ và Vườn quốc gia Cát Tiên với số lượng rất ít ỏi dù trước kia nó từng sống ở hầu hết các cánh rừng cả nước.

Ý nghĩa chim Khổng Tước

Cái đuôi xòe ra rất đẹp.

Xuất hiện trong các bộ tranh phong thủy, các tác phẩm thêu thùa. Vậy ý nghĩa của loài chim này là gì?

Trong Phật Giáo, loài chim này là hóa thân của Khổng Tước Minh Quân Bồ Tát, vị bồ tát giúp tiêu trừ tai ách, khổ nạn, bệnh tật, ma quỷ, từ đó mang đến cho thế gian sự cát tường, như ý.

Trong văn hóa Ấn Độ, chim Khổng Tước gắn liền với hình ảnh nữ thần Lakshmi, nữ thần của sắc đẹp, sự nhân từ, sẻ chia, may mắn, sự giàu có và thịnh vượng.

Hàng trăm con mắt mê hoặc.

Bà là vợ của Vishnu, vị thần của sự bảo vệ và gìn giữ. Đây là cặp vợ chồng mang ý nghĩa tốt lành, viên mãn cho mọi người.

Trong thần thoại Hy Lạp, chim công gắn liền với nữ thần Hera – người vợ quyền lực của thần Zeus, theo đó những con mắt của chim công chính là các con mắt của của Argos được bà dùng để trang trí chim công của mình.

Vậy nên chim công còn là biểu tượng của quyền lực, cuộc sống gia đình, hôn nhân, giàu có, sung túc. Không có gì lạ khi loài chim này trở thành vật phong thủy, giúp điều hòa âm dương mang lại sự may mắn và thịnh vượng cho gia chủ.

Tham khảo nhiều nguồn

Bạn sẽ không thể tin vào mắt mình nếu biết đây là những nguyên nhân dẫn đến cái chết!

Video liên quan

Chủ Đề