Khói thuốc la gây hại cho người hút như thế nào

Tất cả các loại thuốc lá đều có hại, và bất kỳ sự tiếp xúc nào với khói thuốc lá đều có thể gây tổn hại cho cơ thể. Không có mức độ an toàn khi tiếp xúc với khói thuốc lá, và không có thuốc lá an toàn.Hút thuốc lá có thể gây ung thư ở hầu như khắp mọi nơi trong cơ thể của bạn: phổi, bàng quang, máu, cổ tử cung, đại tràng, thực quản, thận, họng, gan, tụy, dạ dày,...

Hút thuốc ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn như thế nào?


Hút thuốc lá có thể gây ung thư ở hầu như khắp mọi nơi trong cơ thể của bạn: phổi, bàng quang, máu, cổ tử cung, đại tràng, thực quản, thận, họng, gan, tụy, dạ dày
Hút thuốc cũng gây ra:

  • Bệnh tim
  • Đột quỵ xảy ra khi có sự tắc nghẽn dòng máu trong não của bạn
  • Bệnh phổi như khí phế thũng và viêm phế quản.

Tác hại gì nữa?


Người hút thuốc có nhiều nguy cơ:

  • Mắc bệnh lao.
  • Mắc bệnh cảm và cúm.
  • Khó thở.
  • Vàng răng, các bệnh về lợi [nướu] và sâu răng.
  • Phát triển nhiều nếp nhăn.
  • Mắc bệnh lao.
  • Mắc bệnh loãng xương.
  • Khó thụ thai.
  • Mắc bệnh đục thủy tinh thể.
  • Mắc bệnh bất lực
  • Mắc bệnh tiểu đường

Thuốc lá có thể gây ung thư ở hầu khắp mọi nơi trong cơ thể


VÀ, nếu bạn có bệnh hen suyễn, hút thuốc lá có thể làm cho tình trạng bệnh tồi tệ hơn.

Các nguy hại của việc hút thuốc lá trong khi mang thai là gì?

  • Em bé của bạn có thể quá nhỏ khi được sinh ra. Khói thuốc làm chậm sự phát triển của em bé trước khi sinh.
  • Em bé của bạn có thể được sinh ra quá sớm [sinh non]. Trẻ sinh non thường có vấn đề về sức khỏe.
  • Hút thuốc có thể gây tổn hại tới sự phát triển phổi và não của em bé.
  • Hút thuốc làm tăng nguy cơ em bé bị dị tật bẩm sinh.
  • Em bé của bà mẹ hút thuốc trong khi mang thai và trẻ sơ sinh tiếp xúc với khói thuốc lá sau khi sinh có nguy cơ cao bị hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.

Tại sao hút thuốc lá rất có hại? 

  • Khói thuốc lá chứa hơn 7.000 hóa chất, trong đó có: amoniac, asen, methane và carbon monoxide. Khoảng 70 hóa chất trong số này gây bệnh ung thư.

Có loại thuốc lá nào an toàn hơn không? KHÔNG 

  • Thuốc lá loại nhẹ không an toàn hơn loại thuốc lá thông thường.
  • Thuốc lá có nhãn "không có chất phụ gia" hoặc "tự nhiên" có những thành phần gây ung thư tương tự như thuốc lá thông thường.
  • Thuốc lá có đầu lọc không chặn được tất cả các hóa chất độc hại trong thuốc lá.

Tất cả các loại thuốc lá đều có hại, và bất kỳ sự tiếp xúc nào với khói thuốc lá đều có thể gây tổn hại cho cơ thể. Không có mức độ an toàn khi tiếp xúc với khói thuốc lá, và không có thuốc lá an toàn.

Tại sao cai thuốc lá khó khăn? 

  • Thuốc lá chứa nicotine. Nicotine là một chất gây nghiện mạnh
  • Hút thuốc cũng là một thói quen rất khó từ bỏ

Thuốc lá chứa Nicotine - chất gây nghiện mạnh


Cai thuốc có lợi ích gì không khi tôi đã hút thuốc trong một thời gian dài?  Không bao giờ quá muộn để cai thuốc lá. Việc bạn bao nhiêu tuổi và bạn đã hút thuốc thời gian bao nhiêu lâu không quan trọng, ngừng hút thuốc lá sẽ cải thiện sức khỏe của bạn.

Sau khi cai thuốc:

  • Trong vòng 8 giờ, bạn thở dễ dàng hơn.
  • Trong vòng 2 ngày, khứu giác và vị giác của bạn cảm nhận tốt hơn.
  • Trong vòng 2-3 tuần, cơ thể bạn lưu thông tốt hơn, bạn có thể đi bộ dễ dàng hơn và phổi của bạn bắt đầu làm việc tốt hơn.
  • Trong vòng 3 tháng, cơ thể bạn có thể phòng chống nhiễm trùng tốt hơn.
  • Trong vòng 1 năm, nguy cơ nhồi máu cơ tim của bạn được giảm đi một nửa.
  • Trong vòng 5 năm, nguy cơ đột quỵ giảm xuống giống như một người chưa bao giờ hút thuốc.

Hút thuốc lá thụ động trong khi mang thai có thể dẫn đến tác hại nghiêm trọng ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi.

Hút thuốc lá thụ động hay hít phải khói thuốc là hình thức hít phải khói thuốc một cách gián tiếp từ không khí mà không trực tiếp hút thuốc lá và cũng phải chịu tác hại từ khói thuốc dẫn đến các nguy cơ về ung thư phổi. 

Khói thuốc lá được tổ chức WHO liệt kê vào danh sách các chất gây ung thư loại 1. Trong khói thuốc có chứa đến 4000 chất hóa học, bao gồm 40 chất gây ung thư như nicotin, oxide cacbon, hắc ín, benzene… tác động xấu đến hệ thống thần kinh, mạch máu, nội tiết…

Theo phân loại sẽ có 3 loại khói thuốc được sản sinh ra trong quá trình hút thuốc: 

  • Khói thuốc chính: được thả trực tiếp từ điếu thuốc đang cháy
  • Khói thuốc tỏa ra từ khói thuốc chính: khói thuốc thở ra từ người hút
  • Khói thuốc phụ: bốc ra từ điếu thuốc sắp tàn

Khói thuốc thụ động là sự kết hợp của khói thuốc chính và khói thuốc phụ.

Thời gian tồn tại của khói thuốc trong không khí là hơn 2 giờ đồng hồ, ngay cả khi không còn nhìn và ngửi thấy. Vì thế những ai làm việc hoặc sống cùng người hút thuốc lá trực tiếp sẽ hít phải lượng khói thuốc tương đương với việc hút 5 điếu thuốc mỗi ngày. 

Hít phải khói thuốc lá quá nhiều sẽ bằng việc hút 5 điếu thuốc/ngày

Phụ nữ khi tiếp xúc với khói thuốc trong thời kỳ mang thai sẽ gặp phải các biến chứng thai kỳ như:

Nếu thai phụ nghiện thuốc hoặc hít phải khói thuốc trong thời gian dài đều có khả năng sinh non cao hơn so với người khác. Sinh non có thể dẫn đến các vấn đề khác như thiếu máu, tăng huyết áp , vỡ ối sớm…

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu sẽ dễ bị thai chết lưu hoặc sảy thai nếu như tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá. Theo nghiên cứu phụ nữ có chồng hút thuốc mang nguy cơ cao bị sảy thai hơn so với phụ nữ khác. 

Nhau thai tiền đạo là tình trạng nhau thai nằm ở vị trí thấp nhất của tử cung, che một phần hoặc toàn bộ cổ tử cung dẫn đến xuất huyết trong khi mang thai. 

Nicotin trong khói thuốc có khả năng gây ra cơn co thắt trong ống dẫn trứng từ đó làm cản trở quá trình phôi thai đi vào tử cung dẫn tới tình trạng phôi thai làm ổ bên ngoài tử cung. 

Nhau thai có chức năng cung cấp oxy và chất dinh dưỡng để nuôi sống thai nhi, khi hít phải khói thuốc nhiều, thai phụ có thể bị bong nhau thai hoặc nhau thai bị đứt dẫn đến tình trạng chảy máu nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng cả mẹ và con. 

Ảnh hưởng của khói thuốc đối với phụ nữ mang thai

Thai nhi sẽ gặp phải 4 nguy hiểm sau đây khi có mẹ hút thuốc hoặc hít phải thuốc lá từ người xung quanh quá nhiều:

Khi người mẹ hít phải nicotin và carbon monoxide có trong khói thuốc sẽ dẫn đến hiện tượng hẹp mạch máu, trong đó có cả mạch máu tại dây rốn khiến quá trình thai nhi nhận oxy và máu từ mẹ trở nên khó khăn gây hậu quả nghiêm trọng đến thể chất và trí não của trẻ. 

Nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ sẽ tăng ⅔ lần đối với trường hợp mẹ nghiện hút thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc quá nhiều. 

Đối với những bà bầu hút thuốc lá thụ động, tỷ lệ thai nhi bị chậm tăng trưởng tăng 3,4 đến 4,2 lần, cân nặng của trẻ giảm từ 170 đến 200gr khiến bé sinh ra nhẹ cân.

Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh [SIDS] là những cái chết trong nôi xảy ra đột ngột không rõ nguyên nhân ở trẻ chưa đầy 1 tuổi. Thời điểm xảy ra thường vào lúc trẻ ngủ giữa 10 giờ tối và 10 giờ sáng. 

Tỷ lệ trẻ bị dị tật bẩm sinh tăng cao khi mẹ hút thuốc lá thụ động

Cách duy nhất để ngăn chặn khói thuốc là tránh xa những nơi có người hút thuốc, còn những biện pháp như mở cửa sổ, sử dụng quạt đều vô tác dụng do khói thuốc tồn tại khoảng 2 giờ trong không khí. 

Một số các bạn có thể áp dụng đó là:

  • Bỏ thuốc lá nếu hút thuốc
  • Chỉ đến những nơi công cộng cấm hút thuốc
  • Yêu cầu người thân không hút thuốc quanh bạn

Đăng ký nhận tư vấn thai sản trọn gói tại đây:

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Video liên quan

Chủ Đề