Tại sao thuỵ sĩ là nước an toàn nhất

Nhỏ bé, bình yên nhưng lại cực kỳ giàu có và thịnh vượng, Thụy Sĩ là vùng đất kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại. Không những thế, đất nước này còn có những điều kỳ lạ cực thú vị khiến bạn tròe xoe mắt khi tìm hiểu dưới đây.

Khác với đại đa số các quốc gia trên thế giới, Thụy Sĩ là một trong 2 quốc gia duy nhất trên thế giới có quốc kỳ hình vuông.

Thụy Sĩ là nơi duy nhất trên thế giới có 4 ngôn ngữ chính là ngôn ngữ của 4 quốc gia. Nếu bạn giỏi ngôn ngữ, ở hãy thử dành một vài ngày ở Bern để nói tiếng Đức. Sau đó đi về phía Nam, đến Lugano học tiếng Ý và cuối cùng là đi về phía Tây, đến Lausanne để chào bằng Bonjour [tiếng Pháp]

Chỉ cần thu thập được 50.000 chữ kí trong vòng 100 ngày, người dân có quyền yêu cầu sửa đổi điều luật đã được quy định bởi Thụy Sĩ là đất nước dân chủ.

Thụy Sĩ là một trong những quốc gia đáng sống và hạnh phúc nhất thế giới. Với kinh tế phát triển, chất lượng cuộc sống tuyệt vời cùng nhiều cảnh quan đẹp hùng vĩ. Nơi này chính là miền đất hứa của nhiều công dân toàn cầu đấy.

Đừng bỏ qua trải nghiệm trượt tuyết và leo núi ở Thụy Sỹ, bởi đất nước này có tới 208 ngọn núi cao hơn 3.000m và 24 ngọn núi cao trên 4.000m!!!

Không tấn công, không đánh trả, cũng chẳng hề gây hấn, Thụy sĩ đã trung lập trong thời gian dài nhất trên thế giới. Thật thú vị khi biết rằng đất nước này hưởng một nền hòa bình không trải qua bom đạn suốt từ năm 1505 cho tới nay.

Albert Einstein phát minh ra công thức E=MC2 tại Thụy Sĩ. Nhà khoa học thiên tài này đã phát triển Lý thuyết Tương đối nổi tiếng của ông khi đang học tập và sinh sống tại thành phố Bern xinh đẹp.

Ở Thụy Sỹ, cắt cỏ, phơi đồ, rửa xe…đều cần phải diễn ra theo đúng quy định để đảm bảo sự yên tĩnh và cảnh quan thành phố. Chưa hết, buổi tối người dân cần phải đảm bảo sự yên tĩnh bằng việc hạn chế cười lớn tiếng và ồn ào sau 10 giờ tối, các hoạt động vệ sinh cá nhân cũng phải diễn ra một cách vô cùng nhẹ nhàng.

Quân đội Thụy Sỹ không phô trương, không xây dựng rộng lớn mà cải trang như nhà dân, nằm giữa các ngôi làng mà chắc chắn nếu không để ý, bạn sẽ chẳng bao giờ biết tới. Tuy nhiên, đừng coi thường, dưởi vẻ ngoài yên bình, lực lượng quân đội Thụy Sĩ phản ứng rất nhanh, cho nên khi du lịch đến đây mọi người nên lưu ý cụm từ “Don’t mess with S” tạm dịch là đừng gây rối với binh lính Thụy Sĩ.

Tiền phạt cho hành vi chạy quá tốc độ ở Thuỵ Sĩ phụ thuộc vào thu nhập của người lái. Gần đây nhất, một người đàn ông đi Ferrrari đã phải nộp 250.000 USD do thu nhập của ông vào khoảng gần 1.000.000 USD/năm.

Hãy thuộc lòng 05 điều cấm dưới đây trước khi đến Thụy Sỹ nếu bạn không muốn trở thành những vị khách đáng ghét trong mắt người dân bản địa nhé: Không hỏi về tuổi tác - Không hỏi chuyện chính trị, tôn giáo - Không nói chuyện tiền bạc -  Không xỏ tay túi quần - Không hút thuốc khi nói chuyện.

Hầu hết những chiếc đồng hồ xa xỉ trên thế giới được sản xuất tại Thụy Sĩ như Tissot, TAG Heuer, Rolex và Patek Philippe. Với linh kiện quý hiếm, phụ kiện cao cấp, quy trình gia công tỉ mỉ đến từng chi tiết, kiểu dáng sang trọng, đẳng cấp là những yếu tố cơ bản nhất khiến Thụy Sĩ thống trị ngành công nghiệp đồng hồ trên toàn thế giới.

Thụy Sỹ là một trong những quốc gia có điều kiện nhập quốc tịch khắt khe nhất thế giới. Bởi muốn đăng ký quốc tịch Thụy Sĩ, bạn phải sống ở đây ít nhất 08 năm kèm theo vô số điều kiện khác như chứng minh khả năng hòa nhập với xã hội, cho thấy mình không phải là mối đe dọa an ninh với quốc gia.

Mỗi căn nhà đều có hầm trú ẩn tránh thảm họa nguyên tử. Nghe có vẻ lo xa, nhưng luật thì vẫn là luật, thành phố hay làng mạc nào cũng phải có một hầm trú ẩn đủ chỗ cho những người dân chưa có hầm riêng, cứ cẩn tắc vô áy náy thôi.

Ở Thụy Sỹ, nếu một ngày cảm thấy cuộc đời chẳng còn chút hy vọng và muốn tự sát, đừng ngần ngại nhận nhận sự giúp đỡ từ một tổ chức xã hội phi lợi nhuận mang tên Dignitas. Ở đây bạn sẽ được sử dụng một loại thuốc đặc biệt, cơ thể lịm dần đi, bước vào trạng thái hôn mê sâu và ra đi trong thanh thản. Tuy nhiên, trừ những trường hợp đặc biệt, hy vọng sẽ không ai tìm đến tổ chức này, vì cuộc sống còn rất nhiều điều tốt đẹp đúng không nào.

Nguồn: “Why is Switzerland a neutral country?“, History.com, 03/08/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong nhiều thế kỷ, quốc gia bé nhỏ bên dãy núi Alps mang tên Thụy Sĩ đã kiên định với một chính sách quốc phòng trung lập trong các vấn đề toàn cầu. Thụy Sĩ không phải là quốc gia trung lập duy nhất của thế giới – các quốc gia như Ireland, Áo và Costa Rica đều giữ lập trường không can thiệp tương tự  – nhưng Thụy Sĩ vẫn là quốc gia trung lập lâu đời nhất và có uy tín nhất. Làm thế nào mà Thụy Sĩ có được vị trí độc đáo của mình trong nền chính trị thế giới như vậy?

Động thái đầu tiên hướng tới vị thế trung lập của Thụy Sĩ được bắt đầu từ thời điểm năm 1515, khi Liên bang Thụy Sĩ chịu một thất bại nặng nề trước nước Pháp trong trận Marignano. Sau thất bại này, Liên bang đã từ bỏ những chính sách bành trướng và nỗ lực tránh xung đột trong tương lai nhằm tự bảo vệ mình.

Tuy nhiên, các cuộc Chiến tranh Napoleon mới thực sự là điều đã xác lập lập trường của Thụy Sĩ như là một quốc gia trung lập. Thụy Sĩ đã bị xâm lược bởi Pháp vào năm 1798 và sau đó trở thành một nước phiên thuộc trong đế chế của Napoleon Bonaparte, điều đã buộc quốc gia này phải từ bỏ lập trường trung lập của mình. Nhưng sau thất bại của Napoleon tại Waterloo, các cường quốc châu Âu kết luận rằng một Thụy Sĩ trung lập sẽ đóng vai trò như là một vùng đệm có giá trị giữa Pháp và Áo, qua đó góp phần vào sự ổn định trong khu vực. Tại Hội nghị Vienna năm 1815, các quốc gia này đã ký một tuyên bố khẳng định sự “trung lập vĩnh viễn” của Thụy Sĩ trong cộng đồng quốc tế.

Thụy Sĩ duy trì lập trường trung lập của mình qua Thế chiến I, khi nước này điều động quân đội và chấp nhận người tị nạn, nhưng từ chối đứng về bất kỳ phía nào về mặt quân sự. Trong khi đó, năm 1920, Hội Quốc Liên mới thành lập cũng đã chính thức công nhận tính trung lập của Thụy Sĩ và thành lập trụ sở chính của tổ chức này tại Geneva. Một thách thức lớn hơn đối với tính trung lập của Thụy Sĩ xuất hiện trong Thế chiến II, khi nước này bị bao vây bởi các quốc gia phe Trục. Trong khi Thụy Sĩ duy trì sự độc lập của mình bằng cách tuyên bố sẽ trả đũa trong trường hợp bị xâm lược, nước này vẫn tiếp tục giao thương với Đức Quốc Xã, một quyết định đã gây ra nhiều tranh cãi sau này khi chiến tranh kết thúc.

Kể từ Thế chiến II, Thụy Sĩ đã thực hiện một vai trò tích cực hơn trong các vấn đề quốc tế thông qua hỗ trợ các hoạt động nhân đạo, nhưng quốc gia này vẫn kiên quyết duy trì lập trường trung lập trong các hoạt động quân sự. Quốc gia này chưa bao giờ gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương [NATO] hay Liên minh châu Âu, và chỉ mới gia nhập Liên Hợp Quốc vào năm 2002. Mặc dù có vị thế trung lập lâu đời, quốc gia này vẫn duy trì một lực lượng quân đội cho mục đích quốc phòng và yêu cầu tất cả nam giới trong độ tuổi từ 18 từ 34 thực hiện nghĩa vụ quân sự bán thời gian.

Video liên quan

Chủ Đề