Công nghệ đã ảnh hưởng đến cách thực giao tiếp của con người như thế nào

>> Lạm dụng công nghệ trong giao tiếp

Như người lạ trong nhà

Tình trạng người trong một nhà khó trò chuyện trực tiếp với nhau nhưng lại bày tỏ “ầm ầm” trên mạng là chuyện khá phổ biến hiện nay.

Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Hữu Long, giảng viên Trường CĐ Sư phạm T.Ư TP.HCM, đảm trách Phòng Tham vấn học đường thuộc Trung tâm hỗ trợ học sinh - sinh viên TP.HCM, cho biết một số phụ huynh thường than phiền con em mình suốt ngày cắm đầu vào máy tính, có xu hướng sống tách biệt với người thân. Trong đó, có trường hợp một nữ sinh học lớp 11 đã có người yêu nhưng không cho bố mẹ hay mà lên mạng xã hội trút tâm sự. Đến khi người dì tình cờ lướt web, mới hay được câu chuyện tình của đứa cháu mình, dù trước đó thiên hạ đã tỏ tường. Có trường hợp một học sinh nam lớp 10 không muốn giao tiếp với ai, kể cả với cha mẹ mình. Cậu thường xuyên làm bạn với máy tính. Càng ngày, cậu càng cảm thấy ngần ngại, khó khăn khi trò chuyện trực tiếp với người khác trong khi đó lại bày tỏ cảm xúc khá thoải mái với bạn bè thông qua internet.

Ông Long nhận xét: “Chính sự thiếu quan tâm của người lớn đã đẩy trẻ vào sự chọn lựa như vậy. Cha mẹ bận rộn làm ăn, không có thời gian nói chuyện với trẻ, không có sự tương tác, bỏ lơ hoặc đe nẹt con... khiến nhiều đứa trẻ chỉ biết giải tỏa cảm xúc trên mạng”.

Không ít bà mẹ, ông bố sử dụng những thiết bị công nghệ, nhất là máy tính bảng như là công cụ hữu hiệu “giữ chân” con trẻ, để mình rảnh tay làm việc. Dẫu biết rằng việc cho con trẻ xem ti vi, sử dụng máy vi tính nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe, song chị Nguyễn Thị Liễu [P.19, Q.Bình Thạnh, TP.HCM] vẫn thường làm, với lời giải thích: “Chúng tôi không có thời gian chơi với con. Nhiều hôm mới sáng mở mắt ra, tôi phải bật ti vi cho đứa nhỏ xem phim hoạt hình, còn đứa lớn thì giao cho nó cái iPad chơi game. Nhờ vậy, mới có thời gian làm công chuyện của mình”.

Mất khả năng hòa nhập

Lần đầu tiên tham gia một khóa kỹ năng hè, Hoàng Minh [học sinh lớp 10, ngụ Q.Tân Bình, TP.HCM] có vẻ lớ ngớ và khó khăn khi hòa nhập với bạn bè đồng trang lứa. Do thường xuyên sống với thế giới ảo và ít giao tiếp ngoài đời thực, Minh có những cử chỉ rất lịch sự mà cũng rất xa lạ. Chẳng hạn, khi mời ai đó uống nước, Minh dâng ly nước xong chắp tay lùi từ từ một cách kính cẩn, y hệt trong những bộ phim của Trung Quốc. Hỏi ra, mới biết gia đình Hoàng Minh sợ em ra ngoài đời hư hỏng nên mua máy vi tính xịn, bảo em ở trong nhà suốt. Mùa hè, Minh xin đi học võ, đi bơi cũng không được. Cậu bé không biết làm gì cho hết thời gian rảnh ngoài việc “vọc” máy tính, chơi game hoặc xem phim.

Theo anh Phan Thành Hổ, phụ trách các chương trình huấn luyện kỹ năng sống Trung tâm thanh thiếu niên miền Nam, hiện có những đứa trẻ phát triển không toàn diện, yếu ớt về thể chất lẫn tinh thần dù các em có cuộc sống đủ đầy. Biểu hiện của các em này là có vẻ ngoan hiền, chỉn chu nhưng dường như đang ở một thế giới nào khác. Anh Hổ nhận xét: “Khi bước ra ngoài đời thực, những em này chới với, chông chênh bởi thấy khác với những gì đã học, đã nghĩ và tự vun đắp giá trị bản thân bên chiếc máy tính”.

Ảnh hưởng đến sức khỏe, mất định hướng

Thạc sĩ tâm lý - xã hội học Phạm Thị Thúy, giảng viên Học viện Hành chính, cơ sở TP.HCM, cảnh báo: “Trẻ lệ thuộc quá nhiều vào công nghệ số có rất nhiều hệ quả xấu”. Bà dẫn chứng, dễ thấy nhất là ảnh hưởng đến sức khỏe như mắt sẽ cận sớm, tai sẽ kém khả năng nghe, cơ thể lười vận động, ăn nhiều [vừa xem vừa ăn vặt] hoặc ăn ít [mải chơi quên ăn, quên ngủ]. Trẻ bị ám ảnh bởi những điều hấp dẫn trên các thiết bị sẽ dễ chán bài học trên lớp, giảm sự sáng tạo, lười suy nghĩ. Một hậu quả nữa là trẻ kém giao tiếp trực tiếp nên khả năng giao tiếp bị giảm sút, không biết nói chuyện, giải quyết các tình huống giao tiếp thông thường. Khi đi ra đám đông trẻ thường thụ động, nhút nhát, dần dần kém tự tin. Hơn nữa, trẻ sống quá lâu trong thế giới ảo, quên đi các mối quan hệ thường ngày và cuộc sống thực tại, ít tương tác ngay cả với ông bà, cha mẹ. Từ đó, xa rời cuộc sống, mất định hướng, mất niềm vui hòa đồng với mọi người.

Ông Lê Văn Sâm, giáo viên tiểu học tại H.Châu Đức, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, đồng tình khi cho rằng trẻ em tiếp xúc quá sớm và quá lâu với những thiết bị nghe nhìn sẽ để lại hậu quả lâu dài. “Hiện nay tỷ lệ trẻ mắc các bệnh về mắt khá cao, đó là do tác động từ ti vi, điện thoại thông minh, máy tính bảng... Mắt trẻ nhỏ chưa ổn định, trong khi hình ảnh, độ sáng trên ti vi biến động rất nhanh làm mắt trẻ phải điều tiết liên tục, dẫn đến các bệnh về mắt”, ông Sâm nhận xét.

Dành thời gian hoạt động ngoài trời

“Cha mẹ cần nhận ra tác hại của công nghệ số để tránh không cho con lạm dụng nó. Dành thời gian cho trẻ chơi, hoạt động ngoài trời, tương tác với cha mẹ, bạn bè, vật nuôi, thiên nhiên... sẽ giúp con phát triển lành mạnh cả thể chất và tinh thần. Tốt nhất nên chia ra mỗi lần xem khoảng 30 phút mà thôi. Sau đó cho mắt nghỉ, chuyển sang hoạt động khác”.

Thạc sĩ Phạm Thị Thúy
[Giảng viên Học viện Hành chính cơ sở TP.HCM]

Hướng dẫn trẻ sử dụng thiết bị hợp lý

“Cha mẹ nên lấy những hoạt động khác bù vào, để trẻ giết đi thời gian dùng những thiết bị công nghệ. Đặc biệt, thay vì cấm đoán, chúng ta nên hướng dẫn cho trẻ kỹ thuật sử dụng công nghệ và nhất là nhận thức, ý thức sử dụng một cách hợp lý”.

Thạc sĩ Nguyễn Hữu Long
[Giảng viên Trường CĐ Sư phạm T.Ư TP.HCM]

Như Lịch - Lê Thanh

>> Có nên cấm học sinh sử dụng mạng xã hội ?
>> Bùng nổ trò chơi trên mạng xã hội
>> Dân Mexico dùng mạng xã hội để tố giác tội phạm ma túy
>> Xúc phạm người khác trên mạng xã hội
>> Giao tiếp trong kinh doanh
>> Giúp trẻ tự kỷ giao tiếp
>> Giao tiếp nơi công sở
>> Kỹ năng giao tiếp
>> Giao tiếp trong mua sắm
>> Giao tiếp với người khác giới
>> Học giao tiếp qua đôi bàn tay
>> Học ngoại ngữ nhưng không giao tiếp được

Nhưng theo thời gian, việc phụ thuộc vào thiết bị công nghệ lại vô tình khiến các mối quan hệ dần nguội lạnh.

Theo khảo sát Chỉ số các mối quan hệ 2016 [PRI] thực hiện với quy mô khoảng 5.000 người trên 10 nước châu Á, bao gồm cả Việt Nam do Prudential thực hiện, có đến 32% các cặp vợ chồng Việt tranh cãi do thường xuyên sử dụng điện thoại, máy tính. Con số này sẽ có xu hướng gia tăng nếu chúng ta tiếp tục để công nghệ can thiệp sâu hơn vào việc giao tiếp giữa người và người trong cuộc sống hàng ngày.

Lặng im trò chuyện - Không phải “hiếm có khó tìm”

Bữa cơm gia đình luôn là khoảnh khắc ấm cúng nhất để gắn kết các thành viên với nhau. Đáng tiếc là giữa cuộc sống hiện đại, chúng ta lại đang dần lãng quên giá trị quý báu ấy bởi những mối bận tâm khác. Có thể thấy, sự phụ thuộc quá lớn của người dùng vào công nghệ làm cho các mối quan hệ dần nguội lạnh. Chưa bao giờ ngồi cạnh nhau mà chúng ta lại im lặng lâu đến vậy. Những cuộc gặp gỡ, tụ họp sum vầy bỗng chốc trở thành nơi “ứng dụng” công nghệ, khiến bao cảm xúc chân thành trở nên chai sạn, còn sợi dây gắn kết thì ngày càng xa cách.

Tại buổi công bố Chỉ số các Mối quan hệ 2016, Ông Phương Tiến Minh [Phó Tổng Giám đốc Marketing Prudential Việt Nam] cũng đã chia sẻ một số câu chuyện mang tính thời sự: “Nhờ vào việc nói đúng, nói trúng về những vấn đề khi yêu nhau thời công nghệ, ca khúc “Ông bà anh” của Lê Thiện Hiếu đã lập tức gây sốt với ca từ như thuật lại chính hình ảnh chúng ta mỗi ngày”. Thật ra, ai trong chúng ta cũng nhận ra những bất cập khi yêu nhau thời công nghệ, nhưng dường như lại rất khó để thay đổi. Để rồi khi công nghệ lên ngôi, những lời nói vốn giàu yêu thương, đậm cảm xúc thuở ban đầu bị lấn át bởi những cuộc giao tiếp không lời, đặt ra khoảng trống vô hình trong các mối quan hệ mà chính chúng ta cũng không nhận ra.

Rời công nghệ để “ấm” lại yêu thương

Bằng cách thực hiện 500 cuộc phỏng vấn trực tiếp những người trưởng thành ở độ tuổi từ 25 đến 55 tại Hà Nội và TP.HCM, chỉ số PRI 2016 phản ánh những thực trạng trong các mối quan hệ của người Việt, bao gồm cả những ảnh hưởng tiêu cực của công nghệ lên cuộc sống.

Theo đó, cuộc cách mạng kỹ thuật số đã thay đổi cách thức giao tiếp giữa chúng ta, khiến nhiều người dành thời gian cho điện thoại, máy tính nhiều hơn cả việc quan tâm, chia sẻ với các thành viên trong gia đình. Theo chỉ số PRI, có 28% số người được khảo sát cho biết họ thích sử dụng điện thoại hơn là dành thời gian cho người thân; 16% người Việt nghiện công nghệ đến mức không thể từ bỏ điện thoại để dành thời gian nhiều hơn cho người khác, dù chỉ trong 1 ngày.

Là người đưa ra những đánh giá khách quan về kết quả chỉ số PRI, PGS.TS Tâm lý Huỳnh Văn Sơn cho biết chính sự giao tiếp bằng lời mới là chất keo gắn kết mối dây tình cảm. Một không gian trò chuyện thân mật, mặt đối mặt sẽ giúp chúng ta thấu hiểu thông tin giao tiếp, cảm nhận được giọng nói thân thuộc và cả ngữ điệu đáng yêu, sống động của người thân, từ đó vun đắp thêm yêu thương với mọi người.

Đừng để các cuộc tranh cãi tăng lên theo cấp số nhân, và đôi khi không thể kiểm soát chỉ vì thói quen giao tiếp bằng thiết bị công nghệ. Bởi sẽ là vô nghĩa nếu chúng ta mải kiếm tìm cảm xúc và yêu thương ở thế giới “ảo”, để rồi hụt hẫng trong đời “thực” khi đánh mất kết nối với những người thân yêu.

Ngay từ bây giờ, hãy học cách sưởi ấm lại những yêu thương quanh mình, hãy trân quý những khoảnh khắc cùng gia đình, người thân để lấp đầy những khoảng trống giữa các mối quan hệ mà chúng ta đang vô tình tạo ra.

Bạn có thể tìm hiểu về những yếu tố ảnh hưởng đến các mối quan hệ thông qua bản báo cáo chỉ số PRI, cũng như tham gia bài trắc nghiệm định nghĩa về các mối quan hệ, từ đó vun đắp thêm tình cảm với những người thân yêu tại: //www.prudentialrelationshipindex.com/vn/.

Video liên quan

Chủ Đề