Khoảng bao lâu thì thức ăn tiêu hóa hết năm 2024

Các loại thực phẩm có thời gian tiêu hóa khác nhau, phụ huynh cần nắm để không ép trẻ ăn uống tùy tiện gây quá tải.

Muốn trẻ có chế độ ăn uống hợp lý, không ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa, giữ được cân nặng phù hợp, ba mẹ cần duy trì bữa ăn tương ứng với từng loại thức ăn có thời gian tiêu hóa khác nhau.

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Anh Duy Tùng, Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome, cho biết toàn bộ quá trình tiêu hóa của trẻ em có thể mất vài giờ. Thức ăn trung bình sẽ nằm ở dạ dày khoảng 40-120 phút, thêm 40-120 phút ở trong ruột non.

Thức ăn đặc, nghĩa là có nhiều chất đạm hoặc chất béo thì mất nhiều thời gian để tiêu hóa. Ví dụ, phô mai, khoai tây phải mất 120 phút dạ dày mới tiêu hóa hết; thịt bò, đậu hạt phải mất 180 phút mới đủ thời gian tiêu hóa.

Các loại thực phẩm carbohydrate đơn giản như gạo tẻ, mì ống hoặc đường đơn, trung bình nằm trong dạ dày từ 30- 60 phút. Nếu phết thêm một lớp bơ đậu phộng dày lên bánh mì nướng, hoặc lớp bơ và trứng, thì có thể mất từ 2-4 giờ để thức ăn rời khỏi dạ dày. Nếu ba mẹ cho thêm vào khẩu phần ăn của trẻ một miếng thịt xông khói thì thời gian tiêu hóa có thể còn dài hơn.

Bác sĩ Tùng cho biết, phụ huynh có thể tham khảo thời gian tiêu hóa của một số thực phẩm quen thuộc dưới đây, để có cách chăm sóc trẻ hợp lý.

Khoảng bao lâu thì thức ăn tiêu hóa hết năm 2024

Phụ huynh không nên ép trẻ ăn tùy tiện, gây ảnh hưởng hệ tiêu hóa. Ảnh: Freepik

Chất lỏng: Thời gian tiêu hóa của nước thường từ 10-20 phút; chất lỏng đơn giản (nước trái cây trong, trà, soda): 20- 40 phút; chất lỏng phức tạp (sinh tố, protein lắc, nước hầm xương):40-60 phút...

Sinh tố, nước ép hoặc nước canh không chứa chất xơ và sẽ tiêu hóa trong vòng 15-20 phút. Rau, trái cây chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Điều này có thể được hấp thụ nhanh chóng thông qua việc sử dụng nước trái cây tươi.

Trái cây, rau: Trái cây, rau hoặc salad chứa sinh tố, chất xơ. Do thời gian tiêu hóa kéo dài 20-30 phút nên sẽ giúp trẻ no lâu hơn nước trái cây.

Quá trình tiêu hóa dưa hấu mất 20 phút, các loại dưa khác mất khoảng 30 phút. Ngoài ra, chuối, bưởi, cam, nho cũng mất khoảng 30 phút. Tương tự, các loại trái cây khác như táo, lê, anh đào, mận và kiwi mất 40 phút để tiêu hóa.

Cải xoăn, súp lơ, bông cải xanh, cải ngọt, các loại rau lá xanh, rau họ cải mất khoảng 40 phút để tiêu hóa. Rau củ, ngoài khoai tây chẳng hạn như củ cải đường, cà rốt và củ cải vàng, mất khoảng 50 phút để tiêu hóa. Quá trình tiêu hóa bơ, ngô, khoai lang, khoai tây, hạt dẻ, các loại rau giàu tinh bột khác mất 60 phút.

Ngũ cốc và các loại hạt: Quá trình tiêu hóa gạo lứt, yến mạch và bột ngô mất khoảng 90 phút; đậu hết 120 phút. Các loại hạt như bí ngô, hướng dương và vừng là khoảng 2 giờ. Cơ thể mất khoảng 3 giờ để tiêu hóa các loại hạt điều, quả óc chó, quả hồ đào, hạnh nhân, brazil, đậu phộng.

Thịt và sản phẩm chế biến từ sữa: Cơ thể mất khoảng 90 phút để tiêu hóa hoàn toàn sữa và các sản phẩm phô mai ít béo. Ngoài ra, để tiêu hóa pho mát và pho mát mềm, phải mất 2 giờ. Pho mát cứng mất khoảng 5 giờ để tiêu hóa. Lòng đỏ trứng cần 30 phút và toàn bộ quả trứng cần 45 phút để tiêu hóa. Quá trình tiêu hóa thịt, cá có thể mất đến 2 ngày.

Cũng theo bác sĩ Tùng, chứng ợ nóng, trào ngược axit có thể xảy ra nếu trẻ ăn gần giờ ngủ. Ba mẹ không nên cho bé ăn quá no trước khi đi ngủ. Điều đó có nghĩa là axit trong dạ dày, dịch tiêu hóa tiếp tục hoạt động khi chúng ta đang ngủ, làm tăng nguy cơ bị ợ chua, trào ngược axit và khó tiêu. Thịt cừu, thịt xông khói, thịt bò, phô mai cứng làm từ sữa nguyên chất, các loại hạt cần khoảng 4 giờ mới tiêu hóa hết. Nếu trẻ ăn muộn cũng sẽ dễ bị béo phì.

Nếu phải ăn trước khi đi ngủ thì trẻ hãy chọn những thức ăn dễ tiêu hóa, nhanh chóng như trứng, hải sản, rau và trái cây, để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa.

Ba mẹ cũng nên cho trẻ ăn uống cân bằng, thêm thực phẩm giàu chất xơ vào chế độ ăn uống của trẻ như trái cây, các loại đậu, rau và ngũ cốc, giúp giữ cho hệ thống tiêu hóa hoạt động nhanh chóng. Ngoài giá trị dinh dưỡng, chúng còn giúp ngăn ngừa táo bón, kích thích sự phát triển của vi khuẩn đường ruột, thúc đẩy quá trình giảm cân.

Thức ăn nhanh, chế biến sẵn thường giàu chất béo, dễ gây ra vấn đề về tiêu hóa. Ngoài ra, những loại thực phẩm này còn chứa nhiều đường dẫn đến rối loạn cân bằng vi khuẩn đường ruột.

Bác sĩ Tùng khuyên, ba mẹ nên cho trẻ ăn nhẹ với thực phẩm tiêu thụ nhanh, ăn sáng và trưa với thực phẩm tiêu thụ vừa (tầm 30-90 phút). Buổi tối, trẻ tránh ăn thực phẩm tiêu thụ lâu (trên 120 phút).

Thịt lợn tiêu hóa mất 5 giờ. Các chuyên gia khuyên rằng tránh ăn thức ăn tiêu hóa nhanh ngay sau khi mới tiêu thụ thức ăn tiêu hóa chậm, vì lúc này quá trình tiêu hóa vẫn chưa kết thúc và dạ dày có thể quá tải.

Quá trình tiêu hóa tác động rất lớn đến quá trình giảm cân. Cơ thể biểu hiện tất cả những gì chúng ta nạp vào. Tất nhiên, thời gian tiêu hóa chính xác phụ thuộc vào sức khỏe thể chất, sự trao đổi chất, tuổi tác và cả giới tính. Nhưng nói chung, một số loại thực phẩm sẽ lưu lại trong đường tiêu hóa của bạn một thời gian khá lâu.

Một các đơn giản, quá trình tiêu hóa là khi thức ăn bạn nạp vào có thể được tác động bởi dịch tiêu hóa và sự co bóp của dạ dày trở thành những phân tử nhỏ hơn, có thể thấm qua thành ruột để đi vào máu. Hiểu được quá trình tiêu hóa diễn ra như thế nào rất quan trọng nếu bạn muốn giảm cân, duy trì được thành quả đó cũng như bảo về hệ tiêu hóa của cơ thể.

Có 2 nhóm thức ăn được phân chia theo thời gian cần thiết để tiêu hóa chúng:

Thức ăn tiêu hóa nhanh

Nếu bạn ăn nhiều thức ăn tiêu hóa nhanh, bạn có thể ăn nhiều hơn so với nhu cầu thực tế. Bởi vì sau khi ăn, bạn rất nhanh cảm thấy đói trở lại. Loại thức ăn này cung cấp cho bạn sự bổ sung năng lượng nhanh chóng. Nói một cách khác là tăng lượng đường trong máu. Tuy nhiên, nếu bạn nạp quá nhiều năng lượng, lượng glucose trong máu tăng cao, cơ thể không tiêu thụ hết, phần còn lại sẽ chuyển hóa thành mỡ.

Thức ăn tiêu hóa chậm

Loại thức ăn này khiến lượng đường trong máu tăng lên một cách chậm rãi, đem lại sự cân bằng năng lượng tốt hơn. Nhưng nếu bạn chỉ ăn thức ăn tiêu hóa chậm, bạn sẽ khiến hệ tiêu hóa của có thể phải làm việc tối đa thời gian và điều đó khiến cơ thể bị quá tải.

Các chuyên gia dinh dưỡng gợi ý rằng, bạn không nên kết hợp thức ăn tiêu hóa nhanh và thức ăn tiêu hóa chậm trong một bữa ăn và tránh dùng thức ăn tiêu hóa nhanh ngay sau khi vừa ăn đồ tiêu hóa chậm, khi quá trình tiêu hóa thức ăn trước đó vẫn chưa hoàn thành. Việc đó sẽ khiến dạ dày của bạn bị quá tải.

Bữa trưa là thời gian thích hợp cho bữa ăn kết hợp nhiều loại thức ăn có thời gian tiêu hóa khác nhau, bởi đó là lúc hệ tiêu hóa của bạn hoạt động tích cực nhất. Các bữa ăn sáng và tối nên đơn giản hơn và tốt hơn là bao gồm các thức ăn tiêu hóa nhanh.

Thức ăn được tiêu hóa trong khoảng thời gian bao lâu?

Trung bình thời gian tiêu hóa thức ăn sẽ diễn ra trong khoảng từ 24 đến 72 tiếng. Tuy nhiên, thời gian này có thể thay đổi do nhiều yếu tố khác nhau chẳng hạn như do độ tuổi, do quá trình trao đổi chất, thể trạng mỗi người, giới tính và đặc biệt là những loại thực phẩm mà bạn dung nạp vào cơ thể.

Ăn cháo mất bao lâu để tiêu hóa?

Thời gian tiêu hóa cháo phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại cháo, lượng cháo và các loại thực phẩm đi kèm trong cháo. Cháo là một loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột, do đó cần có enzyme amylase để phân giải thành các đường đơn giản. Tổng cộng, quá trình tiêu hóa cháo có thể mất từ 14 đến 70 giờ để hoàn thành.

Ăn khoai lang bao lâu thì tiêu hóa hết?

Các loại rau củ (trừ khoai tây) như củ dền, cà rốt và củ cải sẽ tiêu hóa trong 50 phút. Các loại rau giàu tinh bột như hạt bơ, ngô, khoai lang, khoai tây và hạt dẻ sẽ tiêu hóa trong 60 phút.

Ăn trứng bao lâu thì tiêu hóa hết?

Lòng đỏ trứng cần 30 phút và toàn bộ quả trứng cần 45 phút để tiêu hóa. Quá trình tiêu hóa thịt, cá có thể mất đến 2 ngày.