Khi mang thai tử cung như thế nào năm 2024

Nếu cổ tử cung của phụ nữ mang thai ngắn có thể dẫn đến suy cổ tử cung và làm cổ tử cung giãn ra quá sớm. Điều này gây nguy cơ sảy thai, chuyển dạ và sinh non cũng như các biến chứng khác.

1. Cổ tử cung ngắn ảnh hưởng đến thai kỳ

Chiều dài cổ tử cung trong thời kỳ mang thai liên quan đến khả năng sinh non. Khi cổ tử cung ngắn bất thường dễ bị giãn ra và hạn chế bảo vệ thai nhi và thai phụ. Cổ tử cung ngắn là cổ tử cung có độ dài dưới 25mm (2,5cm) vào khoảng 20 tuần của thai kỳ. Cổ tử cung càng ngắn thì nguy cơ sảy thai, sinh non hoặc vỡ ối xảy ra trước 37 tuần của thai kỳ càng cao.

Sinh non là một yếu tố rủi ro gây ra nhiều biến chứng, bao gồm thai chết lưu, trẻ nhẹ cân, chảy máu não và khuyết tật.

2. Chẩn đoán cổ tử cung ngắn

Khi mang thai tử cung như thế nào năm 2024

Hình ảnh cổ tử cung ngắn (hình phải).

Trong những lần siêu âm đầu thai kỳ, bác sĩ thường đo chiều dài cổ tử cung, siêu âm qua ngả âm đạo bằng đầu dò để có được hình ảnh rõ ràng và chính xác hơn. Thai phụ có tiền sử chuyển dạ hoặc sinh non nên được kiểm tra chiều dài cổ tử cung định kỳ.

Nếu phát hiện phụ nữ mang thai có cổ tử cung ngắn, bác sĩ sẽ kiểm tra chiều dài bằng siêu âm qua âm đạo từ tuần 16 đến 20. Nếu thai phụ có tiền sử sinh non hoặc chẩn đoán cổ tử cung ngắn, sẽ bắt đầu kiểm tra sớm hơn. Nếu cổ tử cung dài dưới 25mm được cho là cổ tử cung ngắn.

3. Điều trị cổ tử cung ngắn

Thông thường có hai lựa chọn điều trị cho cổ tử cung ngắn:

3.1 Bổ sung progesterone

Bác sĩ có thể đề nghị sử dụng progesterone để giảm nguy cơ sinh non. Thuốc dưới dạng viên được đặt trực tiếp vào âm đạo hay hậu môn hoặc tiêm thuốc tiêm.

3.2 Khâu vòng cổ tử cung

Khâu cổ tử cung là một kỹ thuật khác giúp ngăn ngừa chuyển dạ sinh non do cổ tử cung ngắn. Phương pháp điều trị này chỉ dùng cho thai phụ có cổ tử ngắn mang thai đơn. Khâu cổ tử cung thường được khuyến nghị nếu:

  • Trước đó thai phụ từng sinh non hoặc sảy thai trong giai đoạn thứ hai của thai kỳ hoặc nếu cổ tử cung vẫn ngắn mặc dù đã sử dụng progesterone hàng ngày.
  • Trường hợp cổ tử cung rất ngắn (dưới 10 mm).

4. Các yếu tố rủi ro khi cổ tử cung ngắn

Thai phụ có cổ tử cung ngắn có nhiều khả năng sinh con sớm hơn. Sinh non là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong ở trẻ sơ sinh trên toàn thế giới. Trẻ sinh non dễ gặp các vấn đề sức khỏe lâu dài sau này trong cuộc sống. Do đó, tốt nhất nên chẩn đoán sớm cổ tử cung ngắn để có thể được điều trị và theo dõi, đồng thời thực hiện các bước để ngăn ngừa sinh non.

Cổ tử cung ngắn làm tăng nguy cơ sinh non gấp sáu lần ở phụ nữ mang một thai và gấp tám lần ở phụ nữ mang thai đôi.

Cổ tử cung ngắn không có triệu chứng, tuy nhiên, một số dấu hiệu cho thấy phụ nữ có thể có cổ tử cung ngắn như: đã từng sảy thai trong giai đoạn giữa thai kỳ, đã từng sinh non do chuyển dạ tự nhiên trước 37 tuần. Nhưng nếu là lần đầu tiên sinh con rất khó để nhận biết do đó, bác sĩ sẽ đo cổ tử cung trong những lần khám thai định kỳ.

Ngoài ra, thai phụ có thể có một số triệu chứng khi mang thai nếu bị suy cổ tử cung. Hãy nói với bác sĩ nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào sau đây của cổ tử cung như chuột rút bất thường, đau vùng chậu, chảy máu nhẹ , đau lưng, dịch tiết âm đạo thay đổi.

5. Khi nào đi khám bác sĩ?

Phụ nữ không biết chiều dài cổ tử cung của mình nếu không được bác sĩ thăm khám. Nếu đang mang thai, việc chẩn đoán cổ tử cung ngắn là rất quan trọng để có thể điều trị đúng cách.

Phụ nữ mang thai nếu được bác sĩ thông báo có cổ tử cung ngắn nên đi khám ngay lập tức nếu bị chảy máu từ âm đạo, có các triệu chứng chuyển dạ, chẳng hạn như các cơn co thắt, chất lỏng rò rỉ từ âm đạo, thai nhi ngừng cử động hoặc cử động ít thường xuyên hơn.

Điều trị cổ tử cung ngắn có hiệu quả nhất nếu bắt đầu trước 24 tuần của thai kỳ. Phụ nữ mang thai được điều trị này thường có thai và sinh nở không biến chứng.

Bên cạnh điều trị cổ tử cung ngăn ngừa sinh non hoặc sảy thai, thai phụ được chẩn đoán cổ tử cung ngắn nên lưu ý các hoạt động hàng ngày. Khi thai càng lớn thì chiều dài cổ tử cung càng ngắn, do đó thai phụ nên được nghỉ ngơi tại giường, không nên đi lại nhiều, không nên có bất cứ hoạt động nào như quan hệ tình dục hoặc hoạt động gắng sức, chỉ ngồi dậy nhẹ nhàng khi vệ sinh cá nhân và ăn. Nếu bác sĩ thấy nguy hiểm có thể cho thai phụ nhập viện để được theo dõi sát sao.

Suy cổ tử cung (trước đây gọi là thiểu năng cổ tử cung) là tình trạng giãn nở cổ tử cung không gây đau dẫn đến sẩy thai ở quý thứ hai. Siêu âm cổ tử cung qua âm đạo trong ba tháng thứ hai của thai kỳ có thể giúp đánh giá nguy cơ và theo dõi. Điều trị là củng cố cổ tử cung bằng cách khâu (khâu vòng cổ tử cung).

Suy cổ tử cung là hiện tượng cổ tử cung giãn ra không đau dẫn đến sẩy thai ở ba tháng thứ hai của thai kỳ trong trường hợp không có các cơn co thắt lâm sàng, chuyển dạ hoặc cả hai. Tỷ lệ mắc ước tính dao động lớn (1/100 đến 1/2000).

Nguyên nhân gây ra suy cổ tử cung không được hiểu rõ nhưng dường như liên quan đến sự kết hợp của các bất thường cấu trúc và các yếu tố hóa sinh (ví dụ, viêm, nhiễm trùng); những yếu tố này có thể mắc phải hoặc di truyền.

Hầu hết phụ nữ bị suy cổ tử cung không có các yếu tố nguy cơ đã biết; tuy nhiên, các yếu tố nguy cơ sau đây đã được xác định:

  • mang thai nhiều lần
  • Sinh thiết khoét chóp cổ tử cung trước đó (đặc biệt là khi cổ tử cung đã bị lấy bỏ ≥ 1,7 đến 2,0 cm) hoặc cắt bỏ cổ tử cung
  • Các vết rách sâu cổ tử cung trước đó (thường là thứ phát sau sinh đường âm đạo hoặc mổ lấy thai)
  • Trước đó có sự giãn mở quá mức hoặc nhanh với dụng cụ (nay không phổ biến)
  • Khiếm khuyết ống Müllerian (ví dụ, bicornuate tử cung hai sừng hoặc tử cung có vách)
  • ≥ 2 lần mất thai nhi ở tam cá nguyệt thứ 2 trước đây.

Nguy cơ tái phát của mất thai nhi do suy cổ tử cung có thể là ≤ 30%, dẫn đến câu hỏi là các sự bất thường về cấu trúc cố định đóng vai trò lớn như thế nào. Nguy cơ lớn nhất ở phụ nữ có ≥ 2 lần mất thai nhi ở tam cá nguyệt thứ 2 trước đây.

Các triệu chứng và dấu hiệu của suy cổ tử cung

Suy cổ tử cung thường không có triệu chứng cho đến khi hiện tượng sinh non xảy ra. Một số phụ nữ có các triệu chứng sớm như căng tức âm đạo, chảy máu âm đạo hoặc ra máu ít một, đau bụng không điển hình hoặc đau thắt lưng, hoặc tiết dịch âm đạo.

Cổ tử cung có thể mềm, xoá, hoặc giãn mở.

  • Siêu âm qua âm đạo ở tuần thứ 15 đến 16 đối với phụ nữ có triệu chứng hoặc các yếu tố nguy cơ

Chẩn đoán nghi ngờ suy cổ tử cung ở phụ nữ có các yếu tố nguy cơ hoặc có các triệu chứng hoặc dấu hiệu đặc trưng.

Nếu không chắc chắn về nghi ngờ lâm sàng của suy cổ tử cung, bệnh nhân có thể được theo dõi bắt đầu từ 15 đến 16 tuần đến 23 đến 24 tuần bằng siêu âm qua âm đạo tuần tự để đo chiều dài cổ tử cung.

Các phát hiện siêu âm gợi ý bao gồm

  • Cổ tử cung ngắn ≤ 2,5 cm
  • Giãn mở cổ tử cung
  • Tụt màng ối vào ống cổ tử cung
  • Khâu vòng cổ tử cung

Khâu vòng cổ tử cung theo chỉ định bệnh sử thường được thực hiện ở những bệnh nhân có tiền sử gợi ý rõ ràng về tình trạng suy cổ tử cung, điển hình là tiền sử ≥ 2 lần sinh ở tuần thứ 15 đến tuần thứ 24. Ở những bệnh nhân này, khâu vòng cổ tử cung được thực hiện trong ba tháng đầu của thai kỳ hoặc có thể được thực hiện trước khi mang thai.

  • 1. American College of Obstetricians and Gynecologists: ACOG Practice Bulletin No.142: Cerclage for the management of cervical insufficiency. Obstet Gynecol 123 (2 Pt 1):372–379, 2014. doi: 10.1097/01.AOG.0000443276.68274.cc
  • 3. Raju TN, Mercer BM, Burchfield DJ, Joseph GF Jr: Periviable birth: Executive summary of a joint workshop by the Eunice Kennedy Shriver National Institute of Child Health and Human Development, Society for Maternal-Fetal Medicine, American Academy of Pediatrics, and American College of Obstetricians and Gynecologists. Obstet Gynecol 123 (5):1083-1096, 2014. doi: 10.1097/AOG.0000000000000243
  • Suy cổ tử cung là hiện tượng cổ tử cung giãn nở không đau dẫn đến sẩy thai ở ba tháng thứ hai của thai kỳ.
  • Thông thường, nguy cơ suy cổ tử cung có thể không được dự đoán trước khi việc đẻ non xảy ra lần đầu tiên.
  • Làm siêu âm qua đầu dò âm đạo sau 15 đến 16 tuần nếu phụ nữ có các yếu tố nguy cơ hoặc triệu chứng.
  • Các dấu hiệu gợi ý chẩn đoán là cổ tử cung rút ngắn xuống còn ≤ 2,5 cm, cổ tử cung giãn ra hoặc màng thai lồi vào ống cổ tử cung.
  • Điều trị khâu vòng cổ tử cung đối với các sản phụ có nguy cơ.

Khi mang thai tử cung như thế nào năm 2024

Bản quyền © 2024 Merck & Co., Inc., Rahway, NJ, USA và các chi nhánh của công ty. Bảo lưu mọi quyền.

Có thai bao lâu thì vào tử cung?

Phôi làm tổ là hiện tượng phôi tiến vào buồng tử cung thông qua ống dẫn trứng để bắt đầu quá trình thụ thai. Tình trạng này thường bắt đầu từ ngày 6-8 sau khi được thụ tinh, thời gian làm tổ sẽ kéo dài từ 7-10 ngày và quá trình là tổ sẽ kết thúc vào ngày 13-14 sau khi thụ tinh.

Khi nào thì tử cung có bóp?

- Cơn co thắt tử cung xuất hiện ở những tháng đầu tiên, thường là 3 tháng đầu là khá bình thường. Chúng sẽ không kéo dài và không gây đau đớn. Đây là những cơn co thắt được coi là không nguy hiểm. Các cơn co thắt sẽ xuất hiện riêng lẻ khi bước sang tháng thứ 5.

Không nên ăn gì khi thai chưa vào tử cung?

Hạn chế làm việc nặng: Trong thời gian thai chưa vào tử cung, bạn nên hạn chế vận động, làm việc nặng và nhất là các cử động gây áp lực lên vùng bụng. Giữ tâm trạng thoải mái: Thai chưa vào tử cung không phải tình trạng hiếm gặp nên mẹ bầu cũng không cần quá lo lắng mà hãy giữ tâm trạng thoải mái.

Thử que 2 vạch thì bao lâu thai vào tử cung?

Theo các bác sĩ sản khoa, khi bạn thử thai 2 vạch nghĩa là bạn có thể đi siêu âm. Bởi vì lúc này, bạn đã trễ kinh được 7-15 ngày, thai đã bám vào tử cung làm tổ. Khi siêu âm sẽ phát hiện được hình ảnh sự phân chia tế bào mạnh mẽ phát triển thành thai nhi.