Khi bạn hiểu bản thân là thứ quý giá nhất

[Không gì có thể đem đến bình an cho bạn ngoại trừ chính bản thân bạn.]

Điều tuyệt vời nhất là bạn có thể tự xoa dịu vết thương tâm hồn mình bằng chính suy nghĩ bên trong bạn. Hãy tìm cho mình bình an nội tâm bằng cách sống đúng với con đường đã lựa chọn, đừng để bị tác động bởi ai khác.

The reason we struggle with insecurity is because we compare our behind-the-scenes with everyone else’s highlight reel.

[Lý do chúng ta cảm thấy bất an là vì chúng ta đang so sánh góc tối cuộc đời mình với điểm sáng trong cuộc đời người khác.]

Mỗi người đều có những khó khăn riêng cần đối mặt trong cuộc sống. Thế nên đừng so sánh những trắc trở của bạn với thành tựu của người khác để rồi thấy mất tự tin. Vì không phải ai cũng hạnh phúc như vẻ ngoài của họ, và cuộc đời bạn cũng tốt đẹp nếu bạn biết nhìn nhận ở khía cạnh tích cực hơn.

You don’t need to be accepted by others. You just need to accept yourself.

[Đôi khi bạn không cần người khác chấp nhận mình. Bạn chỉ cần chấp nhận chính bản thân mình là đủ.]

Chối bỏ chính bản thân sẽ khiến bạn cảm thấy bức bối về lâu về dài, trong khi được ai đó đón nhận thì chỉ đem lại niềm vui ngắn hạn mà thôi. Thế nên hãy chấp nhận sống đúng với mình, vì đó là những gì quan trọng nhất.

Giá trị bản thân là gì?

Giá trị bản thân là những thứ bạn tin rằng quan trọng đối với chính mình và đem đến thành công cho những công việc bạn làm hằng ngày. Khi những việc bạn làm và cách bạn cư xử hòa hợp với các giá trị của bạn, cuộc sống dường như vui vẻ hơn và công việc không còn là gánh nặng. Ngược lại, khi công việc bạn làm đi ngược lại các giá trị bản thân, bạn cảm thấy có điều gì đó không ổn, và chắc chắn, công việc của bạn sẽ không thành công như mong muốn.

Sẽ là điều lý tưởng khi những ưu tiên trong cuộc sống của bạn được xác định dựa trên giá trị bản thân. Ví dụ: bạn là người chăm chỉ, yêu công việc và nghề nghiệp bạn đang làm đòi hỏi bạn phải dành trên 8 tiếng làm việc tại văn phòng. Bạn không cảm thấy phiền mà còn rất vui vẻ tận hưởng công việc của mình. Chúc mừng bạn, giá trị bản thân và ưu tiên trong cuộc sống của bạn hoàn toàn hòa hợp với nhau.


Làm cách nào giá trị bản thân tạo nên sự khác biệt? Mỗi cá nhân đều có những đặc điểm tuyệt vời riêng. Đà điểu rất giỏi chạy nhanh còn đại bàng thì có khả năng bay cao. Không ai đánh giá cao đà điểu ở khả năng bay hay huấn luyện đại bàng để chạy nhanh cả. Vì vậy, bạn cần biết rõ các giá trị của mình và chọn các công việc phù hợp để giá trị đó được tỏa sáng. Thực tế đã chứng minh, chỉ những người nào nắm vững kỹ năng và yêu thích công việc mình đang làm mới có khả năng trở thành người giỏi trong lĩnh vực đó.

Mặc khác, tin tưởng và đi theo những giá trị của chính bản thân mình sẽ giúp định hướng nghề nghiệp và dẫn bạn đến thành công. Một ví dụ điển hình cho việc can đảm theo đuổi giá trị bản thân chính là sự thành công của Steve Jobs khi sáng chế ra máy tính Mac. Dù chán ghét việc học tập ở môi trường đại học nhưng Steve Jobs lại có một niềm đam mê đặc biệt với các kiểu chữ. Chính niềm say mê này đã khiến ông theo học một khóa luyện viết chữ đẹp. Tại đây, ông đã học hỏi mọi thứ về các kiểu chữ, khoảng cách giữa các tổ hợp kí tự khác nhau và về kỹ thuật in. 10 năm sau, Jobs cho ra đời chiếc máy tính Mac đầu tiên với một đặc điểm chưa từng có: người dùng có thể tùy chọn các kiểu font chữ phong phú và nhìn thấy kiểu chữ hiển thị ngay trên màn hình chứ không cần phải đợi cho đến khi in ra. Khi tham gia khóa học viết chữ đẹp này, hẳn Steve Jobs không hề nghĩ đến việc một ngày mình sẽ thay đổi cả thế giới như thế nào.

 

Làm thế nào để xây dựng giá trị bản thân?

Giá trị tự nó đã sẵn có ở trong bạn, bạn chỉ cần khám phá ra chúng. Khi xác định các giá trị, bạn cần biết điều gì là quan trọng với bản thân. Một cách dễ dàng để làm việc này là nhìn lại các trải nghiệm trong quá khứ, điều gì khiến bạn cảm thấy tự hào và tự tin khi thực hiện? Có thể bạn không để ý đến, nhưng luôn có những việc bạn làm, dù rất nhỏ, lại đem đến niềm vui và sự thỏa mãn to lớn. Hãy liệt kê những trải nghiệm này ra giấy và xác định xem những yếu tố nào đã đóng góp vào sự thành công đó. Ví dụ: bạn vừa có một chương trình truyền thông tuyệt vời cho tổ chức. Theo bạn, yếu tố chính dẫn đến sự thành công của chương trình chính là câu slogan hấp dẫn hay trang Facebook với nhiều nội dung, hình ảnh mới mẻ, đặc sắc. Để làm được điều này, hẳn nhiên, bạn phải có một cái đầu luôn luôn bùng nổ với các ý tưởng và một trái tim nhiệt thành luôn dành hết tâm trí cho công việc. Đó chính là 2 giá trị của bạn: óc sáng tạo và nhiệt huyết.

Với cách làm này, bạn có thể khám phá ra rất nhiều giá trị đem đến hiệu quả cho công việc. Bước cuối cùng, hãy cẩn thận suy xét và “tuyển chọn” những giá trị cao nhất. Đây có lẽ là công việc khó khăn và quan trọng nhất. Khó khăn vì bạn phải nhìn sâu vào chính bản thân mình và quan trọng vì chính những giá trị mà bạn cho là quý giá nhất của bản thân sẽ làm nên sự khác biệt của bạn. Sau khi đã xác định được các giá trị “đắt” nhất của bản thân, bạn hãy không ngừng xây dựng và bồi đắp để các giá trị này ngày càng phát triển. Nếu như khi tìm việc, nhà tuyển dụng luôn đặt niềm tin vào ứng viên có những giá trị phục vụ cho công việc vượt trội hơn những ứng viên khác thì trong khi làm việc, những giá trị nổi trội của bạn sẽ giúp bạn đạt được hiệu quả trong công việc và mở rộng con đường thăng tiến.

Đôi khi, việc yêu thương và tôn trọng bản thân là một nan đề mà không phải ai cũng giải đáp được. Thế nhưng, một khi bạn học được cách yêu thương chính mình, bạn sẽ nhận thấy cuộc sống của mình trở nên tích cực và trọn vẹn nhất.

1. Mối liên kết với bản thân sẽ được cải thiện

Để học được cách tôn trọng bản thân, trước hết, bạn phải khám phá con người thật của mình. Bắt đầu chặng đường khám phá chính mình, bạn sẽ biết được đâu là ưu điểm nên tiếp tục phát huy, đâu là khuyết điểm cần phải khắc phục. Trong quá trình này, bạn không ngừng giao tiếp với nội tại để tìm ra được đáp án chính xác nhất. Ngoài ra, thời điểm bạn bắt đầu chú trọng đến bản thân như thể chất, tình cảm, tinh thần, bạn sẽ cố gắng loại bỏ những điều tồi tệ và hướng bản thân đến cảm xúc tích cực hơn. Rồi bạn sẽ dần nhận ra rằng, mối quan hệ hữu ích nhất chính là sự liên kết giữa bạn và chính bản thân mình.

2. Bạn biết yêu thương chính mình

Yêu thương bản thân, nghe thì có vẻ dễ nhưng thực chất lại rất khó. Chúng ta có thể thường dành hết tình cảm cho những mối quan hệ xung quanh để rồi quên mất yêu quý bản thân mình. Khi bắt đầu tôn trọng bản thân, bạn sẽ phát hiện mình xứng đáng nhận được nhiều điều tốt đẹp hơn thế này nữa. Từ đó, bạn càng quý trọng bản thân và dành thêm nhiều thời gian làm đẹp, tạo nên giá trị cho chính mình.

3. Bạn biết cách buông bỏ những mối quan hệ không cần thiết

Trong quá khứ, bạn dường như trao hết tình cảm, sự quan tâm cho bất kỳ ai đến bên bạn hay chấp nhận mang những thiệt thòi về phía mình chỉ vì sợ đánh mất đi ai đó. Nhưng giờ đây, bạn nhận ra được giá trị của con người mình và biết mình xứng đáng nhận những điều tốt đẹp hơn thế nữa. Chính vì vậy, bạn sẽ biết đâu là những mối quan hệ “độc hại” đã đến lúc cần xóa bỏ. Bạn không còn để cảm xúc của bản thân phụ thuộc vào người khác nữa. Thay vào đó, bạn học cách buông bỏ và tự tìm niềm vui cho chính mình.

4. Bạn hạnh phúc hơn

Khi biết tôn trọng bản thân, bạn chấp nhận con người thật của mình, kể cả ưu điểm lẫn khuyết điểm. Bạn không còn cảm thấy tự ti và ghét bỏ những khiếm khuyết của bản thân nữa mà thay vào đó, bạn càng trau dồi bản thân trở nên hoàn hảo hơn và luôn mang niềm hy vọng vào tương lai tươi đẹp. Từ đó, sự lạc quan tích cực tỏa ra từ bên trong khiến bạn cảm thấy hạnh phúc.

5. Chiến đấu vì niềm tin của chính mình

Khi bạn có lòng tự tôn của riêng mình, bạn không còn phụ thuộc vào lời khẳng định từ người khác nữa. Bạn biết bản thân mình là ai và cần làm gì để trở thành người tuyệt vời nhất. Mặc cho người khác có đánh giá thế nào, bạn vẫn giữ vững niềm tin của bản thân mình và cố gắng chứng minh chúng.

6. Trở nên tự tin hơn

Khi bạn đã có lòng tự tôn, sự tự tin cũng sẽ tự động tìm đến bên bạn. Người có lòng tự tôn cao luôn coi trọng bản thân và tin vào năng lực của mình dù trước mắt là muôn trùng thử thách. Từ trạng thái tràn đầy niềm tin và hy vọng đó, bạn sẽ cảm nhận được một dòng năng lượng sục sôi trong mình khiến bạn cảm thấy tự tin hơn.

7. Không còn phụ thuộc vào người khác

Chắc hẳn không ít lần bạn đưa ra những lời giải thích, những câu xin lỗi dù chẳng làm điều gì sai. Bởi vì sâu trong lòng, bạn sợ bị người khác nghi ngờ, bị ruồng bỏ. Chẳng sao cả, nếu sự lựa chọn của bạn chẳng gây hại hay tổn thương đến bất kỳ ai, hãy vững tin vào chúng. Như đã đề cập ở trên, lòng tự tôn sẽ mang đến sự tự tin cho bạn. Khi ấy, bạn kiên định vào sự lựa chọn của riêng mình, chẳng sợ “lời ra tiếng vào” từ người khác. Thay vì lo sợ và chùn bước, bạn lại dũng cảm và nỗ lực chứng minh cho quyết định của mình.

8. Không còn lòng đố kỵ

Chỉ khi thiếu sự tự tôn, bạn mới mang bản thân mình so sánh với người khác và cảm thấy đố kỵ vì những điều mình không có được. Liệu bạn đã từng ghen tị vẻ ngoài xinh đẹp của ai đó và cảm thấy tự ti về bản thân mình không? Những điều này sẽ không còn nữa khi bạn có lòng tự tôn, bởi bạn biết mỗi người có những ưu điểm khác nhau và vẻ đẹp của bạn không nằm ở ngoại hình mà thôi.

9. Cởi bỏ gông xiềng

Có đôi lúc, bạn mang vác những trách nhiệm mà vốn dĩ chẳng thuộc về mình, chẳng hạn như chịu trách nhiệm cho lỗi lầm của ai đó, cho cảm xúc của ai đó… Một khi bạn biết tôn trọng bản thân, bạn luôn đặt mình vào vị trí ưu tiên hàng đầu và không còn điều gì làm bạn mệt mỏi nữa. Bạn không còn để rắc rối của người khác quấn lấy mình mà thay vào đó sẽ sống trọn vẹn khoảnh khắc này vì bản thân mà thôi.

10. Không còn đổ lỗi cho người khác

Có một số người vẫn hay đổ lỗi cho hoàn cảnh và mọi người xung quanh mà chẳng bao giờ chịu nhìn nhận bản thân mình. Bởi vì họ tự ti và sợ phải chịu trách nhiệm về lỗi lầm của mình. Ngược lại với họ, những người có lòng tự tôn sẽ tự ý thức được rằng đổ lỗi cho người khác là điều không nên và cũng không cho phép bản thân mình làm việc đó, vì đổ lỗi cho người khác chẳng khiến bản thân mình trở nên tốt đẹp hơn. Thay vào đó, bạn cố gắng kiểm soát cuộc sống của mình và khắc phục những sai lầm.

11. Chọn lối sống lành mạnh hơn

Tôn trọng bản thân là biết xem trọng và yêu thương con người thật của mình. Chính vì vậy, bạn sẽ không để bản thân mình phải chịu đựng “dịch vụ” tồi tệ. Thay vào đó, bạn cố gắng dành những điều tốt đẹp nhất cho chính mình và hướng đến lối sống lành mạnh hơn. Chẳng hạn như bạn hạn chế các món ăn nhanh, sắp xếp thời gian thư giãn hay luyện tập thể dục.

Video liên quan

Chủ Đề