Jordan là ở đâu

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Nằm trên bờ sông Jordan, Jordan là một vương quốc Ả Rập ở Tây Á. Ả Rập Saudi giáp Jordan ở phía đông và phía nam, và Syria ở phía bắc. Iraq nằm ở phía đông bắc của Jordan và Biển Chết, Israel và Palestine ở phía tây. Biển Đỏ giáp Jordan ở cực tây nam.

Jordan có loại chính phủ nào?

Khung chính trị của Jordan dựa trên nền dân chủ nghị viện với hệ thống đa đảng. Thủ tướng là người đứng đầu Chính phủ của đất nước. Quốc gia cũng là một chế độ quân chủ lập hiến. Hiến pháp Jordan được ban hành vào ngày 8 tháng 1 năm 1952.

Thủ đô của Jordan là gì và nó nằm ở đâu?

Amman là thủ đô của Jordan. Đây cũng là thành phố đông dân nhất của đất nước. Thành phố cũng là thủ đô văn hóa, chính trị và kinh tế của Jordan. Amman cũng là một trong những thành phố tự do hóa và tây hóa nhất của thế giới Ả Rập và là một điểm du lịch yêu thích của người Ả Rập và người châu Âu.

Lịch sử của Amman, Thủ đô của Jordan

Amman là một thành phố cổ, và lãnh thổ mà ngày nay là Amman đã bị con người chiếm đóng ngay từ thời kỳ đồ đá mới. Thành phố này là thủ đô của người Ammonite vào thế kỷ 13 trước Công nguyên khi nó được gọi là "Rabbath Ammon. Tên của thành phố đã được Ptolemy II Philadelphus chuyển đổi thành Vương quốc Ptolemy II sau khi nhà cầm quyền người Macedonia thiết lập sự cai trị của Vương quốc Ptolemy Sau khi sáp nhập thành phố. Sau khi quân đội Rashidun chiếm được thành phố vào những năm 630, thành phố được đổi tên thành Amman. Năm 1921, Quốc vương, Abdullah I đã chỉ định Amman là thủ đô của Tiểu vương quốc Transjordan. Sau khi Jordan giành được độc lập từ năm 1946, Amman trở thành thủ đô của quốc gia và nhận được một lượng lớn người nhập cư từ các nước láng giềng trong các sự kiện thời chiến. một số lượng lớn người tị nạn từ Syria trong cuộc nội chiến Syria bắt đầu vào năm 2011.

Đông Amman ngày nay tổ chức một số di sản, và các chương trình văn hóa thường xuyên được tổ chức ở đây. Phần phía tây của thành phố hiện đại hơn, và đây là lúc các giao dịch và dự án kinh doanh quốc tế được thực hiện. Thành phố này có các tòa nhà chính phủ quan trọng của Amman bao gồm Quốc hội Jordan, Cung điện Công lý là Tòa án tối cao Jordan và nhà của Thủ tướng Jordan.

· Thể chế Nhà nước - Gioóc -đa-ni là nước quân chủ nhị nguyên, chế độ lưỡng viện [từ năm 1952].

Hiến pháp được ban hành ngày 8 tháng Giêng năm 1952 và sửa đổi lần gần nhất năm 1992.

Có 12 khu vực hành chính.

Tám năm một lần, vua bổ nhiệm 40 thành viên của Thượng nghị viện. Hạ nghị viện gồm 80 thành viên với nhiệm kỳ 4 năm được bầu bằng tuyển cử phổ thông đầu phiếu.

· Địa lý - Thuộc Trung cận Đông. Tiếp giáp với thung lũngGioóc-đan và Biển Chết là phần dốc đứng của cao nguyên bờ tây, cao tới 1.754m, tại Gia-ban Ram. Hơn 80% diện tích của Gioóc-đa-ni là sa mạc.

Sông chính: Sông Gioóc - đan, 321km.

Khí hậu: Mùa hè nóng và khô. Mùa đông mát mẻ và ẩm ướt hơn. Phần lớn lãnh thổ củaGioóc-đa-ni có lượng mưa rất thấp.

· Kinh tế- Công nghiệp chiếm 25%, nông nghiệp: 3% và dịch vụ: 72%GDP.

Trừ phốt phát là nguồn xuất khẩu chính [đứng thứ ba trên thế giới sau Ma-rốc và Mỹ], Gioóc -đa-ni nghèo tài nguyên. Đất trồng trọt chỉ chiếm khoảng 5% tổng diện tích. Viện trợ nước ngoài và tiền do người Gioóc-đa-ni làm việc ở nước ngoài gửi về là nguồn thu ngoại tệ chủ yếu.

Xuất khẩu đạt 1,8 tỷ USD, nhập khẩu: 3,3 tỷ USD, nợ nước ngoài: 8,4 tỷ USD.

· Văn hoá - xã hội -Số người biết đọc, biết viết đạt 86,6%; nam: 93,4%; nữ: 79,4%.

Là nước có lực lượng lao động có học vấn và tay nghề cao nhất trong nhóm các nước ả-rập. Giáo dục là mối quan tâm hàng đầu của Chính phủ giáo dục bắt buộc và miễn phí trong 10 năm học; hầu hết trẻ em đều được đến trường. Có 9 trường đại học công và tư.

Tiêm chủng, chăm sóc sức khoẻ miễn phí. Tuy vậy, những bệnh dịch tả, lao phổi, lỵ vẫn chưa được giải quyết triệt để.

Những danh thắng dành cho du lịch, nghỉ ngơi và giải trí: Thủ đô, đền Héc-Quyn, pháo đài La Mã A-rắc, đèoSic....

· Lịch sử - Sau thời kỳ sáp nhập vào vương quốc của vua Sô-lô -mông và Đa-vít là thời kỳ Gioóc -đa-ni bị các Đế quốc át-si-ri-a, Ba-bi-lon [thộc I-rắc ngày nay], Ba Tư và Sê-lê-u-xít cai trị. Người Na-ba-tin có thủ phủ tại Pê-tơ-ra cai trị vùng Gioóc-đa-ni từ thế kỷ IV trước công nguyên đến năm 64 trước công nguyên. Sau đó Gioóc-đa-ni rơi vào tay người La -Mã. Gioóc-đa-ni là một phần của Đế quốc La Mã từ năm 394 đến 636, là năm các lực lượng Hồi giáo giành được chiến thắng trong trận I-a-rơ-múc.

Lúc đầu, dưới sự thống trị của người Hồi giáo, Gioóc-đa-ni thịnh vượng, nhưng khi triều đạiA-ba-xít dời thủ đô về Bát-đa năm 750 thì đất nước suy yếu dần. Vào thế kỷ XI và XII, các Nhà nước của những người thập tự chinh phồn vinh trong một thời gian ngắn ởGioóc -đa-ni. Đế quốc Ốt-tô-man chinh phục khu vực này vào thế kỷ XVI. Trong Đại chiến thế giới lần thứ I, Anh viện trợ cho cuộc nổi dậy của những người Ả -rập chống lại ách thống trị của đế quốc ốt-tô-man. Hội quốc liên Quyết định giao phần đất phía đông sông Gioóc-đa cho Anh với tư cách là một phần của Pa-le-xtin [1920]. Đến năm 1923, vùng phía đông sông Gioóc-đan trở thành vương quốc riêng. Năm 1946, đất nước giành độc lập hoàn toàn, trở thành vương quốc Gioócđa-ni do Quốc vương áp -đu-la [1880-1951] cai trị.

Quân đội Gioóc-đa-ni chiến đấu xuất sắc trong cuộc chiến tranh Ả-rập - I-xra-en, năm 1948, và chiếm được vùng Bờ tây sông Gioóc-đan. Vùng đất này được chính thức sáp nhập vào Gioóc-đa-ni năm 1950. Năm 1951, quốc vươngáp-đu-la bị ám sát. Cháu của quốc vương áp-đu-la là vua Hát-san lên ngôi năm 1952, thoạt đầu bị những người thuộc phái cấp tiến [được tổng thống Ai cập, Na-se ủng hộ] đe doạ. Trong cuộc chiến tranh ả-rập-I-xra-en, năm 1967, Gioóc-đa-ni bị mất vùng Bờ tây [gồm cả Ả-rập Giê-ru-sa-lem tức đông Giê-ru-sa-lem] vào tay I-xra-en.

Trong những năm 70, các lực lượng du kích Pa-le-xtin tại Gioóc-đa-ni đã đe doạ sự tồn tại của chính Nhà nước Gioóc-đa-ni. Sau một cuộc nội chiến đẫm máu, ban lãnh đạo của Pa-le-xtin chạy ra nước ngoài năm 1986. Năm 1988, vua Hát-san tuyên bố từ chối mọi trách nhiệm đối với Bờ tây sông Gioóc-đan và trao nó cho PLO. Lệnh cấm mọi hoạt động đảng phái bị xoá bỏ năm 1991. Người Pa-le-xtin [chiếm phần đông dân số ở Gioóc-đan-ni] đã ủng hộ I-rắc trong cuộc khủng hoảng vùngVịnh, các năm 1990-1991. mặc dù vua Hát-san chọn thái độ trung lập. Từ thời gian này, phong trào Hồi giáo chính thống ngày càng được ủng hộ. Năm 1994 ký Hiệp ước hoà bình với I-xra-en và cũng trong năm này lập quan hệ ngoại giao với I-xra-en.

Vị trí
Quốc kỳ
Thông tin cơ bản
Chính phủ Quân chủ lập hiến
Tiền tệ Jordanian dinar [JOD]
Diện tích tổng cộng: 92.300 km2
nước: 329 km2
đất: 91,971 km2
Dân số 6,508,887 [July 2012 est.]
Ngôn ngữ Arabic [official], English widely understood among upper and middle classes
Tôn giáo Sunni Muslim 92%, Christian 6% [majority Greek Orthodox, but some Greek and Roman Catholics, Syrian Orthodox, Coptic Orthodox, Armenian Orthodox, and Protestant denominations], other 2% [several small Shi'a Muslim and Druze populations] [2001 est.]
Hệ thống điện 220V/50Hz [Continental round pin & UK plugs]
Mã số điện thoại 962
Internet TLD .jo
Múi giờ UTC +2

Jordan [الأردنّ al-Urdunn] [1] [tiếng Ả Rập: المملكة الأردنية الهاشمية, Al Mamlakah al Urdunnīyah al Hāshimīyah, tiếng Việt Gioóc-đa-ni] là một quốc gia Ả Rập tại Trung Đông trải dài từ phần phía nam của sa mạc Syria tới vịnh Aqaba. Nó có chung biên giới với Syria ở phía bắc, Iraq ở phía đông bắc, Israel và lãnh thổ của người Palestine về phía tây và nam. Jordan cùng với Israel phân chia Biển Chết, và bờ biển Vịnh Aqaba với Israel, Saudi Arabia, và Ai Cập. Phần lớn lãnh thổ Jordan bị bao phủ bởi sa mạc, đặc biệt là sa mạc Arabia; tuy nhiên vùng tây bắc, với sông Jordan, được coi là vùng đất rất màu mỡ. Thủ đô của Jordan là Amman, nằm ở phía tây bắc.

Trong lịch sử của mình, tại Jordan tồn tại rất nhiều nền văn minh, như Sumeria, Akkadia, Babylonia, AsSyria, Mesopotamia, và đế quốc Ba tư. Có thời Jordan là một phần của đế quốc Ai Cập thời các vua Pharaon, và sản sinh ra nền văn minh Nabatea, để lại nhiều tàn tích khảo cổ tại Petra. Các nền văn minh phương tây cũng để lại nhiều dấu ấn tại đây, như Alexander đại đế, đế quốc La Mã, đế quốc Byzantine, và đế quốc Ottoman. Kể từ thế kỷ thứ bẩy, vùng đất này nằm dưới ảnh hưởng của văn hóa Hồi giáo và Ả Rập, ngoại trừ một thời gian ngắn dưới sự cai trị của đế quốc Anh.

Vương triều Hashemite tại Jordan là một vương triều quân chủ. Nhà vua cũng đồng thời là nguyên thủ quốc gia, và tổng tư lệnh quân đội. Nhà vua có quyền hành Pháp, thông qua thủ tướng và hội đồng Bộ trưởng, hay nội các. Nội các, trong khi đó, chịu trách nhiệm trước Hạ nghị viện. Viện này, cùng Thượng nghị viện, hợp thành nhánh lập Pháp của chính phủ. Ngành tư Pháp là một ngành riêng trong chính phủ.

Lịch sửSửa đổi

Từ thế kỉ 13 TCN., những dân tộc sử dụng ngôn ngữ Semit đến định cư ở vùng này với sự hình thành các vương quốc được nhắc đến trong Kinh Thánh [Gileed, Ammon, Bashan, Edom và Moab]. Vào thế kỉ 10 TCN, lãnh thổ bị sáp nhập vào vương quốc Israel. Khoảng năm 300 TCN, dòng họ Nabataean từ bán đảo Ả Rập đến thành lập vương quốc. Vương quốc này sáp nhập vào Đế quốc La Mã năm 106. Người Ả Rập chiếm vùng đất này vào thế kỉ 7. Sau thời kì Thập tự chinh [1096-1250], vùng lãnh thổ này thuộc quyền kiểm soát của nhà Mamluk [Ai Cập], rồi trở thành một phần của đế quốc Ottoman cho đến khi đế quốc này sụp đổ sau Chiến tranh thế giới thứ I.


Binh lính Ả Rập trong quân đội Ả Rập nổi dậy chống lại đế quốc Ottoman năm 1916-1918.Người Ả Rập dần dần có nhận thức về tinh thần độc lập dân tộc và mong muốn giành lại đất đai. Họ đã nổi dậy dưới sự lãnh đạo của Al Sharif Hussein đòi tự do, độc lập. Tháng 6 năm 1916, Al Sharif Hussein tuyên bố toàn bộ đất đai Hedjaz [Ả Rập Xê Út ngày nay] thuộc về người Ả Rập và ông trở thành vua của nước Ả Rập mới này. Quân Ả Rập do Faysal [con trai thứ 3 của Al Sharif Hussein] lãnh đạo đã liên tiếp giành thắng lợi [chiếm được vịnh Aqaba vào tháng 7 năm 1917 và Damas vào tháng 10 năm 1918]. Chẳng bao lâu quân Ottoman phải rút khỏi Syrie, Jordan và các quốc gia Ả Rập khác. Với sự giúp đỡ của các sĩ quan Anh, Faysal đã thành lập một chính phủ tự trị ở Damas. Chiến tranh thế giới thứ nhất kêt thúc, Faysal đã xây dựng một nhà nước Ả Rập ở Syrie, bao gồm cả Jordan, Palestine và Liban kéo dài từ Alep [phía bắc] tới Aqaba [giáp Hồng Hải].

Tháng 4 năm 1920 Anh, Pháp bí mật ký Hiệp định San Remo, chia cắt Syrie thành nhiều phần dưới ảnh hưởng của Anh, Pháp. Palestine bao gồm cả Jordan đặt dưới sự uỷ trị của Anh, còn Syrie, Liban giao cho Pháp. Faysal buộc phải rút khỏi Damas. Năm 1922, Hội quốc liên quy định biên giới Palestine chỉ đến miền tây sông Jordan, phần phía đông sông Jordan [Transjordan] là một quốc gia riêng biệt. Từ năm 1921, tiểu vương quốc phía Đông sông Jordan là Transjordan trở thành lãnh thổ ủy trị của Anh. Sau Thế chiến II, Anh buộc phải huỷ bỏ chế độ uỷ trị, công nhận Transjordan là một quốc gia độc lập có chủ quyền. Ngày 22 tháng 3 năm 1946, hai nước ký Hiệp ước hữu nghị và đồng minh. Ngày 25 tháng 5 năm 1946, Jordan được hoàn toàn độc lập, hoàng tử Abdallah Bin Hussein [con trai thứ 2 của Al Sharif Hussein] được suy tôn làm vua hợp pháp, đổi tên nước thành Vương quốc Hashemite Jordan. Ngày 14 tháng 12 năm 1955, Jordan chính thức gia nhập Liên Hiệp Quốc.

Quốc vương Abdullah đã tham gia cuộc chiến chống lại Nhà nước Israel vừa mới ra đời. Năm 1949, Quốc vương Abdullah ra lệnh cho quân đội tinh nhuệ của ông [do Anh thành lập năm 1928] sáp nhập lãnh thổ phía Tây sông Jordan bất chấp sự phản đối của các nước Ả Rập khác và đổi tên nước thành Vương quốc Al Jordaniyah al Hashimiyah. Năm 1951, Abdullah bị một người Palestine ám sát. Năm 1952, Quốc vương Hussein lên kế vị cha là Talal bị truất phế vì bệnh tâm thần.


Quốc vương Jordan Hussein [trái] bắt tay với Thủ tướng Israel Yitzhak Rabin [phải] sau khi ký kết Hiệp ước Hòa bình Israel-Jordan, ngày 26 tháng 10 năm 1994, người đứng giữa là Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton.Năm 1956, Quốc vương Hussein ủng hộ Ai Cập trong cuộc Khủng hoảng Kênh đào Suez, nhưng chỉ một năm sau đó, Hussein sa thải những thành phần thân với Tổng thống Gamal Abdel Nasser của Ai cập đang nắm giữ các chức vụ chủ chốt. Để cân bằng với Cộng hòa Ả Rập Thống nhất [Liên minh Ai Cập - Syria], Liên minh Jordan - Iraq được hình thành vào tháng 2 năm 1958 nhưng đã tan rã sau cuộc cách mạng Baghdad vào tháng 7 năm đó. Vì cảm thấy bị đe dọa, Quốc vương kêu gọi sự giúp đỡ của phương Tây.[2]

Năm 1967, Jordan liên minh với Ai Cập trong cuộc Chiến tranh Sáu ngày. Israel đánh chiếm lại vùng bờ Tây sông Jordan và phía Đông Jerusalem, hàng ngàn người tị nạn Palestine phải đi lánh nạn. Sau chiến tranh, Quốc vương Hussein phải đương đầu với quân du kích Palestine mưu toan nắm lấy quyền lực hoàng gia. Năm 1970, quân đội hoàng gia đã can thiệp và trục xuất người Palestine sang Liban và Syria.

Năm 1978, tiếp theo sau hiệp định hòa bình Camp David được kí kết giữa Israel và Ai Cập, mối giao hảo giữa Jordan và Palestine cũng trở nên thân thiện hơn. Năm 1984, Jordan lập lại mối quan hệ với Ai Cập. Năm 1988, sau cuộc nổi dậy của người Palestine ở các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng, Quốc vương Hussein đã giải tán Quốc hội Jordan trong đó các đại biểu người Palestine chiếm đến 60 thành viên và tuyên bố cắt đứt mọi ràng buộc hành chính giữa Jordan và vùng lãnh thổ thuộc bờ Tây sông Jordan.

Jordan ủng hộ Iraq trong Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991. Năm 1994, Jordan kí hiệp ước hòa bình với Israel nhưng chính sách cứng rắn của Israel kể từ khi Thủ tướng Benjamin Netanyahu lên nắm quyền [1996] đã gây không ít lo lắng cho Jordan. Năm 1999, Quốc vương Hussein qua đời, con trai là Abd Allah lên nối ngôi và theo đuổi chính sách hoàn toàn độc lập với vua cha.

Du khách đến Jordan từ các nước không thuộc Ả Rập sẽ cần một visa, dễ dàng có thể xin được khi đến tại hầu hết các điểm biên giới. Một ngoại lệ quan trọng là qua khỏi Bờ Tây tại King Hussein ["Allenby"] Bridge. Thị thực có sẵn tại tất cả các cửa đất khác sang Jordan, trong đó có hai cửa từ Israel tại Eilat / Aqaba và Sheik Hussein cầu gần Irbid. Trước đây nổi tiếng là phức tạp [và đắt tiền], giá thị thực cuối cùng đã được tiêu chuẩn hóa dân không người Ả Rập với mức phí 20 JD cho nhập cảnh một lần duy nhất, 60 JD cho nhập cảnh nhiều lần, mặc dù bạn có thể nhận được miễn phí, một tháng, visa ASEZA nếu bạn đến Aqaba không có visa. Nếu bạn nhận được một thị thực ASEZA, bạn sẽ vẫn còn trên lý thuyết phải trả lệ phí thị thực nếu bạn rời khỏi khu kinh tế Aqaba, nộp bằng với thuế khởi hành của bạn, hoặc tái nhập vào vùng Aqaba.

Bằng đường hàng khôngSửa đổi

Hãng hàng không quốc gia của Jordan là Royal Jordanian Airlines. Ngoài ra, Jordan được phục vụ bởi một số hãng nước ngoài trong đó có chỉ số BMI, Air France, airBaltic, Lufthansa, Turkish Airlines, Egypt Air, Emirates, Alitalia và Delta Airlines. Low-cost airline Air Arabia. Hãng hàng không chi phí thấp Air Arabia bay giữa Jordan và các điểm đến trên khắp Trung Đông. Hãng hàng không đóng ở Anh easyJet đã công bố kế hoạch bay ba chuyến một tuần từ London Gatwick đến Amman từ tháng ba năm 2011, cắt giảm chi phí của việc đến Trung Đông từ Vương quốc Anh đáng kể.

Sân bay quốc tế Queen Alia là sân bay chính của đất nước. Nó là 35 km về phía Nam Amman [trên các tuyến đường chính đến Aqaba]. Bạn nên cho phép 45 phút để đến sân bay từ Amman trung tâm thành phố, khoảng 30 phút từ Tây Amman. Giao thông vận tải thành Amman được cung cấp bởi dịch vụ xe buýt Royal Jordanian đến nhà ga thành phố gần vòng tròn thứ 7, hoặc bằng taxi [khoảng 20 JD, có nghĩa là để được cố định].

Ngoài Queen Alia, Jordan có hai sân bay quốc tế khác:

Sân bay Quốc tế Marka ở Đông Amman [phục vụ các tuyến đường lân cận các nước Trung Đông, cũng như các chuyến bay nội đến Aqaba]. Sân bay quốc tế King Hussein tại Aqaba.

Bằng tàu hỏaSửa đổi

Bằng ô-tôSửa đổi

Bằng buýtSửa đổi

Bằng tàu thuyềnSửa đổi

Video liên quan

Chủ Đề