Ý nghĩa của chung cửu là gì

Theo phong tục tập quán xa xưa của người Việt, mỗi năm một lần, vào mùng 9 tháng Chín [Âm lịch], ta thường có cái thú leo núi, thưởng ngoạn cảnh sắc đất trời và thưởng trà hoa cúc ấm nồng. Ngày ấy hay còn được gọi là Tết Trùng cửu, Tết Trùng Dương hoặc Tết hoa cúc. Như tên gọi, Trùng Cửu là việc lấy sự lặp lại của hai số 9, theo nghĩa khác còn hàm dụ về sự trường thọ, trường tồn, bách niên giai lão. Vậy nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Trùng cửu ra sao? Trong bài viết này, Tâm Đường Phúc giới thiệu đến bạn đọc những kiến thức xung quanh ngày tết độc đáo này. Cùng đón đọc nhé!

Nguồn gốc của Tết Trùng cửu

Có thể nói, Tết Trùng cửu bắt nguồn từ Trung Quốc với nhiều phương tục khác nhau; song nổi bật với điển tích Hoàn Cảnh, Phí Tràng Phòng.

Sách Việt Nam phong tục có viết như sau:

Trùng cửu: mồng 9 tháng Chín gọi là Tết trùng cửu. Tết này không mấy nhà ăn, nhưng đôi khi cũng có người ăn theo tục Tàu.

Nguyên tự đời nhà Hán, có ngươi Hoàn Cảnh theo học ngươi Phí Tràng Phòng. Tràng Phòng một bữa bảo Hoàn Cảnh rằng: Mồng 9 tháng Chín nhà anh có nạn to cho nên người nhà mỗi người may một cái túi lụa, đựng hoa thù du, buộc trên cánh tay, rồi lên chỗ nào cao mà uống rượu hoa cúc, thì mới tiêu được nạn ấy. Hoàn Cảnh nghe lời thầy, quả nhiên bữa đó người không việc gì mà gà chó ở nhà thì chết cả. Tàu vì thế đến ngày ấy thì hái hoa thù du, lên cao uống rượu. Ta thỉnh thoảng có người cao hứng, cũng uống rượu hoa cúc gọi là thưởng Tết Trùng dương.

Các phong tục tập quán trong ngày Tết Trùng cửu

Với điển tích kể trên, các phong tục tập quán trong ngày Tết Trùng cửu gắn liền cùng các hoạt động:

Thưởng ngoạn cảnh núi non

Ngày này, ta thường rủ nhau lên núi non hay chùa chiền, tháp cao trên đỉnh núi; giắt bên mình túi trà hoa cúc, rượu hoa cúc mà thưởng trà, thưởng ngoạn cảnh sắc núi non hùng vĩ.

Ngắm hoa và thưởng trà/rượu hoa cúc ngày tết trùng cửu

Tương truyền, thời Tấn có ẩn sĩ Đào Uyên Minh; ngài sống vào buổi giao thời Tấn – Tống. Chính bởi sự hủ bại, nên ông đã từ quan về quê Giang Tây ở ẩn, trồng cúc vịnh thơ. Rượu vào là thơ ra, ngài lại yêu hoa cúc.

Lần đó, vào ngày trùng dương; ngài dạo ngắm hóa mà không có tửu, không thể vịnh thơ được. Ngài bèn vặt tạm hoa cúc nhai làm mồi mà vẫn không xỉn vì không có rượu. Đang lúc rầu thì bỗng có người đến đem cho một bình rượu. Đó là sai nhân do thứ sử Giang Châu là Vương Hoằng cử người đem đến tặng. Đào Uyên Minh mừng rỡ uống đến sau xỉn…

Tự do điển ấy, về sau người ta cho thêm hoa cúc vào rượu mà uống trong ngày lễ trùng dương. Theo danh y đời nhà Minh tên Lý Thời Trân, hoa cúc có công dụng chữa trị các bệnh thường gặp như: đau mắt, chóng mặt, nhức đầu và giải phong nhiệt. Rượu hoa cúc có tác dụng tránh bị trúng gió, khử nhiệt, bổ gan, sáng mắt, tiêu viêm giải độc.

Cũng theo điển trên mà các nho sĩ, văn nho Việt Nam thời kỳ Lý – Trần cũng tổ chức leo núi, uống rượu hoa cúc…

“Năm ngoái giữa rừng không có lịch

Nhìn hoa cúc nở biết trùng dương”

Ngày này, với những công dụng nổi bật như vậy, rượu hoa cúc được sử dụng khá phổ biến trong đời sống thường nhật của người dân nước Nam.

Cài lá châu du

Châu du là một loại cây thân nhỏ, cao hơn một trượng, lá như lông vũ. Mùa hè hoa nở trắng, quả đặc có cơm béo ngậy màu vàng, quả sau thu thì chín có màu đỏ tía. Sách Bản thảo cương mục có nói, cơm quả chu du có vị đắng mà thơm, có tính ôn nhiệt, trị hàn khử độc rất tốt. Người xưa quan niệm rằng, giắt lá châu du bên người hoặc bỏ vào túi vải [nhất là trẻ em và phụ nữ] có thể trà tà khí, ma quỷ. Cái tục này được biết đến là tục của người Giang Nam xưa [theo Phong thổ ký của học giả Chu Sở đầu thời tần viết lên].

Ý nghĩa của Tết Trùng dương

Kỳ thực, tết và tục là do ta mà ra. Điển tích âu cũng mang một phần của sự thật. Song ý nghĩa của Tết Trùng dương ta cũng nên biết đôi điều:

  • Tết Đoan Ngọ uống rượu hùng hoàng, treo cành xương bồ, trần ngải thì Tết Trùng cửu uống rượu hoa cúc, giắt lá châu du, đựng hoa thù du. Ngụ ý phòng trừ bệnh tật, cảm cúm. Cái tiết thời tháng Chín tháng Mười mưa thu lấp phất, trời gió âm u, cái nóng cái lạnh chuyển mùa dễ trúng phải gió độc, bệnh tật mà cảm sốt. Việc thưởng rượu, mang lá châu du, hoa thù du bên người để tránh lạnh thân, xua đuổi sâu bọ, cái cốt là lợi cho sức khỏe cho con người.
  • Ngày này ta thường leo núi thưởng ngoạn cảnh núi non. Âu cũng là những giây phút giải tỏa sau những tháng ngày làm nông vất vả, sớm tối ruộng mương; giúp dân tình khoan khoái, tinh thần nhẹ nhõm, thư thái dần. Tết Trùng cửu là ngày mùa màng đã xong, thảo dược trên núi đang trên độ chín già; là dịp tốt để dân ta thu hái, lượm nhặt về sắc thuốc. Phong tục dân gian lên núi vào ngày này cũng vì lẽ đó mà ra. Hơn nữa, số 9 thời cổ đại là số dương. Cổ nhân cho rằng, ngày 9 tháng 9 trùng dương, là ngày lành, tháng tốt; ta nên lên núi thưởng ngoạn, giải tỏa cho lòng thư thái, an lạc.

Những việc nên làm trong ngày Trùng cửu

Trùng dương là ngày đẹp, ta nên:

  • Thăm cha mẹ, cúng bái ông bà tổ tiên, ghé thăm anh chị em thân thiết, hàng xóm láng giềng… đây cũng là một lòng bất vong bản, một lòng yêu thương, gắn kết tình cảm giữa người với người.
  • Mua vàng nhằm mang lại may mắn, tích lộc, tích cát cho gia đình. Người xưa cho rằng, ngày 9 tháng 9 trùng dương đẹp như ngày vía Thần Tài. Ta nên mua vàng, mua bạc ngụ ý mang lại may mắn, tài lộc, sung túc cho gia đình.
  • Lên chùa cầu bình an, sức khỏe.

Tết Trùng Cửu là một nét đẹp văn hóa của người Việt bắt nguồn từ phong tục của Trung Quốc. Hơn thế, đây là ngày tôn vinh những giá trị nhân văn cao cả trong cuộc sống, bồi đắp tình cảm gia đình và hướng con người đến những nghĩa cử cao đẹp trong cộng đồng.

1. Tết Trùng Cửu là gì và diễn ra vào ngày nào?

Tết Trùng Cửu, hay còn gọi là Tết Trùng Dương, được diễn ra vào Ngày 9 tháng 9 Âm lịch hằng năm. Sở dĩ gọi là Tết Trùng Cửu vì ngày này là sự lặp lại của hai chữ số 9 ám chỉ sự trường thọ.

Ngoài ra, người ta còn truyền tai nhau ngày Tết này còn có tên là “Từ Thanh”. Ý nghĩa của cái tên này cũng hết sức độc đáo: “Tạm biệt thảm cỏ xanh”. 

“Thảm cỏ xanh” ở đây đại diện cho mùa thu – khoảng thời gian cây cối đạt đến đỉnh điểm nở rộ thích hợp để ngao du thưởng ngoạn.Tết Trùng Cửu là ngày cuối cùng để chúng ta có thể vui chơi trước khi mùa đông gõ cửa.

[Tết Trùng Cửu đã trở thành một nét đẹp truyền thống của người Việt]

Ngày Tết này bắt nguồn từ Trung Quốc sau đó truyền bá về Việt Nam từ thời xa xưa, đến nay đã dần mai một. Tuy nhiên mỗi khi nhắc đến, những cụ già vẫn còn rưng rưng xúc động về một ngày Tết đặc biệt đã trở thành nét đẹp văn hóa của con người Việt Nam.

>>Tra cứu lịch 2021 để biết Tết Trùng Cửu diễn ra vào ngày nào trong năm.

2. Nguồn gốc của Tết Trùng Cửu

Có nhiều sự tích được truyền tai nhau về ngày Tết Trùng Cửu này, thế nhưng trong đó có hai ghi chép được xem là đáng tin cậy nhất.

Trong “Tục Tề hài ký” có kể lại: Vào cuối đời nhà Hán có chàng trai trên Hoàng Cảnh theo Phí Trường Phòng để học đạo tiên. Thế nhưng vào một hôm nọ, Trường Phòng đưa ra một lời cảnh báo cho Hoàng Cảnh rằng vào Ngày mùng 9 tháng 9, cả gia đình Hoàng Cảnh sẽ gặp đại họa. 

Để thoát nạn chỉ có một cách đưa cả nhà lên trốn ở núi cao, lúc đi không được quên tay đeo túi đỏ, bên trong đựng hạt tiêu, uống rượu hoa cúc. Nếu làm theo đúng lời, tối trở về nhà sẽ tránh khỏi đại nạn. Làm như những lời thầy chỉ bảo, quả thực vào đúng hôm đó gia cầm vật nuôi trong nhà bị dịch chết sạch, riêng gia đình Hoàng Cảnh đều tai qua nạn khỏi. 

Từ đó về sau, cứ đến ngày 9 tháng 9 Âm lịch, người ta lại bỏ lên núi để ẩn náu. Sau thời gian thì dần biến tướng, tào nhân lên núi để thưởng rượu ngâm thơ.

[Tết Trùng Cửu gắn liền với sự tích nhân dân lên núi lánh nạn]

Cuốn “Phong Thổ Ký” lại kể một sự tích khác, rằng vua Kiệt ở thời nhà Hạ nổi tiếng hoang dâm độc ác. Vì muốn trừng trị nhà vua nên Thượng Đế đã tạo ra một cơn đại hồng thủy cuốn trôi mọi thứ, nhân dân lao đao, người chết nhiều như rạ. 

Trận thủy kinh hoàng này xảy ra vào ngày mùng 9 tháng 9. Từ đó trở về sau, nhân dân cứ đến ngày này lại lên núi cao để lánh nạn. Đến đời nhà Đường, tục lệ này được gọi là Tết Trùng Cửu.

3. Những phong tục vào ngày Tết Trùng Cửu

Leo núi

Mỗi năm cứ đến ngày Mùng 9 tháng 9 Âm lịch, người ra lại rủ nhau lên núi cao để thưởng ngoạn. Khung cảnh trên đó vô cùng thoáng đãng, không khí mát mẻ trong lành, qua đó người ta nhớ lại câu chuyện xa xưa của ông cha mình đã từng phải lên cao để lánh nạn.

[Leo núi là hoạt động phổ biến vào ngày này]

Bánh cao là món ăn phổ biến trong những ngày này. Công thức làm bánh vô cùng đơn giản: Xay nhuyễn bột gạo, trộn với đường đỏ rồi hấp chín. Sau đó, người ta sẽ tạo hình bánh thành chín tầng như chín tầng tháp với điểm nhấn là hai con dê nhỏ biểu tượng cho “trùng dương”.

Đối với người Trung Quốc, người ta còn cắm lên trên một ngón nến với ý nghĩa là đỉnh cao, cuối cùng là một lá cờ đỏ bằng giấy nhỏ đại diện cho lá châu du.

Uống rượu và thưởng hoa cúc

Nguồn gốc của phong tục này bắt nguồn từ Đào Uyên Minh, một ẩn sĩ có tài uống rượu ngâm thơ. Sau khi thất bại trong sự nghiệp thi sĩ, ông lui về Giang Tây ở ẩn. Từ đó, ông hành nghề trồng cúc, thỉnh thoảng lại ngâm vài bài thơ chỉ trong lúc say rượu.

Vào ngày Mùng 9 tháng 9 Âm lich, vì không có rượu uống để ngâm thơ nên ông đã nhai cánh hoa cúc xem như mồi nhắm. Vương Hoằng – thứ sử Giang Châu bỗng dưng xuất hiện và tặng ông một bình rượu. 

Ông mừng rỡ đón nhận và uống say, bắt đầu xuất khẩu thành thơ. Học theo ông, những văn sĩ chọn ngày 9 tháng 9 Âm lịch làm ngày uống rượu ngâm thơ. Hoa cúc cũng trở thành một hương liệu để làm nên món rượu hay còn gọi là “rượu trường thọ”, sau này việc uống rượu thưởng hoa trở thành một phong tục phổ biến vào ngày Tết Trùng Cửu.

Giắt lá thù du

Người xưa quan niệm, việc giắt lá thù du theo bên mình sẽ có khả năng trừ tà. Được biết, quả thù du có tác dụng như một vị thuốc, mùa hè có màu vàng, khi chín có màu tím đỏ, ngoài vị đắng thì còn có mùi thơm dịu nhẹ. Vào Tết Trùng Cửu, khi gắn lá thù du vào người sẽ xua đuổi được những điều không may.

[Lá thù du được xem là biểu tượng giúp tránh những điều không may]

4. Ý nghĩa của Tết Trùng Cửu đối với đời sống con người

Ngoài những truyền thuyết thuở xưa, Tết Trùng Cửu ngày nay còn thể hiện những ý nghĩa nhân văn tốt đẹp. Bởi lẽ, những phong tục vào ngày này như uống rượu hoa cúc, leo núi,… đều có tác dụng giúp con người tăng sức đề kháng trước khi mùa đông sắp sửa đến gần. Việc leo núi còn giúp cơ thể được thư giãn, sảng khoái, từ đó sức khỏe ngày càng được nâng cao hơn.

Tết Trùng Cửu còn là một ngày để tưởng nhớ tổ tiên, những nén nhang thay cho tấm lòng thành kính của con cháu dành cho những người đã khuất. Bên cạnh đó, những người thân trong gia đình còn chúc nhau những điều may mắn và trường thọ.

Tết Trùng Cửu từ lâu đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam. Tuy bây giờ không còn phổ biến như xưa nhưng những giá trị nhân văn của Tết Trùng Cửu vẫn là một nét đẹp văn hóa đáng được tôn vinh và tự hào.

Mời bạn đọc tra cứu chức năng:

  • Đổi lịch âm sang dương
  • Đổi lịch dương sang âm

Video liên quan

Chủ Đề