Hương dẫn điều chỉnh kỳ hiệu hóa đơn trên misa năm 2024

Cách viết hóa đơn điều chỉnh chi tiết cho mọi trường hợp: điều chỉnh giảm, tăng; điều chỉnh mã số thuế, đơn hàng, thuế suất, giảm số lượng,… Có ngay chi tiết trong hướng dẫn dưới đây.

Hương dẫn điều chỉnh kỳ hiệu hóa đơn trên misa năm 2024

\>> Xem thêm: [MỚI NHẤT] Hướng dẫn cách xử lý hóa đơn điện tử viết sai theo Nghị định 123 và Thông tư 78

1. Nếu hóa đơn viết sai không ảnh hưởng đến số tiền

1.1 Các lỗi sai:

Hóa đơn điện tử viết sai có thể chia thành hóa đơn viết sai không ảnh hưởng đến số tiền và hóa đơn viết sai ảnh hưởng đến số tiền. Dưới đây là các trường hợp hóa đơn viết sai không ảnh hưởng đến số tiền.

STT Lỗi sai trên hóa đơn không ảnh hưởng đến tiền 1 Hóa đơn điện tử viết sai ngày, tháng, năm 2 Hóa đơn điện tử viết sai tên công ty 3 Viết sai địa chỉ 4 Viết sai mã số thuế 5 Viết sai tên hàng hóa 6 Hóa đơn điện tử viết sai số lượng 7 Hóa đơn điện tử viết sai đơn vị tính 8 Hóa đơn viết sai dòng số tiền bằng chữ

1.2 Cách xử lý:

Cách sử xử lý hóa đơn điện tử viết sai được thực hiện đơn giản bằng 2 bước dưới đây:

Bước 1: Lập biên bản điều chỉnh hoá đơn viết sai

Phần này có thể viết bản giấy hoặc bản điện tử tùy thuộc vào thống nhất 2 bên.

Hướng dẫn thao tác trên phần mềm MISA :​ meInvoice WEB: Tại đây meInvoice Desktop:

Bước 2: Bên bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót

+ Trên hoá đơn điều chỉnh phải ghi rõ: Nội dung điều chỉnh của hoá đơn số…, ký hiệu…Mẫu hóa đơn điều chỉnh như bên dưới.

+ Hướng dẫn thao tác: meInvoice WEb: Tại đây​ meInvoice Desktop: Tại đây​

Cách kê khai: Không cần kê khai những hóa đơn điều chỉnh này. Vì không ảnh hưởng gì đến giá trị và tiền thuế.

Chú ý:

  • Trường hợp hóa đơn đã lập có sai sót về tên, địa chỉ người mua nhưng ghi đúng MST người mua thì CHỈ CẦN lập biên bản điều chỉnh và KHÔNG CẦN lập hóa đơn điều chỉnh.
  • Để hạn chế việc sai xót bạn có thể thực hiện tra cứu mã số thuế để biết chính xác các thông tin (Tên công ty, mã số thuế, địa chỉ) trước khi lập hóa đơn.

Hương dẫn điều chỉnh kỳ hiệu hóa đơn trên misa năm 2024

2. Nếu hóa đơn viết sai ảnh hưởng đến tiền

2.1 Các lỗi sai:

Dưới đây là các lỗi hóa đơn điện tử viết sai ảnh hưởng đến tiền:

STT Lỗi sai trên hóa đơn có ảnh hưởng đến tiền 1 Sai đơn giá 2 Sai thuế suất 3 Sai thuế 4 Sau tổng tiền

2.2 Cách xử lý:

Cách sử xử lý hóa đơn điện tử viết sai ảnh hưởng đến tiền thực hiện như sau:

Bước 1: Lập biên bản điều chỉnh hoá đơn viết sai.

Bước 2: Người bán Lập hoá đơn điều chỉnh sai sót.

+ Trên hoá đơn điều chỉnh phải ghi rõ: Tăng hoặc giảm số lượng hàng hoá, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hoá đơn số…, ký hiệu…

Chú ý: Hoá đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).

Ví dụ minh hoạt: Ngày 18/01/2021 Công ty MISA xuất hóa đơn cho Công ty A. Nhưng đến ngày 11/03/2021 phát hiện hóa đơn bị sai Thuế suất, Số tiền thuế (Đã kê khai và Tờ khai tháng 01/2021)

Cách xử lý: Lập biên bản điều chỉnh hóa đơn của ngày 18/01(Ngày trên biên bản là 11/03) .Xuất hóa đơn điều chỉnh vào ngày 11/03 như sau:

Hương dẫn điều chỉnh kỳ hiệu hóa đơn trên misa năm 2024

Cách kê khai: Kê khai hoá đơn điều chỉnh đó vào kỳ hiện tại (tháng 12/2018), kê khai như hóa đơn bình thường.

Bên bán: Kê khai vào chỉ tiêu thuế GTGT: 100.000.

Cột doanh thu ghi bằng 0

Bên mua: Kê khai vào chỉ tiêu thuế GTGT: 100.000.

Cột giá trị hàng mua vào ghi bằng 0.

– CHÚ Ý: Nếu hóa đơn điều chỉnh giảm:

– Cùng ví dụ như trên nhưng là điều chỉnh số tiền thuế, cách viết hóa đơn và kê khai như sau:

Hương dẫn điều chỉnh kỳ hiệu hóa đơn trên misa năm 2024

Chú ý: Đối với những hoá đơn điều chỉnh giảm (Tức là phải kê khai giảm số tiền), thì:

Người bán:

  • Kê khai âm (-) vào Chỉ tiêu “Thuế GTGT” ghi: -100.000.
  • Cột Doanh thu ghi bằng 0. Người mua:
  • Ghi âm (-) vào Chỉ tiêu thuế GTGT ghi: -100.000.
  • Cột giá trị mua vào ghi bằng 0.

– Nếu trong kỳ có nhiều hóa đơn khác. Cách xử lý là sau khi kê khai xong các hóa đơn đó, các bạn lấy số tiền thuế đó trừ đi số tiền thuế trên hóa đơn điều chỉnh.

Khi bước sang năm 2024, ký hiệu hóa đơn và số hóa đơn điện tử có sự thay đổi như thế nào? Các đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân cần phải thực hiện điều gì cho sự thay đổi này? Hãy cùng Blog MISA meInvoice tìm hiểu chi tiết hơn các thông tin về ký hiệu và số hóa đơn trong năm 2024 qua bài viết dưới đây nhé…

Hương dẫn điều chỉnh kỳ hiệu hóa đơn trên misa năm 2024

1. Căn cứ pháp lý

  • Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 4 của Thông tư 78/2021/TT-BTC, ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như sau:

“b) Ký hiệu hóa đơn điện tử là nhóm 6 ký tự gồm cả chữ viết và chữ số thể hiện ký hiệu hóa đơn điện tử để phản ánh các thông tin về loại hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không mã, năm lập hóa đơn, loại hóa đơn điện tử được sử dụng. Sáu (06) ký tự này được quy định như sau:

– Ký tự đầu tiên là một (01) chữ cái được quy định là C hoặc K như sau: C thể hiện hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, K thể hiện hóa đơn điện tử không có mã;

– Hai ký tự tiếp theo là hai (02) chữ số Ả rập thể hiện năm lập hóa đơn điện tử được xác định theo 2 chữ số cuối của năm dương lịch. Ví dụ: Năm lập hóa đơn điện tử là năm 2023 thì thể hiện là số 23; năm lập hóa đơn điện tử là năm 2024 thì thể hiện là số 24;

– Một ký tự tiếp theo là một (01) chữ cái được quy định là T, D, L, M, N, B, G, H thể hiện loại hóa đơn điện tử được sử dụng…”

Nguồn: Văn bản ban hành Thông tư 78/2021/TT-BTC của Bộ Tài Chính

  • Căn cứ khoản 3 Điều 10 của Nghị định 123/2020/NĐ-CP, số hóa đơn được quy định như sau:

“a) Số hóa đơn là số thứ tự được thể hiện trên hóa đơn khi người bán lập hóa đơn. Số hóa đơn được ghi bằng chữ số Ả-rập có tối đa 8 chữ số, bắt đầu từ số 1 vào ngày 01/01 hoặc ngày bắt đầu sử dụng hóa đơn và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm có tối đa đến số 99 999 999. Hóa đơn được lập theo thứ tự liên tục từ số nhỏ đến số lớn trong cùng một ký hiệu hóa đơn và ký hiệu mẫu số hóa đơn. Riêng đối với hóa đơn do cơ quan thuế đặt in thì số hóa đơn được in sẵn trên hóa đơn và người mua hóa đơn được sử dụng đến hết kể từ khi mua.”

Nguồn: Văn bản ban hành Nghị định 123/2020/NĐ-CP của Bộ Tài Chính

2. Tổng kết về sự thay đổi của ký hiệu và số hóa đơn điện tử trong năm 2024

2.1 Ký hiệu hóa đơn năm 2024

Như vậy, dựa trên các căn cứ pháp lý nêu trên, khi bước sang năm 2024, hai ký tự thể hiện năm lập hóa đơn sẽ là 24.

Ví dụ: Năm 2023 sử dụng hóa đơn có ký hiệu 1K23THH thì sang năm 2024 sẽ chuyển thành 1K24THH.

Hương dẫn điều chỉnh kỳ hiệu hóa đơn trên misa năm 2024

2.2 Số hóa đơn điện tử năm 2024

Khi bắt đầu năm 2024, số hóa đơn sẽ được đánh lại từ 1 tương ứng với từng ký hiệu hóa đơn.

Ví dụ: Với hóa đơn cuối cùng của năm 2023 có ngày lập là 31/12/2023, ký hiệu 1C23TYY, số hóa đơn 00000999 thì khi bước sang năm 2024, phần mềm sẽ tự động cập nhật ký hiệu của hóa đơn đầu tiên có ngày lập thuộc năm 2024 thành 1C24TYY và số hóa đơn là 00000001.

Hương dẫn điều chỉnh kỳ hiệu hóa đơn trên misa năm 2024

3. Đơn vị/doanh nghiệp có cần phải làm gì khi ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn thay đổi từ đầu năm 2024 không?

Trả lời:

Nếu đơn vị là khách hàng đang sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice, đơn vị không cần làm gì cho sự thay đổi này.

Khi bắt đầu năm 2024, phần mềm của MISA sẽ tự động cập nhật Ký hiệu của hóa đơn thành ký hiệu năm 2024 và đánh lại số hóa đơn với thứ tự là số 1 cho hóa đơn đầu tiên của năm 2024 tương ứng với từng ký hiệu của hóa đơn.

Hương dẫn điều chỉnh kỳ hiệu hóa đơn trên misa năm 2024
Trên phần mềm MISA meInvoice có các thông báo Gợi ý, khuyến nghị để giúp khách hàng cập nhật thông tin nhanh chóng

CỤ THỂ:

  • Với khách hàng đang sử dụng meInvoice Web: Phần mềm sẽ tự động cập nhật Năm làm việc và Ký hiệu của hóa đơn thành năm 2024 khi bước sang năm mới.

Hương dẫn điều chỉnh kỳ hiệu hóa đơn trên misa năm 2024

  • Với khách hàng đang sử dụng meInvoice Mobile: Phần mềm tự động cập nhật Ký hiệu của hóa đơn thành năm 2024 khi bước sang năm mới.

Hương dẫn điều chỉnh kỳ hiệu hóa đơn trên misa năm 2024

  • Với khách hàng sử dụng meInvoice Desktop: Phần mềm sẽ tự động cập nhật các ký tự thể hiện năm lập hóa đơn trên ký hiệu của hóa đơn theo ngày lập hóa đơn. Ví dụ: Hóa đơn có ngày lập hóa đơn là 31/12/2023 thì ký hiệu sẽ là 1C23TYD, hóa đơn có ngày lập là 01/01/2024 thì ký hiệu sẽ là 1C24TYD.

Hương dẫn điều chỉnh kỳ hiệu hóa đơn trên misa năm 2024

  • Với khách hàng sử dụng meInvocie tích hợp phần mềm kế toán MISA SME: Xem hướng dẫn Tại đây.
  • Với khách hàng sử dụng meInvoice tích hợp phần mềm AMIS Kế toán: Xem hướng dẫn Tại đây.

MỘT SỐ LƯU Ý:

  • Người dùng được phân quyền làm việc với ký hiệu của hóa đơn nào thì sang năm 2024 vẫn có quyền làm việc với ký hiệu của đơn đó. Ví dụ năm 2023 được phân quyền làm việc với mẫu ký hiệu 1C23TYY thì sang năm 2024 sẽ có quyền làm việc với ký hiệu 1C24TYY.
  • Năm làm việc không ảnh hưởng đến danh sách hóa đơn, báo cáo: Các danh sách này hiển thị theo bộ lọc người sử dụng đang thiết lập, phần ký hiệu bổ sung thêm ký hiệu của hóa đơn năm 2024 (Người sử dụng phần mềm có thể thay đổi lại tham số lọc để lọc hóa đơn theo nhu cầu).

Hương dẫn điều chỉnh kỳ hiệu hóa đơn trên misa năm 2024

  • Lưu ý quan trọng trước khi phát hành hóa đơn năm 2024: Sang năm 2024, nếu người dùng đã phát phát hành hóa đơn năm 2024, thì chương trình sẽ không cho phép phát hành hóa đơn năm 2023 của cùng ký hiệu (kể cả huỷ hoá đơn đã phát hành năm 2024 của ký hiệu hoá đơn 2024). Người dùng cần chốt xuất hết hóa đơn năm 2023 trước khi xuất hóa đơn năm 2024.

LỜI KẾT:

Như vậy, bài viết trên đây đã tổng hợp và cung cấp đến Quý bạn đọc những thông tin cần chú ý nhất về sự thay đổi của ký hiệu hóa đơn, cách đánh số hóa đơn khi bắt đầu sang năm 2024.

Bên cạnh đó, MISA meInvoice là phần mềm hóa đơn điện tử được đông đảo doanh nghiệp/tổ chức sử dụng nhất hiện nay và được Cơ quan thuế cả nước thẩm định chất lượng, dịch vụ hàng đầu. Phần mềm đáp ứng các quy định hiện hành về hóa đơn điện tử, cung cấp mẫu hóa đơn theo mọi lĩnh vực ngành nghề. Các thao tác nghiệp vụ cũng như những sự thay đổi theo quy định về hóa đơn điện tử đều được cập nhật tự động, nhanh chóng ngay trên phần mềm giúp Doanh nghiệp tiết kiệm hơn 90% chi phí và thời gian.