Hồng koong là thành viên của những tổ chức nào năm 2024

Hồng Kông (Trung Quốc) thể hiện sẵn sàng tham gia Hiệp định RCEP khi chính quyền chuẩn bị thảo luận về việc gia nhập Hiệp định này vào năm tới.

Các nhà phân tích kinh tế coi sự hiện diện của Hồng Kông trong khối thương mại tự do là một động lực cho nền kinh tế ASEAN. Đặc khu trưởng Hồng Kông John Lee Ka-chiu mới đây cho biết, Hồng Kông đã sẵn sàng làm việc với 15 thành viên của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và mong muốn gia nhập hiệp định. Hồng Kông đã đề nghị gia nhập ngay khi Hiệp định RCEP có hiệu lực. Mười quốc gia thành viên ASEAN, là nòng cốt của RCEP, đã hoan nghênh đề nghị này.

Đặc khu trưởng John Lee Ka-chiu lạc quan rằng Hồng Kông sẽ đóng góp tốt cho hiệp định thương mại tự do, với vị trí lý tưởng của Hồng Kông là cầu nối giữa Trung Quốc đại lục và thế giới. Nơi đây cũng là một trung tâm tài chính hàng đầu.

ASEAN đã là đối tác thương mại lớn thứ hai của Hồng Kông kể từ năm 2021, với khối lượng thương mại đạt hơn 160 tỷ USD vào năm 2021. RCEP có 15 thành viên, với 10 quốc gia thành viên ASEAN và 5 đối tác là Australia, New Zealand, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.

RCEP chiếm khoảng 28% thương mại toàn cầu, 30% GDP toàn cầu và gần 30% đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong lễ kỷ niệm 10 năm RCEP, được tổ chức từ ngày 2-3/11 tại Phnom Penh, Thủ tướng Campuchia Hun Sen, với tư cách là Chủ tịch ASEAN, đã yêu cầu tất cả các nước ký kết RCEP thảo luận về đề nghị gia nhập của Hồng Kông.

Ky Sereyvath, một nhà nghiên cứu kinh tế tại Học viện Hoàng gia Campuchia, cho biết ông nhận thấy những khía cạnh tích cực của việc hòa nhập, vì Hồng Kông là một khu kinh tế tiềm năng với các cảng quốc tế sôi động liên quan đến các hoạt động thương mại. Hồng Kông có một nền kinh tế tiên tiến có nghĩa là không thể nhận được bất kỳ chương trình ưu đãi chung chung nào.

Do đó, nếu trở thành thành viên của RCEP, Hồng Kông sẽ nhận được rất nhiều thỏa thuận miễn thuế với các nước thành viên ASEAN, điều này sẽ dẫn đến việc tăng dịch vụ vận chuyển hàng hóa. Khối thương mại RCEP bao gồm khoảng 30% dân số toàn cầu. Seng Vanly, nhà phân tích quan hệ quốc tế, cho rằng RCEP ra đời sau hơn một thập kỷ là thành quả cho nỗ lực làm việc giữa các thành viên ASEAN.

(ĐTCK) Việc Bắc Kinh thi luật an ninh quốc gia tại Hồng Kông đang làm dấy nên lo ngại rằng quyền tự trị của đặc khu này đang bị xâm phạm.

Hồng Kông đã là một cửa ngõ quan trọng giữa Trung Quốc và phần còn lại của thế giới. Điều đó có khả năng vẫn còn như vậy trong một thời gian, mặc dù sự đóng góp của đặc khu hành chính này đối với tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã giảm dần trong những năm qua.

Hồng koong là thành viên của những tổ chức nào năm 2024

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đại lục đã vượt xa Hồng Kông

“Tôi nghĩ rằng các thành phố khác ở Trung Quốc sẽ rất khó để tái tạo lại được như Hồng Kông và tôi cho rằng tầm nhìn “một quốc gia, hai chế độ” nên tiếp tục được duy trì”, Kurt Tong, cựu tổng lãnh sự Mỹ tại Hồng Kông và Ma Cao cho biết.

Dưới đây là một số biểu đồ cho thấy một số lý do tại sao Hồng Kông lại quan trọng đối với kinh tế Trung Quốc.

Thị trường vốn mở

Một trong những đặc điểm rõ ràng nhất ngăn cách Hồng Kông với phần còn lại của Trung Quốc đại lục là vị thế của nó như là một nền kinh tế mở và tự do. Điều đó cho phép thành phố này thu hút tiền từ các khu vực khác nhau trên thế giới hiệu quả hơn các thành phố khác của Trung Quốc đại lục do chịu sự kiểm soát vốn.

Do đó, ngày càng nhiều công ty Trung Quốc tận dụng lợi thế của Hồng Kông để huy động vốn từ các nhà đầu tư toàn cầu. Điều đó đã giúp Hồng Kông trở thành thị trường hàng đầu thế giới về các dịch vụ phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) trong 7 năm qua, bao gồm cả năm 2019 khi thành phố bị nhấn chìm bởi các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ rộng rãi và đôi khi trở nên bạo lực.

Các công ty Trung Quốc lớn đã niêm yết ở Hồng Kông bao gồm gã khổng lồ công nghệ Alibaba và JD.com.

Hồng koong là thành viên của những tổ chức nào năm 2024

Biểu đồ thể hiện hoạt động niêm yết của các công ty Trung Quốc ở Hồng Kông và phần còn lại của thế giới

“Hồng Kông trở thành một cửa ngõ cho các nhà đầu tư Trung Quốc muốn đầu tư vào các công ty quốc tế, càng nhiều công ty nước ngoài có thể bán cổ phần cho các nhà đầu tư đại lục thông qua việc niêm yết ở Hồng Kông”, Charles Li, Giám đốc điều hành của Sở giao dịch chứng khoán Hồng Kông cho biết.

Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc đang mở rộng ra toàn cầu

Vị thế của Hồng Kông với tư cách là một trung tâm tài chính và kinh doanh toàn cầu cũng đã giúp Trung Quốc thúc đẩy việc sử dụng tiền tệ toàn cầu nhiều hơn với đồng nhân dân tệ càng trở nên phổ biến.

Hồng koong là thành viên của những tổ chức nào năm 2024

Biểu đồ thể hiện doanh thu giao dịch đồng nhân dân tệ ở các quốc gia

Dữ liệu mới nhất từ Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) - một tổ chức tài chính phục vụ các ngân hàng trung ương trên thế giới cho thấy Hồng Kông là thị trường lớn nhất thế giới đối với các giao dịch ngoại hối liên quan đến đồng nhân dân tệ của Trung Quốc.

Điều đó mang lại cho Hồng Kông một lợi thế so với các trung tâm tài chính lớn khác, như Singapore và London, trong việc thu hút các nhà đầu tư muốn giao dịch đồng nhân dân tệ.

Doanh thu trung bình hàng ngày của các giao dịch như vậy ở Hồng Kông đã tăng 39,6% từ 77,1 tỷ USD vào tháng 4/2016 lên 107,6 tỷ USD vào tháng 4/2019, theo dữ liệu được biên soạn bởi BIS, được công bố ba năm một lần.

Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc

Khi các công ty Trung Quốc mở rộng đầu tư ra nước ngoài, phần lớn dòng tiền đó được chuyển qua Hồng Kông để tận dụng lãnh thổ môi trường pháp lý thuận lợi và các dịch vụ chuyên nghiệp sẵn có, theo một chuyên gia kinh tế quốc tế Peterson có trụ sở tại Washington.

“Một số lượng lớn khoản đầu tư của Trung Quốc không còn ở Hồng Kông. Nó được hồi hương về Trung Quốc dưới dạng lợi nhuận và tiền hoặc được gửi đi nơi khác trên thế giới”, theo một báo cáo của Viện kinh tế quốc tế Peterson (PIIE).

Hồng koong là thành viên của những tổ chức nào năm 2024

Biểu đồ thể hiện các khoản đầu tư của Trung Quốc vào Hồng Kông và phần còn lại của thế giới

Vào năm 2018, Hồng Kông chiếm khoảng 55,5% tổng đầu tư trực tiếp ở nước ngoài của Trung Quốc, theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc. Mặc dù tỷ lệ đó thấp hơn so với một thập kỷ trước nhưng số lượng đầu tư đã tăng đáng kể qua các năm, theo dữ liệu cho thấy.

Hoạt động thương mại thuận lợi

Trung Quốc mở cửa kinh tế và gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã làm giảm tầm quan trọng của Hồng Kông đối với Trung Quốc trong việc tạo thuận lợi cho thương mại hàng hóa giữa đại lục và thế giới.

Nhưng vai trò đó đã đạt được một số tầm quan trọng ở đỉnh điểm của cuộc chiến thương mại Mỹ -Trung Quốc khi 2 quốc gia này áp đặt thuế quan lên hàng hóa lẫn nhau.

Theo quy định, xuất khẩu sang Mỹ được chuyển qua nhiều địa điểm sẽ phải đối mặt với thuế quan dựa trên giá giao dịch trong chặng đầu tiên, theo Iris Pang, nhà kinh tế trưởng về nghiên cứu Trung Quốc tại ngân hàng ING của Hà Lan.

Hồng koong là thành viên của những tổ chức nào năm 2024

Biểu đồ thể hiện giá trị hàng hóa mà các nhà tái xuất khẩu Hồng Kông xuất đi và nhập từ Trung Quốc

“Ví dụ, khi một nhà xuất khẩu Trung Quốc bán hàng hóa cho một nhà tái xuất khẩu ở Hồng Kông với mức giá thấp hơn, sau đó nhà tái xuất khẩu Hồng Kông (ví dụ một công ty con của công ty Trung Quốc đặt tại Hồng Kông) sẽ bán giá cao hơn cho một nhà nhập khẩu Mỹ, thuế quan sẽ được dựa trên giao dịch đầu tiên. Như vậy, thuế quan phải trả có thể giảm xuống khi hàng hóa được thông qua ở Hồng Kông”, theo Iris Pang.

Năm 2018, khi cuộc chiến thương mại bắt đầu nổ ra giữa Washington và Bắc Kinh, khoảng 8% hàng xuất khẩu của Trung Quốc đại lục sang Mỹ và khoảng 6% hàng nhập khẩu Trung Quốc đại lục từ Mỹ đã được chuyển qua Hồng Kông, theo cơ quan Thương mại và Công nghiệp của Hồng Kông.

Nhưng Iris Pang cho biết, quy tắc này có thể không áp dụng được nữa nếu Mỹ bỏ quy chế đặc biệt với Hồng Kông. Mỹ đã xem Hồng Kông là một lãnh thổ hải quan riêng biệt với Trung Quốc và cho phép Kong Kong một số đặc quyền nhất định bao gồm miễn giảm thuế quan mà Mỹ áp đặt lên Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố hồi tháng trước rằn,g Hồng Kông không còn quyền tự trị khỏi Trung Quốc. Sau đó, Tổng thống Donald Trump cho biết, ông sẽ bắt đầu thực hiện các bước để thu hồi tình trạng thương mại của Hồng Kông với Mỹ mà không cung cấp chi tiết về chính xác những gì quy trình đòi hỏi.