Học bằng lái xe b2 là gì năm 2024

Bằng B2 là một hạng giấy phép lái xe ô tô. Đây được đánh giá là loại bằng lái xe ô tô phổ biến nhất, được rất nhiều tài xế lựa chọn để thi sát hạch. Với loại bằng lái này, người lái xe có thể tham gia giao thông bằng nhiều phương tiện khác nhau.

Bằng lái xe B2 do Sở Giao thông vận tải hoặc Cục đường bộ Việt Nam cấp cho người điều khiển phương tiện xe ô tô tham gia lưu thông tại Việt Nam.

Cụ thể, người có bằng B2 có thể điều khiển các loại phương tiện giao thông theo quy định tại khoản 7 Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT như sau:

Phân hạng giấy phép lái xe
...
7. Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a] Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
b] Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.
...

Theo đó, tài xế sở hữu bằng B2 có thể lái những xe sau:

- Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;

- Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;

- Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;

- Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.

Bằng lái xe B2 là gì? Học phí thi bằng lái xe B2 năm 2024 là bao nhiêu? [Hình từ Internet]

Học phí thi bằng lái xe B2 năm 2024 là bao nhiêu?

Phụ lục Ban hành kèm theo Thông tư 37/2023/TT-BTC quy định như sau:

Mức phí sát hạch lái xe B2

- Sát hạch lý thuyết: 100.000 đồng/lần.

- Sát hạch thực hành trong hình: 350.000 đồng/lần.

- Sát hạch thực hành trên đường giao thông: 80.000 đồng/lần.

- Sát hạch lái xe ô tô bằng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông: 100.000 đồng/lần.

Ngoài ra, khi đăng ký khóa học lái xe B2 thì còn có thể có thêm các chi phí sau:

- Chi phí làm hồ sơ;

- Chi phí học lý thuyết gồm tài liệu, giáo viên hướng dẫn;

- Chi phí học thực hành gồm lái xe sa hình và đường trường;

- Các chi phí khác tùy vào từng trung tâm sát hạch lái xe.

Tóm lại học phí thi bằng lái xe B2 sẽ tùy vào nơi học viên đăng ký sát hạch và tùy từng thời điểm khác nhau sẽ có mức học phí khác nhau.

Điều kiện học bằng lái xe B2 quy định như thế nào?

Theo Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT được bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT quy định điều kiện đối với người học lái xe như sau:

[1] Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam.

[2] Đủ tuổi [tính đến ngày dự sát hạch lái xe], sức khỏe, trình độ văn hóa theo quy định; đối với người học để nâng hạng giấy phép lái xe, có thể học trước nhưng chỉ được dự sát hạch khi đủ tuổi theo quy định.

[3] Người học để nâng hạng giấy phép lái xe phải có đủ thời gian lái xe hoặc hành nghề và số km lái xe an toàn như sau:

- Hạng B1 số tự động lên B1: thời gian lái xe từ 01 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên;

- Hạng B1 lên B2: thời gian lái xe từ 01 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên;

- Hạng B2 lên C, C lên D, D lên E; các hạng B2, C, D, E lên hạng F tương ứng; các hạng D, E lên FC: thời gian hành nghề từ 03 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên;

- Hạng B2 lên D, C lên E: thời gian hành nghề từ 05 năm trở lên và 100.000 km lái xe an toàn trở lên.

- Trường hợp người học nâng hạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ với hình thức tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, thời gian lái xe an toàn được tính từ ngày chấp hành xong các quyết định xử phạt vi phạm hành chính.”

[4] Người học để nâng hạng giấy phép lái xe lên các hạng D, E phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên.

Thời gian đào tạo bằng lái xe B2 được quy định như thế nào?

Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 13 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định đào tạo lái xe các hạng B1, B2, C như sau:

Khoản 7 Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT đã liệt kê cụ thể các loại xe mà người được cấp bằng B2 có thể điều khiển như sau:

- Ôtô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500kg.

- Ôtô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe.

- Ôtô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500kg.

- Máy kéo một rơ-moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500kg.

Bằng B2 là một loại bằng lái ôtô rất phổ biến, được rất nhiều tài xế lựa chọn để thi sát hạch. Ảnh: Hải Nguyễn

Thủ tục thi bằng B2 năm 2021

Theo Khoản 1 Điều 9 Thông tư 12.2017, người học lái xe lần đầu nộp hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu tại Phụ lục 7 Thông tư này.

- Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn [với người Việt Nam]; hộ chiếu còn thời hạn [với người Việt Nam định cư ở nước ngoài].

- Bản sao hộ chiếu còn thời hạn trên 6 tháng và thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài.

- Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.

Thời gian học là 588 giờ, trong đó 168 giờ học lý thuyết, 420 giờ thực hành lái xe.

Chi phí sát hạch bằng B2

Theo Biểu mức thu phí sát hạch lái xe tại Thông tư 188/2016/TT-BTC, người dự thi bằng B2 phải nộp phí sát hạch như sau:

Sát hạch lý thuyết: 90.000 đồng/lần; sát hạch thực hành trong hình: 300.000 đồng/lần; sát hạch thực hành trên đường giao thông công cộng: 60.000 đồng.

Lệ phí cấp bằng lái xe B2 là 135.000 đồng/lần. Thời gian cấp bằng lái xe chậm nhất không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kỳ thi sát hạch.

Giấy phép lái xe B2 là gì?

Như vậy, hiểu đơn giản, bằng B2 chính là bằng B1 nâng cao, tức có thể lái xe số tự động, xe số sàn, xe ô tô tải dưới 3,5 tấn và đặc biệt người sở hữu bằng B2 được phép kinh doanh vận tải, hành nghề lái xe như lái xe taxi, xe tải nhỏ, xe bán tải, xe du lịch dưới 9 chỗ ngồi trong khi bằng B1 thì không.

Bằng B2 chạy được xe gì 2023?

Có bằng lái xe ô tô hạng B2 tài xế được phép điều khiển tất cả các loại xe ô tô, xe tải có trọng tải dưới 3.5 tấn. Theo đó loại bằng này cho phép điều khiển các loại ô tô số sàn và số tự động từ 4-9 chỗ ngồi bao gồm cả loại xe tự động và cả xe số sàn.

Bằng lái xe B1 và B2 khác gì nhau?

Bằng lái B1 số sàn được điều khiển các loại xe không hành nghề lái xe như: xe ô tô 4 – 9 số sàn, số tự động và xe ô tô tải có trọng tải dưới 3.5 tấn. Bằng lái B2 được điều khiển các loại xe được phép hành nghề lái xe: xe ô tô 4 – 9 chỗ số sàn và số tự động, và xe ô tô tải có trọng tải dưới 3.5 tấn.

Học và thi bằng lái xe B2 trong bao lâu?

Thời gian học nâng hạng bằng lái xe ô tô là bao lâu? Căn cứ theo khoản 1 Điều 14 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe như sau: - Hạng B1 [số tự động] lên B1: 120 giờ [thực hành: 120]; - Hạng B1 lên B2: 94 giờ [lý thuyết: 44, thực hành lái xe: 50];

Chủ Đề