Viêm phế quản mãn tính là gì năm 2024

Thời tiết lạnh khô hiện tại là điều kiện rất thích hợp cho các bệnh lý hô hấp phát triển, trong đó có viêm phế quản mạn tính...

1. Viêm phế quản mạn tính là gì?

Viêm phế quản mạn tính là viêm tăng tiết nhầy mạn tính của niêm mạc phế quản, gây ho và khạc đờm liên tục hoặc tái phát từng đợt từ ba tháng trở lên trong một năm và ít nhất là hai năm liền, trừ các bệnh gây ho, khạc mạn tính khác là giãn phế quản, lao phổi...

Tổn thương trong viêm phế quản mạn tính chủ yếu khu trú ở niêm mạc đường thở. Bệnh thường khởi phát do các đợt nhiễm trùng đường hô hấp, gây viêm, phù nề, tăng tiết và thắt hẹp đường thở. Khi không được điều trị phù hợp, hoặc các đợt nhiễm trùng đường hô hấp tái đi, tái lại nhiều lần, khi đó bệnh phát triển thành viêm phế quản mạn tính.

Hiện nay, tỷ lệ người mắc phải căn bệnh viêm phế quản đang ngày một gia tăng, đặc biệt là trẻ em và người lớn tuổi là những đối tượng có nguy cơ cao dễ mắc bệnh.

Nếu không được điều trị sớm, viêm phế quản mạn tính có thể gây biến chứng nguy hiểm và khó điều trị.

Viêm phế quản mạn tính có thể gây nguy hiểm cho người bệnh.

2. Các triệu chứng của bệnh viêm phế quản mạn tính

- Ho, khạc đờm: Ho kéo dài nhiều ngày không khỏi hay khạc đờm đều là những triệu chứng viêm phế quản mãn tính trong giai đoạn đầu. Triệu chứng này có thể diễn ra liên tục hoặc theo từng đợt, đặc biệt ho nhiều khi giao mùa hay thời tiết thay đổi, kéo dài ít nhất 3 tháng, liên tục trong 2 năm.

Thông thường các cơn ho và tình trạng khạc đờm sẽ xuất hiện nhiều vào sáng sớm và tăng dần khi bệnh trở nặng.

- Thở khò khè: Thở khò khè là khi thở nghe có tiếng rít mạnh từ phổi. Đây là triệu chứng viêm phế quản mạn tính thường gặp nhất hiện nay. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do hẹp đường thở trong phổi, khiến quá trình trao đổi không khí giữa phổi ra bên ngoài khó khăn hơn.

Do đó, ngay khi thấy các dấu hiệu thở khò khè của cơ thể, hãy nghĩ đến ngay bệnh viêm phế quản mạn tính để có cách điều trị hiệu quả nhất.

- Sốt: Có thể sốt nhẹ, kèm theo đó là tình trạng đau đầu, sổ mũi…

3. Điều trị thế nào?

3.1. Điều trị không dùng thuốc

- Bỏ hút thuốc lá: Thuốc lá được xem là một trong những tác nhân nguy hiểm gây ra bệnh viêm phế quản mãn tính nói riêng, và các bệnh lý về phổi nói chung, dẫn đến suy giảm chức năng của hệ hô hấp và thậm chí là ung thư phổi.

- Thường xuyên đeo khẩu trang, đồ bảo hộ khi tiếp xúc hoặc làm việc trong môi trường ô nhiễm, khói bụi để tránh nguy cơ xâm nhập của những tác nhân gây hại đến đường hô hấp.

- Tránh khói bụi độc hại.

- Tránh lạnh, giữ ấm cơ thể khi có thay đổi thời tiết lạnh.

- Tránh các yếu tố dị nguyên gây dị ứng.

- Điều trị dứt điểm tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp trên.

- Tiêm phòng cúm hằng năm và tiêm phòng phế cầu...

3.2. Điều trị bằng thuốc

Các thuốc thường dùng trong điều trị viêm phế quản mạn tính là kháng sinh, thuốc giãn phế quản, thuốc chống viêm.

- Kháng sinh: Chỉ điều trị bằng kháng sinh trong các đợt nhiễm khuẩn có bằng chứng rõ ràng trên lâm sàng [sốt, ho khạc đờm đổi màu vàng, xanh, mủ; khó thở] và xét nghiệm [bạch cầu tăng, CRP tăng, procalcitonin tăng, nuôi cấy hoặc định danh được vi khuẩn gây bệnh...], hoặc dùng kháng sinh để dự phòng cho đợt cấp của những bệnh nhân suy hô hấp nặng hoặc suy giảm miễn dịch, có nguy cơ nhiễm trùng cao.

- Thuốc giãn phế quản: Loại thuốc này thường được dùng dưới dạng phun hít, có tác dụng nhanh trong việc làm thông thoáng đường thở, giúp bệnh nhân có thể hít thở dễ dàng hơn. Bệnh nhân cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để sử dụng thuốc đúng cách, mang lại hiệu quả điều trị cao nhất.

- Thuốc chống viêm: Tác dụng của các loại thuốc chống viêm là giảm sưng tấy đường dẫn khí giúp cho bệnh nhân giảm triệu chứng khó thở.

- Thuốc ho: Có thể sử dụng thuốc điều trị ho để tránh việc phế quản bị tổn thương và tránh mất ngủ do ho.

3.3. Phục hồi chức năng hô hấp

Đây là một điều hết sức quan trọng nhưng thường bị bỏ qua trong điều trị viêm phế quản mạn tính. Phục hồi chức năng hô hấp có thể thực hiện thông qua các bài tập đơn giản như tập ho, tập thở bụng...

Tăng cường vận động cơ thể như tập thể dục, đi bộ, bơi lội để cải thiện hoạt động tim mạch và hô hấp khi chưa có suy tim và suy hô hấp.

4. Lưu ý khi điều trị

Tùy từng trường hợp bác sĩ sẽ lựa chọn các phác đồ điều trị phù hợp. Trong điều trị viêm phế quản mạn tính cần lưu ý:

Viêm phế quản là tình trạng viêm niêm mạc ống phế quản, đường dẫn không khí đến và đi từ phổi. Thông thường hay gặp viêm phế quản cấp tính, bệnh lý được cải thiện trong vòng vài ngày và khi khỏi sẽ không để lại di chứng.

Tuy nhiên, nếu viêm phế quản tái phát nhiều lần có thể hình thành tình trạng viêm phế quản mạn tính, bệnh lý có thể kéo dài dai dẳng, khó điều trị khỏi hẳn. Ở giai đoạn này, ống phế quản sẽ liên tục bị kích thích, từ đó dẫn đến các biến chứng bệnh nguy hiểm, đặc biệt là COPD - bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Viêm phế quản mạn tính có thể kéo dài trong thời gian dài từ hàng tháng đến nhiều năm.

Ai dễ mắc viêm phế quản mạn tính?

Viêm phế quản mạn tính là bệnh của người có tuổi, phần lớn là bệnh của nam giới nghiện thuốc lá, thuốc lào. Theo các nhà nghiên cứu, có hơn 90% người mắc bệnh viêm phế quản mạn tính có tiền sử hút thuốc lá. Khói thuốc lá có chứa một số chất triệt tiêu lông mao của phổi, gây tổn hại nghiêm trọng đến phổi.

Người tiếp xúc thường xuyên với không khí độc hại cũng có nguy cơ mắc bệnh này. Nhất là những người phải làm việc trong môi trường không khí bị ô nhiễm, hít phải bụi bẩn, khí độc thường xuyên hoặc tiếp xúc với chất gây kích thích đường hô hấp như bụi vải, bông gòn, khói hóa học.. sẽ dễ mắc viêm phế quản mạn tính.

Ngoài ra, người có sức đề kháng yếu, suy giảm hệ miễn dịch, người có tiền sử mắc bệnh mạn tính, người cao tuổi là một trong những đối tượng dễ bị mắc bệnh viêm phế quản mạn tính.

Viêm phế quản là tình trạng viêm niêm mạc ống phế quản, đường dẫn không khí đến và đi từ phổi.

Biểu hiện viêm phế quản mạn tính ở người lớn

Viêm phế quản mạn tính ở người lớn thường xảy ra ở những người trên 50 tuổi, nam giới nghiện thuốc lá, thuốc lào. Khi mắc người bệnh thường có các biểu hiện sau.

- Ho và khạc đờm

Viêm phế quản mạn tính gây ho và khạc nhiều vào buổi sáng. Đờm nhầy, dính, trong hoặc xanh, vàng, đục như mủ. Những đợt ho, khạc đờm thường xảy ra vào mùa đông hay đầu xuân và thường kéo dài trong 3 tuần.

- Biểu hiện khó thở

Trong những giai đoạn đầu của viêm phế quản mạn tính, người bệnh thường chưa thấy khó thở, càng về giai đoạn sau, mức độ khó thở của bệnh nhân sẽ càng tăng lên, chức năng hô hấp càng suy giảm trầm trọng.

Trong quá trình diễn biến của viêm phế quản mạn tính, thường xuất hiện các đợt cấp là khi bệnh tiến triển nặng đột ngột, tình trạng ho, khạc đờm nhiều lên chủ yếu là do bội nhiễm, với các triệu chứng thường gặp như: Ho khạc có đờm mủ, khó thở như cơn hen, nghe thở có ran ngáy, ran rít, ran ẩm, có thể sốt hoặc không.

Tuy nhiên, trên thực tế viêm phế quản mạn tính ở người lớn thường xuất hiện và tiến triển từ từ. Ban đầu các tình trạng của viêm phế quản mạn tính thường nhẹ và không gây nhiều ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày. Nếu không được điều trị, bệnh sẽ tiến triển ngày càng nặng. Quá trình diễn biến bệnh trong khoảng từ 5 tới 20 năm, xuất hiện nhiều đợt cấp và bệnh dễ dẫn tới nhiều biến chứng nghiêm trọng như bội nhiễm phổi, giãn phế nang, suy hô hấp cấp và suy tim.

Cách phòng tránh bệnh viêm phế quản tốt nhất hiện nay là tiêm vaccine phòng ngừa các bệnh liên quan đến hô hấp hàng năm. Ảnh minh hoạ.

Điều trị viêm phế quản mạn tính ở người lớn

Tùy vào từng tình trạng cụ thể, các bác sĩ sẽ có chỉ định cụ thể. Ngoài thuốc điều trị triệu chứng lưu thông không khí đến phổi, giúp người bệnh có thể thở một cách dễ dàng hơn thì các bác sĩ chỉ định phục hồi chức năng phổi. Đây là phương pháp bao gồm các bài tập thể dục, các bài tập về hô hấp và chế độ dinh dưỡng phù hợp với những người mắc bệnh viêm phế quản mạn tính.

Việc áp dụng một cách khoa học chương trình phục hồi chức năng phổi sẽ giúp người bệnh nâng cao thể lực, tăng cường sức đề kháng và giúp quá trình thở được diễn ra dễ dàng hơn.

Lời khuyên thầy thuốc

Cách phòng tránh bệnh viêm phế quản tốt nhất hiện nay là tiêm vaccine phòng ngừa các bệnh liên quan đến hô hấp hàng năm.

Bên cạnh đó, cũng cần kết hợp với các biện pháp chăm sóc đơn giản tại nhà nhằm giảm nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản phổi như:

Viêm phế quản cấp tính là gì?

Viêm phế quản cấp tính là tình trạng viêm của cây khí-phế quản, thường xảy ra sau nhiễm trùng đường hô hấp trên mà không có bệnh phổi mạn tính. Nguyên nhân hầu như luôn luôn là nhiễm vi rút. Mầm bệnh ít khi được xác định. Triệu chứng phổ biến nhất là ho, có hoặc không sốt, và có thể là ho có đờm.

Viêm phế quản mạn tính co triệu chứng gì?

Các triệu chứng viêm phế quản mạn tính phổ biến là:.

Ho, ho có đờm trắng đục, vàng nâu hoặc xanh..

Mệt mỏi..

Khó thở, thở khò khè.

Sốt nhẹ và ớn lạnh..

Khó chịu ở ngực..

Tại sao bị viêm phế quản mạn tính?

Nguyên nhân Viêm phế quản mạn tính. Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm phế quản mạn tính như: Hút thuốc lào, thuốc lá nhiều năm, làm việc trong môi trường khói bụi, ô nhiễm, khí độc, bụi mịn, bụi công nghiệp, nhiễm khuẩn mạn tính, cơ địa dị ứng,...

Hen phế quản mạn tính là gì?

Hen phế quản [dân gian còn gọi là hen suyễn] là tình trạng viêm mạn tính đường thở, làm tăng tính đáp ứng đường thở [co thắt, phù nề, tăng tiết đờm] gây tắc nghẽn, hạn chế luồng khí đường thở, làm xuất hiện các dấu hiệu khò khè, khó thở, nặng ngực và ho tái diễn nhiều lần, thường xảy ra ban đêm và sáng sớm, có thể hồi ...

Chủ Đề