27 tháng 7 năm 2023 là ngày gì năm 2024

Ngày Thương binh - Liệt sỹ 27/7 hàng năm là ngày lễ kỷ niệm quan trọng, có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, đây là dịp toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta kính cẩn tưởng nhớ, tri ân các bậc cách mạng tiền bối, anh hùng liệt sỹ, những người con ưu tú của dân tộc đã dũng cảm chiến đấu, anh dũng hy sinh; biết ơn các thương binh đã cống hiến một phần xương máu của mình trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Ảnh: Internet

Hoàn cảnh ra đời của Ngày Thương binh Liệt sỹ

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa [nay là nước CHXHCN Việt Nam] ra đời chưa được bao lâu thì thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta một lần nữa. Với tinh thần “.... thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, quân và dân ta đã anh dũng chiến đấu chống lại quân xâm lược. Trong những năm đầu của cuộc kháng chiến quyết liệt chống thực dân Pháp, nhiều đồng bào, chiến sỹ đã ngã xuống, hy sinh một phần xương máu trên các chiến trường. Với truyền thống đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, Đảng, Chính phủ, Bác Hồ và nhân dân ta đã dành tất cả tình thương yêu cho các chiến sĩ và đồng bào đã vì độc lập, tự do của Tổ quốc mà bị thương hoặc hy sinh.

Đầu năm 1946, Hội giúp binh sĩ bị nạn ra đời ở Thuận Hóa [Bình Trị Thiên], rồi đến Hà Nội và một số địa phương khác... Sau đó ít lâu được đổi thành Hội giúp binh sĩ bị thương. Ở Trung ương có Tổng Hội và Chủ tịch Hồ Chí Minh được bầu là Chủ tịch danh dự của Tổng Hội.

Ngày 28-5-1946, Hội giúp binh sĩ bị nạn tổ chức một cuộc nói chuyện quan trọng tại Nhà hát Lớn Hà Nội để kêu gọi mọi người gia nhập Hội và hăng hái giúp đỡ các chiến sỹ bị thương, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến dự.

Ngày 17-11-1946, cũng tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Hội Liên Hiệp Quốc dân Việt Nam đã tổ chức lễ xung phong “Mùa đông binh sỹ”, mở đầu cuộc vận động “Mùa đông binh sỹ” trong cả nước để giúp chiến sỹ trong mùa đông giá rét. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến dự buổi lễ và Người đã cởi chiếc áo đang mặc để tặng binh sỹ.

Đồng chí Huỳnh Thị Chiến Hòa, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh thăm hỏi Mẹ Việt Nam anh Hùng Lê Thị Ba [TDP 3, thị trấn Buôn Trấp,huyện Krông Ana]

Khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ngày 19-12-1946, theo Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân cả nước đã nhất tề đứng dậy kháng chiến với tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Số người bị thương và hy sinh trong chiến đấu tăng lên, đời sống của chiến sỹ, nhất là những chiến sỹ bị thương gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn.

Trước tình hình trên, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra nhiều quyết định với những chính sách quan trọng về công tác thương binh, liệt sỹ, góp phần ổn định đời sống vật chất và tinh thần cho thương binh, gia đình liệt sỹ.

Ngày 16-2-1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chính thức ký Sắc lệnh số 20/SL, quy định chế độ hưu bổng, thương tật và tiền tuất tử sĩ. Đây là văn bản pháp quy đầu tiên khẳng định vị trí quan trọng của công tác thương binh, liệt sỹ đối với cuộc kháng chiến và sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ đến thương binh, bệnh binh và gia đình liệt sỹ.

Tháng 6-1947, đại biểu của Tổng bộ Việt Minh, Trung ương Hội phụ nữ Cứu quốc, Trung ương Đoàn thanh niên Cứu quốc, Cục Chính trị quân đội quốc gia Việt Nam, Nha Thông tin Tuyên truyền và một số địa phương đã họp tại Đại Từ [Bắc Thái] để bàn về công tác thương binh, liệt sỹ và thực hiện Chỉ thị của Hồ Chủ Tịch chọn một ngày nào đó làm ngày Thương binh Liệt sỹ. Tại cuộc họp này các đại biểu đã nhất trí chọn ngày 27 tháng 7 là ngày “Thương binh toàn quốc”. Từ đó hàng năm cứ vào dịp này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đều gửi thư, quà thăm hỏi, động viên, nhắc nhở mọi người phải biết ơn và hết lòng giúp đỡ thương binh, gia đình liệt sỹ. Đặc biệt, từ sau Chiến thắng Điện Biên Phủ, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh càng quan tâm hơn đến công tác thương binh, liệt sỹ.

Từ tháng 7 năm 1955, Đảng và Nhà nước ta quyết định đổi “Ngày Thương binh toàn quốc” thành “Ngày Thương binh, Liệt sỹ” để ghi nhận những hy sinh lớn lao của đồng bào, chiến sĩ cả nước cho chiến thắng vẻ vang của toàn dân tộc.

Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, theo Chỉ thị 223/CT-TW ngày 8-7-1975 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, từ năm 1975, ngày 27 tháng 7 hằng năm chính thức trở thành “Ngày Thương binh, Liệt sỹ” của cả nước.

Mỗi năm cứ đến “Ngày Thương binh, Liệt sỹ” nhất là vào dịp kỷ niệm năm tròn, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta lại tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, đầy tình nghĩa chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ, người có công với cách mạng.

Ý nghĩa của Ngày Thương binh Liệt sỹ

Ngày Thương binh Liệt sỹ có ý nghĩa lịch sử, chính trị, xã hội sâu sắc, đó là: Truyền thống “hiếu nghĩa bác ái”, lòng quý trọng và biết ơn của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đối với những người đã hi sinh, cống hiến vì độc lập, tự do và thống nhất của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân; qua đó phát huy tinh thần yêu nước, củng cố và bồi đắp niềm tin vào sự nghiệp cách mạng mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn.

Tôn vinh các anh hùng, liệt sỹ, thương binh và người có công; khẳng định sự cống hiến, hy sinh của họ cho độc lập, tự do của dân tộc, cho hạnh phúc của nhân dân là vô giá. Việc chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công là vinh dự, là trách nhiệm của các cấp, các ngành, tổ chức chính trị - xã hội và của mọi người, của thế hệ hôm nay và mai sau.

Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trân trọng đánh giá cao những cống hiến, hy sinh to lớn của đồng bào, chiến sỹ đối với Tổ quốc; đồng thời cũng luôn chú trọng giáo dục ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân và lòng biết ơn sâu sắc của các tầng lớp nhân dân, của các thế hệ cách mạng đối với thương binh, liệt sỹ và người có công với cách mạng.

Đồng chí Huỳnh Thị Chiến Hòa, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh thăm hỏi Mẹ Việt Nam anh Hùng Lê Thị Đây [thôn Hòa Tây, xã Ea Bông, huyện Krông Ana]

Những kết quả đạt được trong công tác thương binh, liệt sỹ và người có công với cách mạng 76 năm qua.

Phát huy truyền thống “Hiếu nghĩa bác ái”, “Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây”, thể hiện lòng quý trọng và biết ơn đối với những người đã hy sinh, cống hiến vì độc lập, thống nhất tự do của Tổ quốc vì hạnh phúc của nhân dân, Đảng và nhà nước đã ban hành nhiều chế độ chính sách đãi ngộ đối với người có công với cách mạng. Sau 76 năm thực hiện các chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và gia đình người có công với cách mạng đã được nghiên cứu, bổ sung và điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ. Kết quả thực hiện cho thấy việc xác nhận và giải quyết chế độ ưu đãi đối với người có công đạt được kết quả tích cực. Qua rà soát, cơ bản người có công đã được hưởng đầy đủ các chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng khẳng định trong những năm tới, tiếp tục: “Thực hiện tốt chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội, an ninh con người, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong quản lý phát triển xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống và hạnh phúc của nhân dân...”

Theo Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk, trên địa bàn tỉnh hiện có hơn 45.000 người có công, trong đó có 635 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, hiện có 39 mẹ còn sống; hơn 8.900 liệt sĩ; gần 7.000 thương binh; hơn 2.000 bệnh binh; trên 1.500 người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học; trên 21.400 người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc và làm nhiệm vụ quốc tế. Cùng với nhân dân cả nước, trong những năm qua với sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp và toàn xã hội, công tác tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi, chăm sóc người có công với cách mạng của tỉnh Đắk Lắk đạt được nhiều thành tích, đến nay, hầu hết người có công và thân nhân, con em người có công được hưởng các ưu đãi về chăm sóc sức khỏe, giáo dục - đào tạo, giải quyết việc làm, cải thiện về nhà ở; 100% Bà mẹ Việt Nam Anh hùng còn sống được các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh nhận phụng dưỡng; trên 99,8% người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống của người dân nơi cư trú. Ngoài ra, Tỉnh đã có nhiều phong trào góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người có công, điển hình như: tặng sổ tiết kiệm, tu sửa nhà của gia đình chính sách, tu sửa bia tưởng niệm, phát quang và dọn dẹp nghĩa trang liệt sĩ, trồng cây xanh, khám và cấp phát thuốc miễn phí cho người dân vùng biên giới, vùng căn cứ cách mạng… Đây là những việc làm có ý nghĩa thiết thực, nhằm động viên, khích lệ kịp thời các đối tượng chính sách, tạo điều kiện để họ tiếp tục cống hiến sức lực của mình cho xã hội như lời Bác Hồ đã từng dạy “Thương binh tàn nhưng không phế ”.

Để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chăm sóc người có công, thời gian tới, tỉnh Đắk Lắk cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng; tập trung hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước đối với công tác người có công, rà soát, xem xét, giải quyết hồ sơ đề nghị xác nhận người có công với cách mạng. Ngoài ra, tỉnh phát huy vai trò của các tổ chức, lực lượng, địa phương trong công tác tu bổ, tôn tạo nghĩa trang liệt sĩ, tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ; huy động sức mạnh của xã hội trong việc chung tay chăm sóc đời sống vật chất, tinh thần của gia đình người có công bằng những việc làm thiết thực như tặng nhà tình nghĩa, tặng sổ tiết kiệm, giải quyết việc làm cho con thương binh nặng...

Thiết thực kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, trong những ngày này các tổ chức, cá nhân và đoàn thể của tỉnh Đắk Lắk đã và đang tổ chức các hoạt động chăm lo, tuyên truyền sâu rộng nhằm nâng cao nhận thức và tổ chức thực hiện đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về ưu đãi người có công với cách mạng, qua đó giáo dục truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân, nhất là thế hệ trẻ. Phát huy đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, quyết tâm đưa công tác chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng trở thành một nét đẹp trong đời sống ngày thường của mỗi người. Đền đáp xứng đáng sự hy sinh to lớn của các thế hệ cha anh cho cuộc sống hoà bình, tự do, ấm no, hạnh phúc của dân tộc Việt Nam ngày hôm nay./.

27 tháng 7 dương là bao nhiêu âm 2023?

Dương lịch: 27/7/2023. Âm lịch: 10/6/2023. Xét về can chi, hôm nay là ngày Bính Tuất, tháng Kỷ Mùi, năm Quý Mão thuộc tiết khí Đại Thử.

Ngày 27 7 23 là ngày gì?

Sáng 27/7, nhân dịp kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ [27/7/1947-27/7/2023], Thủ tướng Phạm Minh Chính đã thăm Trung tâm Điều dưỡng thương binh Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.

27 âm lịch là ngày mấy?

Theo lịch vạn niên, ngày 27 Tết Âm lịch 2024 là ngày 06/02/2024 dương lịch [thứ ba]. Tết Âm lịch 2024 là năm Giáp Thìn, là năm con rồng. Theo lịch vạn niên, Tết Âm lịch 2024 rơi vào ngày 10 tháng 2 năm 2024 dương lịch.

Ngày 27 tháng 1 năm 2024 là bao nhiêu âm?

Ngày 27/1/2024 tức [17/12/Quý Mão] là ngày Kim Quỹ Hoàng Đạo. Ngày 27/1/2024 dương lịch [17/12/2023 âm lịch] là ngày Chu Tước theo Lịch ngày xuất hành của cụ Khổng Minh. Ngày này : Xuất hành, cầu tài đều xấu.

Chủ Đề