Giải bài tập lịch sử 8 bài 5 trang 39 năm 2024

Giải bài tập SGK Lịch sử 8 Bài 7: Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 8 xem gợi ý giải các câu hỏi trang 38, 39 thuộc Chương 3: Đông Nam Á từ sau nửa thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX.

Soạn Lịch sử 8 Bài 7 Chân trời sáng tạo còn giúp các em học sinh hiểu được kiến thức về một số nét chính của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII. Đồng thời, qua tài liệu này giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho riêng mình.

Lịch sử 8 Bài 7: Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII

Giải câu hỏi phần Hình thành kiến thức mới Sử 8 Bài 7

1. Một số nét chính của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII

Câu hỏi trang 38: Hãy nêu những nét chính về bối cảnh lịch sử Đàng Ngoài của Đại Việt nửa đầu thế kỉ XVIII

Trả lời:

Bối cảnh bùng nổ phong trào nông dân

- Giữa thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Đàng Ngoài rơi vào khủng hoảng trầm trọng:

+ Vua Lê bạc nhược, chúa Trịnh chỉ lo hưởng thụ, tận thu thuế, bóc lột nhân dân.

+ Sản xuất nông nghiệp đình đốn, thủ công nghiệp ngày càng sa sút, các đô thị suy tàn.

+ Đời sống nhân dân cơ cực.

\=> Nông dân Đàng Ngoài vùng lên khởi nghĩa chống lại chính quyền.

Câu hỏi trang 38: Dựa vào lược đồ 7.2, sơ đồ 7.3, hãy nêu những diễn biến chính của các cuộc khởi nghĩa. Tại sao các cuộc khởi nghĩa này lại thất bại?

Trả lời:

* Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu

- Khởi nghĩa của Hoàng Công Chất (1739 - 1769):

+ Địa bàn hoạt động: vùng Điện Biên, Tây Bắc

+ Kết quả: thất bại, nghĩa quân bị quân triều đình đàn áp.

- Khởi nghĩa của Nguyễn Danh Phương (1740 - 1751):

+ Địa bàn hoạt động: Sơn Tây, Việt Trì, Thái Nguyên, Tuyên Quang.

+ Kết quả: Năm 1751, Nguyễn Danh Phương bị bắt, khởi nghĩa thất bại.

- Khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu (1741 - 1751):

+ Địa bàn hoạt động: Đồ Sơn, Kinh Bắc, Thăng Long, Sơn Nam, Thanh Hoá, Nghệ An.

+ Kết quả: Năm 1751, quân Trịnh tấn công dồn dập, khởi nghĩa thất bại.

* Nguyên nhân thất bại của các cuộc khởi nghĩa:

- Tương quan lực lượng giữa các cuộc khởi nghĩa với chính quyền phong kiến Lê - Trịnh có sự chênh lệch.

- Các cuộc khởi nghĩa diễn ra lẻ tẻ, mang tính tự phát, thiếu sự liên kết với nhau để tạo thành một phong trào đấu tranh chung, rộng lớn và thống nhất ở cả Đàng Ngoài.

2. Tác động của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài đối với xã hội Đại Việt thế kỉ XVIII

Câu hỏi trang 39: Khai thác tư liệu 7.4 và thông tin trong bài, em hãy cho biết phong trào nông dân Đàng Ngoài có tác động như thế nào đối với xã hội Đại Việt thế kỉ XVIII.

Giải câu hỏi Luyện tập, Vận dụng Lịch sử 8 Bài 7

Luyện tập 1

Sự mục nát của chính quyền họ Trịnh Đàng Ngoài đã dẫn đến những hậu quả gì?

Trả lời:

- Sự mục nát của chính quyền họ Trịnh Đàng Ngoài đã khiến cho: đời sống của các tầng lớp nhân dân, nhất là nông dân lâm vào khổ cực, bần cùng; thúc đẩy nhân dân nổi dậy đấu tranh chống lại chính quyền phong kiến.

Luyện tập 2

Nêu những nét chính của các cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII

Trả lời:

- Nét chính về các cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài:

+ Nguyên nhân bùng nổ: mâu thuẫn sâu sắc giữa các tầng lớp nhân dân (nhất là nông dân) với chính quyền phong kiến Lê - Trịnh.

+ Phạm vi, quy mô: hàng chục cuộc khởi nghĩa của nông dân đã diễn ra trên phạm vi cả Đàng Ngoài.

+ Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: khởi nghĩa của Hoàng Công Chất (1739 - 1769); Khởi nghĩa của Nguyễn Danh Phương (1740 - 1751); khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu (1741 - 1751),…

+ Kết quả: thất bại.

+ Tác động: buộc chính quyền Đàng Ngoài phải thực hiện một số chính sách nhượng bộ; làm lung lay chính quyền “vua Lê - chúa Trịnh”.

Vận dụng 3

Tìm hiểu thêm về các cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII, hãy viết về một cuộc khởi nghĩa (khoảng 100 chữ) với các nội dung sau: Khởi nghĩa diễn ra khi nào? Mục đích? Ở đâu? Ai tham gia? Ai có liên quan? Họ đã hành động như thế nào? Kết quả.

Hướng dẫn trả lời câu hỏi Bài 5: Công xã Pa-ri 1871, sách giáo khoa Lịch sử lớp 8. Nội dung trả lời câu hỏi 1 2 3 4 bài 5 trang 39 sgk Lịch sử 8 bao gồm đầy đủ kiến thức lý thuyết và bài tập có trong SGK để giúp các em học tốt môn lịch sử lớp 8.


Lý thuyết

I. Sự thành lập công xã

1. Hoàn cảnh ra đời của Công xã

Nhằm giảm nhẹ các mâu thuẫn trong nước và ngăn cản quá trình thống nhất nước Đức. Pháp tuyên chiến với Phổ

Năm 1870, chiến tranh Pháp – Phố nổ ra trong điều kiện không có lợi cho Pháp.

Trái với Phổ, quân Pháp chuẩn bị chu đáo để tham gia chiến tranh : quân đội chưa được huấn luyện kĩ càng, thiếu sự chỉ huy thống nhất, thiếu vũ khí. trang thiết bị. ngay cả kế hoạch tác chiến cũng không có.

Ngày 2 – 9 – 1870. Hoàng đế nước Pháp là Na-pô-lê-ông III cùng toàn bộ quân chủ lực gồm 10 vạn người bị quân Phổ bắt làm tù binh tại thành Xơ-đăng (gần biên giới Pháp – Bỉ).

Được tin đó, ngày 4 – 9 – 1870, nhân dân Pa-ri, phần lớn là công nhân và tiểu tư sản, đã đứng lên khởi nghĩa, lật đổ chính quyền Na-pô-lê-ông III. đòi thành lập chế độ cộng hòa và bảo vệ “Tổ quốc lâm nguy”. Chính phủ lâm thời tư sản được thành lập? mang tên “Chính phủ vệ quốc”.

Theo đà chiến thắng, quân Phổ tiến sâu vào đất Pháp và bao vây Pa-ri. Chính phủ tư sản vội vã xin đình chiến. Bất chấp thái độ đầu hàng và hành động đàn áp phong trào đấu tranh của chính phủ tư sản, nhân dân Pa-ri kiên quyết chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

2. Cuộc khởi nghĩa ngày 18 – 3 – 1871. Sự thành lập Công xã

Mâu thuẫn giữa chính phủ tư sản đóng ở Véc-xai với nhân dân Pa-ri (do Ủy ban Trung ương Quốc dân quân chỉ huy) ngày càng tăng. Chi-e – người nắm vai trò quyết định trong chính phủ mới, ra lệnh tước vũ khí của Quốc dân quân, hòng bắt hết các ủy viên của ủy ban Trung ương.

Ba giờ sáng 18 – 3 – 1871. Chi-e cho quân đánh úp đồi Mông-mác (Bắc Pa-ri), nơi tập trung đại bác của Quốc dân quân, nhưng gặp phải sự phản kháng mạnh mẽ của nhân dân. Công nhân Pa-ri và gia đình họ kéo đến ngày càng đông để hỗ trợ cho các chiến sĩ Quốc dân quân. Quán Chi-e bị vây chặt. Bọn chỉ huy điên cuồng ra lệnh bắn vào nhân dân nhưng binh lính không tuân lệnh. Họ ngả về phía nhân dân. tước vũ khí của chúng.

Âm mưu chiếm đồi Mông-mác của Chi-e bị thất bại. Chiến sự cũng diễn ra ở các nơi khác với thắng lợi của Quốc dân quân. Cuộc chiến đấu kết thúc khi nhân dân làm chủ Pa-ri. Quân chính phủ tháo chạy về Véc-xai, ủy ban Trung ương Quốc dân quân đảm nhiệm vai trò Chính phủ lâm thời.

Ngày 26 – 3 – 1871, nhân dân Pa-ri tiến hành bầu Hội đồng Công xã theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. 86 đại biểu đã trúng cử. hầu hết là công nhân và trí thức, đại diện cho nhân dân lao động Pa-ri.

II. Tổ chức bộ máy và chính sách của công xã Pa-ri

Cơ quan cao nhất của Nhà nước mới là Hội đồng Công xã, vừa ban bố pháp luật, vừa lập các ủy ban thi hành pháp luật.

Giải bài tập lịch sử 8 bài 5 trang 39 năm 2024

Công xã ra sắc lệnh giải tán quân đội và bộ máy cảnh sát của chế độ cũ, thành lập lực lượng vũ trang và lực lượng an ninh của nhân dân. Công xã đã ban bố và thi hành các sắc lệnh phục vụ quyền lợi của nhân dân :

– Tách nhà thờ khỏi hoạt động của Nhà nước, nhà trường không được dạy kinh Thánh.

– Giao cho công nhân quản lí những xí nghiệp của bọn chủ bỏ trốn.

– Quy định về tiền lương tối thiểu, giảm lao động ban đêm, cấm cúp phạt, đánh đập công nhân.

– Hoãn trả tiền thuê nhà, hoãn trả nợ.

– Quy định giá bán bánh mì.

– Thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc, miễn học phí.

Công xã Pa-ri trở thành một Nhà nước kiểu mới.

III. Nội chiến ở Pháp, ý nghĩa lịch sử của công xã Pa-ri

Từ đầu tháng 4, quân Véc-xai bắt đầu tiến công Pa-ri. Đến đầu tháng 5, phần lớn các pháo đài ở phía tây và phía nam bị quân Véc-xai chiếm lại.

Đầu tháng 5-1871, chính phủ Chi-e kí hòa ước với Đức. cốt cho Đức tỉnh An-dát và một phần tinh Lo-ren giàu có, chịu bồi thường 5 tỉ phrăng vàng. Đáp lại, Đức thả 10 vạn tù binh để Chi-e có thêm lực lượng chống lại Công xã.

Ngày 20 – 5, quân chính phủ Véc-xai bắt đầu tổng tấn công vào thành phố. Từ đó diễn ra cuộc chiến ác liệt giành giật từng ngôi nhà, góc phố, kéo dài cho đến ngày 28 – 5 – 1871. lịch sử gọi là “Tuần lễ đẫm máu” Nhân dân lao động Pa-ri, kể cả người già, phụ nữ. trẻ em đều tham gia chiến đấu. Trận chiến đấu cuối cùng của các chiến sĩ Công xã diễn ra ở nghĩa địa Cha La-se-dơ ngày 27 – 5.

Giải bài tập lịch sử 8 bài 5 trang 39 năm 2024

Tuy chỉ tồn tại 72 ngày, nhưng Công xã Pa-1: có ý nghĩa thực sự lớn lao. Công xã là hình ảnh của một chế độ mới, xã hội mới, là sự cổ vũ nhân dân lao động toàn thế giới trong sự nghiệp đấu tranh cho một tương lai tốt đẹp hơn. Công xã để lại nhiều bài học quý báu : cách mạng vô sản muốn thắng lợi phải có Đảng cách mạng chân chính lãnh đạo. thực hiện liên minh công nông ; phải kiên quyết trấn áp kẻ thù. xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân.

Trước khi đi vào Hướng dẫn trả lời câu hỏi 1 2 3 4 bài 5 trang 39 sgk Lịch sử 8 chúng ta hãy trả lời câu hỏi in nghiêng giữa bài (Câu hỏi thảo luận trên lớp) sau đây:


Thảo luận

1. Trả lời câu hỏi bài 5 trang 36 sgk Lịch sử 8

Thái độ của “Chính phủ vệ quốc” và của nhân dân Pháp trước tình hình đất nước sau ngày 4 – 9 – 1870 như thế nào?

Trả lời:

– Thái độ của “Chính phủ vệ quốc”: vội vã xin đình chiến, đầu hàng, đàn áp nhân dân.

– Thái độ nhân dân: Bất chấp thái độ đầu hàng và hành động đàn áp phong trào đấu tranh của chính phủ tư sản, nhân dân Pa-ri kiên quyết đứng lên chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

Trình bày diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa ngày 18 – 3 – 1871.

Trả lời:

Sáng 18 – 3 – 1871, Chi-e cho quân đánh úp đồi Mông-mác (Bắc Pa-ri), nhưng gặp phải sự phản kháng mạnh mẽ của nhân dân.

– Công nhân Pa-ri và gia đình họ kéo đến ngày càng đông để hỗ trợ cho các chiến sĩ Quốc dân quân. Quân Chi-e bị vây chặt.

– Bọn chỉ huy điên cuồng ra lệnh bắn vào nhân dân nhưng binh lính không tuân lệnh giúp nhân dân, tước vũ khí của chúng.


2. Trả lời câu hỏi bài 5 trang 37 sgk Lịch sử 8

Những chính sách của Công xã Pa-ri phục vụ cho ai?

Trả lời:

Những chính sách của Công xã Pa-ri phục vụ quyền lợi của nhân dân lao động.


3. Trả lời câu hỏi bài 5 trang 38 sgk Lịch sử 8

Tại sao Đức ủng hộ Chính phủ Véc-xai trong việc chống lại Công xã Pa-ri?

Trả lời:

Đức ủng hộ chính phủ Véc- xai trong việc chống lại Công xã Pa -ri vì:

– Chính phủ Chi-e kí hòa ước với những điều khoản có lợi cho Đức: cắt hai tỉnh An-dát và Lo-ren cho Đức, bồi thường 5 tỉ phrăng vàng.

– Đáp lại, Đức thả 10 vạn tù binh để Chi-e có thêm lực lượng chống Công xã.

Cuộc chiến đấu giữa chiến sĩ Công xã Pa-ri và quân Véc-xai diễn ra như thế nào?

Trả lời:

– Từ đầu tháng 4, quân Véc-xai bắt đầu tiến công Pa-ri. Đến đầu tháng 5, phần lớn các pháo đài ở phía tây và phía nam bị quân Véc-xai chiếm lại.

– Ngày 20-5, quân chính phủ Véc-xai bắt đầu tấn công vào thành phố, nhân dân Pa-ri chống trả quyết liệt

– Ngày 27-5, Trân chiến đấu cuối cùng của các chiến sĩ Công xã diễn ra ở trân địa Cha La-se-dơ.

– Đến ngày 28-5-1871, cuộc chiến đấu kết thúc, lịch sử gọi là “Tuần lễ đẫm máu”, Công xã Pa-ri sụp đổ.

Dưới đây là Hướng dẫn trả lời câu hỏi 1 2 3 4 bài 5 trang 39 sgk Lịch sử 8. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi giải nhé!


Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp trả lời câu hỏi lịch sử 8 kèm câu trả lời chi tiết câu hỏi 1 2 3 4 bài 5 trang 39 sgk Lịch sử 8 của Bài 5: Công xã Pa- ri 1871 của Chương II. Các nước Âu – Mĩ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX trong Phần một. Lịch sử thế giới – Lịch sử thế giới cận đại (từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917) cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết câu trả lời từng câu hỏi các bạn xem dưới đây:

Giải bài tập lịch sử 8 bài 5 trang 39 năm 2024
Trả lời câu hỏi 1 2 3 4 bài 5 trang 39 sgk Lịch sử 8


1. Trả lời câu hỏi 1 bài 5 trang 39 sgk Lịch sử 8

Vì sao nhân dân Pa-ri đấu tranh và thành lập Công xã Pa-ri?

Trả lời:

Nhân dân Pa-ri đấu tranh và thành lập Công xã Pa-ri vì: Chính phủ vệ quốc sau khi thành lập không tổ chức đấu tranh chống Phổ mà nhanh chóng đầu hàng, đàn áp phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân.


2. Trả lời câu hỏi 2 bài 5 trang 39 sgk Lịch sử 8

Lập niên biểu những sự kiện cơ bản của Công xã Pa-ri.

Trả lời:

Thời gian Sự kiện Kết quả 18-3-1871 Chiến sự ở Pa-ri Quân Chính phủ bị đánh bị, nhân dân Pa-ri làm chủ 26-3-1871 Bầu cử Hội đồng Công xã Công xã được thành lập Tháng 4 – đầu tháng 5 – 1871 Quân Véc-xai bắt đầu tấn công Pa-ri Quân Vec-xai chiếm phía Tây và phía Nam Pa-ri 20-5-1871 Quân Véc-xai tổng tấn công Pa-ri Cuộc chiến diễn ra ác liệt 27-5-1871 Trận chiến ở nghĩa địa Cha La-se-dơ Công xã sụp đổ


3. Trả lời câu hỏi 3 bài 5 trang 39 sgk Lịch sử 8

Vì sao nói Công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới?

Trả lời:

Công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới vì:

– Thành lập lực lượng vũ trang, lực lượng an ninh của nhân dân.

– Ban bố và thi hành nhiều sắc lệnh phục vụ quyền lượi của nhân dân.

– Bản chất của công xã là do dân và vì dân, không như nhà nước tư sản chỉ phục vụ quyền lợi của giai cấp tư sản.


4. Trả lời câu hỏi 4 bài 5 trang 39 sgk Lịch sử 8

Trình bày ý nghĩa lịch sử và bài học của Công xã Pa-ri.

Trả lời:

– Ý nghĩa:

+ Là hình ảnh của chế độ mới, xã hội mới.

+ Cổ vũ nhân dân lao động toàn thế giới đấu tranh cho một xã hội tốt đẹp hơn.

– Để lại bài học quý báu như:

+ Cách mạng muốn giành thắng lợi phải có Đảng cách mạng nhân chính lãnh đạo, thực hiện liên minh công nông.

+ Phải kiên quyết trấn áp kẻ thù, xây dựng nhà nước của dân,do dân, vì dân.


Bài trước:

  • Trả lời câu hỏi 1 2 bài 4 trang 34 sgk Lịch sử 8

Bài tiếp theo:

  • Trả lời câu hỏi 1 2 3 bài 6 trang 44 45 sgk Lịch sử 8

Xem thêm:

  • Các bài Lịch sử 8 khác
  • Để học tốt môn Toán lớp 8
  • Để học tốt môn Vật lí lớp 8
  • Để học tốt môn Sinh học lớp 8
  • Để học tốt môn Ngữ văn lớp 8
  • Để học tốt môn Địa lí lớp 8
  • Để học tốt môn Tiếng Anh lớp 8
  • Để học tốt môn Tiếng Anh lớp 8 thí điểm
  • Để học tốt môn Tin học lớp 8
  • Để học tốt môn GDCD lớp 8

Chúc các bạn làm bài tốt cùng giải bài tập sgk lịch sử lớp 8 với trả lời câu hỏi 1 2 3 4 bài 5 trang 39 sgk Lịch sử 8