Giá trị thị trường của hàng hóa là gì

Là một kênh đầu tư hiệu quả và an toàn, thị trường hàng hóa phái sinh chịu rất nhiều biến động. Trong số đó, yếu tố “giá cả hàng hóa” có ảnh hưởng lớn đến thị trường hàng hóa này. Vậy giá cả thị trường hàng hóa được xác định bởi các yếu tố nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây!

[Có thể bạn nên đọc]

  • Phái sinh hàng hóa: Lựa chọn đầu tư tiềm năng
  • Các khái niệm cần biết khi giao dịch hàng hóa phái sinh
  • Sức hút từ thị trường năng lượng ở Việt Nam

Giá cả hàng hóa là gì?

Trên thực tế, có rất nhiều khái niệm về giá cả hàng hóa được nhân loại công nhận như sau:

Giá trị thị trường của hàng hóa là gì

Giá cả hàng hóa là giá trị của hàng hóa được biểu hiện bằng tiền

– Quan điểm của các nhà kinh tế học: Giá cả của hàng hóa là biểu hiện bằng tiền giá trị của hàng hóa.

– Quan điểm của các nhà kinh tế thị trường: Giá cả hàng hóa là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa, đồng thời cũng biểu thị một cách tổng hợp các mối hệ trong nền kinh tế quốc dân.

– Quan điểm các Mác: Giá cả hàng hóa là sự biểu hiện bằng tiền giá trị xã hội của một hàng hóa nhất định.

– Quan điểm của Lê-nin: Giá cả hàng hóa là sự biểu hiện bằng tiền giá trị xã hội của một hàng hóa nhất định, một đơn vị sử dụng nhất định.

Như vậy, không có một khái niệm chung nào về giá cả hàng hóa. Bạn có thể hiểu đơn giản, giá cả của hàng hóa là giá trị của hàng hóa được biểu hiện bằng tiền. Trong đó, giá cả là thước đo xác định lượng giá trị hàng hoá và là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế toàn cầu.

Chức năng của giá cả hàng hóa phái sinh

Giá cả hàng hóa phái sinh được xem xét trên góc độ của người mua và người bán.

– Đối với người mua: Giá cả là tổng số tiền mà người mua phải bỏ ra để được quyền sở hữu và sử dụng hàng hóa.

– Đối với người bán: Giá cả là tổng số tiền mà người bán tiêu thụ được sản phẩm theo giá trị đã được thỏa thuận trước.

Giá cả hàng hóa phái sinh có 3 chức năng chính, đó là:

1- Phân phối lại và phân phối toàn bộ thu nhập quốc dân.

2- Phương tiện thanh toán cho các hợp đồng mua bán.

3- Đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển kinh tế vĩ mô.

Giá cả thị trường hàng hóa được xác định bởi các yếu tố nào?

Giá trị thị trường của hàng hóa là gì

Các yếu tố tác động đến giá cả thị trường hàng hóa phái sinh

Có rất nhiều các yếu tố tác động đến giá cả thị trường hàng hóa phái sinh, trong đó một số yếu tố chủ chốt bao gồm:

Thứ nhất, quan hệ cung cầu hàng hóa trên thị trường:

Nếu cung lớn hơn cầu thì giá cả hàng hóa có xu hướng giảm; ngược lại nếu cầu lớn hơn cung thì giá cả hàng hóa sẽ có xu hướng tăng lên.

Thứ hai, giá trị của hàng hóa:

Giá trị của hàng hóa chịu sự tác động bởi năng suất lao động và mức độ phức tạp của lao động. Giá trị hàng hóa sẽ tỷ lệ thuận với giá cả hàng hóa, tức là một hàng hóa được làm ra mất nhiều thời gian, công sức lao động thì giá cả hàng hóa càng cao và ngược lại.

Thứ ba, giá trị tiền tệ:

Tiền tệ tỉ lệ nghịch với giá cả hàng hóa. Khi giá tiền tệ tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa hơn và ngược lại.

Thứ tư, tác động của các chính sách kinh tế:

Tùy vào chính sách kinh tế của mỗi quốc gia, giá cả có thể thay đổi theo từng thời kỳ để phù hợp với sự phát triển trong nước và thế giới.

Cuối cùng, chịu sự tác động của quan hệ cạnh tranh:

Sự cạnh tranh càng cao giữa các doanh nghiệp cũng có thể khiến giá cả hàng hóa càng có cơ hội được hạ thấp và ngược lại…

Tóm lại, giá cả hàng hóa phái sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố mà các trader cần xác định rõ yếu tố nào quan trọng nhất và theo dõi dữ liệu để phân tích và đưa ra quyết định giao dịch phù hợp!

có ý nghĩa quan trọng để phát triển nền kinh tế. Các hàng hóa, sản phẩm được lưu thông trong thị trường thì được gọi chung là thị trường hàng hóa. Tuy nhiên, thị trường này được phân thành nhiều loại khác nhau dựa trên những nhân tốt nhất định. Hãy cùng Yuanta Việt Nam tìm hiểu rõ hơn về khái niệm này.

Giá trị thị trường của hàng hóa là gì

Có lẽ, khái niệm thị trường hàng hóa là gì vẫn còn khá xa lạ với nhiều người. Bạn có thể hiểu đơn giản đây là khái niệm chỉ thị trường vật lý hoặc thị trường ảo để mua bán, kinh doanh các sản phẩm, hàng hóa. Trên thế giới hiện nay có khoảng 50 thị trường hàng hóa để tạo điều kiện cho doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

Giá trị thị trường của hàng hóa là gì

Thị trường hàng hóa là nơi để trao đổi, buôn bán hàng hóa

\>>> Xem thêm: Quy luật kinh tế là gì? Các quy luật cơ bản tinh chất và ý nghĩa

Các loại hàng hóa cũng được phân thành những nhóm khác nhau. Hiện nay có hàng hóa cứng, ví dụ là tài nguyên thiên nhiên như vàng, sắt,.. Hàng hóa mềm là những sản phẩm nông nghiệp như nông sản, thịt,..

Phân loại thị trường hàng hóa

Sau khi tìm hiểu thị trường hàng hóa là gì, bạn sẽ thấy rằng khái niệm này phân loại thị trường thành nhiều nhóm khác nhau. Những nhóm này mang nét đặc trưng riêng và kết hợp với nhau tạo thành thị trường hàng hóa.

Phân loại theo hình thái vật chất của đối tượng trao đổi

Nếu phân loại thị trường hàng hóa theo hình thái vật chất của đối tượng trao đổi thì sẽ có những loại sau:

  • Thị trường hàng hóa: Đây là hình thái thị trường mà đối tượng trao đổi đã được hình thành dưới dạng hiện hình, hiện vật. Trong phân loại này sẽ gồm có 2 bộ phận là thị trường các yếu tố sản xuất bao gồm nguyên vật liệu và thị trường hàng hóa tiêu dùng trao đổi các mặt hàng thông thường và đáp ứng nhu cầu của xã hội.
  • Thị trường dịch vụ: Đây là thị trường mà đối tượng được trao đổi không tồn tại dưới một hình dạng nhất định nhưng vẫn có thể thỏa mãn nhu cầu về tinh thần cho con người.

Giá trị thị trường của hàng hóa là gì

Thị trường hàng hóa có thể được phân loại theo hình thái vật chất

Phân loại theo biểu hiện của nhu cầu và khả năng biến nhu cầu thành hiện thực

Ngoài việc dựa trên hình thái thì thị trường hàng hóa còn được phân loại theo biểu hiện của nhu cầu và khả năng biến nhu cầu thành hiện thực. Với hình thức phân loại này thì sẽ có những dạng sau:

  • Thị trường thực tế: Đây là khái niệm để chỉ thị trường mà khách hàng có nhu cầu đã được đáp ứng thông qua hệ thống cung cấp hàng hóa, các sản phẩm kinh doanh
  • Thị trường tiềm năng: Đây là thị trường mà khách hàng có khả năng thanh toán và nhu cầu sử dụng sản phẩm nhưng chưa có được hàng hóa, dịch vụ
  • Thị trường lý thuyết: Đây là thị trường có toàn bộ dân cư nằm trong vùng và có khả năng thu hút để phát triển kinh doanh, gồm cả khách hàng tiềm năng, thực tế cùng với các nhóm dân cư khác.

Phân loại theo số lượng và vị trí của người mua, người bán

Nếu dựa trên phân loại theo số lượng và vị trí của người mua, người bán thì sẽ có các loại sau:

  • Thị trường cạnh tranh hoàn hảo: Đây là thị trường có số lượng người mua, người bán đông đảo và có vị trí rất nhỏ trong thị trường. Vì thế, giá cả của hàng hóa trong nơi này sẽ do quan hệ cung cầu trong từng giai đoạn quyết định
  • Thị trường độc quyền gồm độc quyền mua và bán, thị trường này được sinh ra khi chỉ có một người bán hoặc một người mua, điều này giúp người độc quyền đẩy giá bán lên cao, có thể lũng đoạn thị trường.
  • Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo: Hình thái này có sự xen lẫn giữa cạnh tranh và độc quyền. Sự không hoàn hảo này xuất phát từ chi phí sản xuất, uy tín nhãn hiệu hàng hóa, yếu tố mậu dịch,…

Giá trị thị trường của hàng hóa là gì

Có thể phân loại dựa vào vị trí, số lượng người mua, người bán

Vai trò của thị trường hàng hóa

Thông qua việc tìm hiểu thị trường hàng hóa là gì, bạn sẽ thấy đây là một yếu tố rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Vai trò của thị trường này có thể kể đến như:

  • Tạo môi trường để thực hiện các hoạt động giao dịch thương mại của doanh nghiệp, nhà đầu tư, giúp người mua và bán thực hiện được các giao dịch
  • Rút ngắn quá trình giao dịch của các tổ chức, đơn vị kinh tế với nhau
  • Có sự kết hợp của cung và cầu, giúp cho người bán và người mua cạnh tranh lành mạnh với nhau
  • Giúp doanh nghiệp bán hàng tìm được khách hàng mới, tiềm năng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Giá trị thị trường của hàng hóa là gì

Thị trường hàng hóa có vai trò quan trọng

Cách hoạt động của thị trường hàng hóa

Để một thị trường hàng hóa hoạt động, nhà đầu tư, cá nhân hay tổ chức có thể chọn đầu tư theo nhiều cách khác nhau. Một cách đầu tư gián tiếp đó là mua cổ phiếu, chứng khoán, trái phiếu trong các tập đoàn mà doanh nghiệp phụ thuộc vào giá cả của hàng hóa. Ngoài ra còn có thể đầu tư vào các quỹ tương hỗ, quỹ chỉ số hoặc quỹ đầu tư chi tiêu tập trung vào các công ty đầu tư hàng hóa.

Ngoài ra, nhà đầu tư còn có thể chọn hình thức đầu tư trực tiếp là mua bán hợp đồng hàng hóa tương lai. Hình thức này yêu cầu chủ thể liên quan phải mua hoặc bán một loại hàng hóa được chỉ định và giao hàng trong tương lai.

Khái niệm thị trường hàng hóa đã làm rõ những thành phần phải có trong một thị trường. Hiện nay, thị trường này được phân thành nhiều nhóm khác nhau dựa trên những tiêu chí khác nhau. Cách hoạt động của thị trường hàng hóa cũng có nhiều hình thức giúp nhà đầu tư lựa chọn được một cách phù hợp với nhu cầu, điều kiện của mình. Trên đây, bài viết được chia sẻ bởi công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam.