Dương khiết trì là ai

Chụp lại hình ảnh,

Ông Dương Khiết Trì [trái] gặp ông Phạm Bình Minh sáng 27/6

Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì đến Việt Nam hôm thứ Hai 27/6 với mục đích chính được công bố là đồng chủ trì Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Trung-Việt.

Tuy nhiên trong thời điểm căng thẳng vì những tranh chấp trên Biển Đông, giới quan sát cho rằng một trong những chủ đề chính sẽ là phán quyết mà tòa Trọng tài quốc tế sắp đưa ra về vụ Philippines kiện Trung Quốc.

Ông Dương Khiết Trì và Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh vừa cùng chủ trì phiên họp thứ 9 của Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc diễn ra tại Hà Nội.

Hãng tin Reuters tường thuật chuyến đi của ông Dương Khiết Trì diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường tuyên truyền trước phán quyết của tòa án quốc tế.

Ông Dương Khiết Trì là đồng chủ tịch một "ban chỉ đạo" tăng cường các quan hệ và tránh xung đột. Ông sẽ có cuộc tiếp xúc với các lãnh đạo Việt Nam vào cuối ngày thứ Hai 27/6.

"Chúng tôi vui mừng nhận ra quan hệ giữa hai nước qua thời gian qua tiếp tục phát triển tích cực, mặc dù còn tồn tại một số vấn đề cần giải quyết," Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh nói sau khi chào mừng ông Dương.

Báo Người Lao Động tại Việt Nam đưa tin ông Dương và ông Phạm Bình Minh sẽ chứng kiến buổi ký kết ba văn kiện hợp tác giữa hai lực lượng cảnh sát biển, về khoản tín dụng 129 triệu USD Trung Quốc cấp cho Việt Nam để xây cung văn hoá hữu nghị Việt - Trung tại Hà Nội và văn kiện về mở Lãnh sự quán Trung Quốc tại Đà Nẵng.

Trung Quốc tuyên bố có ít nhất 47 quốc gia đã ủng hộ lập trường của họ về phán quyết của Tòa trọng tài Thường trực [PCA] tại The Hague về vụ Philippines kiện yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Con số này bị nhiều người hoài nghi.

Giáo sư Luật tại Đại học Edinburgh, ông Alan Boyle, nói với BBC hôm 27/6 rằng "Trung Quốc có thể đưa danh sách các nước mà họ cho là ủng hộ họ, nhưng phải nhìn vào thực chất sự ủng hộ này xem có hiệu quả đến đâu".

Theo Giáo sư Boyle, người tham gia cố vấn cho Philippines, dù tuyên bố không chấp nhận thì Trung Quốc cũng sẽ bị phán quyết của tòa trọng tài ràng buộc.

Chụp lại hình ảnh,

Trung Quốc tuyên bố được nhiều quốc gia ủng hộ trước khi tòa trọng tài PCA ra phán quyết

"Ngay cả khi Trung Quốc rút khỏi Công ước LHQ về Luật Biển, nước này vẫn có bổn phận trước cộng đồng quốc tế."

Các quan chức ngoại giao Trung Quốc đã viết nhiều bài báo trong khu vực, phản đối vụ kiện của Philippines theo Luật Biển của Liên Hiệp Quốc.

Các chuyên gia nói không có vẻ ông Dương Khiết Trì muốn tìm sự đồng cảm từ Việt Nam. Việt Nam có vấn đề về lòng tin với Trung Quốc, và gần đây đã xích lại gần hơn với Philippines.

Mặc dù Việt Nam không tham gia vụ kiện ở tòa tại The Hague, nước này cũng sẽ có lợi nếu phán quyết tích cực cho Manila và có thể có tiếng nói về việc chống lại Trung Quốc cải tạo đảo, hoạt động tuần tra trên biển và việc Trung Quốc vi phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Trên đây là các câu hỏi nhà nghiên cứu Alex Payette sáng lập viên cơ quan tư vấn Cercius – Montréal, Canada và cũng là một cây bút trên tạp chí Asialyst nêu lên trong bài tham luận "Trung Quốc : Làm thế nào Tập Cận Bình để nền ngoại giao tự đánh mất uy tín" đăng trên báo Asialyst hôm đầu tháng 4/2021.

Trong cuộc đọ sức Mỹ-Trung, Washignton tìm cách liên kết các đồng minh Âu cũng như Á đề hình thành một mặt trận chung đối phó với những tham vọng cả về địa chính trị lẫn kinh tế của Trung Quốc. Ngược lại, Bắc Kinh tỏ ra đơn độc hơn bao giờ hết. Lỗi là do bộ ngoại Giao nước này. 

Alex Payette nhắc lại bối cảnh : Bắc Kinh bị quốc tế chỉ trích đàn áp và cưỡng bức lao động tại Tân Cương, bóp chết các quyền tự do hạn hẹp của người dân Hồng Kông, sách nhiễu và đe dọa xâm chiếm Đài Loan. Ngành ngoại giao Trung Quốc cũng đưa ra hình ảnh không mấy tốt đẹp trong cuộc họp đầu tiên với phái đoàn Mỹ dưới chính quyền Biden. Bộ Ngoại Giao hiện đang “gây ra nhiều vấn đề” đối với Đảng ít nhất vì ba lý do : một là sự bất tài của các cán bộ trong ngành ngoại giao Trung Quốc.

Nhược điểm thứ hai là chiến thuật hung hãn của các “chiến lang” mà điển hình là hai phát ngôn viên Hoa Xuân Oánh và Triệu Lập Kiên : lời lẽ cứng rắn của những nhân vật này lố bịch đến nỗi chúng thường xuyên bị phê bình cả ở hải ngoại lẫn trên các mạng xã hội Trung Quốc. Hậu quả kèm theo là Bắc Kinh đang bị cô lập trên bàn cờ quốc tế.

Điểm yếu thứ ba của nền ngoại giao Trung Quốc hiện tại là viễn cảnh thay đổi nhân sự lãnh đạo vào lúc cả hai nhân vật cao cấp nhất là ngoại trưởng, ủy viên Quốc Vụ Vương Nghị và ủy viên Quốc Vụ, ủy viên Bộ Chính Trị Dương Khiết Trì cùng chuẩn bị về hưu.

Trả lời đài RFI Tiếng Việt, từ Montréal, chuyên gia Alex Payette trước hết nêu bật hiềm khích sâu đậm giữa hai ông Dương Khiết Trì và Vương Nghị :

Alex Payette : Bộ Ngoại Giao là một dạng loa phóng thanh và trong một chừng mực nào đó, cơ quan này phản ánh những gì diễn ra bên trong “guồng máy”. Trong guồng máy đó chúng ta có một sự đối đầu giữa ngoại trưởng Vương Nghị và ủy viên Bộ Chính Trị của đảng Cộng Sản Trung Quốc đặc trách về đối ngoại là ông Dương Khiết Trì.

Sự đối đầu giữa hai nhân vật này giải thích vì sao rất hiếm khi họ xuất hiện bên nhau. Vương Nghị và Dương Khiết Trì kình nhau và phải nói là rất lấy làm lạ hai nhân vật này đã cùng nhau đến dự hội nghị ở Alaska với Hoa Kỳ vào tháng trước. Qua cuộc họp đó mọi người thấy rõ là ủy viên Quốc Vụ Dương Khiết Trì đã coi thường ngoại trưởng Vương Nghị ra mặt. Chẳng hạn như họ Dương gọi ngoại trưởng Trung Quốc bằng tên, nói trống không mà không kèm với chức danh của ông Vương Nghị.

Rồi sau khi phát biểu thật dài trong 17-18 phút, ông Dương Khiết Trì một cách rất trịch thượng đã quay sang hỏi ngoại trưởng Vương Nghị “có cần nói gì thêm không ? Cứ nói vắn tắt”. Thêm vào đó hai nhân vật đứng đầu ngành ngoại giao Trung Quốc này cùng xấp xỉ 70 tuổi và ý thức được là họ sắp đến tuổi về hưu, cho nên cả hai cùng muốn duy trì ảnh hưởng của mình trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc trong tương lai.

RFI :  Sự đối đầu đó có gây khó khăn cho chính sách đối ngoại của Bắc Kinh hay không ?

Alex Payette : Có chứ. Vấn đề đặt ra là bộ này phải nghe theo ai khi mà có đến hai vị lãnh đạo, mà hai người đó thường xuyên dẫm chân lên nhau. Cả hai cùng muốn mạnh mẽ chứng tỏ lòng trung thành đối với chủ tịch Tập Cận Bình. Với ông Tập, sự trung thành đó là điều hết sức quan trọng. Ông này quan sát xem ai thi hành tốt những chỉ thị của mình. Rõ ràng là có một sự ganh đua giữa các ông Vương Nghị và Dương Khiết Trì. Cả hai cùng muốn tiếp tục được trọng dụng sau khi mãn nhiệm kỳ vào cuối 2022.

Vấn đề đặt ra là khi cả hai cùng tranh thủ để lấy điểm với “bề trên” nên đôi khi có những chỉ đạo mâu thuẫn với nhau và đây là một điều hết sức kỳ lạ đang diễn ra ở bên trong bộ Ngoại Giao Trung Quốc. Hiện tượng này làm nhiễu thông điệp của Bắc Kinh cả trên trường quốc tế lẫn với công luận trong nước, thậm chí là bên trong Bộ Ngoại Giao. Hơn thế nữa thật ra không chỉ có một sự kình địch giữa hai ông Dương Khiết Trì và Vương Nghị mà sự đối đầu đó hiện diện ở mọi cấp.

Thành thử giới phân tích tự hỏi : thông điệp trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc là gì ? Hiện tại chúng ta thấy các quan chức ngoại giao nước này hung hăng lên án phương Tây “can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc”, nêu lên thái độ “bất công”, thái độ “thù nghịch” của các nền dân chủ, muốn làm suy yếu Trung Quốc … Nhưng ngoài chiến thuật đó chúng ta không biết Bắc Kinh thực sự muốn gì.

Trước mắt hiệu ứng phụ từ thái độ hung hăng từ một số nhà ngoại giao Trung Quốc rất tai hại vì làm sứt mẻ uy tín của Bắc Kinh và nhất là sau này, liệu rằng quốc tế có còn lắng nghe Trung Quốc nữa hay không để biết Trung Quốc muốn gì. Hay là trái lại, người ta sẽ mệt mỏi với giọng điệu đầy sát khí của các “chiến lang”. Đây sẽ là vấn đề cốt lõi thách thức chính sách ngoại giao Trung Quốc.

RFI : Ở thời điểm này, chính sách đối ngoại của Bắc Kinh đang theo đuổi những mục tiêu nào ?

Alex Payette  : Trung Quốc luôn khẳng định muốn “nâng cấp” trên nhiều phương diện để trở thành một siêu cường của thế giới, nhưng không chắc là Bắc Kinh sẵn sàng lãnh nhận lấy trách nhiệm của một cường quốc, bảo đảm trật tự thế giới. Theo tôi có lẽ trong thâm tâm Bắc Kinh muốn trở về với giai đoạn như dưới thời các tổng thống Hoa Kỳ trước đây là thời của Bill Clinton hay Barack Obama. Trong thời gian đó Mỹ đã dễ dàng để cho đảng Cộng Sản Trung Quốc tự tung tự tác, thâu tóm công nghệ và tài nguyên cần thiết để giúp kinh tế Trung Quốc đi lên.

Đã có rất nhiều bài phân tích cho rằng Trung Quốc muốn áp đặt luật chơi với thế giới, tôi nghĩ rằng lập luận này có phần đi quá xa. Tôi thận trọng hơn cho rằng điều mà Bắc Kinh mong muốn trước hết là có thể tiếp tục phát triển trong một môi trường thuận lợi cho Trung Quốc để nước này không bị gạt ra bên lề tiến trình phát triển của thế giới.

RFI : Vào lúc hình ảnh của Trung Quốc đang xấu đi đáng kể trong mắt cộng đồng quốc tế, Bắc Kinh dường như ý thức được điều đó cho nên đã tận dụng từ đòn ngoại giao khẩu trang đến ngoại giao vac-xin để tô điểm hình ảnh của mình, nhưng Trung Quốc cần phải làm gì để lấy lại uy tín với thế giới ?

Alex Payette  : Đây là một câu hỏi rất hay nhưng có lẽ cũng nên xem lại rằng tái tạo niềm tin với thế giới có thực sự là mục tiêu Bắc Kinh muốn theo đuổi trong hoàn cảnh hiện tại hay không. Hay ưu tiên của nước này là cứ lặng lẽ tiến lên với những lá bài đang có trong tay ? Machiavel xưa kia từng chủ trương, khi người ta làm điều gì đó không tốt thì cứ liều làm hết tất cả những điều xấu xa đó cùng một lúc rồi hạ hồi phân giải.

Trong trường hợp của Trung Quốc hiện nay ta thấy Bắc Kinh đã thâu tóm Hồng Kông, truy tố những nhà đấu tranh dân chủ từng xuống đường vào những năm 2018-2019. Như thể là Trung Quốc cứ liều lĩnh xuất quân mà không suy nghĩ kỹ. Tôi không chắc trong nội bộ của đảng Cộng Sản Trung Quốc có nhiều người đã suy tính trước về hậu quả chính sách thâu tóm Hồng Kông, suy tính trước về phản ứng quốc tế qua việc Bắc Kinh áp đặt luận quốc gia an ninh với đặc khu hành chính Hồng Kông. Vả lại người Trung Quốc thường nói, khi làm điều gì mà bị cả thiên hạ cùng chỉ trích chê cười, chưa chắc là mình đã đi sai một nước cờ !

RFI Tiếng Việt xin cảm ơn nhà nghiên cứu Alex Payette, sáng lập viên cơ quan tư vấn Cercius – Montréal, Canada. 

Video liên quan

Chủ Đề