Đình Nam là ai. Đình Nam đạt huy chương Vàng pencak silat thế nào

Những ngày qua, câu chuyện về Đoàn thể thao Việt Nam tham dự Đại hội thể thao châu Á [ASIAD] lần thứ 18 tại Indonesia luôn được người hâm mộ quan tâm và giành nhiều tình cảm trân trọng.

Trong số các vận động viên giành Huy chương vàng [HCV] cho nước nhà thì ít ai biết được phía sau tấm HCV của võ sĩ Trần Đình Nam [SN 1992, bộ môn Pencak-Silat], trú tại thôn Kim Chuế, xã An Đức, huyện Ninh Giang [Hải Dương] là câu chuyện thú vị về nghiệp thể thao, gia đình cũng như mối duyên đến với bộ môn này.

Ngôi nhà vợ chồng võ sĩ Nam ở cùng với bố mẹ tại khu vực chuyển đổi đồng Manh

Khi PV có mặt trong căn nhà nhỏ của Nam tại khu chuyển đổi cánh đồng Manh [khu chân cầu Di Linh] vào buổi chiều muộn thì chủ nhân tấm HCV đang trên Hà Nội dự lễ vinh danh cũng như gặp mặt Thủ tướng Chính phủ.

Trò chuyện với PV Báo Gia đình & Xã hội, ông Trần Đình Khoái [SN 1959, bố võ sĩ Nam] phấn khởi cho biết: “Sau khi biết tin Nam đoạt HCV tại ASIAD 2018, gia đình tôi ai cũng vui mừng, phấn khởi và liên tiếp nhận được nhiều lời động viên, chúc mừng của người thân, họ hàng, bạn bè cùng lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, huyện và địa phương.

Ông Trần Đình Khoái và bà Nguyễn Thị Mức vui mừng trước thành tích con trai đạt được

Chưa khi nào gia đình tôi lại vui đến vậy, đặc biệt hôm xem Nam thi đấu trận chung kết, cả nhà chật kín người đến xem cổ vũ, hò reo. Khi con trai giành chiến thắng, tôi có làm vài mâm cơm, trước là cúng tổ tiên, sau là mời mọi người ở lại liên hoan chúc mừng”.

Theo ông Khoái, ngay từ nhỏ Nam đã yêu thích thể thao, cho nên khi đang học lớp 10 trường THPT tư thục Hồng Đức [huyện Ninh Giang], Nam được nhà trường chọn trong đội tuyển thi môn đẩy tạ trên Hải Dương.

Trong những ngày đoàn của của Nam đang nghỉ chân ở khách sạn thì được cán bộ Trung tâm Đào tạo huấn luyện thể thao tỉnh đến hỏi xem có học sinh nào muốn trở thành vận động viên của tỉnh. Thấy vậy, Nam hăng hái xin đăng ký tham gia.

Có lần, võ sĩ Nam đã có ý định bỏ nghiệp thể thao để về quê giúp vợ. Ảnh: TL

“Khi kết thúc giải thể thao do tỉnh tổ chức khoảng 2 tuần, không thấy trung tâm tỉnh gọi khiến cho Nam và tôi lo lắng, trong khi hôm đó, cán bộ của trung tâm nói là đã nhận con tôi vào.

Thấy nóng ruột, nên tôi nhờ người quen địa phương đưa lên tận trung tâm dò hỏi thì được thông báo, đã nhận Nam vào. Sau đó, hướng dẫn thủ tục làm hồ sơ chuyển Nam lên trung tập học và luyện tập”, bố võ sĩ Nam cho biết.

Lúc đầu, Nam được trung tâm cho tiếp cận học môn đua thuyền, nhưng không có kết quả khả quan. Với yếu tố về hình thể và sức khỏe phù hợp với võ thuật nên Nam được chuyển hướng đào tạo môn võ Pencak-Silat. Chính từ đây, Pencak-Silat đã gắn vào người Nam như một định mệnh để hôm nay võ sĩ này đã mang vinh quang về cho Tổ Quốc.

Chị Trang [vợ võ sĩ Nam] ngập tràn hạnh phúc trước thành tích của chồng đạt được

Nhớ lại những ngày đầu khi lên Trung tâm tập luyện, bà Nguyễn Thị Mức [SN 1961, mẹ võ sĩ Nam] tâm sự: “Trong gia đình, Nam là con trai duy nhất và cũng là con út, cho nên cũng không ai muốn xa rời. Nhưng thấy con trai đam mê thể thao nên vợ chồng tôi động viên và chưa khi nào có ý định khuyên con bỏ nghiệp”.

Theo gia đình, trong quá trình tập luyện tại trung tâm và thi đấu đạt được thành tích cao, Nam được gọi lên đội tuyển Quốc gia. Tuy nhiên, trong một lần bị chấn thương, Nam phải điều trị tại Bệnh viện 108, tiếp đó được đưa trở về trung tâm của tỉnh. Vài năm sau, nhờ thành tích thi đấu tốt, Nam tiếp tục được gọi lại đội tuyển.

Chia sẻ về hôn nhân của mình, chị Nguyễn Thị Trang [SN 1992, vợ võ sĩ Nam] cười nói: “Chuyện tình yêu của vợ chồng em thì dài lắm, nhưng chúng em bằng tuổi nhau, cùng quê, học với nhau từ lớp 1 đến cấp 3. Cho nên, chúng em hiểu nhau và yêu nhau từ đó.

Trước khi SEA Games 2015 diễn ra tại Singapore,  anh Nam có đề cập đến chuyện kết hôn, nhưng sợ các thầy nên đành đợi qua giải đấu đó không thấy ai nói gì thì tổ chức lễ cưới.

Cưới nhau xong, anh ấy tiếp tục lên Hà Nội, còn em làm tại một phòng khám y tư nhân trên TP. Hải Dương. Do có con nhỏ và kinh doanh thêm quán internet, nên sáng em đi làm, tối lại về với quãng đường 25km”.

Trước thông tin cho rằng, đã có thời gian, Nam xin bỏ nghiệp thể thao để về nhà, chị Trang cười nói: “Sự việc đó là có thật. Thời điểm đó khi con trai mới chào đời được vài tháng, bản thân em thì nghỉ làm nên mọi thứ chi phí đều phải trông chờ vào tiền lương của chồng.

Ông Khoái tự hào bên thành tích của con trai

Trong khi đó, lương hàng tháng của anh ấy khoảng hơn 2 triệu không đủ chi phí, sinh hoạt. Cho nên, anh ấy nói chuyện với vợ cùng bố mẹ là muốn bỏ nghiệp thể thao về nhà kiếm việc khác làm, chứ theo nghiệp này không đủ nuôi sống bản thân thì sao lo cho vợ con và gia đình được.

Nghe thấy vậy, em cùng bố mẹ khuyên can nhiều lần, tuy nhiên anh ấy một mực từ bỏ. Khi về nhà được vài ngày thì được các thầy trên Trung tâm Hải Dương về tận nhà động viên, dần dần anh ấy nghe ra và lại quay lại luyện tập. Nếu như năm đó, chồng em bỏ nghiệp thì chắc hôm nay không có được tấm HCV này”.

Mỗi lần thi đấu các giải về mà không giành được thành tích cao nhất, Nam buồn và đều tâm sự với vợ. Tuy không nói ra, nhưng tôi hiểu ý anh ấy muốn nói gì. Anh ấy thường nói, khi thi đấu ngại nhất là gặp võ sĩ chủ nhà.

Vượt qua khó khăn, võ sĩ Trần Đình Nam đạt được nhiều thành công bước đầu

Cho nên trong 2 trận chung kết ở SEA Games 2015, 2017, Nam đều gặp đội chủ nhà và tuột tấm HCV. Vì vậy, trước khi đi tham dự ASIAD 2018, Nam có nói với em là yên tâm, chắc chắn chồng sẽ giành thắng lợi.

Hôm chồng em thi đấu trận chung kết, em cùng mọi người ở cơ quan theo dõi từ đầu đến cuối. Lúc giành thắng lợi, em vui sướng tột cùng và ít phút sau, anh Nam có gọi điện về cho em và nói: "Hôm nay có theo dõi chồng thi đấu không?". Em nói là "Có". Nam hỏi tiếp: "Thế không chúc mừng chồng à?". Em chỉ cười và sau đó, chồng em lại quay vào với đội”.

Tại ASIAD 2018, Trần Đình Nam đạt Huy chương vàng ở bộ môn võ Pencak-Silat. Ảnh: TL

Tại trận chung kết nội dung đối kháng hạng cân 70 - 75kg, Nam gặp lại đối thủ Khalid Mohd Fauzi [Malaysia]. Đây là đối thủ từng thi đấu với Nam tại trận tranh HCV ở SEA Games 29 tổ chức tại Malaysi. Tuy nhiên, với kỹ thuật tốt, Nam đã tung ra nhiều cú đòn chính xác và giành thắng lợi đạt HCV ở hạng cận này.

Nói về ước muốn của gia đình, ông Khoái tâm sự: “Sau này, khi không còn thi đấu, con trai tôi được trung tâm hay Nhà nước tạo điều kiện thì đó là điều may mắn và cũng là mong ước của Nam. Nếu không thì Nam sẽ về quê giúp vợ kinh doanh quán internet. Đồng thời, mở lớp để dạy những em học sinh yêu thích môn võ này".

Bài, ảnh: Đức Tùy

Đức Tùy

Đầu xuân Kỷ Hợi, Báo điện tử Tổ quốc đã có cuộc trò chuyện với HLV đội tuyển Pencaksilat Nguyễn Văn Hùng: 

Asiad 2018 có phải là giải đấu thành công nhất trong sự nghiệp của anh? 

2018 là năm đầu tiên Pencaksilat được đưa vào chương trình của Đại hội Thể thao châu Á. Đây là đại hội mà Pencaksilat Việt Nam đăng ký 14 nội dung thi đấu nhưng chúng ta đã giành được 2 Huy chương vàng, đây là một thành công ngoài mong đợi của chúng tôi. Chắc chắn rằng, Asiad là một kỳ đại hội mà suốt cuộc đời làm HLV tôi sẽ không bao giờ quên. 

Trần Đình Nam - Một trong hai VĐV giành được huy chương vàng tại Aisad 2018. [Ảnh chụp VĐV này đang tập luyện trước lúc lên đường sang Indonesia dự Asiad]

Trước khi tham dự Asiad, Pencaksilat có dám nghĩ đến kết quả này? 

Thực ra, trong kế hoạch và hứa trước Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện, chúng tôi xác định sẽ đạt được ít nhất 1 huy chương vàng. Trên thực tế, các nội dung thế mạnh của các VĐV Pencaksilat Việt Nam đã bị nước chủ nhà cắt đi trước đó, chính vì vậy Ban huấn luyện không dám đặt mục tiêu cao hơn. 

Cảm xúc của anh lúc các học trò giành được Huy chương vàng? 

Rất khó để diễn tả cảm xúc của toàn đội vào thời điểm đó. Nhiều VĐV ở các bộ môn khác mặc dù rất được kỳ vọng nhưng lại không giành được huy chương như mong muốn. Do đó, áp lực ở bộ môn Pencaksilat là rất lớn. 

Kỷ niệm đáng nhớ nhất của anh tại Asiad 2018? 

Thực ra, khoảnh khắc làm mình nhớ nhất đó là trận đấu lật ngược thế cờ và giành huy vàng của VĐV Nguyễn Văn Trí. Ở trận đấu này, Trí đã thua ở hiệp 1 và hiệp 2, lúc đó Ban huấn luyện rất lo lắng. Sau đó, chúng tôi đã yêu cầu Trí thay đổi chiến thuật, bình thường thì lúc đánh đơn các VĐV hay bị bắt bài và đánh ngã. Chính vì vậy, chúng tôi đã quyết định thay đổi cách đánh để em đa dạng đòn đánh hơn. Trí đã lật ngược được thế thua thành thế thắng. Lúc đó, chúng tôi gần như quá sung sướng, nhảy lên ôm chầm lấy nhau. Rất khó để diễn tả được cảm xúc giành được tấm huy chương vàng mở màn cho Pencaksilat. 

Về tấm huy chương vàng thứ hai của  VĐV Trần Đình Nam. VĐV này khá "run" bởi trước đó đã thua đối thủ ở SEA Games trong lần gặp trước. Về trình độ thì Nam rất tốt nhưng VĐV này hay bị tâm lý. Chính nhờ tấm huy chương vàng của Trí đã tiếp thêm sức mạnh cho Trần Đình Nam. Và sau đó, Nam cũng đã chiến thắng VĐV Malaysia với kết quả khá chênh lệch, đem về tấm huy chương vàng thứ 2 cho Pencaksilat. 

Mặc dù đã giành được nhiều thành công như vậy nhưng anh vẫn không được bình chọn làm HLV tiêu biểu nhất của năm, điều này có làm anh tâm tư?

Thực ra không có gì phải buồn cả bởi mình đã rất cố gắng. Mục tiêu của chúng tôi là đóng góp hết sức cho thể thao nước nhà, còn việc nhìn nhận, đánh giá là của nhà chuyên môn. Chúng tôi không vì thế mà tâm tư hay bận lòng gì cả. Nhìn ở một khía cạnh khác, Pencaksilat lần đầu tiên được đưa vào nội dung thi đấu của Asiad.

Tôi vẫn nói với các em VĐV, chúng ta là thuộc bộ môn nhóm 2, không thuộc môn Olympic nên chúng ta hãy cố gắng hết mình để hoàn thành nhiệm vụ. Một ngày nào đó sự ghi nhận của các nhà chuyên môn sẽ khác đi khi Pencaksilat được đưa vào bộ môn Olympic. Mọi sự nỗ lực của các em lúc đó sẽ được đền đáp. 

Yếu tố nào là cần thiết và quan trọng nhất của một VĐV Pencaksilat?

Yếu tố cần nhất đó là các VĐV của chúng ta đó tâm lý ổn định. Do các VĐV của chúng ta không có nhiều sự va chạm, chính vì vậy khi bước vào những trận đấu chính thức thường hay bị tâm lý. Khi chúng ta cởi bỏ được điều đó thì sẽ có thành tích tốt nhất. Nói về mặt bằng chung, các VĐV Pencaksilat chúng ta rất tốt.

Tuy nhiên, có nhiều VĐV khi đạt gần đến đỉnh cao thì thường rất hay bị áp lực. Một phần nữa đó là, các trận thi đấu giao hữu ở Pencaksilat không nhiều dẫn đến ít có sự va chạm. Cho nên, các em không dám tự tin thực hiện các kỹ thuật, kỹ năng, kỹ xảo của mình dẫn đến vấn đề bị "cóng" trong thể thao. Có những VĐV lần đầu tiên tham dự thì đánh rất sôi nổi, rất hay và giành được huy chương vàng nhưng thường về sau lại xảy ra những vấn đề về tâm lý. 

Anh có bí quyết nào giúp các học trò mình đỡ tâm lý? 

Trong các cuộc họp của đội tuyển chúng tôi vẫn thường nói các em phải tự tin trong từng trận đấu. Điều quan trọng nhất đó là không bao giờ đặt ra mục tiêu cho bất kỳ một VĐV nào trước khi thi đấu. Có một số người hỏi tôi rằng, VĐV nào sẽ giành được HCV, tôi trả lời thẳng luôn, không có một VĐV nào của Pencaksilat giám chắc chắn sẽ giành được HCV. 

Cụ thể như VĐV Trần Đình Nam, trước đó chỉ giành Huy chương bạc ở SEA Games và không ai nghĩ rằng sẽ giành được Huy chương vàng ở Asiad khi thi đấu cùng với một đối thủ người Malaysia. VĐV võ khác với các VĐV ở bộ môn khác. 

Có thể ở bộ môn khác, người ta nhìn thấy được rõ các chỉ số cần thiết như giây chạy [điền kinh], hạng cân [cử tạ]. VĐV võ cũng không khác bóng đá là mấy, đôi khi khả năng rất tốt nhưng phong độ lại tùy từng thời điểm. Có những đối thủ yếu hơn nhưng mình lại để thua nhưng cũng có những đối thủ mạnh thì mình lại giành chiến thắng. Điều quan trọng là lúc nào cũng phải chuẩn bị một tâm lý tốt nhất cho VĐV. 

Anh băn khoăn nhất điều gì cho thế hệ kế cận? 

binm6472_full_size_ltam
binm6417_full_size_mags

binm6407_full_size_rupe
binm6509_full_size_tusc

Nhớ lại những ngày tôi giành tấm Huy chương vàng đầu tiên tại SEA Games năm 1999, thời điểm đó, kinh tế còn rất khó khăn, các VĐV theo đuổi được bộ môn võ thuật phải nói rằng đó là một sự đam mê. Đến thời điểm bây giờ, mặc dù cuộc sống đã khá hơn lúc trước rất nhiều. Tuy nhiên, nhiều VĐV năng lực rất tốt nhưng gia đình lại không đồng ý cho theo đuổi đam mê. Do kinh tế khó khăn, nhiều VĐV phải bỏ dở giữa chừng để về đi xuất khẩu lao động. Có nhiều VĐV ở địa phương chỉ vừa mới chớm nở đã phải theo đuổi học nghề để kiếm sống. 

Trong sự nghiệp của mình, người thầy nào có ảnh hưởng đến anh nhất? 

Người thầy đưa tôi đến con đường võ thuật là thầy Trịnh Đình Tuấn [ bố của VĐV Trịnh Thị Mùi, 4 HCV SEA Games]. Ngày xưa lúc còn trẻ, tôi cũng như các thanh niên khách thích chơi bời lêu lổng, rượu chè. Thế nhưng, nhận thấy tố chất của tôi, thầy Tuấn đã thuyết phục bố mẹ để cho tôi theo đuổi niềm đam mê võ thuật. Tôi còn nhớ, thầy đã phải đứng trước bố mẹ tôi hứa sẽ giúp tôi bỏ hút thuốc, uống rượu. 

Ngoài ra, người thầy giúp tôi có được thành công của ngày hôm nay đó là thầy Nguyễn Ngọc Anh [hiện đang là Vụ trưởng Vụ Thể thao quần chúng, Tổng cục Thể dục thể thao]. Thầy Ngọc Anh cũng  là người đã phát hiện và huấn luyện cho tôi về môn Pencaksilat. Tôi đã học được rất nhiều điều từ hai người thầy này. 

Làm nghề VĐV Pencaksilat có đủ để anh nuôi sống gia đình và nếu được chọn lại, anh vẫn theo đuổi nghề này? 

Thực ra điều kiện như bây giờ đã là quá tốt đối với những người theo đuổi võ thuật rồi. Cuộc đời tôi đã gắn liền với Pencaksilat. Nếu được chọn lại, tôi vẫn sẽ giành niềm đam mê cho môn thể thao này.

Sau thành công tại Asiad 2018, không khí đón tết ở gia đình anh năm nay có khác hơn so với những năm trước? 

Cũng bình thường như những năm khác thôi. Tôi quan niệm rằng, mình không nên nhìn thành công đó để tự thỏa mãn mà phải đặt ra mục tiêu, nhiệm vụ mới. 

Điều anh mong muốn nhất sau những tháng ngày xa gia đình? 

Trong một năm tập trung cho đội tuyển, thời gian tôi xa vợ xa con rất nhiều. Chính vì vậy, khi kết thúc những ngày tập luyện và thi đấu, tôi giành hết thời gian cho vợ con mình. Bình thường, lúc đội tuyển đang tập luyện có rất nhiều hôm phải tập luyện sớm. Buổi tối vừa về nhà thì sáng sớm đã phải trở lại đội tuyển ngay. Có những ngày, mong muốn duy nhất của tôi đó là được đưa con đi học. 

Vâng, xin cảm ơn anh!

Video liên quan

Chủ Đề