Điểm thi đại học 2016 năm 2022

Cán bộ làm công tác thi hướng dẫn thí sinh sơ đồ phòng thi tại Trường THPT Ngô Quyền [TP Biên Hòa, Đồng Nai] trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 - Ảnh: A LỘC

Theo Bộ GD-ĐT, năm 2022 các trường đại học thực hiện tự chủ trong tuyển sinh theo quy định của pháp luật và quy chế, hướng dẫn của Bộ GD-ĐT; thực hiện tuyển sinh theo đề án của trường, bảo đảm công bằng cho các nhóm đối tượng và các phương thức. Năm nay, hầu hết các trường đều sử dụng nhiều phương thức xét tuyển khác nhau như xét tuyển bằng điểm thi THPT quốc gia, xét học bạ THPT và các phương thức kết hợp khác.

Bộ GD-ĐT khuyến cáo những trường ĐH, ngành học có mức độ cạnh tranh cao chỉ sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT làm công cụ sàng lọc, sơ tuyển, sau đó cần có thêm các hình thức chọn lọc bổ sung nhằm phân loại tốt hơn đối tượng tuyển chọn. Dựa trên cơ sở này, các trường ĐH lớn đã cắt giảm mạnh chỉ tiêu dành cho phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT.

TS Phan Hồng Hải [hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM]

Chỉ dành 10 - 15% chỉ tiêu xét điểm thi THPT

Có thể thấy các trường đại học ngày càng đa dạng phương thức tuyển sinh, giảm phụ thuộc vào điểm thi tốt nghiệp THPT. Phần lớn các trường không thay đổi nhiều về các phương thức xét tuyển so với năm trước. Tuy nhiên, tỉ lệ chỉ tiêu giữa các phương thức đã có sự thay đổi rõ rệt ở một số trường.

Trường ĐH Kinh tế quốc dân là trường cắt giảm mạnh nhất chỉ tiêu dành cho phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022. Trường dự kiến tuyển khoảng 6.100 chỉ tiêu. Trong đó, xét tuyển thẳng theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD-ĐT và xét tuyển kết hợp theo đề án tuyển sinh của trường chiếm đến 80 - 85%, trong khi phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT trường dành chỉ tiêu thấp nhất từ trước đến nay chỉ còn 10 - 15% chỉ tiêu.

Trường ĐH Kinh tế - luật [ĐH Quốc gia TP.HCM] tuyển sinh theo 6 phương thức và đa dạng hình thức xét tuyển vào 45 ngành, chương trình đào tạo ĐH chính quy. Trong đó, phương thức 3 - xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT 2022, trường dành 30 - 60% tổng chỉ tiêu.

Trường ĐH Kinh tế TP.HCM năm nay giữ ổn định sáu phương thức xét tuyển như năm trước nhưng phân bổ lại chỉ tiêu cho từng phương thức: xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD-ĐT và xét tuyển đối với thí sinh tốt nghiệp chương trình THPT nước ngoài và có chứng chỉ quốc tế [chỉ tiêu 1% theo ngành]; xét tuyển học sinh giỏi [20% theo ngành]; xét tuyển quá trình học tập theo tổ hợp môn [40% theo ngành]; xét tuyển dựa vào kết quả thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM năm 2022 [10% theo ngành]; xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022 [chỉ tiêu còn lại]...

Đánh giá toàn diện năng lực thí sinh

Không chỉ cắt giảm mạnh chỉ tiêu xét điểm thi THPT, nhiều trường còn thêm ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với xét tuyển phương thức này. Trường ĐH Kinh tế quốc dân đặt ra ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của trường theo phương thức xét điểm thi THPT dự kiến là 20 điểm [gồm điểm ưu tiên]. Trường ĐH Kinh tế - luật [ĐH Quốc gia TP.HCM] cũng kèm theo ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào tổ hợp các môn xét tuyển phải đạt từ 18 điểm trở lên.

Tương tự, Trường ĐH Công nghệ thông tin [ĐH Quốc gia TP.HCM] xét điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT với ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào là 22 điểm [cho tất cả các ngành và tổ hợp xét tuyển].

Trường ĐH Bách khoa Hà Nội dự kiến cũng chỉ tuyển 10 - 20% chỉ tiêu theo kết quả thi THPT cho một số chương trình đào tạo. Trường còn đưa ra thêm điều kiện đảm bảo chất lượng đầu vào là thí sinh phải có điểm trung bình chung sáu học kỳ mỗi môn học THPT trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 7 trở lên [hoặc tổng điểm trung bình sáu học kỳ của ba môn học từ 42 trở lên]. Riêng phương thức xét tuyển theo kết quả kỳ thi đánh giá tư duy, trường dành đến 60 - 70% tổng chỉ tiêu.

PGS.TS Bùi Hoài Thắng - trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Bách khoa [ĐH Quốc gia TP.HCM] - cho hay từ năm 2022 nhà trường cũng dự kiến tuyển sinh theo hình thức kết hợp các tiêu chí để đánh giá toàn diện năng lực thí sinh bao gồm: năng lực học tập, hoạt động xã hội, hoạt động văn thể mỹ, bài luận, thư giới thiệu, phỏng vấn.

"Dự kiến phương thức này sẽ là phương thức chủ đạo trong tuyển sinh của trường từ năm 2022. Cụ thể, năng lực học tập bao gồm: kết quả học THPT, kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT, kết quả kỳ thi đánh giá năng lực... và các chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ tuyển sinh quốc tế. Trong đó, kết quả kỳ thi đánh giá năng lực là một thành tố quan trọng khi thí sinh trúng tuyển bằng kết quả kỳ thi này đang thể hiện tốt năng lực học tập tại trường. Như vậy, điểm thi tốt nghiệp THPT chỉ là một trong các điều kiện để xét tuyển vào trường", ông Thắng nói.

Tương tự, nhiều trường tốp trên đều đã công bố tăng mạnh chỉ tiêu xét điểm thi năng lực trong tuyển sinh năm nay. Trường ĐH Khoa học tự nhiên [ĐH Quốc gia TP.HCM] tuyển theo bảy phương thức, trong đó dành đến 70% chỉ tiêu xét kết quả thi năng lực.

"Riêng phương thức xét kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT, trường chỉ dành 15 - 50% chỉ tiêu theo ngành/nhóm ngành. Những năm gần đây, kỳ thi tốt nghiệp THPT chủ yếu hướng tới mục tiêu xét tốt nghiệp. Bên cạnh đó, do dịch COVID-19 ảnh hưởng lớn đến việc học của học sinh lớp 12 nên Bộ GD-ĐT ra đề có phần nhẹ nhàng hơn, nên để phân loại thí sinh để xét tuyển bằng điểm thi THPT không cao. Việc điều chỉnh tỉ lệ chỉ tiêu phương thức xét điểm thi THPT theo hướng giảm nhằm phân loại thí sinh tốt hơn, tuyển đúng đối tượng và đảm bảo chất đầu vào", ThS Phùng Quán - trưởng phòng thông tin truyền thông nhà trường - chia sẻ.

Đảm bảo quyền lợi cho học sinh vùng sâu, vùng xa

TS Phạm Tấn Hạ - phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn [ĐH Quốc gia TP.HCM] - cho rằng các trường ĐH thực hiện tự chủ tuyển sinh và ngày càng sử dụng nhiều phương thức xét tuyển khác ngoài kết quả thi THPT như ưu tiên xét tuyển, đánh giá năng lực...

"Năm nay, trường chúng tôi dự kiến tuyển sinh theo 6 phương thức, trong đó xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội năm 2022 để tạo cơ hội cho thí sinh phía Bắc có tham gia kỳ thi này được xét tuyển vào trường. Đồng thời, đối với xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT năm 2022, trường cũng sẽ dành ít nhất 45% chỉ tiêu vì thực tế số thí sinh xét tuyển vào trường ở khu vực nông thôn, vùng xa khá nhiều, phần lớn các em này chỉ tham gia phương thức xét điểm thi THPT", ông Hạ cho hay.

Tuyển sinh đại học 2022: Ưu tiên hoạt động xã hội, văn thể mỹ...

TRẦN HUỲNH

 - Ngày 19/7, hầu hết các cụm thi trên cả nước đã công bố điểm thi THPT quốc gia 2016. Theo đánh giá của đại diện một số cụm thi, điểm liệt rơi nhiều vào môn Toán, tiếng Anh, Lịch sử, trong khi đó các môn Địa lý, Vật lý, Hóa học điểm số của thí sinh khá hơn.


Ảnh: Lê Anh Dũng

Môn tiếng Anh có điểm trung bình thấp

Là một trong những môn thi bắt buộc, quan sát này không ngoài dự báo.

Tại cụm thi ở Tây Ninh do Trường ĐH Công nghệ thực phẩm TP.HCM chủ trì, ở môn tiếng Anh, với 3.924 TS dự thi, điểm trung bình là 3.04, giá trị trung vị là 3.00 [có 50% thí sinh đạt trên 3.00], số TS đạt điểm 2.50 là nhiều nhất [1119 TS], có 1 TS đạt điểm cao nhất là 8.00 và có 2 TS bị điểm liệt.

Trong số 8 môn thi, Tiếng Anh là môn có điểm trung bình thấp nhất và số điểm thấp dưới điểm trung bình 3.04 là khá nhiều.Tuy nhiên đề thi có sự phân hóa ở phía điểm trên trung bình khá tốt.

Ở cụm thi này, tỉ lệ thí sinh đạt điểm dưới trung bình môn Ngoại ngữ lên tới 90%. Môn Toán có 112 em bị điểm liệt. Phổ điểm tập trung ở 14-17 điểm.

Ở cụm thi số 36 ở Hà Tĩnh, môn tiếng Anh ở phần tự luận có đến 11.684 bài làm bị điểm 0 trên tổng số 15.728 bài thi đã chấm.

Thống kê từ dữ liệu điểm thi tại cụm thi tại tỉnh Ninh Thuận vừa được Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM công  bố cho thấy, số thí sinh có điểm thi môn Ngoại ngữ dưới 5 là 9.628 thí sinh trên tổng số 10.332 thí sinh dự thi, chiếm 93,19%.

Số lượng thí sinh thi môn Ngoại ngữ có điểm số từ 7 trở lên chỉ là 157 thí sinh, chiếm 1,52%. Có 5 thí sinh tại cụm thi này bị điểm liệt ở môn Ngoại ngữ. Có 1 thí sinh đạt điểm cao nhất là 9,65 điểm.

Trao đổi với Người lao động, thạc sĩ Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP HCM phân tích với thí sinh ở tỉnh, ngoại ngữ thường không phải là môn thế mạnh. Phần đông thí sinh mong không bị điểm liệt là tốt.

Còn ông Trần Khắc Thạc, Phó Phòng Đào tạo Trường ĐH Thủy lợi, cũng cho hay điểm thi ngoại ngữ của cụm thi do trường này chủ trì năm nay khá thấp, cao nhất của khối D là 26,28. Trường có 1.090 thí sinh khối D đạt điểm từ 20 trở lên và chỉ có 7 thí sinh đạt từ 25,52 đến 26,05.

Lý giải cho việc điểm ngoại ngữ rất thấp , ông Thạc cho rằng vì cấu trúc đề môn ngoại ngữ cả hai phần trắc nghiệm và tự luận nên thí sinh không dễ kiếm điểm. Trên thực tế, mùa tuyển sinh năm trước nhiều thí sinh đã bỏ phần tự luận vì kiếm 2 điểm ở phần này khó hơn nhiều so với phần trắc nghiệm

Trả lời báo Thanh Niên, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết, cũng như năm ngoái, điểm của môn Ngoại ngữ năm nay thấp. Việc tổng thể điểm ngoại ngữ thấp là do môn thi bắt buộc để xét tốt nghiệp nên hầu hết thí sinh [TS] dự kỳ thi THPT quốc gia thi ngoại ngữ.Trong đó, có những em dân tộc thiểu số hoặc sống ở miền núi, ở vùng nông thôn,những nơi chất lượng dạy học môn ngoại ngữ chưa tốt, nên kết quả thi ngoại ngữ sẽ không cao.

Biến động ở môn Toán, Lịch sử

Theo ghi nhận của báo Tuổi trẻ, môn Toán có nhiều thí sinh bị điểm liệt [từ 1 điểm trở xuống].

 Ở cụm thi do Trường ĐH Sài Gòn chủ trì [dành cho thí sinh Long An], điểm Toán cao nhất là 9 điểm, có 431 thí sinh bị điểm liệt. Tại cụm thi Sóc Trăng, có 60 thí sinh bị điểm liệt môn Toán. Lần lượt,các cụm thi Cà Mau do Trường ĐH Y dược Cần Thơ tổ chức và cụm Bà Rịa – Vũng Tàu do Trường ĐH Tôn Đức Thắng chủ trì có 197 và 246 thí sinh bị điểm liệt môn Toán.


Ảnh: Đinh Tuấn
Lịch sử là môn năm nay được ít thí sinh lựa chọn nhất. Ở môn này đã xuất hiện các bài thi có điểm 10, điểm 9,75;song điểm liệt vẫn xuất hiện. Tại cụm thi ĐH Sài Gòn, Lịch sử là môn có điểm số thấp nhất: 106 thí sinh bị điểm liệt, 262 thí sinh từ 5 điểm trở lên. Ở cụm Cần Thơ, có 334/994 thí sinh đạt 5 điểm trở lên, 7 thí sinh bị điểm liệt…

Ở phía Bắc, chia sẻ với báo Thanh Niên, ông Nguyễn Lê Huy – Trưởng phòng Khảo thí Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc cho biết, số bài thi bị điểm liệt giảm đáng kể so với năm trước, chủ yếu ở môn Toán và tiếng Anh. Nếu như năm ngoái cụm thi tốt nghiệp của tỉnh có hơn 200 điểm liệt thì năm nay chỉ còn hơn chục trường hợp, chủ yếu là thí sinh tự do.

Địa lý, Vật lý và Hóa học là những môn được đánh giá là dễ kiếm điểm hơn cho thí sinh.

Ở các cụm như Trà Vinh, Tây Ninh, Hậu Giang, Bạc Liêu, số thí sinh đạt từ 7-9 điểm Địa lý khá nhiều. Tại cụm Bà Rịa – Vũng Tàu, tỷ lệ thí sinh từ 5 điểm trở lên ở môn Vật lý là cao nhất trong số các môn. Môn Hóa học cũng có tỷ lệ thí sinh đạt 5 điểm trở lên tương đối cao.

Điểm chuẩn dự báo thấp hơn năm trước

Phân tích với Người lao động, đại diện tuyển sinh các trường ĐH Thủy lợi, ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM dự đoán điểm chuẩn đại học năm nay có khả năng giảm. Các trường ở tốp trên sẽ không bị ảnh hưởng.

Với phổ điểm chủ yếu từ 4 – 7, điểm chuẩn các trường từ tốp giữa trở đi cóthể giảm nhẹ. Năm nay, tổng số thí sinh dự thi THPT quốc gia đã giảm cơ học từ khoảng 1 triệu xuống còn 850.000 em, trong số đó thí sinh dự thi chỉ để tốt nghiệp tăng lên.

Ông Nguyễn Khắc Khiêm, Trưởnng phòng Đào tạo Trường ĐH Hàng hải cho hay, mặt bằng điểm năm nay của thí sinh Hải Phòng không chênh lệch so với năm 2015. Dự đoán điểm sàn xét tuyển đại học năm nay sẽ ở mức 15 điểm.

Trao đổi với VietNamNet, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết, mức độ phân hóa của đề thi năm nay khá tốt. Về phổ điểm, có thể hình dung:  bài thi ở dải điểm cao như 9,10 giảm vì điểm năm nay chia nhỏ hơn nên khoảng cách phân bố nhỏ hơn nên phổ điểm không bị dốc ở phần điểm cao.  Năm nay, ở các trường tốp trên tuyển sinh sẽ dễ hơn. Mọi năm nhiều em cùng ngưỡng điểm, cùng kết quả phải dùng đến tiêu chí phụ để tuyển - thì năm nay các trường không phải sử dụng đến tiêu chí phụ trong xét tuyển.

Video liên quan

Chủ Đề