Điểm khác nhau cơ bản của ngành dịch vụ so với ngành nông nghiệp và công nghiệp là

Ảnh minh hoạ

Nhiều chỉ tiêu phát triển đạt và vượt kế hoạch

Từ việc chủ động, linh hoạt trong chỉ đạo, điều hành sản xuất, năm 2021, ngành nông nghiệp đã đạt được nhiều kết quả tích cực, nhiều chỉ tiêu phát triển đạt và vượt kế hoạch đề ra.

Về lĩnh vực trồng trọt, cơ cấu cây trồng được chuyển đổi hiệu quả hơn. Ngành nông nghiệp đã đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, nhất là đối với cây trồng chủ lực; tập trung cải tạo cơ cấu giống, kiểm soát, nâng tỉ lệ sử dụng các giống mới, chất lượng cao. Điển hình như sản xuất lúa đã đạt sản lượng đến 43,86 triệu tấn, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Tỉ trọng gạo chất lượng cao chiếm trên 89%, giá gạo xuất khẩu tăng từ 496 USD/tấn năm 2020 lên 503 USD/tấn năm 2021. Rau màu có diện tích khoảng 1,12 triệu ha; sản lượng đạt 18,6 triệu tấn, tăng 325.500 tấn so với năm 2020…

Trong lĩnh vực thủy sản, đã đẩy nhanh phát triển bền vững cả nuôi trồng và khai thác. Tổng sản lượng thủy sản đạt trên 8,73 triệu tấn, tăng 1,0% so với năm 2020; trong đó khai thác trên 3,9 triệu tấn, tăng 0,9%, nuôi trồng 4,8 triệu tấn, tăng 1,1%.

Đối với lâm nghiệp, tiếp tục thực hiện Chương trình bảo vệ và phát triển rừng, trọng tâm là Đề án “Trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025”; diện tích rừng trồng mới tập trung 278.000 ha và 120 triệu cây phân tán; thu dịch vụ môi trường rừng trên 3.100 tỷ đồng.

Việc cơ cấu lại ngành nông nghiệp đi vào thực chất, hiệu quả hơn; quy mô và trình độ sản xuất được nâng cao, chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa trên cơ sở phát huy các lợi thế từng vùng, miền, chuyển dịch theo hướng hiện đại. Đồng thời, tiếp tục tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn, nút thắt để thúc đẩy phát triển và cơ cấu lại ngành… với các giải pháp đồng bộ, đã tạo đà duy trì tốc độ tăng trưởng GDP với mức tăng 2,85% trên hầu hết các lĩnh vực.

Đặc biệt, thị trường tiêu thụ nông sản tiếp tục phát triển, thị trường trong nước được mở rộng hơn. Kim ngạch xuất khẩu năm 2021 đạt mức cao kỷ lục, trên 48,6 tỷ USD. Có 10 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, trong đó có 6 mặt hàng có kim ngạch trên 3 tỷ USD [gỗ và sản phẩm gỗ, tôm, rau quả, hạt điều, gạo, cao su].

Theo Bộ NN&PTNT, tổ chức liên kết chuỗi sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp tiếp tục được đổi mới; nhiều mô hình liên kết giữa người sản xuất với doanh nghiệp, hợp tác xã [HTX] theo chuỗi được triển khai nhân rộng. Năm 2021, thành lập mới 1.250 HTX nông nghiệp, nâng tổng số lên 78 liên hiệp HTX nông nghiệp, 19.100 HTX nông nghiệp; thành lập mới và trở lại hoạt động 1.640 doanh nghiệp, nâng tổng số lên trên 14.000 doanh nghiệp nông nghiệp.

Ứng dụng khoa học công nghệ thúc đẩy cả 3 trục sản phẩm, bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm. Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” [OCOP] tập trung thực hiện kết hợp tài nguyên bản địa, văn hóa truyền thống với ứng dụng khoa học-công nghệ, tạo sản phẩm đa dạng, phong phú, chất lượng; đến hết năm 2021, phân hạng và công nhận 5.320 sản phẩm OCOP, tăng 1,66 lần so với năm 2020.

Năm 2021, đã nghiệm thu và công bố, công nhận 54 giống cây trồng, vật nuôi; 80 tiến bộ kỹ thuật mới, quy trình kỹ thuật mới; ban hành, công bố 9 Quy chuẩn Việt Nam [QCVN], 106 Tiêu chuẩn Việt Nam [TCVN] và lũy kế đến nay, có 1.220 TCVN và 232 QCVN.

Cùng với đó, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới [NTM] tiếp tục phát triển, tăng cả về số lượng và chất lượng. Hết năm 2021, có 5.614 xã [68,2%] đạt chuẩn NTM, bình quân đạt 17 tiêu chí/xã; có 213 đơn vị cấp huyện thuộc 53 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; có thêm 3 tỉnh, thành phố với 100% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM [Thái Bình, Cần Thơ, Hải Dương], đang hoàn thiện thủ tục trình Thủ tướng Chính phủ công nhận cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.

Hệ thống kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn được đầu tư nâng cấp và từng bước hiện đại hóa, đồng bộ, nâng cao chất lượng phục vụ ngày càng tốt hơn cho sản xuất, đời sống dân sinh, phòng chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu. Năm 2021, tỉ lệ giải ngân khá, đạt 86,7%, hoàn thành 246/288 dự án triển khai trong kế hoạch trung hạn 2016-2020.

Ngoài ra, toàn ngành đã thực hiện hiệu quả 3 đột phá chiến lược, trong đó chú trọng hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật trong lĩnh vực NN&PTNT. Năm 2021, đã hoàn thành rà soát 443 văn bản, đề xuất sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, thay thế 96 văn bản; kịp thời tháo gỡ ngay các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, người dân đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn do tác động của dịch bệnh COVID-19. 

Chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng, hiệu quả

Năm 2022 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với ngành nông nghiệp; là năm tạo nền tảng thực hiện các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030 và Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025. Toàn ngành sẽ tập trung thực hiện quyết liệt cơ cấu lại theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng và xây dựng nông thôn mới nhằm hướng tới xây dựng nền “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”.

Bộ NN&PTNT cho biết để đạt được những mục tiêu đề ra trong năm 2022, toàn ngành tập trung triển khai thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm là: Tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả.

Theo đó, tập trung t

riển khai thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và các chiến lược trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, thủy lợi giai đoạn 2021-2030; Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025 và 4 quy hoạch ngành cấp quốc gia lĩnh vực nông nghiệp giai đoạn 2021-2030. 

Thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn theo theo chuỗi giá trị, đáp ứng nhu cầu thị trường, ứng dụng công nghệ cao, gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, thủy sản phù hợp, thích ứng với biến đổi khí hậu và nhu cầu thị trường trên cơ sở bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống. Giải quyết dứt điểm việc gỡ “thẻ vàng” của EC trong khai thác hải sản.

Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, quá trình đô thị hoá, đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững.

Cùng với đó, phát triển kết cấu hạ tầng; tăng cường quản lý tài nguyên, kiểm soát chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng rừng, bảo vệ tốt và nâng cao chất lượng rừng tự nhiên hiện có; đẩy mạnh thực hiện Đề án “Trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025”. Chú trọng phát triển thủy lợi và nâng cao năng lực phòng chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; thúc đẩy ứng dụng khoa học-công nghệ, chuyển đổi nông nghiệp số... Xây dựng chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp giảm phát thải, sản xuất nguyên liệu đầu vào các ngành hàng nông nghiệp.

Tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy hành chính quản lý ngành nông nghiệp và tổ chức sự nghiệp công lập từ Trung ương tới địa phương tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Làm tốt công tác thông tin, truyền thông, tạo đồng thuận xã hội.

Đỗ Hương


Mục lục bài viết

  • 1. Khái quát về vấn đề dịch vụ
  • 2. Khái niệm dịch vụ
  • 3. So sánh dịch vụ với hàng hóa
  • 4. Điểm khác biệt giữa dịch vụ và hàng hóa
  • 5. Phân loại của Tổ chức thương mại thế giới [WTO] về dịch vụ

1. Khái quát về vấn đề dịch vụ

Trong vòng vài thập kỷ gần đây, ngành dịch vụ phát triển nhanh chóng.

Ngày nay, ngành dịch vụ tạo ra 72,8% của tổng sản phẩm quốc nội[GDP] tại các nước phát triển và sử dụng nhân lực hơn cả hai hgành nông nghiệp và công nghiệp gộp lại [lên tới 73,3%].

Sự phát triển nhanh chóng trong công nghệ thông tin đã dẫn đến kinh tế không biên giới và tạo tiềm năng to lớn cho sự phát triển dịch vụ và thưong mại trong dịch vụ. Các dịch vụ viễn thông và thông tin, dịch vụ tài chính và vận tải không chỉ cung cấp những sản phẩm tới người tiêu dùng cuối cùng mà còn đưa cả những đầu vào sản xuất Cơ bản cho hàng loạt các ngành công nghiệp sử dụng. Đó là nhũng trụ cột của hạ tầng cơ sở khắp thế giới và cũng là “huyết mạch” cho nền kinh tế toàn cầu thực thụ. Các ngành dịch vụ khác như xây dựng, chế tạo, quảng cáo, truyền thông, kế toán, dịch vụ pháp lý và y tế, du lịch và giáo dục cũng đều có ý nghĩa trong thương mại quốc tế.

2. Khái niệm dịch vụ

Về khái niệm dịch vụ không cóđiểm thống nhất với nhau. Dịch vụ có nhiều định nghĩa khác nhau.

Dịch vụ có thể có hai nghĩa:

Thứ nhất,nghĩa rộng thìsản phẩm dịch vụ là một lĩnh vực kinh tế thứ 3 thuộc vào nền kinh tế quốc dân. Nó bao gồm nhiều hoạt động về kinh tế bên ngoài 2 lĩnh vực chính đó là nông nghiệp và công nghiệp.

Thứ hai, theo nghĩa hẹp, sản phẩm dịch vụ lại là các hoạt động có ích của con người nhằm mang tới những sản phẩm không tồn tại được dưới dạng hình thái vật chất và không dẫn tới việc sở hữu hay chuyển giao quyền sở hữu. Thế nhưng vẫn có thể đáp ứng được đầy đủ và nhanh chóng, văn minh những nhu cầu về sản xuất và đời sống trong xã hội.

>> Xem thêm: Trình báo công an khi bạn mượn xe máy nhưng mang đi cầm đồ như thế nào?

Như vậy, dịch vụ là những sản phẩm kinh tế gồm công việc dưới dạng lao động thể lực, quản lý, kiến thức, khả năng tổ chức và những kỹ năng chuyên môn nhằm phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh hoặc sinh hoạt tiêu dùng của cá nhân và tổ chức.

Dưới đây sẽ là một số nhận định về khái niệm cũng như định nghĩa ở các tác giả, cuốn sách khác nhau như sau:

-Theo Từ điển Tiếng Việt: Dịch vụ là công việc phục vụ trực tiếp cho những nhu cầu nhất định của số đông, có tổ chức và được trả công.

- Từ điển Wikipedia: Định nghĩa về dịch vụ trong kinh tế học được hiểu là những thứ tương tự như hàng hoá nhưng phi vật chất Theo quan điểm kinh tế học, bản chất của dịch vụ là sự cung ứng để đáp ứng nhu cầu như: dịch vụ du lịch, thời trang, chăm sóc sức khoẻ...và mang lại lợi nhuận.

- Theo Philip Kotler: “dịch vụ là bất kỳ hoạt động hay lợi ích nào mà chủ thể này có thể cung cấp cho chủ thể kia. Trong đó đối tượng cung cấp nhất định phải mang tính vô hình và không dẫn đến bất kỳ quyền sở hữu một vật nào cả. Còn việc sản xuất dịch vụ có thể hoặc không cần gắn liền với một sản phẩm vật chất nào”

-Trong kinh tế học Dịch vụ được hiểu là những thứ tương tự như hàng hóa nhưng là phi vật chất. Có những sản phẩm thiên về sản phẩm hữu hình và những sản phẩm thiên hẳn về sản phẩm dịch vụ, tuy nhiên đa số là những sản phẩm nằm trong khoảng giữa sản phẩm hàng hóa, dịch vụ [nguồn trích dẫn wikipedia.org]

- Theo quy định tại Khoản 3 Điều 4Luật giá năm 2012,dịch vụ là hàng hóa mang tính vô hình, trong quá trình sản xuất và tiêu dùng không hề tách rời nhau, bao gồm những loại dịch vụ trong hệ thống các ngành sản phẩm Việt Nam theo quy định của pháp luật.

=> Như vậy, qua các khái niệm trên, ta có thể rút ra một số đặc điểm, bản chất của dịch vụ như sau:

- Dịch vụ là quá trình vận hành các hoạt động, hành vi dựa vào các yếu tố vô hình nhằm giải quyết các mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng.

- Dịch vụ gắn liền với hiệu suất/ thành tích bởi mỗi dịch vụ đều gắn với mục tiêu là mang lại giá trị nào đó cho người tiêu dùng. Hiệu suất ở đây chính là những tiện ích, giá trị và giá trị gia tăng mà khách hàng nhận được sau khi sử dụng dịch vụ.

>> Xem thêm: Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Công Việt Anh

- Nó là một quá trình, nó diễn ra theo một trình tự nhất định bao gồm nhiều giai đoạn, nhiều bước khác nhau. Trong mỗi giai đoạn đôi khi sẽ có thêm nhiều dịch vụ phụ, dịch vụ cộng thêm.

3. So sánh dịch vụ với hàng hóa

Về hàng hóa:Hàng hóa đề cập đến các sản phẩm tiêu thụ hữu hình, vật phẩm, hàng hóa được cung cấp bởi các công ty cho khách hàng để đổi lấy tiền. Chúng là những vật phẩm có đặc điểm vật lý, tức là hình dạng, ngoại hình, kích thước, trọng lượng, v.v ... Nó có khả năng thỏa mãn mong muốn của con người bằng cách cung cấp cho chúng tiện ích. Một số mặt hàng được tạo ra để sử dụng một lần bởi người tiêu dùng trong khi một số mặt hàng có thể được sử dụng nhiều lần.

Hàng hóa là sản phẩm được giao dịch trên thị trường. Có một khoảng cách thời gian trong sản xuất, phân phối và tiêu thụ hàng hóa. Khi người mua mua hàng hóa và trả giá, quyền sở hữu được chuyển từ người bán sang người mua.

Ví dụ: Sách, bút, chai, túi, v.v.

Về dịch vụ:Dịch vụ là sản phẩm kinh tế vô hình được cung cấp bởi một người theo yêu cầu của người khác. Đây là một hoạt động được thực hiện cho người khác.

Chúng chỉ có thể được giao tại một thời điểm cụ thể, và do đó chúng dễ hỏng trong tự nhiên. Họ thiếu bản sắc vật lý. Dịch vụ không thể được phân biệt với các nhà cung cấp dịch vụ. Điểm bán hàng là cơ sở để tiêu thụ dịch vụ. Dịch vụ không thể được sở hữu mà chỉ có thể được sử dụng. Bạn có thể hiểu điều này bằng một ví dụ: Nếu bạn mua vé để xem phim ở chế độ ghép kênh, điều đó không có nghĩa là bạn đã mua ghép kênh, nhưng bạn đã trả giá cho các dịch vụ tận dụng.

Người nhận dịch vụ nên tham gia đầy đủ khi dịch vụ được cung cấp. Đánh giá dịch vụ là một nhiệm vụ tương đối khó khăn vì các nhà cung cấp dịch vụ khác nhau cung cấp cùng một dịch vụ nhưng tính phí khác nhau. Có thể do phương thức họ cung cấp dịch vụ là khác nhau hoặc các tham số họ xem xét khi định giá dịch vụ của họ khác nhau.

Ví dụ: Dịch vụ bưu chính, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải, truyền thông, v.v.

>> Xem thêm: Công chứng bản dịch là gì ? Dịch thuật công chứng là gì ? Quy định về công chứng, dịch thuật

4. Điểm khác biệt giữa dịch vụ và hàng hóa

Sự khác biệt cơ bản giữa hàng hóa và dịch vụ được đề cập dưới đây:

- Hàng hóa là mặt hàng vật chất mà khách hàng sẵn sàng mua với giá. Dịch vụ là những tiện nghi, lợi ích hoặc phương tiện được cung cấp bởi những người khác.

- Hàng hóa là vật phẩm hữu hình tức là có thể nhìn thấy hoặc chạm vào trong khi dịch vụ là vật phẩm vô hình.

- Khi người mua mua hàng hóa bằng cách xem xét, quyền sở hữu hàng hóa chuyển từ người bán sang người mua. Ngược lại, quyền sở hữu dịch vụ là không thể chuyển nhượng.

- Việc đánh giá dịch vụ là khó khăn vì mỗi nhà cung cấp dịch vụ có cách tiếp cận dịch vụ khác nhau, vì vậy khó có thể đánh giá dịch vụ nào tốt hơn dịch vụ khác so với hàng hóa.

- Hàng hóa có thể được trả lại hoặc trao đổi với người bán, nhưng không thể trả lại hoặc trao đổi dịch vụ, một khi chúng được cung cấp.

- Hàng hóa có thể được phân biệt với người bán. Mặt khác, các dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ không thể tách rời.

- Một sản phẩm cụ thể sẽ vẫn giống nhau về các đặc điểm và thông số kỹ thuật vật lý, nhưng các dịch vụ không bao giờ có thể giữ nguyên.

>> Xem thêm: Điều kiện kinh doanh dịch vụ bảo vệ theo quy định năm 2022

- Hàng hóa có thể được lưu trữ để sử dụng trong tương lai, nhưng các dịch vụ bị ràng buộc về thời gian, tức là nếu không có sẵn trong thời gian nhất định, thì nó không thể được lưu trữ.

- Trước hết, hàng hóa được sản xuất, sau đó chúng được giao dịch và cuối cùng được tiêu thụ, trong khi các dịch vụ được sản xuất và tiêu thụ cùng một lúc.

Như vậy, ngược lại với hàng hoá, nét đặc biệt nổi bật nhất của các dịch vụ là tính chất không thểxác định được hay là tính vô hình, mặc dù kết quả của một số dịch vụ có thể nằm ở trong sản phẩm.

Ví dụ, chẳng hạn như ý kiến pháp lý [ở trên giấy] hoặc trong phần mềm của máy vi tính [các đĩa]. Không cần phải xác định các dịch vụ một cách trừu tượng, thực tế hơn là xác định nhũng hoạt động kinh tế với đầu ra vô hình chủ yếu. Cùng với tính chất không xác định ấy, các dịch vụ còn lệ thuộc vào cách tiếp cận chính sách thương mại khác với hàng hoá.

Thương mại hàng hoá chủ yếu bị vướng rào cản thuế quan và những giới hạn về lượng có hiệu lực ở biên giới. Còn dịch vụ, trái lại, bị lệ thuộc vào vô số các qui định ở cấp quốc gia và địa phương, gián tiếp tác động đến thương mại.

Nhiều qui định trong số đó mang tính chất phân biệt để bảo vệ những lợi ích hợp pháp chẳng hạn như y tế, an ninh công cộng, chính sách công hay qui định thận trọng [các dịch vụ tài chính].

Tuy nhiên còn có những trường hợp chỉ là những Rào cản Phi Thuế quan [NTBs] chống lại sự cạnh tranh của nước ngoài.

Cũng có những biện pháp [chẳng hạn như không phân biệt] được áp dụng như những đòi hỏi dịch vụ công cộng nhằm bảo hộ những ngành kinh tế [như viễn thông] và ngăn cho nó khỏi bị cạnh tranh. Dịch vụ có thể được cung ứng gián tiếp [“thương mại” hoặc dịch vụ qua biên giới] hoặc có thể trực tiếp đối mặt [“thiết lập trụ sở” hay dịch vụ có mặt tại địa phương].

5. Phân loại của Tổ chức thương mại thế giới [WTO] về dịch vụ

>> Xem thêm: Tội cho vay lãi nặng theo quy định luật hình sự mới nhất năm 2022

Theo cách phân loại của Tổ chức Thương mại Thế giới [WTO], dịch vụ được phân thành các phân ngành sau:

- Dịch vụ kinh doanh: gồm dịch vụ nghề nghiệp, máy tính và liên quan, nghiên cứu và phát triển, bất động sản, cho thuê, dịch vụ kinh doanh khác [quảng cáo, nghiên cứu thị trường, tiếp thị, tư vấn…]

- Dịch vụ thông tin, liên lạc: gồm bưu điện, chuyển phát nhanh, viễn thông, nghe nhìn, dịch vụ khác.

- Dịch vụ xây dựng và kỹ thuật: gồm xây dựng nhà cửa, lắp đặt máy móc, hoàn thiện công trình, dịch vụ khác.

- Dịch vụ phân phối: gồm đại lý hoa hồng, bán buôn, bán lẻ, nhượng quyền, dịch vụ khác.

- Dich vụ đào tạo: gồm tiểu học, trung học, đại học, dịch vụ đào tạo khác.

- Dịch vụ môi trường: gồm thoát nước, xử lý chất thải, vệ sinh, dịch vụ khác.

- Dịch vụ tài chính: gồm tất cả bảo hiểm và dịch vụ liên quan đến bảo hiểm, ngân hàng, tài chính, dịch vụ khác.

- Dịch vụ liên quan đến sức khỏa và xã hội: gồm chữa bệnh, bệnh viện, dịch vụ xã hội và các dịch vụ khác.

- Dịch vụ du lịch và liên quan: gồm khách sạn, nhà hàng, đại lý và điều hành du lịch, hướng dẫn du lịch và dịch vụ khác.

>> Xem thêm: Mẫu hợp đồng dịch vụ bảo vệ mới nhất năm 2022

- Dịch vụ giải trí, văn hóa và thể thao: gồm giải trí, tin tức, kiến trúc, bảo tàng, thể thao và các giải trí khác.

- Dịch vụ vận tải: gồm vận tải đường biển, thủy nội địa, hàng không, đường sắt, ô tô, đường ống, vận tải đa phương thức, dịch vụ vận tải khác.

- Dịch vụ khác: bao gồm bất kỳ loại dịch vụ nào chưa được nêu ở trên.

Trên đây là nội dung Luật Minh Khuê sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số:1900.6162để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng!

Luật Minh Khuê [Sưu tầm và biên tập].

Video liên quan

Chủ Đề