Trong chiến dịch đà nẵng, phía ta đã đề ra kế hoạch đánh vào thành phố theo mấy hướng chính ?

           Lịch sử: Vào cuối năm 1974 - đầu năm 1975, nhận thấy tình hình so sánh lực lượng ở Miền Nam có sự thay đổi mau lẹ có lợi cho cách mạng, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn Miền Nam trong hai năm 1975 và 1976. Bộ Chính trị nhấn mạnh “Cả năm 1975 là thời cơ” và chỉ rõ “nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng hoàn toàn Miền Nam trong năm 1975”. Bộ Chính trị cũng nhấn mạnh cần tranh thủ thời cơ đánh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân, giữ gìn tốt cơ sở kinh tế, công trình văn hóa, giảm bớt sự tàn phá của chiến tranh. Sau chiến thắng của quân ta ở chiến dịch Tây Nguyên và chiến dịch Huế - Đà Nẵng, Bộ Chính trị đã nhận định: “Thời cơ chiến lược đã đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng Miền Nam” và đã đưa ra quyết định: “Phải tập trung nhanh nhất lực lượng, binh khí kỹ thuật và vật chất giải phóng Miền Nam trước mùa mưa”, đồng thời chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định được Bộ Chính trị quyết định mang tên “Chiến dịch Hồ Chí Minh”. Trước khi tấn công giải phóng Sài Gòn, quân ta đã tiến công Xuân Lộc và Phan Rang, đây là những căn cứ phòng thủ trọng yếu của địch để bảo vệ Sài Gòn từ phía đông.

           Vào lúc 17 giờ ngày 26/4, quân ta đã nổ súng mở đầu chiến dịch, năm cánh quân của ta đã vượt qua tuyến phòng thủ của địch để tiến vào trung tâm Sài Gòn, đánh chiếm các cơ quan đầu não của chúng. 10 giờ 45 phút ngày 30/4, xe tăng và bộ binh của ta tiến vào Dinh Độc Lập, bắt toàn bộ Nội các của Sài Gòn, Dương Văn Minh vừa lên chức tổng thống ngày 28/4 đã phải tuyên bố đầu hàng quân ta không điều kiện. Đến 11 giờ 30 phút cùng ngày, lá cờ cách mạng tung bay trên Dinh Độc Lập, báo hiệu sự toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

           Ý nghĩa: Ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã đi vào lịch sử dân tộc như một mốc son chói lọi đưa đất nước ta bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta từ đây tập trung sức lực và trí tuệ hàn gắn vết thương chiến tranh xây dựng cuộc sống mới; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

           Chiến thắng ngày 30/4/1975 là thành quả vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội do Đảng ta và chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo; là trang sử hào hùng, chói lọi trên con đường dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm lịch sử của dân tộc. Quân và dân ta đã đánh thắng kẻ thù lớn mạnh và hung hãn nhất của loài người tiến bộ; kết thúc oanh liệt cuộc chiến đấu 30 năm giành độc lập tự do, thống nhất cho Tổ quốc; chấm dứt ách thống trị hơn một thế kỷ của chủ nghĩa thực dân cũ và mới trên đất nước ta; là thắng lợi tiêu biểu của lực lượng cách mạng thế giới, góp phần thúc đẩy cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì mục tiêu độc lập dân tộc, hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội; cổ vũ động viên các dân tộc đang tiến hành công cuộc giải phóng dân tộc, chống chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên toàn thế giới.

           Năm 2021 là năm diễn ra nhiều sự kiện trọng đại của đất nước như tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV, đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Đây cũng là năm đầu tiên triển khai các nghị quyết nhiệm kỳ của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, đặc biệt là kế hoạch phát triển kinh tế đất nước giai đoạn 2021-2026 trong bối cảnh dự báo kinh tế - xã hội trong cả nước và quốc tế tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Chúng ta càng tự hào, tin tưởng vào sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt tài tình của Đảng cộng sản Việt Nam, vào tinh thần quật cường bất khuất và trí thông minh, sáng tạo của dân tộc ta, của quân đội ta. Mỗi người dân Việt Nam nguyện tiếp tục phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần tự lực, tự cường, tinh thần đại đoàn kết toàn dân, quyết tâm vươn lên hoàn thành tốt các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh theo chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đề ra./.

Hà Văn Dương

Một trong những nét đặc sắc của nghệ thuật quân sự ở Chiến dịch Tây Nguyên chính là thế trận “trói địch lại mà đánh”, nghĩa là thế trận hoàn toàn chủ động tiến công, buộc địch phải bị động đối phó theo cách đánh của ta. Để thực hiện thế trận này, ta chủ trương: "Chia cắt, vây hãm, vừa hãm vừa tiến công đột phá; vừa bí mật vừa nghi binh”. Qua hồi tưởng của Trung tướng, Anh hùng LLVT nhân dân Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tham mưu trưởng Chiến dịch Tây Nguyên; Trung tướng, Anh hùng LLVT nhân dân Khuất Duy Tiến, nguyên Trưởng phòng Tác chiến Chiến dịch Tây Nguyên và Đại tá Lê Quang Huân, nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn 19, Sư đoàn 968, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thế trận này.

Bài 1:Xây dựng thế trận chia cắt

Chọn hướng tiến công chiến lược vào Tây Nguyên là chúng ta chọn đúng điểm nhạy cảm, đánh vỡ đôi thế trận, gãy ngang xương sống của phía đối phương. Muốn "bẻ gãy xương sống” của địch, trước hết phải tạo lập thế trận chia cắt-vấn đề then chốt góp phần quyết định vào thắng lợi của Chiến dịch Tây Nguyên.

Tại sao ta chọn Tây Nguyên làm hướng mở đầu?

Năm nay, Trung tướng, Anh hùng LLVT nhân dân Khuất Duy Tiến đã bước sang tuổi 92 nhưng trí tuệ vẫn mẫn tiệp. Mở đầu câu chuyện, chúng tôi đặt vấn đề tại sao ta chọn Tây Nguyên làm hướng mở đầu trong cuộc Tổng tiến công chiến lược năm 1975, Anh hùng Khuất Duy Tiến phân tích: Sau Hiệp định Paris [1973], lực lượng địch vẫn còn mạnh với hơn 1 triệu quân; 2.074 xe tăng, xe thiết giáp; 1.556 khẩu pháo các loại; 536 máy bay phản lực; 580 tàu, xuồng chiến đấu...

Trung tướng, Anh hùng LLVT nhân dân Khuất Duy Tiến. Ảnh: CHÍ HÒA

Chúng chốt giữ mạnh ở hai đầu, ở phía Nam là quân khu 3, tập trung ở Sài Gòn-Biên Hòa, nhằm bảo vệ trung tâm chính trị, cơ quan đầu não của chế độ ngụy Sài Gòn; phía Bắc là quân khu 1, khu vực Quảng Trị-Huế-Đà Nẵng để sẵn sàng đối phó với quân ta tiến công từ phía Bắc vào. Còn ở giữa Tây Nguyên và các tỉnh duyên hải miền Trung, chúng bố trí lực lượng mỏng hơn.

Trung tướng Khuất Duy Tiến cũng nhấn mạnh:Tây Nguyên có vị trí chiến lược quan trọng, nhưng điểm yếu cốt tử là nhiều núi cao hiểm trở, hệ thống giao thông kém phát triển, địch cơ động lực lượng chủ yếu dựa vào một số trục đường chính [14, 19, 21, 7...]. Khi các trục đường này bị cắt và “khóa chặt” thì Tây Nguyên bị cô lập, tách rời khỏi vùng đồng bằng Nam Trung Bộ và cả chiến trường miền Nam, duy nhất còn lại đường không để địch chi viện, ứng cứu.

Tây Nguyên chủ yếu là rừng già kín đáo, thuận lợi cho ta triển khai đội hình bảo đảm bí mật, triển khai binh khí kỹ thuật cho tác chiến hiệp đồng binh chủng hợp thành. Đây cũng là chiến trường ta đã có nhiều kinh nghiệm trong các lần đối đầu với địch cả ở cấp chiến dịch, chiến thuật và rất phù hợp với sở trường tác chiến của ta. Nếu ta làm chủ được Tây Nguyên sẽ chia cắt thế chiến lược của địch, khống chế toàn bộ chiến trường miền Nam Đông Dương. Nếu mất Tây Nguyên và toàn bộ quân khu 2 bố trí tại đây, thế chiến lược của địch sẽ bị chia cắt, quân khu 1 của địch bị cô lập, quân khu 3 trực tiếp bị uy hiếp.

Xây dựng thế trận chia cắt

Từ phân tích những yếu tố về mặt chiến lược như trên, Trung tướng Khuất Duy Tiến khái quát: Để đánh Tây Nguyên trước, ta phải tạo lập thế trận đủ mạnh, nhất là tạo thế chia cắt, bao vây. Việc chia cắt chiến trường Tây Nguyên phải đạt hai mục tiêu. Về mặt chiến lược: Phải chia cắt giữa tuyến Tây Nguyên với tuyến hậu phương các tỉnh đồng bằng ven biển miền Trung, nhằm cô lập Tây Nguyên với các chiến trường khác ở miền Nam. Mục tiêu chia cắt là Đường số 19 và Đường số 21.

Để chia cắt Đường số 19, Bộ Tổng tư lệnh cho một sư đoàn của Quân khu 5 đảm nhiệm chia cắt đoạn từ Phú Phong đến An Khê [Bình Định], một trung đoàn của lực lượng chiến dịch đảm nhiệm đoạn từ Côn Tầng đến A Dun [Gia Lai]. Để chia cắt Đường số 21, một trung đoàn khác của lực lượng chiến dịch đảm nhiệm đoạn đông-tây Chư Cúc thuộc địa phận huyệnKhánh Dương.

Về mặt chiến dịch là chia cắt giữa các khu vực phòng ngự với nhau trên chiến trường Tây Nguyên, cụ thể là chia cắt nam và bắc Tây Nguyên, làm cho các khu vực không liên hệ và chi viện được cho nhau. Bởi ở Tây Nguyên, địch cho quân khu 2 chốt giữ, ở khu vực Pleiku-Kon Tum, chúng có hai sư đoàn chủ lực với 500 xe tăng, xe thiết giáp, 7 liên đội biệt động, hàng vạn lính bảo an.

Trong khi đó, ở Buôn Ma Thuột, địch chỉ có 1 trung đoàn bộ binh, 2 chi đoàn thiết giáp, 2 tiểu đoàn pháo binh; hậu cứ sư đoàn 23, trung đoàn 45, trung đoàn 8 thiết giáp, trung đoàn 232 pháo binh... tổng số hơn 8.400 tên. Vì vậy, bài toán phải chia cắt nhằm cắt và giữ tập đoàn chủ yếu của địch ở Pleiku-Kon Tum, làm cho Buôn Ma Thuột sơ hở và cô lập để ta dễ tiêu diệt. Do đó, trên Đường số 14, một sư đoàn mạnh của lực lượng chiến dịch vừa đảm nhiệm đánh chia cắt đoạn Cẩm Ga-Thuần Mẫn nhằm cắt đứt sự liên hệ của địch giữa Pleiku với Buôn Ma Thuột, cô lập Buôn Ma Thuột, đồng thời lại đảm nhiệm tiêu diệt quân tăng viện từ Pleiku xuống Buôn Ma Thuột và sẵn sàng làm lực lượng cơ động cho chiến dịch.

Thực hiện thế trận đánh chia cắt trên, ta có khả năng loại trừ được tình huống quân địch từ chiến trường ven biển lên tăng viện cho Tây Nguyên bằng đường bộ, hoặc cơ động lực lượng từ khu vực này sang khu vực khác trên chiến trường Tây Nguyên.

Nhưng chúng vẫn có thể có khả năng tăng viện bằng đường không, tuy lực lượng tăng viện không lớn. Vì vậy, các lực lượng đánh chia cắt phải dự kiến được khu vực địch đổ bộ, có kế hoạch tác chiến trên hướng đánh chia cắt và sẵn sàng có lực lượng cơ động phối hợp với binh đoàn dự bị của chiến dịch để nhanh chóng tiêu diệt chúng.

Đánh Buôn Ma Thuột như thế nào?

Trung tướng Khuất Duy Tiến cho biết, theo kế hoạch ban đầu, Bộ tư lệnh Chiến dịch Tây Nguyên được trên giao nhiệm vụ mở thông con đường vận tải nối giữa Tây Nguyên với miền Đông Nam Bộ, tức là chỉ “dạt” địch ra để xây dựng một con đường vận tải chiến lược. Cuối năm 1974, Phòng Tác chiến chiến dịch đã tham mưu, đề xuất xây dựng kế hoạch mang tên “Chiến dịch tháng 2-1975” với các mục tiêu tấn công vào Thuần Mẫn, Đức Lập, Gia Nghĩa... nhằm mở thông con đường vận tải ấy.

Nhưng do tình hình thay đổi, sau Chiến thắng Phước Long, Trung ương đánh giá Mỹ không có khả năng can thiệp, phương án tác chiến trong năm 1975 hướng tiến công chính sẽ là các thành phố, thị xã. Thế là Phòng Tác chiến lại xây dựng một kế hoạch khác.

Quân Giải phóng đánh chiếm sở chỉ huy sư đoàn 23 ngụy trong trận Buôn Ma Thuột, tháng 3-1975. Ảnh tư liệu

“Trước lúc làm kế hoạch mới, tôi có hỏi đồng chí Vũ Lăng là Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên, xem có cần thay đổi tên kế hoạch không. Tư lệnh Vũ Lăng bảo: “Cứ đề là “Kế hoạch tháng 2-1975” rồi thay nội dung khác là được, nhưng chú ý phương án đánh Buôn Ma Thuột trong trường hợp địch chưa có phòng ngự dự phòng, chỉ giải quyết trung đoàn 53 của địch đang chốt tại đó”, Trung tướng Khuất Duy Tiến nhớ lại.

Hồi tưởng về "Tháng ba Tây Nguyên” năm ấy, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước nói: Sau nhiều ngày đêm không ngủ, các đồng chí trong Bộ tư lệnh chiến dịch và Bộ Tham mưu chiến dịch đã thảo luận, bàn bạc và đưa ra hai phương án tác chiến: Phương án 1, đánh địch chưa có phòng ngự dự phòng.

Trong thị xã Buôn Ma Thuột có các mục tiêu gồm: Sân bay Hòa Bình; trận địa pháo binh-thiết giáp; tiểu khu Đắc Lắc; sở chỉ huy sư đoàn 23... Căn cứ vào trạng thái bố trí phòng ngự, tính chất mục tiêu của địch, địa hình, ta xác định 3 hướng tấn công: Hướng bắc, hướng tây-nam, hướng nam; trong đó lấy hướng bắc làm chủ yếu. Ta dùng cách đánh như sau: Đánh từ bên ngoài thị xã kết hợp với đánh trực tiếp vào thị xã, lấy đánh trực tiếp làm chủ yếu; kết hợp đột phá với đặc công luồn sâu, bộ binh và xe tăng, xe bọc thép thọc sâu, chia cắt và cô lập địch từng khu vực, dùng đột phá với thọc sâu làm chủ yếu để tiêu diệt địch.

Phương án 2, đánh địch đã tăng cường dự phòng. Đây là trường hợp địch đã phát hiện được hành động chuẩn bị tiến công của ta hoặc phán đoán ta sẽ tiến công thị xã Buôn Ma Thuột nên đưa lực lượng đến tăng cường phòng ngự dự phòng.

Ngoài lực lượng địch đã có sẵn, chúng có thể tăng cường thêm 1 đến 2 trung đoàn, 1 thiết đoàn, 1 đến 2 tiểu đoàn pháo binh, đưa tổng số quân chủ lực của địch ở Buôn Ma Thuột lên 2 đến 3 trung đoàn, 2 thiết đoàn, 3 đến 4 tiểu đoàn pháo binh. Căn cứ vào dự kiến trên, ta sẽ sử dụng từ 2 đến 3 sư đoàn và toàn bộ lực lượng binh chủng kỹ thuật của chiến dịch, thực hiện “đánh chắc, tiến chắc và đột phá liên tục”. Đây là phương án tác chiến phức tạp, khó lường.

Việc xây dựng phương án tác chiến vào Buôn Ma Thuột được tiến hành tỉ mỉ, chặt chẽ. Ngày 25-2-1975, Bộ chỉ huy tiền phương của Bộ Tổng tư lệnh đã soát lại cụ thể và bổ sung để hoàn thiện quyết tâm chiến đấu.

[còn nữa]

SƠN BÌNH

Video liên quan

Chủ Đề