Đến ngày dự sinh mà chưa có dấu hiệu gì webtretho

Hum nay là đến ngày dự kiến sinh mà mình chẳng thấy đau bụng gì cả. bác sĩ hẹn hum nay đi khám. Thai minh to ko biết xin mổ có được ko các mẹ nhỉ. Mình còn bị dư ối nhẹ nữa chứ. hix.hix.

Em đang bầu bạn Cún đầu tiên, theo siêu âm dự sinh 13.4 nên em nghỉ thai sản từ đầu tháng 4 về nhà chờ đẻ mà đến tận hôm nay vãn chưa thấy động tĩnh gì luôn. Từ khi về nhà nghỉ sinh, mỗi tuần e đi khám 1 lần bác sĩ nói ối vẫn bình thường, cứ theo dõi thêm mấy hôm nữa nếu không thấy đau đẻ thì nhập viện. Thường e thấy các mẹ tầm 38,39 tuần là sinh rồi, mọi người nhà em cũng lo giục đi đk mổ đi k quá ngày nhiều quá rồi, cơ mà đi khám bác sĩ nói k có vđ gì thì để đẻ thường, vs lại bác sĩ tính ngày thì đến hnay bé nhà em được 40t6 ngày và vẫn bảo theo dõi, bs cũng có tv nhập viện chờ. Nhưng nhà em gần viện nên bảo về nhà chờ đau đẻ thì vào viện. cơ mà e lo lắm. Không biết có mẹ nào bị quá ngày dự sinh nhiều như e không. hix2Gởi từ ứng dụng Webtretho của CunKeoBi

Hầu hết người mẹ nào đang mang thai đều không ngừng lo lắng rằng con của họ có ra đời quá sớm không, nhưng cũng có những bà mẹ có một nỗi lo khác, khi họ đã bước qua ngày dự sinh mà vẫn chưa sinh bé. Chuyện của một bà mẹ sinh con muộn Ai cũng biết rằng đa số các bào thai đều ở trong bụng mẹ tầm 9 tháng. Con số 40 tuần lễ còn là một con số trung bình mà một bác sĩ người Đức đã đưa ra cách đây hơn một thế kỷ. Một đứa bé đủ tháng có thể được sinh ra vào bất kì thời gian nào từ 37.5 đến 44 tuần. Vì thế, trong khi có lẽ phải lo lắng cho việc sẽ sinh con vào tuần 37.5, thì bạn cũng nên chuẩn bị để có thể chờ cho đến tuần lễ 44.

Nhiều mẹ đã quá ngày dự sinh mà con vẫn chưa chịu đòi ra. Ảnh: Gettyimages.

Nhiều bà mẹ với sự phấn khởi của họ đã thông báo cho gia đình và bè bạn nghe về ngày dự sinh của mình (nên nhớ rằng ngày đó chỉ là ‘được ước tính’). "Vài ngày trước khi bé con trong bụng tôi được 37 tuần, cô bạn thân gọi điện và hỏi thăm xem tôi cảm thấy thế nào. Gần 5 tuần trôi qua sau đó, tôi vẫn chưa thể sinh con. Tôi thường xuyên nhận được câu chào hỏi: “Vẫn còn ở đây à?” “Vẫn chưa sinh sao?”... Để an ủi tôi, nhiều người khuyên tôi nên tập đi bộ nhiều, thậm chí có người bảo rằng: tình dục sẽ giúp tôi mau chóng sinh con. Mỗi lần đưa con gái lớn đến lớp mẫu giáo, tôi lại nhận được những cái nhìn đầy ái ngại. Tuy nhiên có một điều tôi cảm thấy hài lòng là trong suốt quá trình mang thai bé, sức khỏe tôi hoàn toàn ổn định, chỉ là chờ đợi bé hơi lâu thôi. Đành rằng vẫn có phương pháp mổ lấy thai trước, giúp bé chào đời sớm nhưng tôi mong muốn bé ra đời khi mình thực sự có dấu hiệu sinh nở. Cuối cùng, con gái nhỏ của tôi chào đời chính xác vào tuần lễ 42. Mặc dù tôi mang thai bé rất lâu, nhưng bé hoàn toàn khỏe mạnh." Nguyên nhân chậm sinh Vậy tại sao một số bé lại chào đời muộn hơn so với ngày dự sinh? Nguyên nhân phổ biến nhất là khi người mẹ cung cấp thông tin không chính xác về ngày đầu tiên của chu kì kinh cuối cùng của cô ấy – bởi vì họ có kinh không đều đặn hoặc họ không thể nhớ chính xác ngày đầu tiên của kì kinh cuối cùng. Nếu việc tính ngày dự sinh của bé chỉ phụ thuộc vào ngày kinh cuối cùng, thì những sai sót tiềm năng có thể xảy ra lên đến 20-30 % cho tất cả các trường hợp mang thai. Vấn đề này có thể được giải quyết bằng cách sớm đi khám bác sĩ, vì thế, chụp cắt lớp bằng sóng siêu âm có thể được thực hiện nhằm xác định chính xác hơn tuổi thai của con bạn. Việc kiểm tra tiền sản nhịp tim của thai nhi, nước ối và máu chảy qua dây rốn thường được bắt đầu khi người mẹ mang thai được 40 tuần. Qua tuần 41, bác sĩ sẽ cho biết có nên uống thuốc kích thích sinh không. Khi mang thai kéo dài quá 42 tuần, mẹ và bé sẽ đối mặt với nhiều rủi ro gia tăng, bé dễ mắc dị tật bẩm sinh liên quan đến thần kinh trung ương, còn đối với bà mẹ cũng dễ tái lại khả năng sinh muộn với những lần mang thai sau. Việc cho uống thuốc để kích thích đẻ sẽ đi kèm với rủi ro làm cho cơn co dạ con kéo dài, do đó khả năng phải sinh mổ sẽ gia tăng.

Qua 40 tuần, mẹ có thể cần phải theo dõi thai sát sao hơn nhưng không có gì phải vội và lo lắng quá mức cả. Ảnh: Gettyimages.

Khuyến cáo của bác sĩ Thông thường, việc mang thai kéo dài 280 ngày (40 tuần). Điều được biết đến một cách phổ biến như là ngày dự sinh của một đứa trẻ (EDD), hoặc kỳ hạn được tính từ ngày đầu tiên của kì kinh nguyệt cuối cùng của người phụ nữ. Bác sĩ nói rằng sinh con giữa tuần 37 - 42 là thời hạn được xem là bình thường, điều này có nghĩa là thực sự không cần phải hoang mang khi bạn sinh trong vòng tuần 42. Tiến sĩ Geraldine, bác sĩ cố vấn cộng tác tại khoa sản và phụ khoa của Bệnh viện Đại học quốc gia Mỹ cho biết: Việc mang thai được xem là muộn khi nó vượt quá 294 ngày hoặc 42 tuần từ ngày đầu tiên của kì kinh cuối cùng. Bác sĩ lưu ý rằng khoảng 3 -10 % những em bé chào đời muộn hơn so với ngày dự sinh của chúng, tùy thuộc vào có ngày hạn định chính xác ban đầu thông qua chụp cắt lớp bằng sóng siêu âm. Và một lời khuyên của các bác sĩ sản khoa là : Các bà mẹ hãy lưu tâm đến những dấu hiệu mang thai sớm để xác định đúng ngày “khai hoa nở nhụy” của mình, cố gắng thư giãn, điều tốt đẹp luôn đến với những ai biết kiên nhẫn chờ đợi. --- Cách tính ngày dự sinh Căn cứ vào ngày đầu kỳ kinh cuối cùng mà thầy thuốc có thể đưa ra dự kiến ngày sinh Ví dụ: nếu một phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt đều 28 ngày, kinh lần cuối thấy từ ngày đầu là 5 tháng 1 năm 2009. Người phụ nữ này đi khám sau khi chậm kinh 2 tuần. Tuổi thai sẽ được tính là: 4+2 = 6 tuần. Còn dự kiến sinh sẽ được tính là lấy ngày đầu kỳ kinh cuối, tháng cộng thêm 9, ngày cộng thêm 7 (do có những tháng 31 ngày). Với cách tính này thì dự kiến sinh của thai phụ trên là tháng 1 + 9 = 10, ngày 1 + 7 = 8. Ngày dự kiến sinh là 8 tháng 10 năm 2009. Đây không phải là ngày sinh thật mà chỉ là ngày dự kiến sinh. Với giới hạn này, nếu sau ngày dự kiến sinh chưa thấy chuyển dạ được gọi là thai quá ngày sinh hay đầy đủ gọi là thai quá dự kiến sinh. Những thai này sẽ được theo dõi với một chế độ khác và thời gian hẹn tái khám cũng sẽ gần hơn. Các trường hợp không nhớ ngày kinh sẽ căn cứ vào siêu âm 3 tháng cuối để xác định tuổi thai và dự đoán ngày sinh. Chú ý một điều rằng, siêu âm 3 tháng cuối cho phép sai số 3 tuần. Như vậy, không nên lấy siêu âm 3 tháng cuối để dự kiến ngày sinh. Siêu âm, căn cứ vào các phép đo chiều dài xương để đánh giá tuổi thai, thông thường là đường kính lưỡng đỉnh (2 xương đỉnh), chiều dài xương đùi…

các mẹ ơi, tình hình là em nay đã 40w3d rồi mà vẫn chưa chuyển dạ, mấy ngày nay em thấy có những dấu hiệu như: lâu lâu đau lưng dưới, trì bụng, đi tiểu liên tục, đi tiêu ngày 3 lần, chân sưng nhưng vẫn chưa thấy có máu báo hay vỡ ối gì cả, em đi khám bác sĩ bảo qua 42 tuần mới lo, chứ giờ không sao, từ 38 đến 42 tuần là bình thường, nhưng em vẫn lo lắm các mẹ ạ, mong con quá rùi, hic hic

Đến ngày dự sinh mà chưa có dấu hiệu gì webtretho

Em vừa hết hạn ở cữ các mẹ ạ. Cả tháng nay đúng thiệt là như người ở trên hoang đảo, không tivi, không điện thoại, không được đi đâu ra ngoài, bực bội chết đi được. Nhân dịp được trở về với cuộc sống tươi đẹp bình thường như trước kia, em sung sướng lên đây kể cho các mẹ nghe một chuyện này. Thú vị và hữu ích lắm, các mẹ bỏ chút ít thời gian ra đọc nha, chắc chắn sẽ không hối hận đâu nè.Tình hình là vợ chồng em cưới nhau thả cũng 2 năm mới dính bầu lận. Vì khó đậu thai nên lúc siêu âm bác sĩ nói con được 7 tuần mà mừng rớt nước mắt. Cả hai vợ chồng run lắm nên làm cái gì cũng nghĩ tới an nguy của con trong bụng hết. Từ chuyện kiêng khem, ăn uống, đi đứng đến vụ “chăn gối”. Nói ra hơi xấu hổ chứ thực sự chồng em đàn ông con trai mà ổng yếu bóng vía lắm, thấy vợ có bầu nên sợ hay sao mà yếu hẳn “chuyện đó”. 9 tháng ròng chỉ ôm vợ ngủ thôi chứ chả thèm đụng đậy gì hết, lâu lâu em khèo thì ổng mới dám làm mà rón ra rón rén như sợ ai rình bắt tội á. Em chọn sinh thường các mẹ ạ. Mà đến ngày dự sinh vẫn chẳng thấy dấu hiệu gì cả. Đau bụng không, ra máu không, rỉ ối không, ê ẩm vùng chậu cũng không nốt. Quá dự sinh cả tuần, em sợ quá nên kêu chồng chở đi khám. Bác sĩ kêu con bình thường, nếu 3 hôm nữa mà không có chuyển biến gì thì bắt buộc phải mổ bắt con vì để lâu coi chừng cạn ối con ngộp, xảy ra biến chứng không lường trước được. Kể từ khi nghe bác sĩ nói, em hồi hộp như ngồi trên đống lửa. Hix. Em muốn sinh thường cho cả mẹ cả con đều khỏe, không muốn sinh mổ chút nào đâu. Vậy mà đến nước này thằng con trong bụng vẫn ngoan cố không chịu ra.Đêm sáng trước ngày phải nhập viện để mổ bắt thai, ăn cơm xong em xuống dưới bếp rửa miệng, mẹ chồng lật đật dọn mâm đi theo, nói nhỏ vào tai một câu làm em nóng ran cả mặt: “Hay tối nay hai đứa một phát thử coi có đẻ được không. Hồi chiều đi chợ nói chuyện với bà Năm, bả kêu là con gái bả cũng bị chửa trâu, bác sĩ bắt mổ chứ không chết thai, tối đó thằng chồng nhậu say về đụng đậy chút xíu mà sáng hôm sau vỡ ối đẻ ngon lành, con được 3,3 ký, khỏe re hà!”.Thiệt chứ mẹ chồng em cũng dễ thương ghê, không bày chuyện đó cho con trai mình mà lại nói thẳng mặt con dâu, làm em ngại chết đi được. Nghĩ đi nghĩ lại thấy thương, chắc bà xem mình như con gái ruột thịt trong nhà nên mới thoải mái vậy. Hihi.Em không tin cách của mẹ chồng lắm nhưng bất đắc dĩ nên đành nghe theo. Tối đó một hai bắt chồng “kèo trên kèo dưới”. Ổng làm mà sợ sệt, chốc chốc lại hỏi vợ: “Xong chưa em ơi, có thấy đau hay khó chịu gì thì nói anh nha!”. Một hồi hai đứa mệt quá nằm sải lai ra mà ngủ. Cơ mà hay thiệt các mẹ ạ, đúng là có bà mẹ chồng cao tay. Sau một đêm “cùng chồng” đã đời trời đất, tầm 3 giờ sáng em dậy đi tiểu thì thấy bụng dưới đau âm ỉ, đáy quần chíp ươn ướt, lại dính chút máu màu hồng nhạt nữa chứ. Thế là cả nhà vội xách giỏ bắt taxi đưa em đi vô bệnh viện liền. Tới viện bác sĩ khám bảo tử cung mở 5 phân rồi, ối đang rỉ, chắc sẽ đẻ thường nhanh thôi. Vật vã 2 tiếng đồng hồ chờ cổ tử cung mở hết cộng với 10 phút rặn thế là ông cu con chui tọt ra ngoài, chửa trâu nên nặng gần 3,5 ký, mặt nhìn già giặn lắm, khóc oe oe vang cả bệnh viện.Mẹ nào đến ngày sinh vẫn không thấy dấu hiệu gì, sợ chửa trâu thì cứ áp dụng cách của em nha. Hay lắm đó ạ. Em nghe nói mẹ để thai già ngày trong bụng tiềm ẩn nhiều rủi ro lắm. Vì lúc này thai to lắm rồi, nhau thai gần mất đi chức năng, nước ối cạn dần... con dễ bị ngộp, nhiễm trùng, mất mạng như chơi.Các mẹ ơi, em thấy đa số các mẹ khi có bầu đều sợ chuyện “chăn gối” vợ chồng. Điều này là dễ hiểu vì lúc này cơ thể mẹ có nhiều thay đổi, mẹ cảm thấy mệt mỏi, nặng nề, với sợ làm động thai, sẩy thai. Nhiều mẹ mặc dù rất ham muốn nhưng cố dằn lòng vì con, hậu quả là đánh mất đi nhiều lợi ích đối với cơ thể và chồng cũng khó chịu, mặt nặng mày nhẹ khi không được thỏa mãn nhu cầu. Các bác sĩ đã chỉ ra rằng quan hệ vợ chồng khi mang thai không gây bất cứ ảnh hưởng xấu gì trong thai kỳ cả. Ngược lại, nó còn mang về nhiều lợi ích không ngờ như:-Làm mềm cổ tử cung, giúp mẹ sinh thường dễ dàng, rặn vài phát là con ra ngay. Vì lực tác động và ma sát giữa bộ phận sinh dục của bố và mẹ có thể kích thích cổ tử cung sản sinh ra chất Prosast Gladin Prostaglandins khiến nó mềm hơn, dễ mở, co thắt theo từng cơn để con dễ chui ra.-Cải thiện sức khỏe tim mạch, lưu thông máu tốt, giảm mệt mỏi, đau nhức mình mẩy, phòng ngừa các tai biến thai kì nguy hiểm như tiền sản giật. -Mẹ bị thai quá ngày có thể “gần gũi” chồng để sinh thường nhanh, dễ. -Giúp mẹ thư thái, vui vẻ, tránh được chứng trầm cảm thai kỳ và trầm cảm sau sinh. Mẹ nào còn lo lắng “chuyện ấy” ảnh hưởng sức khỏe của thai nhi thì chỉ cần lưu ý mấy điều sau là có thể vô tư “bung xõa” cùng chồng: -Hạn chế quan hệ vợ chồng trong giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối. Hạn chế không có nghĩa là bỏ hẳn nha các mẹ. Các mẹ có thể làm nhẹ nhàng, vừa phải. Chỉ những mẹ nào động thai, cơ thể yếu quá thì mới nên kiêng hẳn thôi.-Mẹ nào đã từng phá thai, mới đẻ mổ xong lỡ có thai lại quá sớm, sinh non thì nên kiêng “gần gũi” chồng để tránh xảy ra tai biến như bục vỡ tử cung, sinh non tiếp.-Mẹ bầu nào nhau thai bám thấp thì nên kiêng chuyện này cho an toàn. -Nhiều mẹ sợ khi “gần gũi”, chồng sẽ đụng phải em bé trong bụng làm đau con. Sự thật thì không thể xảy ra chuyện đó được nên các mẹ cứ yên tâm ha. -Các mẹ nên khuyên chồng dùng BCS để tránh gây ra các nhiễm trùng vùng kín cho mẹ và thai. Nhớ vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi hành sự nha.-Chọn tư thế “gần gũi” thích hợp nhất cho mẹ bầu và nhớ là lựa tư thế nào bố không nằm đè chèn ép lên bụng mẹ. -Nếu có thể, hãy mạnh dạn hỏi ý kiến bác sĩ và nhờ họ tư vấn chuyện này nha. Vì mỗi mẹ bầu cơ thể có sự khác nhau không ai giống ai.

Xem thêm các tin bài bổ ích có liên quan tại đây: Trẻ bị “nặng vía” khóc ngặt cả đêm, mẹ chỉ cần áp dụng 4 mẹo này là khỏi tiệt, con hết quấy, ngủ ngoan tới sáng! Nỗi đau người mẹ vừa đẻ xong đòi bế con nhưng bác sĩ không cho vì sợ nhìn thấy sẽ tăng huyết áp gây sản giật! Top 5 món ngon khiến nước ối đục ngầu, khô cạn dần, mẹ không biết đụng vào thai nhi ngộp thở, teo tóp, chết dần chết mòn Mời mẹ và bé cùng nghe câu chuyện “Một đồng tiền vàng”: