Dấu hiệu thiếu sắt ở trẻ sơ sinh

Theo báo cáo của Viện dinh dưỡng quốc gia năm 2020, cứ 5 trẻ thì có 1 trẻ thiếu máu. Việc bổ sung sắt cho trẻ đã được các cha mẹ quan tâm hơn. Tuy nhiên, việc bổ sung quá nhiều sắt cũng ảnh hưởng không kém khi thiếu sắt, thậm chí nó còn tác động xấu đến sức khỏe của trẻ. Dưới đây là các dấu hiệu thừa sắt ở trẻ sơ sinh mà bạn có thể tham khảo để an tâm dùng sắt an toàn và hiệu quả cho bé.

1. Những dấu hiệu thừa sắt ở trẻ sơ sinh

Thừa sắt hay còn gọi là quá tải sắt. Đây là tình trạng bệnh lý với lượng sắt trong cơ thể vượt quá mức cần thiết. Thông thường, cơ thể sẽ hấp thu lượng sắt vừa đủ với nhu cầu và một phần được lưu trữ trong tế bào ruột dưới dạng Ferritin. Tuy nhiên, trong trường hợp bé bị thừa sắt, ruột bị mất khả năng điều hòa hàm lượng sắt không cần thiết và sắt cũng đồng thời bị tích tụ ở gan gây ra tình trạng nhiễm sắt, cuối cùng sẽ dẫn đến tổn thương ở những cơ quan khác. Lượng sắt mà trẻ thừa sắt hấp thu gấp 3 lần lượng sắt trẻ không bị bệnh hấp thu.

Các dấu hiệu thừa sắt ở trẻ sơ sinh bạn có thể quan sát thấy, bao gồm:

Dấu hiệu thừa sắt sớm

  • Mệt mỏi, yếu người, suy nhược cơ thể, sụt cân
  • Da đậm màu, màu đồng
  • Đau khớp
  • Đau bụng thường xuyên không rõ nguyên nhân
  • Trẻ thừa sắt khiến tạo điều kiện kích thích vi khuẩn phát triển, dẫn đến hay mắc phải các bệnh truyền nhiễm mạn tính.
  • Trẻ thường xuyên căng thẳng, giận dữ, sợ hãi và chống đối với mọi người.

Dấu hiệu thừa sắt muộn

Dấu hiệu thiếu sắt ở trẻ sơ sinh

2. Nguyên nhẫn dẫn đến thừa sắt

Có 3 nguyên nhân chính gây thừa sắt đó là:

  • Do yếu tố di truyền: Trẻ bị ngay từ lúc mới sinh ra (do đột biến gen HFE di truyền), ruột mất khả năng điều hòa sắt và sắt thừa sẽ tích tụ ở gan, tim. Để phát hiện sớm loại bệnh này, bạn cần làm cho bé đi làm xét nghiệm đo lượng ferritin trong huyết thanh và trong mẫu bệnh phẩm sinh thiết gan.
  • Do bệnh lý: Là loại bệnh cơ hội, đi kèm với những bệnh lý khác như bệnh thiếu men G6PD, thiếu hồng cầu, bệnh gan, bệnh liên quan đến sự hấp thụ sắt trong cơ thể trẻ.
  • Do sử dụng quá liều sắt: Khi trẻ tiêu thụ lượng sắt nhiều hơn nhu cầu của cơ thể và trong 1 thời gian dài sẽ gây ra ngộ độc sắt cấp tính. Ngoài ra, trên thực tế trường hợp bị dư thừa sắt có thể xảy ra đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do uống nhầm viên bổ sung sắt và đa sinh tố của người lớn.

3. Trẻ sơ sinh bị thừa sắt có sao không?

Ngay cả khi chưa nhìn thấy các dấu hiệu thừa sắt ở trẻ sơ sinh, không ít cha mẹ đã lo lắng về tình trạng thừa sắt này.

Khi sắt được bổ sung nhiều hơn nhu cầu, trẻ sơ sinh có thể bị đi ngoài phân đen. Tuy nhiên, biểu hiện thừa sắt ở trẻ này là điều chỉnh bình thường của cơ thể để tống đẩy lượng sắt dư thừa ra ngoài nên bạn không cần lo lắng quá.

Còn trong trường hợp trẻ bị thừa sắt thực sự, cơ thể hấp thu quá nhiều sắt mà không có cách nào loại bỏ chúng thì thực sự rất đáng lo ngại. Sắt sẽ bị tích trữ trong xương khớp và các cơ quan như: tim, gan, tuyến tụy và gây tổn thương các khu vực này. Như:

  • Xơ gan, tăng nguy cơ ung thư gan.
  • Tiểu đường do tổn thương tuyến tụy.
  • Suy tim sung huyết, loạn nhịp tim.
  • Thay đổi màu da sang màu đồng hoặc xám.

Thậm chí, khi không được điều trị, lượng sắt dư cùng các dấu hiệu thừa sắt ở trẻ sơ sinh có thể làm các cơ quan hoạt động. Đây cũng là lý do mà tỷ lệ thiếu sắt ở trẻ em Việt Nam khá cao nhưng bạn không được tự ý bổ sung mà luôn cần chỉ định từ bác sĩ.

4. Cách phòng ngừa, xử lý và điều trị thừa sắt cho trẻ em

Để hạn chế tối đa tình trạng thừa sắt ở trẻ, trước hết bạn cần ưu tiên bổ sung sắt cho bé từ các loại thực phẩm giàu sắt như:

  • Thịt, cá, trứng
  • Các rau xanh giàu sắt như: bông cải xanh, rau lá xanh đậm như cải xoăn và rau bina…
  • Các loại Trái cây khô: quả chà là hay quả sung…
  • Các loại hạt: hạt đậu phộng và hạt đậu xanh…

Trong trường hợp lượng sắt bổ sung từ thực phẩm không đủ, trẻ vẫn còn dấu hiệu thiếu sắt thì bạn nên cho bé đi khám và hỏi ý kiến bác sĩ về việc bổ sung sắt cho trẻ. Bởi dù sao, sắt vẫn là khoáng chất quan trọng không chỉ với quá trình tạo máu mà còn ảnh hưởng tới hệ miễn dịch và sự phát triển trí tuệ của trẻ.

Bạn nên lựa chọn các sản phẩm sắt hữu cơ như: Sắt bisglycinate, Sắt PolyMaltose vì những loại sắt có khả năng tương thích cơ thể cao, trẻ dễ hấp thu, hạn chế bị lắng đọng trong cơ thể. Đặc biệt, các nghiên cứu gần đây còn cho thấy Sắt Bisglycinate không chỉ dễ hấp thu mà khả năng hấp thu còn được điều chỉnh theo nhu cầu từng bé nên rất an toàn.

Dấu hiệu thiếu sắt ở trẻ sơ sinh

Ferrodue – Sắt Bisglycinate đầu tiên tại Việt Nam

Hiệp hội An toàn Thực phẩm Châu Âu (EFSA) còn chấp thuận sử dụng Sắt Bisglycinate trong các sản phẩm bảo vệ sức khỏe và thậm chí cả thực phẩm hàng ngày, cho cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ như giải pháp bổ sung sắt an toàn và hiệu quả. Đây là loại sắt mà bạn nên tham khảo để tránh các biến chứng và dấu hiệu thừa sắt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần tuyệt đối tuân thủ liều lượng khi bổ sung. Dưới đây là bảng thống kê nhu cầu sắt của trẻ mà bạn có thể tham khảo. Trong đó với trẻ từ 4 tháng đến 5 tuổi thì lượng sắt từ thức ăn chiếm từ 10-15% nhu cầu, còn lại nên bổ sung sắt cho trẻ với liều lượng vừa đủ như bảng khuyến cáo.

Dấu hiệu thiếu sắt ở trẻ sơ sinh

Trong những trường hợp thừa sắt ở mức độ nặng, việc điều trị bằng thuốc thải sắt (Exjade 250mg, Deferox 500mg) hoặc lấy máu sẽ được các bác sĩ chỉ định.

  • Lấy máu hay còn gọi là phương pháp truyền thải sắt được thực hiện liên tục, được đánh giá là một phương pháp điều trị bệnh thừa sắt an toàn và hiệu quả.
  • Ngay ban đầu, bệnh nhân sẽ được đưa đi lấy khoảng 470ml máu, tùy thuộc vào tình trạng và quy trình điều trị sẽ thực hiện lấy máu từ một cho đến đến hai lần trong 1 tuần.
  • Sau đó, tỷ lệ sắt trong cơ thể của người bệnh quay trở lại mức bình thường, việc lấy máu được thực hiện ít dần theo thời gian, khoảng từ 2 đến 4 tháng sau và lâu dần hoặc không phải truyền thải sắt nữa.

Trên đây là các dấu hiệu thừa sắt ở trẻ sơ sinh và cách phòng ngừa, xử trí khi của tình trạng này. Hãy lựa chọn sản phẩm sắt tốt và dùng đúng liều lượng, để lọ sắt xa tầm với của trẻ để có thể bổ sung sắt an toàn và hiệu quả cho con nhé.

Tham khảo thêm:

– Trẻ thừa kẽm có những biểu hiện gì? Cần làm gì nếu trẻ dư kẽm?

– Trẻ thiếu máu nên uống thuốc gì? Top 5 loại thuốc nên sử dụng

Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất và tinh thần của trẻ sau này, đặc biệt có thể gây ra các rối loạn về tâm thần và vận động. Do vậy, việc phát hiện và điều trị kịp thời có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ.

Các biểu hiện thiếu sắt ở trẻ em

Trẻ sơ sinh sau khi sinh có thể bị vàng da nếu trẻ bị thiếu máu tan huyết. Trong nhiều trường hợp, thiếu chất sắt không có triệu chứng cho đến khi xuất hiện rõ thiếu máu do thiếu sắt. Biểu hiện, trẻ thiếu máu thiếu sắt thường xanh xao (rõ nhất ở lòng bàn tay bàn chân, vành tai, niêm mạc họng, kết mạc mắt nhợt nhạt). Trẻ thường chậm chạp, mệt mỏi, kém tập trung, hay buồn ngủ, ít đùa nghịch. Nếu thiếu máu nặng có thể biểu hiện hoa mắt chóng mặt, khó thở khi gắng sức (chạy nhảy, vận động mạnh), sút cân, rối loạn tiêu hóa, lách to nhẹ... Trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, chậm lười vận động. Trẻ em học đường kém tập trung, giảm trí nhớ, hay cáu gắt… Các trường hợp thiếu máu do thiếu sắt trầm trọng có thể dẫn đến các triệu chứng: sưng bàn tay và bàn chân, tăng nhịp tim, khó thở. Thiếu sắt ở trẻ cũng có thể gây ra một dạng rối loạn hành vi được gọi là “hội chứng pica”, trong đó một đứa trẻ ăn những thứ kỳ quái như các chất bụi bẩn, đất sét, sơn… ảnh hưởng đến sức khỏe bao gồm cả suy giảm thể chất và nhận thức, cũng như tăng nguy cơ nhiễm trùng, ngộ độc chì và các biến chứng nặng khác.

Dấu hiệu thiếu sắt ở trẻ sơ sinh

Chế độ ăn uống cân bằng là nguồn cung cấp chất sắt cho trẻ.

Yếu tố nào dẫn đến trẻ bị thiếu sắt?

Trẻ sơ sinh được sinh ra thường có đủ nguồn dự trữ sắt mà có thể kéo dài đến 6 tháng. Trẻ sơ sinh sinh non hoặc có cân nặng khi sinh thấp hơn quy định có thể đã cạn kiệt nguồn dự trữ sắt chỉ và có thể kéo dài trong vài tháng, khiến chúng dễ bị thiếu chất sắt hơn so với trẻ sinh đủ tháng.

Chất sắt trong cơ thể chúng ta, cũng như hầu hết các chất dinh dưỡng và vitamin, được hấp thụ qua thực phẩm chúng ta ăn. Trung bình, chỉ khoảng 1mg sắt được hấp thụ vào cơ thể cho mỗi 10-20mg sắt được tiêu thụ qua ăn uống. Thiếu sắt ở trẻ em có thể bắt nguồn từ một chế độ ăn uống không cân bằng với thiếu lượng sắt được tiêu thụ. Sữa bò có ít chất sắt và cũng có thể gây cản trở khả năng tự nhiên của đứa bé để hấp thụ sắt từ các nguồn thực phẩm khác. Sữa bò cũng có thể gây kích ứng ở dạ dày của con bạn. Do đó, bạn nên hạn chế cho trẻ uống sữa bò trong năm đầu tiên và cho bú mẹ tự nhiên là lựa chọn tối ưu nhất.

Khi con bạn lớn lên, trẻ trong giai đoạn lớn nhanh, dậy thì, chúng sẽ cần nhiều sắt hơn trong chế độ ăn uống để phù hợp cho sự tăng trưởng tự nhiên và sản xuất hồng cầu. Nếu lượng sắt tăng không tương thích trong thời kỳ tăng trưởng, con của bạn có thể bị thiếu sắt. Một trong những nguyên nhân hay gặp là trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài, thiểu toan dạ dày hoặc có dị dạng ở dạ dày ruột, loét dạ dày - tá tràng, polyp ruột, chảy máu cam, hành kinh… dẫn đến thiếu máu,  thiếu sắt.

Điều trị và phòng ngừa thiếu sắt ở trẻ em

Cho trẻ bú sữa mẹ hoặc sử dụng công thức bổ sung sắt: Chất sắt tốt nhất và dễ hấp thu nhất cho trẻ dưới 1 tuổi là sữa mẹ. Đó là lý do tại sao bạn nên cho con bú ít nhất một năm. Vì một lý do nào đó, trẻ không được bú sữa mẹ, bạn hãy lựa chọn công thức bổ sung sắt theo tư vấn của bác sĩ.

Cung cấp chế độ ăn uống cân bằng: Khi con của bạn có thể tiêu thụ thực phẩm rắn, hãy lựa chọn thực phẩm giàu chất sắt, chẳng hạn như ngũ cốc dành cho em bé. Khi chúng lớn lên, các nguồn cung cấp chất sắt tốt bao gồm rau xanh đậm, cá, thịt gà, thịt đỏ và đậu. Trong độ tuổi từ 1-5 tuổi, lượng sữa bò tiêu thụ nên hạn chế tối đa chỉ dùng 700ml mỗi ngày.

Tăng cường sử dụng vitamin C: Như đã đề cập, vitamin C giúp hấp thụ sắt tốt hơn. Vitamin C có thể tìm thấy trong thực phẩm như cam, cà chua, dưa, dâu tây, bông cải xanh, khoai tây và kiwi.

Dùng chất bổ sung sắt: Thiếu sắt ở trẻ em thường được điều trị bằng chất bổ sung sắt. Nếu con của bạn có nguy cơ bị thiếu máu do thiếu sắt, chẳng hạn như sinh non, thì nên thực hiện bổ sung chất sắt chủ động. Nhu cầu sắt hàng ngày của trẻ được khuyến cáo như sau: Trẻ 7-12 tháng cần 11mg sắt/ngày; 1-3 năm cần 7mg sắt/ngày; 4-8 năm cần 10mg sắt/ngày; 9-13 năm cần 8mg sắt/ngày; 14-18 năm (con gái) cần 15mg sắt/ngày và 14-18 năm (con trai) cần 11mg sắt/ngày.

Trong hầu hết các trường hợp, thiếu sắt ở trẻ em có thể được điều trị bằng lượng chất sắt bổ sung hàng ngày. Bạn cũng có thể thay đổi chế độ ăn uống cho trẻ và cung cấp multivitamin có chứa sắt. Thường sẽ mất đến 6 tháng để đưa lượng sắt trong cơ thể trở về bình thường. Điều bạn cần lưu ý là: Các chất bổ sung cần được thực hiện khi bụng đói để hấp thụ chất sắt hiệu quả cao hơn; Tránh dùng sắt đi kèm chất lỏng như sữa, vì điều này sẽ làm giảm khả năng hấp thu sắt của cơ thể; Tăng cường các thực phẩm giàu vitamin C như cam, có thể giúp hấp thu sắt.

Nếu việc điều trị không hiệu quả, có thể được xác định bởi các triệu chứng ở trẻ không thuyên giảm hoặc qua kết quả xét nghiệm, trẻ có thể cần được truyền máu.


BS. Nguyễn Hải Lê