Dấu hiệu bệnh thủy đậu ở người lớn

Bệnh thủy đậu là bệnh do siêu vi khuẩn gây ra. Siêu vi bệnh thủy đậu còn gọi là siêu vi bệnh trái rạ. Triệu chứng thủy đậu thường bắt đầu từ một mụn đỏ, nhưng nhiều mụn sẽ phát rất nhanh, kèm với nóng sốt, nhức đầu, sổ mũi, ho và cảm thấy rất mệt. 

Diễn tiến của bệnh thủy đậu sẽ có 4 giai đoạn, các triệu chứng thủy đậu cũng khác nhau ở mỗi giai đoạn. Cụ thể:

Thời kỳ ủ bệnh là khi trong cơ thể đã nhiễm virus và phát bệnh. Thời gian ủ bệnh sẽ kéo dài từ 10 – 20 ngày và người nhiễm virus thủy đậu sẽ không có bất kỳ triệu chứng nào nên rất khó để nhận biết.

Giai đoạn phát bệnh, người mắc bệnh thủy đậu sẽ có những triệu chứng đặc trưng như sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi, nhức đầu.

Trong 24 – 48 giờ đầu, cơ thể người bệnh đã xuất hiện những nốt ban đỏ có kích thước vài milimet. Triệu chứng hạch sau tai, kèm viêm họng còn xảy ra đối với một số bệnh nhân.

Dấu hiệu bệnh thủy đậu ở người lớn

Các mụn đỏ thủy đậu sẽ bắt đầu nổi trên ngực, sau lưng, rồi lan lên mặt, da đầu, cánh tay và chân

Tới giai đoạn toàn phát, triệu chứng sốt cao, buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi, đau cơ và đau đầu sẽ xuất hiện. Đồng thời, các nốt ban đỏ sẽ chuyển sang dạng nốt mụn nước hình tròn, đường kính từ 1 – 3 mm gây ngứa, rát và cực kỳ khó chịu.

Khắp cơ thể của bệnh nhân sẽ mọc mụn nước, đôi khi mọc cả ở trong niêm mạc miệng ảnh hưởng tới việc ăn uống hằng ngày. Mụn nước sẽ có kích thước lớn hơn trong trường hợp bị nhiễm trùng, mụn nước chứa mủ khiến dịch bên trong chuyển màu đục.

Giai đoạn toàn phát kéo dài từ 7 – 10 ngày rồi chuyển qua giai đoạn hồi phục khi các mụn nước tự vỡ ra, khô lại và bong vẩy.

Ở giai đoạn hồi phục, người bệnh thủy đậu cần chú ý vệ sinh vết thủy đậu cẩn thận, không để nhiễm trùng xảy ra. Có thể sử dụng kết hợp các thuốc trị sẹo, trị thâm để hạn chế để lại sẹo rỗ sau khi nốt mụn biến mất.

Cha mẹ thường không biết lúc nào con em gặp phải bệnh thủy đậu. Có em có thể tiếp xúc với bệnh thủy đậu nhưng không bị lây. Thông thường, thời gian ủ bệnh thủy đậu khoảng 10 đến 21 ngày sau khi trẻ em có tiếp xúc với người đang nhiễm bệnh.

Bệnh thủy đậu là một bệnh thông thường của trẻ em từ 2 đến 10 tuổi. và rất dễ bị lây nhiễm. Trẻ em bị nhiễm trùng từ hai ngày trước khi mụn đỏ nổi lên và tiếp tục lây cho đến khi tất cả các mụn nước đóng thành vảy. Thông thường, thời gian lây nhiễm bệnh kéo dài 7 ngày. Cần cho trẻ em tránh đến nơi giữ trẻ hay trường học trong lúc bệnh đang lây. Siêu vi khuẩn này dễ lây lan khi người bệnh ho hoặc hắt hơi .

Ngoài ra, người không mắc bệnh sẽ bị lây bệnh thủy đậu từ quần áo có dính chất mủ tươi từ các mụn của người mang bệnh.

Khả năng lây nhiễm của người bệnh thủy đậu kết thúc khi tất cả các mụn nước xẹp đi và đóng thành vảy. 

Dấu hiệu bệnh thủy đậu ở người lớn

Bệnh thủy đậu có thể lây lan từ người này sang người kia qua tiếp xúc với chất mủ của các nốt

Đa số trẻ em bị bệnh thủy đậu đều không cần chữa trị. Có thể dùng thuốc nước Calomine Lotion TM thoa lên mụn để giảm ngứa.

Nếu bị sốt nóng hay đau đớn, hãy cho trẻ uống thuốc Panadol TM hoặc Tylenol TM theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không cho trẻ uống thuốc aspirin vì có nguy cơ gây ra Hội chứng Reyes (Reyes Syndrome), một bệnh trầm trọng và hiếm xảy ra. 

Cách tốt nhất để trẻ không mắc bệnh thủy đậu là tiêm phòng vắc xin ngừa thủy đậu đúng thời gian và đủ số mũi cần thiết. 

Dấu hiệu bệnh thủy đậu ở người lớn

Tiêm phòng vắc-xin thủy đậu là biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa bệnh

Các nốt mụn thủy đậu có thể bị nhiễm trùng nếu gãi và làm vỡ các mụn nước, nguy cơ cao có sẹo sau khi khỏi bệnh. Để tránh nguy cơ này, cần thực hiện theo những điều sau: 

– Lựa chọn quần áo rộng rãi, thoáng mát, mỏng nhẹ để không cọ sát vào nốt mụn thủy đậu.

– Cắt móng tay gọn gàng cho trẻ bị thủy đậu để hạn chế việc gãi vào các nốt mụn nước.

– Đối với trẻ nhỏ, hãy cố gắng đeo bao tay cho bé để ngăn ngừa việc động chạm vào các nốt mụn nước trên cơ thể. 

– Tắm rửa sạch sẽ bằng nước ấm mỗi ngày để giảm ngứa, tránh viêm nhiễm trên da

– Thay quần áo hằng ngày và thay ga gối thường xuyên

– Nếu trẻ ngứa ngáy không yên và muốn gãi các mụn, cha mẹ có thể xin bác sĩ tư vấn thuốc chống ngứa.

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc có triển khai dịch vụ tiêm vắc xin ngừa thuỷ đậu và các loại vắc xin khác cho mọi lứa tuổi. Khi chọn dịch vụ tiêm chủng tại Hồng Ngọc, quý khách hàng sẽ cảm nhận được nhiều ưu điểm vượt trội, cụ thể:

  • Hệ thống 7 cơ sở tiêm chủng phủ rộng khắp Hà Nội.
  • Khám sàng lọc, tư vấn đầy đủ trước tiêm chủng cho trẻ.
  • Loại bỏ nỗi lo của cha mẹ về sự khan hiếm và tăng giá vắc xin.
  • Nguồn vắc xin được nhập khẩu từ Mỹ, Pháp, Bỉ, Đức… phù hợp theo độ tuổi cần tiêm chủng, đảm bảo nghiêm ngặt tiêu chuẩn chất lượng từ khâu kiểm nhập, bảo quản đến khi sử dụng.
  • Có hệ thống tủ làm lạnh hiện đại, đảm bảo các loại vắc-xin luôn được bảo quản một cách tốt nhất.
  • Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, thấu hiểu tâm lý trẻ và áp dụng cách giảm đau hiệu quả cho trẻ trong quá trình tiêm chủng.
  • Theo dõi chặt chẽ phản ứng sau tiêm của trẻ trước khi ra về.
  • Phòng theo dõi sau tiêm chủng được trang bị đầy đủ các phương tiện cấp cứu; đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng được đào tạo về xử trí cấp cứu phản vệ nhằm đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.
  • Phòng tiêm chủng thoáng mát, sạch sẽ giúp trẻ có cảm giác thoải mái trước và sau khi tiêm chủng.

Để được tư vấn dịch vụ Tiêm chủng cho trẻ tại Bệnh viện Hồng Ngọc, quý khách hàng vui lòng liên hệ Hotline: 0949.416.006 hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY

Thủy đậu là một loại bệnh truyền nhiễm ở da do virus Varicella Zoster (VZV) gây ra. Biểu hiện ban đầu của bệnh thủy đậu là nổi các mụn nước trên da và niêm mạc, cơ thể sốt cao, suy nhược, mệt mỏi. Bệnh có tốc độ lây lan khá nhanh, truyền nhiễm trực tiếp từ người sang người và có thể bùng phát thành dịch nếu không được kiểm soát kịp thời.

Dấu hiệu bệnh thủy đậu ở người lớn

Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính với biểu hiện là các mụn rộp nước trên da

Bệnh thủy đậu có thể khỏi hoàn toàn sau 1 – 2 tuần nếu được điều trị và chăm sóc chu đáo. Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, viêm phổi.

Những người đã từng bị thủy đậu rất hiếm khi tái phát bệnh bởi sau khi mắc bệnh, cơ thể sẽ tự tạo miễn dịch với bệnh. Nhưng virus Varicella Zoster (VZV) sẽ xâm nhập, tồn tại ở hệ thống rễ dây thần kinh và tái hoạt động gây bệnh zona khi hệ miễn dịch suy yếu.

2. Nguyên nhân gây bệnh

Virus Varicella Zoster là “thủ phạm” gây ra bệnh thủy đậu, lây lan chủ yếu qua đường hô hấp. Vì vậy đa số các trường hợp mắc bệnh đều do tiếp xúc với người bị thủy đậu thông qua không khí như hít phải nước bọt khi người bị thủy đậu ho, hắt xì hay tiếp xúc với chất dịch bên trong mụn nước. Ngoài ra, việc sử dụng chung các vật dụng cá nhân như khăn mặt, bàn chải đánh răng, quần áo hay ăn uống với người bị thủy đậu cũng là một trong những nguyên nhân lây truyền bệnh.

Dấu hiệu bệnh thủy đậu ở người lớn

Virus Varicella Zoster gây bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu có thể lây nhiễm trong vòng 1-2 ngày trước khi xuất hiện ban đỏ cho đến khi các mụn nước khô lại và bong tróc vảy.

3. Dấu hiệu nhận biết qua từng giai đoạn

Bệnh thủy đậu gồm có 4 giai đoạn với các biểu hiện nhận biết cụ thể như sau:

- Thời gian ủ bệnh (từ lúc nhiễm virus đến phát bệnh)

Giai đoạn này kéo dài khoảng 10 – 20 ngày, người bệnh không xuất hiện các biểu hiện lâm sàng cụ thể nào, rất khó nhận biết.

- Thời kì khởi phát

Người bệnh bắt đầu sốt nhẹ, mệt mỏi, nhức đầu và phát ban đỏ có đường kính vài milimet từ 24 – 48 giờ. Một số trường hợp có thể bị viêm họng và nổi hạch sau tai. Các dấu hiệu nhận biết của bệnh thủy đậu ở giai đoạn này rất dễ nhầm lẫn với cảm cúm thông thường. Vì vậy, bạn nên thăm khám càng sớm càng tốt, nhất là trong mùa dịch khi cơ thể có những dấu hiệu này để xác định chính xác nguyên nhân và có cách chăm sóc, điều trị phù hợp.

Dấu hiệu bệnh thủy đậu ở người lớn

Ở giai đoạn khởi phát, người bệnh bắt đầu nổi ban đỏ, sốt cao và mệt mỏi

- Thời kì toàn phát

Người bệnh sốt cao, đau đầu, đau cơ, chán ăn, nôn ói. Ban đỏ chuyển thành mụn nước hình tròn, đường kính 1-3mm, chứa chất dịch bên trong. Mụn nước xuất hiện ở toàn thân, nhất là trên tay, chân, lưng, mặt, vùng niêm mạc miệng gây nhiều khó chịu.

Trường hợp bệnh tiến triển nặng như nhiễm vi trùng, mụn nước sẽ có kích thước lớn hơn, có màu đục bên trong do chứa mủ.

- Thời kì hồi phục:

Sau 7 – 10 ngày phát bệnh, nếu không có biến chứng hay nhiễm trùng, các mụn nước sẽ vỡ ra, khô lại, bong vảy và dần hồi phục.
Thời gian phục hồi kéo dài từ 3 – 4 ngày, vị trí da bị nổi mụn nước sau khi bong vảy sẽ bị thâm sạm. Vì vậy, ở giai đoạn này, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc bôi ngoài da để hạn chế để lại sẹo thâm, sẹo rỗ trên da.

Dấu hiệu bệnh thủy đậu ở người lớn

Ở giai đoạn hồi phục các mụn nước bắt đầu khô lại

4. Biến chứng nguy hiểm của bệnh

Tuy là căn bệnh lành tính nhưng thủy đậu vẫn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng nếu không điều trị kịp thời. Những biến chứng thường gặp của bệnh thủy đậu gồm:

  • Nhiễm trùng, bội nhiễm thứ phát tại các nốt mụn nước, thủy đậu xuất huyết bên trong: Đây là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ do mụn nước bị vỡ, trầy xước, bong tróc dẫn đến nhiễm trùng, tạo mủ, lở loét. Những nốt mụn này về sau sẽ để lại sẹo sâu khó trị khỏi.
  • Viêm não, viêm màng não: Biến chứng xuất hiện ở cả người lớn và trẻ nhỏ, xuất hiện sau khi nổi bong bóng nước 1 tuần. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc biến chứng này ở người lớn thường cao hơn. Biến chứng có thể gây tử vong nếu không điều trị kịp thời, đi kèm với các dấu hiệu nhận biết như sốt cao, co giật, người hôn mê, rối loạn tri giác, rung giật nhãn cầu.
  • Viêm phổi thủy đậu: Thường xảy ra ở người lớn, ở ngày thứ 3 – 5 của bệnh với các biểu hiện như ho nhiều, ho ra máu, đau tức vùng ngực, khó thở.
  • Viêm cầu thận cấp: Bệnh thủy đậu diễn tiến nặng sẽ ảnh hưởng đến thận, gây viêm thận, viêm cầu thận cấp với các dấu hiệu như tiểu ra máu, suy thận.
  • Viêm gan: Biến chứng này hiếm xảy ra và không có biểu hiện bệnh rõ ràng. Những biểu hiện thường gặp chỉ là khó tiêu, buồn nôn, hệ miễn dịch suy giảm.
  • Biến chứng thủy đậu khi mang thai (Thủy đậu chu sinh): Thai phụ bị thủy đậu 5 ngày trước khi sinh hoặc 2 ngày sau sinh gây nhiều ảnh hưởng nguy hiểm đến thai nhi. Cụ thể, thai nhi có thể bị nhiễm thủy đậu từ mẹ, khuyết tật, tử vong.

Xem thêm: Các loại vắc xin phụ nữ cần tiêm phòng trước khi mang thai

  • Viêm tai ngoài, tai giữa: Người bệnh thủy đậu có thể bị viêm tai trong trường hợp mụn thủy đậu mọc trong tai gây viêm loét, lở ngứa.
  • Bệnh zona thần kinh: Sau khi khỏi bệnh, virus Varicella Zoster (VZV) vẫn tồn tại ở rễ dây thần kinh. Khi hệ thần kinh suy yếu, virus tái hoạt động và gây bệnh zona thần kinh.
  • Hội chứng Guillain-Barré (hay chứng liệt Landry): Là bệnh hiếm gặp liên quan đến hệ thần kinh ngoại biên. Bệnh do hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công vào các dây thần kinh, khiến tứ chi tê yếu, liệt dần rồi lan sang toàn thân. Hiện, chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh nhưng hội chứng Guillain-Barré thường xảy ra khi người bệnh mắc một căn bệnh truyền nhiễm trước đó.
  • Viêm thanh quản: Người bệnh thủy đậu có thể bị viêm thanh quản trong trường hợp mụn thủy đậu mọc trong trong khoang miệng hay niêm mạc miệng gây nhiễm trùng, sưng tấy.
  • Viêm võng mạc: Virus VZV xâm nhập vào giác mạc sẽ tổn thương đến mắt, thậm chí dẫn đến bệnh viêm võng mạc.
  • Hội chứng Reye: Người mắc bệnh thủy đậu trong quá trình điều trị có sử dụng Aspirin sẽ mắc phải Hội chứng Reye - căn bệnh liên quan đến não và thoái hóa mỡ gan. Các biểu hiện thường gặp của biến chứng này như hôn mê, co giật, vàng da, gan phình to, não bị phù, xuất huyết nội tạng.

5. Cách điều trị bệnh thủy đậu hiệu quả

Bệnh thủy đậu hiện chưa có thuốc đặc trị, song người bệnh có thể tự điều trị tại nhà bằng cách tuân thủ theo sự chỉ định, hướng dẫn của Bác sĩ. Riêng một số trường hợp có dấu hiệu viêm nhiễm ở các mụn nước cần được điều trị nội trụ tại bệnh viện để theo dõi và có cách xử lý phù hợp.

Để điều trị bệnh thủy đậu nhanh khỏi, không để lại sẹo, người bệnh cần kết hợp chăm sóc tại nhà và điều trị thuốc như sau:

5.1. Chăm sóc tại nhà

Người bị thủy đậu cần hạn chế tiếp xúc với nhiều người cũng như tránh đến các khu vực công cộng. Nên lựa chọn quần áo rộng, nhẹ và mỏng, thấm hút mồ hôi tốt để tránh làm bong vỡ các mụn nước. Ngoài ra, người bệnh cũng nên tránh ra gió vì lúc này cơ thể rất dễ nhiễm lạnh, khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Trường hợp bắt buột phải ra ngoài, bạn nên lựa chọn các trang phục kín đáo để tránh gió.

Sử dụng đồ dùng cá nhân như khăn mặt, ly, chén, muỗng, đũa riêng, nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát, sạch sẽ, kín gió, cách ly với người chưa nhiễm bệnh. Thời gian cách ly từ 7 – 10 ngày tính từ ngày phát ban.

Dấu hiệu bệnh thủy đậu ở người lớn

Nên cho trẻ bị thủy đậu nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát

Tuyệt đối không được gãi để tránh làm vỡ các mụn nước và dây phần dịch mủ ra các vùng da xung quanh. Trong thời gian dưỡng bệnh, nên giữ gìn vệ sinh thân thể bằng cách sử dụng các dung dịch sát khuẩn hoặc nước ấm để tắm rửa. Không sử dụng xà phòng hoặc cọ xát da. Ngoài ra, bạn cũng nên cắt móng tay và giữ tay sạch sẽ. Nếu người bị bệnh thủy đậu là trẻ nhỏ, bố mẹ nên sử dụng các bao tay vải cho bé để tránh tổn thương đến các mụn nước.

Nếu người bệnh xuất hiện các biểu hiện bất thường như sốt cao kéo dài, co giật, hôn mê, xuất huyết cần đưa ngay đến bệnh viện để theo dõi và điều trị.

5.2. Điều trị bằng thuốc

Đối với các nốt đỏ trên cơ thể, bạn có thể sử dụng dung dịch thuốc tím bôi lên các nốt mụn để kháng viêm, ngăn ngừa hình thành sẹo về sau. Khi mụn nước vỡ, bạn nên dùng dung dịch xanh Methylen bôi lên. Lưu ý, tuyệt đối không sử dụng vôi mỡ Tetaxiclin, mỡ Penixilin, thuốc đỏ. Khi nốt mụn đóng vảy, người bệnh có thể sử dụng kem trị dị ứng, các loại thuốc bôi trị ngứa. Trường hợp, trẻ em dưới 6 tháng tuổi, phụ nữ mang thai tuyệt đối không được sử dụng kem trị ngứa có chứa Phenol.

Dấu hiệu bệnh thủy đậu ở người lớn

Sử dụng dung dịch xanh Methylen bôi lên các mụn nước bị vỡ

Ngoài ra, bạn nên sử dụng Chloramphenicol 0,4% hoặc Acgyrol 1% nhỏ mắt ngày 2 – 3 lần để sát khuẩn cho mắt, mũi. Nếu người bệnh sốt cao có thể sử dụng các loại thuốc hạ sốt thông thường nhưng cần phải tuân theo sự chỉ định của bác sĩ. Lưu ý, không dùng thuốc Aspirin hay các sản phẩm có chứa thành phần Aspirin để hạ sốt.

Để giúp Quý khách hàng an tâm chăm sóc sức khỏe trong giai đoạn giãn cách xã hội vì dịch bệnh COVID-19, CarePlus triển khai Chương trình KHÁM TƯ VẤN TỪ XA với đội ngũ bác sĩ ở các chuyên khoa (Tim mạch, Nhi khoa, Sản Phụ khoa, Tai Mũi Họng, Da liễu,...). Đăng ký TẠI ĐÂY 

6. Người bị thủy đậu nên và không nên ăn gì?

6.1. Nên ăn

  • Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây giàu vitamin và khoáng chất trong các bữa ăn hàng ngày. Đặc biệt, các loại rau củ quả dồi dào vitamin A, vitamin C, bio-flavonoid như cà rốt, dưa chuột, bông cải...
  • Thực phẩm giàu kẽm, magie, canxi như ngũ cốc nguyên hạt, mầm lúa mì, rau chân vịt, nấm, các loại hạt, yến mạch, hạt bí ngô, socola đen...
  • Nên ăn các món ăn thanh đạm, thức ăn dạng lỏng, mềm dễ tiêu hóa như cháo, soup: cháo đậu xanh, cháo gạo lứt, cháo tiểu mạch, cháo củ năng...
  • Uống đủ nước mỗi ngày. Nên bổ sung thêm các loại nước ép trái cây để tăng cường hệ miễn dịch cơ thể.

6.2. Kiêng ăn

  • Các thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng như ớt, gừng, tiêu, mù tạt, tỏi, hành tây... hoặc quá mặn gây nhiệt miệng, đau họng.
  • Các thực phẩm chứa chất béo bão hòa như thịt, sản phẩm từ sữa như bơ, phô mai, yogurt có thể sưng viêm và khiến mụn đỏ xuất hiện lâu hơn.
  • Các loại thịt có tính ấm, nóng như thịt gà, thịt chó có thể tăng nguy cơ bội nhiễm.
  • Hải sản chứa nhiều histamine gây dị ứng, ngứa.
  • Cam, chanh, cà phê, socola là những thực phẩm giàu axit, gây sưng tấy, tổn thương ở vùng da nổi mụn nước.
  • Các món ăn từ nếp như: xôi, bánh chưng...
  • Thực phẩm có hàm lượng arginine cao như đậu phộng, các loại hạt, nho khô...
  • Nhục quế là thực phẩm kỵ nhất khi bị bệnh thủy đậu, bởi nhục quế có tính đại nhiệt, ôn nhiệt trợ hỏa, tổn hại âm chất, dễ khiến bệnh trầm trọng hơn.

Dấu hiệu bệnh thủy đậu ở người lớn

Người bị thủy đậu nên kiêng cử các món ăn nhiều dầu mỡ

7. Cách phòng tránh lây nhiễm thủy đậu khi bệnh vào mùa

Hiện nay, chủng ngừa vaccine thủy đậu là cách phòng tránh lây nhiễm bệnh hiệu quả và lâu dài. Đối với trẻ em, việc tiêm ngừa thủy đậu càng quan trọng và cần thiết. Vì vậy, với những gia đình có con nhỏ, cần đưa trẻ đi tiêm ngừa theo lịch tiêm như sau:

  • Mũi 1: Tiêm khi trẻ trên 12 tháng.
  • Mũi 2:

       + 1-13 tuổi: cách mũi 1 ít nhất 3 tháng.

       + Từ 13 tuổi trở lên: cách mũi 1 ít nhất 1 tháng.

Nếu tiếp xúc với người mắc thủy đậu mà chưa tiêm ngừa vaccine bạn cần chủng ngừa trong vòng 3 ngày sau đó. Tuyệt đối không sử dụng chung đồ dùng cá nhân, chạm vào các mụn nước của bệnh nhân. Người bệnh cần được cách ly với những thành viên khác trong gia đình cũng như cộng đồng. Phòng ở của người bệnh cũng phải thường xuyên vệ sinh bằng các dung dịch tẩy rửa.

Dấu hiệu bệnh thủy đậu ở người lớn

Chủng ngừa vaccine thủy đậu là cách phòng bệnh hiệu quả nhất

Thủy đậu là bệnh ngoài da dễ mắc phải, có nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc. Hiện nay chưa có thuốc đặc trị thủy đậu, vì vậy để phòng bệnh thủy đậu, bạn nên chủng ngừa vaccine thủy đậu đúng liều lượng. Bên cạnh đó, bạn cần thăm khám khi có các triệu chứng bất thường để điều trị kịp thời và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Tại TP. HCM, ngoài các bệnh viện lớn, các phòng khám quốc tế cũng là một trong những địa chỉ được nhiều người lựa chọn thăm khám, điều trị bệnh thủy đậu. Trong đó có thể kể đến Hệ thống Phòng khám Quốc tế CarePlus.

Ưu điểm khi thăm khám bệnh tại CarePlus:

  • Hệ thống phòng khám đạt tiêu chuẩn quốc tế, được đầu tư 100% vốn nước ngoài.
  • Ứng dụng công nghệ y học tiên tiến đến từ Châu Âu cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng cao với mức giá phải chăng nhất.
  • Đội ngũ Bác sĩ giàu kinh nghiệm.
  • Bác sĩ thăm khám chuyên nghiệp, tập trung tư vấn cặn kẽ các câu hỏi của người bệnh và giải thích rõ ràng phương pháp điều trị phù hợp.
  • Sau khi thăm khám và điều trị, CarePlus sẽ tiếp tục theo dõi và hỏi thăm tình trạng của bệnh nhân để có những hỗ trợ nhanh chóng và kịp thời.
  • Hạn chế sử dụng kháng sinh nhằm ngăn ngừa các biến chứng do kháng sinh gây ra.

Hệ thống phòng khám:

- Phòng khám Tân Bình:

  • 107 Tân Hải, P.13, Q. Tân Bình, TP.HCM 
  • Thứ 2 - Thứ 6: 8:00 - 20:00
  • Thứ 7: 8:00 - 17:00 
  • Điện thoại: 028 7300 3223

- Phòng khám Quận 7:

  • Lầu 2, Crescent Plaza, 105 Tôn Dật Tiên, P. Tân Phú, Q.7, TP. HCM 
  • Thứ 2 - Thứ 6: 8:00 - 20:00
  • Thứ 7: 8:00 - 17:00
  • Điện thoại: 028 7308 0088