Đau bụng dưới rốn khi mang thai

Mang thai gây ra rất nhiều triệu chứng khó chịu cho phụ nữ. Điển hình như buồn nôn, nôn ói,.. và đau bụng dưới rốn. Trong các triệu chứng này, đau bụng dưới rốn là triệu chứng thường gặp nhất ở đa số phụ nữ có thai. Tuy nhiên, triệu chứng này lại không đặc hiệu, và có thể gặp ở nhiều loại bệnh lý khác nhau. Vậy thì đau bụng dưới rốn có phải có thai không? Hãy cùng ThS.BS Trần Quốc Phong tìm hiểu nhé!

Đau bụng dưới rốn có phải có thai không?

Chắc hẳn có nhiều người thắc mắc liệu đau bụng dưới rốn có phải có thai không? Câu trả lời của câu hỏi này còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Đặc biệt là tính chất cơn đau và kì kinh chót của bạn.

Ở những phụ nữ có thai, đau bụng thường diễn ra âm ỉ, đau nhiều khi đứng quá lâu… Mặt khác, họ thường có cảm giác đau lệch về một bên. Vùng bụng dưới luôn cảm thấy căng tức mặc dù không có nhu cầu tiểu tiện. Bên cạnh đó, đau bụng thường đi kèm với buồn nôn, nôn ói và trễ kinh hơn thường ngày.

Để xác định xem khả năng bạn có thai hay không, các bác sĩ thường sẽ hỏi về ngày cuối cùng bạn ra kinh. Nếu có hiện tượng trễ kinh, họ có thể yêu cầu bạn làm thêm một số xét nghiệm như que thử thai, xét nghiệm máu…

Do đó, nếu cơn đau bụng dưới của bạn diễn ra bất chợt, kinh nguyệt bình thường và không kèm theo các triệu chứng nào khác. Thì khả năng có thai của bạn rất thấp. Rất có thể đợt đau bụng này là do các loại bệnh lý khác gây nên.

Đau bụng dưới rốn có thể gặp ở nhiều loại bệnh lý khác nhau

Nguyên nhân đau bụng dưới rốn khi mang thai

Như vậy, sau khi tìm hiểu đau bụng dưới rốn có phải có thai hay không. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem những nguyên nhân nào có thể làm bạn bị đau bụng vùng bụng dưới khi mang thai nhé:

Đau bụng sinh lý do thai phát triển1

Khi mới bắt đầu mang thai, đa số phụ nữ sẽ có cảm giác đau bụng dưới rốn nhẹ, kéo dài liên tục trong ngày. Đây là một hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể. Nguyên nhân là do lúc này thai đang bắt đầu làm tổ. Chúng bắt đầu bám vào thành tử cung và phát triển, lấy chất dinh dưỡng từ các mạch máu của người mẹ.

Quá trình này có thể làm cho bạn cảm thấy hơi đau nhẹ vùng bụng dưới. Đôi khi gây ra nôn ói và khó chịu. Bạn không cần quá lo lắng vì quá trình này thường không kéo dài. Chúng thường chỉ xuất hiện trong khoảng 3 – 4 ngày rồi biến mất.

Mặt khác, khi thai đã phát triển gần như hoàn toàn. Lúc này các cử động của thai nhi như đạp,… cũng có thể gây ra khó chịu và đau bụng cho thai phụ. Điều này chứng tỏ thai đang phát triển rất tốt trong bụng mẹ.

Thai phụ thiếu dinh dưỡng2

Nếu chế độ ăn hằng ngày không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng. Thai phụ có thể bị đau bụng dưới. Do đó, các bác sĩ thường khuyên phụ nữ có thai nên bổ sung đầy đủ vitamin, chất xơ và các khoáng chất để em bé phát triển tốt nhất. Chất xơ còn giúp hoạt động đại tiện diễn ra thuận lợi, hạn chế tình trạng táo bón ở phụ nữ đang trong thai kì.

Xem thêm: Táo bón khi mang thai: Mẹ bầu cần làm gì?

Thai ngoài tử cung1

Thai ngoài tử cung là một loại bệnh lý hết sức nguy hiểm. Bình thường, thai nhi sẽ phát triển và làm tổ trong buồng tử cung. Tuy nhiên, đôi khi phôi có thể làm tổ ở ngoài buồng tử cung. Khi đó sẽ gây ra bệnh lý thai ngoài tử cung. Loại bệnh lý gây ra đau bụng dữ dội kèm theo chảy máu rất nhiều. Nếu nghi ngờ bản thân đang mắc phải, bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để tránh gây nguy hiểm đến tính mạng.

Điều trị đau bụng dưới rốn khi mang thai

Đau bụng dưới rốn khi mang thai có thể do hiện tượng sinh lý hoặc bệnh lý. Vì vậy, trước khi điều trị, các bác sĩ thường sẽ cho bạn làm một số loại xét nghiệm. Điển hình như siêu âm tử cung, xét nghiệm máu…

Nếu nghi ngờ bạn đang ở đầu thai kì, thường thì các bác sĩ sẽ không chỉ định điều trị gì thêm. Mặt khác, nếu bạn đang có các bệnh lý đường tiêu hóa, phụ khoa… Các bác sĩ thường sẽ cân nhắc sử dụng thuốc ở liều rất thấp để tránh gây nguy hại đến thai nhi.

Khi đang có thai, bạn nên chủ động khai báo với bác sĩ để tránh làm X quang hoặc CT-scan. Bạn cần lưu ý không nên tự điều trị để tránh những rủi ro nguy hiểm có thể xảy ra trên thai nhi và bản thân người mẹ.

Bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị

Phòng ngừa đau bụng dưới khi mang thai

Chúng ta đã trả lời được câu hỏi đau bụng dưới rốn có phải có thai. Bây giờ hãy cùng tìm hiểu một số cách phòng ngừa đau bụng dưới khi mang thai nhé.

  • Xây dựng một chế độ ăn đầy đủ và lành mạnh. Bữa ăn nên bổ sung đầy đủ rau củ, trái cây và các khoáng chất cần thiết.
  • Uống đủ nước. Thường xuyên uống nước sẽ giúp bạn tăng cường sức khỏe, tránh mắc các bệnh nguy hiểm.
  • Tập thể dục nhẹ, điều độ và nhịp nhàng.
  • Không làm các công việc nặng có thể ảnh hưởng đến thai kì.
Tập thể dục nhẹ là một cách hiệu quả để phòng ngừa đau bụng dưới khi mang thai

Xem thêm: Lợi ích của việc tập thể dục khi mang thai

Tóm lại, đau bụng dưới rốn có phải có thai hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Quan trọng nhất là tính chất cơn đau và kì kinh cuối của bạn. Đau bụng dưới ở thai kì có thể do nhiều loại nguyên nhân khác nhau. Nếu cơn đau ngày càng dữ dội, kéo dài đi kèm với ra máu lượng nhiều. Bạn nên đến phòng khám để được tư vấn và điều trị tốt nhất. Nên tránh tự ý điều trị vì có thể gây hại đến thai nhi và bản thân người mẹ.

Đối với một số ít các phụ nữ đang mang thai, các biến chứng thai kỳ nghiêm trọng có thể cần sự quan tâm, theo dõi, chăm sóc từ bác sĩ. Một số dấu hiệu, đau bụng ở vị trí "đỏ" kèm theo chảy máu, đau dữ dội, sốt và rối loạn thị giác dưới đây cần lưu ý:

1. Đau bụng trái khi mang thai

Thông thường, đau bụng dưới ở bên trái khi mang thai sẽ không nguy hiểm với thai phụ. Đau bụng trái thường do sự tăng trưởng của thai nhi, đau dây chằng tròn, do tử cung nghiêng về phía bên phải thì phần dây chằng bên phải sẽ được thư giãn và đồng nghĩa với việc dây chằng bên trái bị kéo căng, do tiêu hóa, cơn co thắt Braxton-Hicks.

2. Đau bụng dưới khi mang thai

2.1 Đau bụng do mang thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung hoặc thai trong ống dẫn trứng trong đó trứng làm tổ ở một vị trí nào đó không phải tử cung, thường xảy ra nhất trong ống dẫn trứng ở một trong số 50 trường hợp mang thai. Nếu mang thai ngoài tử cung có thể bị đau bụng dưới và chảy máu dữ dội trong khoảng thời gian từ tuần thứ 6 đến tuần thứ mười của thai kỳ, do ống dẫn trứng bị căng ra.

Các yếu tố sau đây làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung: phẫu thuật vùng chậu, ổ bụng hoặc ống dẫn trứng trước đó; lạc nội mạc tử cung; mang thai ngoài tử cung trước đó; thắt ống dẫn trứng; đặt dụng cụ tử cung [IUD] vào thời điểm thụ thai; hoặc nhiễm trùng vùng chậu. Tử cung có hình dạng bất thường và việc sử dụng các kỹ thuật sinh sản nhân tạo dường như cũng làm tăng nguy cơ.

Mang thai ngoài tử cung không thể tiếp tục thai kỳ và cần phải điều trị ngay lập tức. Bác sĩ có thể thực hiện siêu âm để xác nhận xem trứng đã làm tổ trong tử cung hay chưa.

2.2 Chuyển dạ sinh non

Cơn đau âm ỉ ở vùng bụng dưới, lưng hoặc gây căng cơ ở vùng xương chậu dễ chuyển dạ sinh non.

Nếu thai phụ đang trải qua các cơn co thắt thường xuyên trước khi mang thai được 37 tuần và kèm theo đau lưng dai dẳng có thể đang chuyển dạ sinh non. Các cơn co thắt có thể đi kèm với dịch âm đạo bị rò rỉ hoặc máu hoặc giảm chuyển động của thai nhi. Đau chuyển dạ là cơn đau âm ỉ ở vùng bụng dưới, lưng hoặc gây căng cơ ở vùng xương chậu. Cơn đau chuyển dạ thật thường đều đặn, trung bình khoảng 1 phút, xảy ra thường xuyên cho dù sản phụ thay đổi vị trí hay nghỉ ngơi. Thường thì cơn gò tử cung này sẽ tăng lên, dồn dập lên.

Ngay cả những phụ nữ mang thai có kinh nghiệm cũng không thể biết được liệu các cơn co thắt là Braxton Hicks hay chuyển dạ sinh non thực sự, vì vậy thai phụ nên gặp bác sĩ bất cứ lúc nào khi thấy có cơn co thắt.

2.3 Sảy thai

Khi phụ nữ bị đau bụng trong thời kỳ đầu mang thai luôn phải lo lắng về việc sảy thai vì thực tế là 15 - 20% các trường hợp mang thai kết thúc bằng sảy thai. Các triệu chứng của sảy thai bao gồm chảy máu và chuột rút hoặc giống như đau bụng kinh. Cơn đau bụng xuất hiện bất ngờ lên hoặc liên tục, từ trung bình đến đau nhói và cảm giác đau lan xuống vùng lưng dưới và xương chậu.

2.4 Nhau bong non

Nhau thai cung cấp ôxy và chất dinh dưỡng cho thai nhi, thường làm tổ cao trên thành tử cung và không tách ra cho đến khi đứa trẻ được sinh ra. Trong một số trường hợp hiếm hoi [cứ 200 ca sinh thì có 1 ca], nhau thai có thể tách khỏi thành tử cung, một biến chứng nguy hiểm thường gặp nhất trong giai đoạn cuối thai kỳ.

Cảm giác khó chịu do nhau bong non là cơn đau bụng dưới dữ dội, liên tục, ngày càng nặng dần. Tử cung có thể trở nên cứng như đá nếu ấn vào bụng và cũng có thể bị chảy máu màu đỏ sẫm, không có cục máu đông.

Trong một số trường hợp, phụ nữ có thể chuyển dạ khi nhau thai tách ra, trong trường hợp này, sẽ sinh con bằng phương pháp mổ lấy thai khẩn cấp. Phụ nữ có nguy cơ mắc tình trạng này bao gồm những người có tiền sử nhau bong non, cũng như những người bị huyết áp cao, tiền sản giật và chấn thương bụng.

2.5 Nhiễm trùng đường tiết niệu

Tác nhân gây bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu thai kỳ chủ yếu là vi khuẩn E.coli gây đau bụng khi mang thai.

Có tới 10% các bà mẹ tương lai sẽ bị nhiễm trùng đường tiết niệu vào một thời điểm nào đó trong thai kỳ. Các triệu chứng điển hình bao gồm đột ngột muốn đi tiểu, đau hoặc nóng rát khi đi tiểu và đi tiểu ra máu. Nhưng một số bệnh nhân bị nhiễm trùng tiểu cũng bị đau bụng.

Mối lo ngại đối với nhiễm trùng tiểu trong khi mang thai là có thể tiến triển thành nhiễm trùng trong thận, làm tăng nguy cơ chuyển dạ sinh non. Nếu nhiễm trùng tiểu được phát hiện sớm sẽ dễ dàng điều trị bằng thuốc kháng sinh và đó là một lý do bác sĩ thường cho xét nghiệm nước tiểu trong mỗi lần khám. Cơn đau do nhiễm trùng đường tiết niệu ở thai phụ thường đau tức ở vùng bụng dưới và đau lưng.

3. Đau bụng phía bụng trên bên phải và giữa bụng

3.1 Tiền sản giật

Tiền sản giật có thể phát triển sau 20 tuần, đó là lý do tại sao bác sĩ kiểm tra huyết áp mỗi lần khám. Do huyết áp cao làm co các mạch trong tử cung cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho thai nhi, nên sự phát triển của em bé có thể bị chậm lại. Tiền sản giật cũng làm tăng nguy cơ nhau bong non, trong đó nhau thai tách khỏi thành tử cung trước khi sinh.

Phụ nữ bị tiền sản giật nặng cũng có thể bị đau ở phần trên bên phải của bụng, buồn nôn, đau đầu, sưng tấy và rối loạn thị giác. Nếu nghi ngờ bị tiền sản giật, hãy đi khám hoặc gặp bác sĩ ngay lập tức.

3.2 Viêm ruột thừa

Viêm ruột thừa có thể khó chẩn đoán trong thai kỳ bởi vì khi tử cung mở rộng, ruột thừa kéo lên và có thể lên gần rốn hoặc gan. Việc chẩn đoán muộn sẽ làm tăng nguy cơ tử vong do viêm ruột thừa khi mang thai. Mặc dù dấu hiệu thông thường của viêm ruột thừa là đau ở phần tư phía dưới bên phải của bụng nhưng có thể cảm thấy cơn đau này lên cao hơn khi mang thai. Các triệu chứng khác bao gồm chán ăn, buồn nôn và nôn.

3.3 Sỏi mật

Cơn đau do sỏi mật ở phụ nữ mang thai tập trung ở phía trên bên phải của bụng.

Sỏi trong túi mật phổ biến hơn ở phụ nữ, đặc biệt nếu thừa cân, trên 35 tuổi hoặc có tiền sử sỏi. Cơn đau do sỏi mật còn gọi là viêm túi mật rất dữ dội và tập trung ở phía trên bên phải của bụng. Trong một số trường hợp, cơn đau cũng có thể lan ra lưng và dưới xương bả vai phải.

3.4 Hội chứng HELLP

Hội chứng HELLP là từ viết tắt của tan máu, men gan cao và tiểu cầu thấp. Đây là một biến chứng đe dọa tính mạng của thai kỳ. Không rõ nguyên nhân gây ra HELLP, nhưng một số phụ nữ phát triển tình trạng này sau khi nhận được chẩn đoán tiền sản giật.

Phụ nữ không bị tiền sản giật cũng có thể mắc phải hội chứng này. HELLP phổ biến hơn ở những người mang thai lần đầu. Đau bụng hạ sườn phải là một triệu chứng của HELLP. Các triệu chứng khác bao gồm: đau đầu, mệt mỏi và khó chịu, buồn nôn và nôn, nhìn mờ, huyết áp cao, phù nề [sưng tấy], chảy máu.

Nếu thai phụ bị đau bụng kèm theo bất kỳ triệu chứng HELLP bổ sung nào, hãy đi khám ngay. Các biến chứng nguy hiểm hoặc thậm chí tử vong có thể xảy ra nếu HELLP không được điều trị ngay lập tức.

4. Làm thế nào để giảm các cơn đau bụng khi mang thai ?

Khi thấy các dấu hiệu bất thường, thai phụ cần đi khám ngay lập tức để tìm rõ nguyên nhân bệnh và điều trị kịp thời.

Nếu thai phụ có bất cứ điều gì lo lắng nên đi khám. Cần liên hệ bác sĩ ngay lập tức nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào như đau bụng có hoặc không ra máu trước 12 tuần, chảy máu hoặc chuột rút mạnh, hơn bốn cơn co thắt trong một giờ trong hai giờ, đau bụng nặng, rối loạn thị giác, nhức đầu dữ dội, sưng tay, chân hoặc mặt nghiêm trọng, đau khi đi tiểu, khó đi tiểu hoặc tiểu ra máu, sốt hoặc ớn lạnh.

Việc điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra cơn đau, nhưng có một số cách có thể giúp giảm đau bụng khi mang thai như:

  • Ăn nhiều bữa nhỏ, tập thể dục thường xuyên với các động tác nhẹ nhàng theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Chọn thực phẩm giàu chất xơ [bao gồm trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt], uống nhiều nước, đi tiểu để làm rỗng bàng quang, thường xuyên nghỉ ngơi.
  • Thay đổi cách di chuyển, đặc biệt nếu thai phụ đang bị đau dây chằng tròn, có thể thử ngồi xuống và đứng dậy chậm hơn và cố gắng không quay mạnh ở thắt lưng.
  • Tuy nhiên, nếu thai phụ đang gặp bất kỳ triệu chứng đáng lo ngại nào, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

10 nguyên nhân gây đau bên phải khi mang thai

Xem thêm video đang được quan tâm:

Nâng cao chính sách hỗ trợ người lao động trong đại dịch có hiệu quả | SKĐS


Video liên quan

Chủ Đề