Danh hieu gvg tinh nhu cstđ cs từ năm nào

Theo đó, danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” được xét tặng hàng năm cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau:

- Đạt tiêu chuẩn danh hiệu “Lao động tiên tiến” hoặc “Chiến sĩ tiên tiến”;

- Có sáng kiến để tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả công tác được cơ sở công nhận hoặc có đề tài nghiên cứu khoa học đã nghiệm thu được áp dụng tại cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được đơn vị công nhận.

Tiền thưởng cho cá nhân đạt danh hiệu hai danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” và “Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh”

Tải trọn bộ các văn bản về thưởng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” và “Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh” hiện hành: Tải về

Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh” là gì?

Theo khoản 2 Điều 9 Nghị định 91/2017/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 9. Danh hiệu Chiến sĩ thi đua
[...]
2. Danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương được xét tặng cho cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong số những cá nhân có ba lần liên tục đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”.
Sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học để làm căn cứ xét tặng danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương do người đứng đầu bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương xem xét, công nhận. Sự mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu do Bộ trưởng Bộ Công an hoặc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xem xét, công nhận.
[...]”

Theo đó, danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh” là danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương được xét tặng cho cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong số những cá nhân có ba lần liên tục đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”.

Cá nhân đạt danh hiệu hai danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” và “Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh” thì mức tiền thưởng được xác định theo danh hiệu nào như thế nào?

Theo Điều 66 Nghị định 91/2017/NĐ-CP quy định như sau:

Sử dụng quỹ thi đua, khen thưởng

- Quỹ thi đua, khen thưởng trong nghị định này được dùng để chi trong việc tổ chức thực hiện phong trào thi đua và chi thưởng đối với danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng mà thành tích đạt được trong thời kỳ đổi mới [trừ trường hợp danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng] và được sử dụng để:

+ Chi cho in ấn, làm hiện vật khen thưởng [giấy chứng nhận, giấy khen, bằng khen, huân chương, huy chương, huy hiệu, kỷ niệm chương, cờ thi đua, hộp, khung];

+ Chi tiền thưởng hoặc tặng phẩm lưu niệm cho các cá nhân, tập thể;

+ Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương chi các khoản kinh phí để in ấn và làm hiện vật khen thưởng từ nguồn ngân sách nhà nước cấp hàng năm để cấp phát kèm theo các hình thức khen thưởng do Chủ tịch nước, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ quyết định khen thưởng;

+ Trích 20% trong tổng Quỹ thi đua, khen thưởng của từng cấp để chi tổ chức, chỉ đạo, sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua; công tác tuyên truyền, phổ biến nhân điển hình tiên tiến; thanh tra, kiểm tra và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về công tác thi đua, khen thưởng.

- Cá nhân, tập thể được khen thưởng ngoài việc được công nhận các danh hiệu thi đua, Cờ Thi đua, danh hiệu vinh dự Nhà nước, Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước; tặng thưởng Huân chương, Huy chương, Bằng khen, Giấy khen kèm theo hiện vật khen thưởng; còn được thưởng tiền hoặc hiện vật có giá trị tương đương quy định tại các Điều 69, 70, 71, 72, 73 và Điều 74 của Nghị định này theo nguyên tắc:

+ Danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cao hơn thì mức tiền thưởng cao hơn;

+ Trong cùng một hình thức, cùng một mức khen, mức tiền thưởng đối với tập thể cao hơn mức tiền thưởng đối với cá nhân;

+ Trong cùng một thời điểm, cùng một thành tích, một đối tượng nếu đạt nhiều danh hiệu thi đua kèm theo các mức tiền thưởng khác nhau thì nhận mức tiền thưởng cao nhất;

+ Trong cùng một thời điểm, một đối tượng đạt nhiều danh hiệu thi đua, thời gian để đạt được các danh hiệu thi đua đó khác nhau thì được nhận tiền thưởng của các danh hiệu thi đua;

+ Trong cùng thời điểm, một đối tượng vừa đạt danh hiệu thi đua vừa đạt hình thức khen thưởng thì được nhận tiền thưởng của danh hiệu thi đua và của hình thức khen thưởng.

- Người Việt Nam ở nước ngoài, cá nhân tập thể người nước ngoài, được khen các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng và kèm theo tặng phẩm lưu niệm.

Theo đó, trường hợp trên là cùng một thời điểm, một đối tượng đạt nhiều danh hiệu thi đua, thời gian để đạt được các danh hiệu thi đua đó khác nhau thì được nhận tiền thưởng của các danh hiệu thi đua.

CHIA TAY NHÀ GIÁO ƯU TÚ ĐỒNG THỊ MỸ LƯƠNG

NGUYÊN BÍ THƯ CHI BỘ - HIỆU TRƯỞNG

Nhà thơ Thanh Hải đã từng viết:

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc.

Khát khao dâng hiến cho đời Một mùa xuân nho nhỏ, có lẽ không chỉ riêng của nhà thơ Thanh Hải mà đó cũng là khát khao của mỗi chúng ta. Nhà giáo ưu tú Đồng Thị Mỹ Lương cũng đã dâng hiến “mùa xuân” của cuộc đời mình, sống và làm việc hết mình với niềm đam mê. Sau hơn 33 năm công tác, gắn bó với sự nghiệp Giáo dục, từ ngày 01/10/2021 đ/c Đồng Thị Mỹ Lương đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và được nghỉ hưu theo chế độ của nhà nước.

Sự nghiệp của đồng chí Đồng Thị Mỹ Lương bắt đầu từ tháng 9 năm 1988, sau khi tốt nghiệp Sư phạm ra trường, đồng chí được nhận công tác tại trường THCS Kim Đính. Đến tháng 9 năm 1998 đ/c được chuyển về công tác tại trường Năng khiếu Nguyễn Khuyến [nay là trường THCS Phú Thái]. Cũng tại mái trường THCS Phú Thái, năm 2009 đồng chí được bổ nhiệm chức vụ Phó Hiệu trưởng, 5 năm sau - tháng 10/2014 đồng chí được bổ nhiệm chức vụ Hiệu trưởng trường THCS Phú Thái. Nói đến quá trình công tác của Nhà giáo ưu tú Đồng Thị Mỹ Lương là nói đến sự nghiệp của một nhà giáo với bề dày thành tích trong công tác Bồi dưỡng HSG: đ/c có trên 200 HSG đạt giải cấp tỉnh, trong đó có 10 lần HS đạt giải Nhất tỉnh [9 lần có HS đạt giải nhất môn Sinh học, 1 lần có HS đạt giải nhất môn Hóa học]. Trong công tác giảng dạy, đ/c luôn là người thầy mẫu mực, một tấm gương sáng để đồng nghiệp học tập và noi theo, đ/c đã nhiều lần dự thi GVG cấp huyện, cấp tỉnh đạt nhiều giải cao - tiêu biểu là 2 lần dự thi cấp tỉnh đạt giải Nhì môn Sinh học lớp 9 năm 1997 và môn Sinh học lớp 6 năm 2002 - khi ngành Giáo dục thực hiện năm đầu tiên Chương trình giáo dục PT 2006 - các bài giảng của đ/c luôn để lại ấn tượng sâu sắc không chỉ với các thế hệ học trò mà còn có sức thuyết phục với đồng nghiệp.

Sau 20 năm công tác và giữ chức vụ HT trường THCS Phú Thái, đến tháng 8/2018 đồng chí được thuyên chuyển công tác về THCS Kim Anh với cương vị người đứng đầu cơ quan của chúng ta: Bí thư chi bộ - Hiệu trưởng nhà trường.

Trong hơn 33 năm gắn bó với sự nghiệp Giáo dục, trải qua nhiều cương vị khác nhau: dù là người thầy trực tiếp giảng dạy hay là Phó Hiệu trưởng, là Hiệu trưởng thì ở cương vị nào đồng chí cũng làm việc trách nhiệm, tận tâm, hết lòng, không ngừng sáng tạo và có đóng góp lớn cho sự nghiệp giáo dục huyện nhà.

Với bề dày thành tích trong công tác Bồi dưỡng HSG, dự thi GVG và luôn hoàn thành XSNV được giao, tháng 11 năm 2008 đ/c Đồng Thị Mỹ Lương được nhà nước trao tặng danh hiệu là Nhà giáo Ưu tú. Đ/c Lương đã 3 lần được nhận Bằng khen của Bộ giáo dục và đào tạo; rất nhiều lần được tặng Bằng khen, giấy khen của Đảng bộ tỉnh HD, LĐLĐ tỉnh, Giám đốc Sở GD-ĐT, Chủ tịch UBND tỉnh HD, Chủ tịch UBND huyện, Phòng GĐ-ĐT huyện Kim Thành, Đảng bộ thị trấn, xã Kim Anh. Trong thời gian công tác hơn 33 năm, đ/c Lương đã có 30 lần được công nhận các danh hiệu thi đua như CSTĐCS, CSTĐ cấp tỉnh.

Hơn thế, nhắc đến Nhà giáo ưu tú Đồng Thị Mỹ Lương là nhắc đến một cán bộ quản lí giàu kinh nghiệm, sống nhân ái tình cảm; là nhắc đến một nhà giáo luôn được lãnh đạo các cấp tin tưởng, được đồng nghiệp nể trọng, được phụ huynh và HS yêu quý. Đó chính là điều ý nghĩa và quý báu của một nhà giáo trọn đời sống vì nghề, vì tập thể, vì học trò.

CBGVNV trường THCS Kim Anh may mắn được làm việc với đồng chí Lương hơn 3 năm.

Đến công tác tại trường THCS Kim Anh, với vai trò người đứng đầu, đồng chí Lương đã tiếp nối những thành quả và truyền thống của một ngôi trường luôn vượt khó vươn lên để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, vinh dự là một trong số ít trường THCS đạt Danh hiệu trường Chuẩn Quốc gia mức độ 2, kiểm định chất lượng Giáo dục cấp độ 3. Kết quả thi tuyển sinh THPT hàng năm luôn được xếp thứ 2, thứ 3/18 trường trong huyện. Tập thể nhà trường luôn được công nhận là Tập thể LĐXS và được nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh, Giấy khen của chủ tịch UBND huyện.

Đồng chí đã tập hợp sức mạnh, tinh thần đoàn kết và sự đồng lòng, đồng thuận, sự quyết tâm của HĐSP; tranh thủ sự ủng hộ từ phía Lãnh đạo địa phương cũng như Ngành Giáo dục; trân quý tình cảm và sự tin yêu của nhân dân; kiên trì từng bước để củng cố, xây dựng trường THCS Kim Anh ngày càng phát triển.

Trường THCS Kim Anh hôm nay là một ngôi trường thân thiện; chất lượng dạy học ổn định; nhà trường kỉ cương, nền nếp; thầy trò tự tin trong dạy-học, tự tin trong cuộc sống. Có được những thành quả đáng tự hào ấy, ngoài sự đồng lòng đồng thuận của tập thể SP nhà trường, sự tin tưởng của CMHS, sự quan tâm chia sẻ và đồng hành của các cấp lãnh đạo, không thể phủ nhận vai trò người đứng đầu, vai trò cô Hiệu trưởng Đồng Thị Mỹ Lương! Là một Hiệu trưởng có tâm, đồng chí đã phát huy năng lực, sở trường của từng CBGVNV để tập hợp thành sức mạnh tập thể. Vì thế, dù còn nhiều khó khăn nhưng cả HĐSP đều cố gắng hoàn thành và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Chúng ta tự hào vì trường THCS Kim Anh luôn là 1 trong những trường đứng tốp đầu của huyện về chất lượng giáo dục toàn diện.

Để đạt được những thành tích trên phải kể đến sự đoàn kết nội bộ sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể CBGVNV nhà trường, nhất là sự tài tình trong công tác tham mưu, tài lãnh đạo của người thủ trưởng cơ quan. Người tôi muốn kể đến là Nhà giáo ưu tú - BT chi bộ - Hiệu trưởng nhà trường. Chúng tôi sẽ nhớ mãi cô Hiệu trưởng đáng kính của chúng tôi, cô Đồng Thị Mỹ Lương!

Chủ Đề