Cung đình huế ở đâu

Đến thăm Huế ngoài các di tích lịch sử còn khá nguyên vẹn như hoàng thành, chùa thiên mụ, lăng các vị vua triều nguyễn thì nhã nhạc cung đình Huế cũng là một điều bạn cần khám phá khi đến cố đô. Tháng 11 năm 2003 nhã nhạc cung đình huế đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới phi vật thể của nhân loại

Xem Nhã Nhạc Huế ở đâu?

Tại Huế có 2 điểm chính bạn có thể thưởng thức loại hình nghệ thuật độc đáo này là ở Duyệt Thị Đường nếu muốn cảm nhận theo phong cách của các bậc vua chúa xưa hoặc trên Sông Hương theo cách dân dã hơn.

Duyệt Thị Đường: Nằm trong khuân viên Đại Nội Huế

Giờ biểu diễn Sáng: Từ 10h00 - 10h40 Chiều: Từ 15h00 - 15h40 Giá vé : 200.000 đ/ vé Duyệt Thị Đường có tổng diện tích 11.740 m². Diện tích xây dựng nhà hát 1.182 m². Toàn bộ khuôn viên nhà hát trước đây được dùng để trồng các loại cây thuốc Nam quý hiếm. Bên hữu nhà hát là Ngự y viện, nơi để sao chế thuốc chữa bệnh cho nhà vua và hoàng gia. Bên tả là sở Thượng Thiện, nơi dùng để chế biến các món ăn phục vụ nhà Vua. Tất cả đều được ngăn với nhà hát bằng bức tường. Từ năm 2004, Duyệt Thị Đường được trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế khôi phục và đưa vào hoạt động phục vụ khách du lịch với thể loại nhã nhạc cung đình Huế khá thu hút du lịch. Nhà hát đã sưu tầm và khôi phục 8 trong số 11 điệu múa cổ, 40 bài nhã nhạc và nhiều trích đoạn tuồng cổ, trong đó có nhiều tiết mục được dàn dựng công phu như Trống Thái Bình, Tam luân cửu chuyển (đại nhạc), Phú lục địch, Kim tiền (Tiểu nhạc), Vũ phiến, Lục cúng hoa đăng và các trích đoạn tuồng Kỷ Lan Anh, Ôn Đình chém Tá, Lục cúng hoa đăng, Nữ tướng xuất quân, Lân mẫu xuất Lân nhi... các trích đoạn Tuồng Cung đình tiêu biểu trong vở Sơn Hậu, Tam Nữ Đồ Vương... Nhà hát cũng đã sáng tạo, dàn dựng hàng chục tác phẩm mới trên chất liệu cổ, phù hợp với thị hiếu người xem, trong đó có vở "Người khởi nghiệp đàng trong" được công chúng đánh giá cao.

Cung đình huế ở đâu

Thường thức nhã nhạc Huế trên sông Hương

Địa điểm : Đi thuyền trên sông Hương Thời gian : 18h,19h,20h Giá vé : 100.000 đ/ vé

Khi lên Thuyền rồng để dạo quanh Sông Hương để thưởng thức nhã nhạc cung đình huế, ngoài việc được giới thiệu về những danh lam thăng cảnh 2 bên Sông Hương, thì các bạn có thể yêu cầu HDV thuyết minh về Sông Hương để biết thêm lịch sử của nó nhé.

Cung đình huế ở đâu

>> Ngoài Huế khi du lịch một số điểm ở Miền Trung các bạn cũng có thể nghe nhã nhạc Huế, trong đó có Vinwonders Nam Hội An. Điều thú vị là tại đây bạn được thưởng thức hoàn toàn miễn phí . THời gian : 11h30


Địa điểm : Đảo Văn Hóa Dân Gian

Nhạc cụ và trang phục nhã nhạc Huế

Huyền nhạc gồm 26 nhạc cụ: 1 kiến cổ, 1 bác chung, 1 đặc khánh, 1 bộ biên chung, 1bộ biên khánh, 1 bác phụ, 1 chúc, 1 trống, 2 đàn Cầm, 2 đàn Sắt, 2 bài tiêu, 2 tiêu, 2 địch, 2 Sinh, 2 Huân, 2 Trì, 2 Phách bản.

Đại nhạc gồm 42 nhạc cụ: 20 trống, 8 minh già, 4 câu giốc (tù và bằng sừng trâu), 4 sa la, 4 tiểu sa, 2 hải loa (tù và bằng ốc biển). Nhã nhạc gồm 8 nhạc cụ: 1 trống bản, 1 tỳ bà, 1 đàn nguyệt, 1 đàn nhị, 2 địch, 1 tam âm, 1 phách tiền.

Ti trúc tế nhạc: gồm 8 ca sinh và 8 nhạc công. Ty chung- Ty khánh: gồm 6 nhạc công chơi các nhạc cụ: bác chung, đặc khánh, biên chung, biên khánh. Ty cổ: gồm 7 nhạc công.

Trang phục : Rất phong phú với nhiều màu sắc, kiểu dáng, họa tiết tinh xảo: áo mão Giao lĩnh Bát dật văn, Trấn thủ Bát dật võ, áo mão Đại nhạc và Tiểu nhạc,..

Cung đình huế ở đâu

Nhã nhạc cung đình huế là gì ?

Là Di sản văn hóa phi vật thể và là một trong những đại diện của văn hoá cung đình Huế có lịch sử phát triển lâu dài trước khi hoàn chỉnh và thịnh hành vào đầu thế kỷ 19.

Lịch sử :

Cung đình huế ở đâu

Những năm đầu triều Lý (1010-1225), Nhã Nhạc Huế ra đời, tuy mới, nhưng hoạt động một cách quy củ.

Đến thời Lê (1427-1788), hầu hết Nhã Nhạc đã thành loại hình thức giải trí bác học dành cho giới quý tộc, kết cấu phức tạp, chặt chẽ quy mô tổ chức rõ ràng, cặn kẽ. Thế nhưng, vào giai đoạn cuối của triều Lê, vì nhiều nguyên nhân, âm nhạc cung đình dần dần đi vào thời kỳ suy thoái và nhạt phai. Đến thời Nguyễn (1802-1945), các loại hình nghệ thuật cung đình mới thực sự phát triển theo mô thức, quy phạm của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền, tạo tiền đề phát triển cho âm nhạc cung đình các đời vua sau và làm cho Nhã Nhạc có hệ thống, bài bản rất phong phú. Triều đại nhà Nguyễn đã kế thừa Nhã Nhạc và bổ sung thêm nhiều loại thể nhạc khác như Huyền Nhạc, Ty Trúc Tế Nhạc, Ty Chung, Ty Khánh, Ty Cổ. Sau khi xảy ra biến cố sụp đổ của triều đại nhà Nguyễn và tiếp theo là những năm chiến tranh liên mien Nhã Nhạc Huế cũng từng bị đe dọa nghiêm trọng và có nguy cơ mai một dần.

UNESCO công nhận di sản văn hóa phi vật thể :

Cung đình huế ở đâu



Từ năm 1992, nhà hát Nghệ thuật Cung đình Huế thuộc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế ra đời, chuẩn bị các cơ sở phục vụ cho công tác bảo tồn nhã nhạc cung đình Huế Tháng 3/1994 UNESCO đã phối hợp với Bộ Văn hóa Thông tin, UBND tỉnh, Trung tâm BTDTCĐ Huế tổ chức Hội nghị Quốc tế về bảo vệ và giữ gìn phục hồi văn hóa phi vật thể vùng đất Huế. Giữa tháng 12/2003, Tổ chức Văn hoá, Khoa học và Giáo dục của LHQ (UNESCO) công nhận Nhã nhạc cung đình Huế là di sản văn hoá phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại.

Theo đánh giá của UNESCO, “trong các thể loại nhạc cổ truyền ở Việt Nam, chỉ có Nhã nhạc đạt tới tầm vóc quốc gia”. “Nhã nhạc đã được phát triển từ thế kỷ XIII ở Việt Nam đến thời nhà Nguyễn thì Nhã nhạc Cung đình Huế đạt độ chín muồi và hoàn chỉnh nhất”

Di tích lịch sử

Duyệt Thị Đường - Địa chỉ nghe Nhã nhạc cung đình Huế

Năm 1826, vua Minh Mạng cho xây dựng một nhà hát tuồng (tức hát bội) của quốc gia ngay trong khuôn viên Đại Nội Huế, gọi là Duyệt Thị Đường, ngày nay là nơi diễn ra các chương trình nghệ thuật Nhã nhạc cung đình Huế.

Cung đình huế ở đâu

Duyệt Thị Đường

Duyệt Thị Đường (Duyệt: xem xét để phân biệt điều phải trái; Thị: xem; Đường: ngôi nhà) là một nhà hát dành cho vua, hoàng thân quốc thích, các quan đại thần và là nơi biểu diễn các vở tuồng dành cho quan khách, sứ thần thưởng thức. Tuồng biểu diễn trong Duyệt Thị Đường là các vở tuồng cung đình. Đây được xem là nhà hát cổ nhất của ngành sân khấu Việt Nam.

Duyệt Thị Đường có tổng diện tích 11.740 m². Diện tích xây dựng nhà hát 1.182 m². Toàn bộ khuôn viên nhà hát trước đây được dùng để trồng các loại cây thuốc Nam quý hiếm. Bên hữu nhà hát là Ngự y viện, nơi để sao chế thuốc chữa bệnh cho nhà vua và hoàng gia. Bên tả là sở Thượng Thiện, nơi dùng để chế biến các món ăn phục vụ nhà Vua. Tất cả đều được ngăn với nhà hát bằng bức tường.

Nhà hát hình chữ nhật rộng rãi với bộ mái có những bờ quyết cong giống như những đình chùa ở Huế, được chống đỡ bởi hai hàng cột lim sơn son có chiều cao 12m, vẽ rồng ẩn mây cuốn chung quanh chia làm 2 tầng. Ở lưng chừng mỗi cột treo thêm một bức tranh sơn thuỷ vẽ cảnh Huế với khung chạm rồng nổi thiếp vàng. Trên cao hơn, mặt trời, mặt trăng, tinh tú tượng trưng cho vũ trụ được vẽ hoặc chạm nổi lên trần nhà màu xanh lơ. Tòa nhà nối liền với các cung điện của nhà vua và các bà hoàng bằng một dãy hành lang có mái khúc khuỷu, quanh co.

Sân khấu chính làm nơi biểu diễn ở giữa nhà hát, vị trí tốt nhất dành cho vua ngồi là ở vị trí lầu hai, phía trước hai bên vòm có treo hai câu đối bằng chữ Hán của vua Minh Mạng:

Âm nhạc tinh trần hòa kỳ tâm dĩ dưỡng kỳ chí
Nghiên xuy tề hiến thủ kỳ thị nhi giới kỳ phi

Dịch nghĩa:

Âm nhạc cùng phô bày, hoà lòng người để nuôi dưỡng chí khí
Thiện ác đồng trình diện, khiến giữ được cái tốt (cái đúng) mà giới hạn cái xấu (cái sai).

Sân khấu có ba mặt. Phần bức tường ở cuối sân khấu trổ hai cửa. Các diễn viên vào ở phía phải và ra ở phía trái. Phía sau bức tường là một phòng rộng đựng tủ kệ để chứa các bản tuồng, hia, mão và đạo cụ biểu diễn. Ở vị trí cao nhất trong phòng là một khám thờ hai ông làng tổ sư của nghề hát bội. Phòng này lại trổ cửa hướng ra sân ở mé đông Tử Cấm Thành (các nghệ nhân ra vào bằng lối này). Ðối xứng với bức tường qua sân khấu là một đài cao chia ra làm hai bậc. Bậc cao nhất nằm sát tường phía tây dành cho các bà hoàng và cung tần mỹ nữ. Bậc thấp đặt ngự tọa, nơi nhà vua ngồi xem hát. Hai bậc này được ngăn bởi một lớp sáo trúc thưa làm cho người ngồi bên trong nhìn rõ được người bên ngoài, nhưng người xem ở bên ngoài không thấy mặt người đẹp trong cung cấm. Hai bên chỗ tả và bên hữu của chỗ vua ngồi là dành cho quốc khách, các quan của triều đình ngồi hai bên.Duyệt Thị Đường được tu bổ nhiều lần dưới thời các vua Nguyễn. Năm 1962, khi chính phủ Việt Nam Cộng hòa cải tạo, sửa chữa Duyệt Thị Đường để làm cơ sở giảng dạy của Trường Quốc gia âm nhạc Huế, các công trình chung quanh bị triệt hạ để xây chỗ ở cho giáo viên và sinh viên, cấu trúc của nhà hát bị thay đổi không còn như cũ. Trải bao năm chiến tranh, thiên tai và cả sự vô ý thức của con người, Duyệt Thị Đường bị xuống cấp nghiêm trọng. Từ năm 1995 đến năm 2002, nhà hát được trùng tu, phục chế hoàn chỉnh lần cuối, và chính thức đi vào hoạt động thường xuyên từ tháng 3/2003. Phần ghế của quan khách và phần ghế dành cho các quan xưa kia nay được sửa chữa lại để phục vụ khách du lịch.

Sân khấu chính của Duyệt Thị Đường

Từ năm 2004, Duyệt Thị Đường được trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế khôi phục và đưa vào hoạt động phục vụ khách du lịch với thể loại nhã nhạc cung đình Huế khá thu hút du lịch. Nhà hát đã sưu tầm và khôi phục 8 trong số 11 điệu múa cổ, 40 bài nhã nhạc và nhiều trích đoạn tuồng cổ, trong đó có nhiều tiết mục được dàn dựng công phu như Trống Thái Bình, Tam luân cửu chuyển (đại nhạc), Phú lục địch, Kim tiền (Tiểu nhạc), Vũ phiến, Lục cúng hoa đăng và các trích đoạn tuồng Kỷ Lan Anh, Ôn Đình chém Tá, Lục cúng hoa đăng, Nữ tướng xuất quân, Lân mẫu xuất Lân nhi... các trích đoạn Tuồng Cung đình tiêu biểu trong vở Sơn Hậu, Tam Nữ Đồ Vương... Nhà hát cũng đã sáng tạo, dàn dựng hàng chục tác phẩm mới trên chất liệu cổ, phù hợp với thị hiếu người xem, trong đó có vở "Người khởi nghiệp đàng trong" được công chúng đánh giá cao.

Nhằm tái đầu tư trở lại chương trình biểu diễn phục vụ du khách tại sân khấu Duyệt Thị Đường ngày càng chất lượng hơn, bắt đầu từ ngày 01 tháng 10 năm 2015, Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế sẽ tăng giá vé xem biểu diễn 200.000 đồng/1 vé/ 1 khách.

Giờ biểu diễn trong nhà hát Duyệt Thị Đường
Sáng: Từ 10h00 - 10h40
Chiều: Từ15h00 - 15h40

* Vé bán tại cửa ra vào Duyệt Thị Đường.

Tổng hợp từ Wikipedia - Nhanhac.com.vn

[Bản in]